Ngữ pháp tiếng Anh là nền tảng để bạn sử dụng được Anh ngữ một cách trôi chảy và tự nhiên. Giữa cả “núi” vấn đề về ngữ pháp, hẳn sẽ có không ít lần bạn cảm thấy bối rối vì không biết nên học phần nào trước, phần nào sau và phần nào thật sự ứng dụng được đúng không?
Để giúp bạn “gỡ rối”, FLYER đã tổng hợp tóm tắt 25 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và quan trọng nhất ngay trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu và vận dụng vào giao tiếp hàng ngày ngay khi có thể bạn nhé!
1. 25 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm
1.1. Chuyên đề 1: Phát âm
1.1.1. Nguyên âm (u, e, o, a, i)
Nguyên âm là một đơn vị của hệ thống âm thanh ngôn ngữ, được tạo ra bởi sự rung động của dây thanh âm trong thanh quản nhưng không có ma sát.
Trong bảng chữ cái tiếng Anh có:
- 5 nguyên âm chính: u, e, o, a, i (Nói vui là “uể oải”).
- 2 loại: Nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
- Nguyên âm đơn gồm có nguyên âm ngắn và nguyên âm dài.
Nguyên âm đơn | Nguyên âm ngắn | Ví dụ | Nguyên âm dài | Ví dụ |
/ə/ | us | /i:/ | meet | |
/ʌ/ | up | /a:/ | star | |
/ʊ/ | foot | /ɜ:/ | worth | |
/æ/ | hand | /u:/ | food | |
/ɪ/ | hit | /ɔ:/ hay /ɔ:r/ | tall | |
/ɒ/ | on | |||
/e/ | pet |
Bảng nguyên âm ngắn và ví dụ
Nguyên âm đôi | Ví dụ |
---|---|
/ɑi/ | cry |
/ei/ | play |
/ɑʊ/ | cow |
/eə/ | bear |
/ɔi/ | enjoy |
/oʊ/ | go |
/ʊə/ | sure |
/ir/ hay /iə/ | hear |
Cách đọc nguyên âm trong tiếng Anh:
1.1.2. Phụ âm
Phụ âm là những âm thanh được tạo ra bằng cách dùng răng, môi, lưỡi hoặc vòm miệng để ngăn không khí thoát ra ngoài. Các phụ âm phải kết hợp với một nguyên âm để tạo thành âm tiết.
Trong bảng chữ cái tiếng Anh có:
- 24 phụ âm.
- 3 loại: phụ âm hữu thanh, phụ âm vô thanh và các phụ âm còn lại.
Phụ âm vô thanh | Ví dụ | Phụ âm hữu thanh | Ví dụ | Phụ âm còn lại | Ví dụ |
---|---|---|---|---|---|
/f/ | fun | /b/ | baby | /m/ | money |
/k/ | key | /d/ | dad | /n/ | night |
/t/ | time | /dʒ/ | jean | /η/ | sing |
/θ/ | thanks | /g/ | game | /j/ | yellow |
/tʃ/ | chocolate | /ð/ | mother | /l/ | travel, like |
/ʃ/ | she | /ʒ/ | vision | /h/ | home |
/p/ | pie | /v/ | volleyball | /r/ | run |
/s/ | summer | /z/ | music | /w/ | why |
Cách đọc phụ âm trong tiếng Anh:
1.1.3. Cách phát âm của đuôi -s/ -es
Có 3 quy tắc để đọc một từ có đuôi -s/ -es như sau:
Phát âm là /s/ | âm cuối cùng của từ trước nó là /p/, /k/, /f/, /t/, /s/, /θ/ | takes /teɪks/ |
Phát âm là /iz/ | âm đứng trước nó là ch, sh, ss, x, ge, o | washes /ˈwɑʃɪz/ |
Phát âm là /z/ | âm cuối cùng của từ trước nó là nguyên âm và các phụ âm còn lại. | loves /lʌvz/ |
3 quy tắc này áp dụng cho tất cả các loại từ trong tiếng Anh.
Xem thêm: Nguyên tắc thêm s/ es và cách phát âm chuẩn
1.1.4. Cách phát âm đuôi -ed
Đuôi -ed thường xuất hiện trong những động từ được chia ở thì quá khứ. Có 3 quy tắc để đọc một từ có đuôi -ed như sau:
Phát âm là /t/ | âm cuối cùng đứng trước nó là âm /s/, /tʃ/, /ʃ/, /k/, /p/, /f/ | picked /pɪkt/ |
Phát âm là /id/ | khi âm đứng trước nó là /t/ và /d/ | lifted /ˈlɪftəd/ |
Phát âm là /d/ | khi âm cuối cùng trước nó là nguyên âm và các phụ âm còn lại. | rained /reɪnd/ |
Xem thêm: Cách phát âm đuôi -ed trong tiếng Anh đầy đủ
1.2. Chuyên đề 2: Trọng âm
1.2.1. Âm tiết
Âm tiết là thành phần các âm của một từ bao gồm âm thanh của cả nguyên âm và phụ âm đi kèm. Một từ có thể chứa một hoặc nhiều âm tiết.
Để xác định các âm tiết trong một từ, bạn cần dựa vào 3 quy tắc sau đây:
Quy tắc 1: Nếu từ có 2 nguyên âm đứng cạnh nhau thì sẽ được tính là một âm tiết.
Ví dụ:
- room, soon…
Quy tắc 2: Nếu âm /y/ đứng giữa hoặc đứng cuối thì nó có vai trò như một nguyên âm và được tính là một âm tiết. Nếu âm /y/ đứng đầu câu thì có vai trò như một phụ âm, vì vậy không được tính là một âm tiết.
Ví dụ:
- Âm -y là một âm tiết: cry, lovely,…
- Âm -y không phải là một âm tiết: yes, yell,…
Quy tắc 3: Để xác định một từ có mấy âm tiết, cách đơn giản nhất chính là bạn hãy đếm số nguyên âm (u, e, o, a, i) xuất hiện trong từ đó.
Ví dụ:
- Từ có 1 âm tiết: can, have, like,…
- Từ có 2 âm tiết: lady, number, funny, pretty…
- Từ có 3 âm tiết: beautiful, hamburger, usually,…
- Từ có 4 âm tiết: particular, American,…
Xem thêm: 4 quy tắc xác định âm tiết
1.2.2. Trọng âm
Trọng âm trong tiếng Anh là sự nhấn mạnh một âm tiết của từ. Dấu hiệu nhận biết trọng âm là dấu phẩy ở trên đầu trong phiên âm của từ đó.
Khi đọc trọng âm, bạn cần đọc to hơn, cao hơn so với các âm còn lại.
Ví dụ:
- Từ “important” /ɪmˈpɔːr.tənt/ (quan trọng) có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
- Từ “winter” /ˈwɪn.t̬ɚ/ (mùa đông) có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Có 13 quy tắc đánh trọng âm mà không cần nhìn vào phiên âm của từ. Nhìn chung, những quy tắc này đều có 3 điểm chung như sau:
- Mỗi từ chỉ có 1 trọng âm duy nhất.
- Trọng âm luôn rơi vào một nguyên âm.
- Trọng âm chỉ xuất hiện ở những từ có 2 âm tiết trở lên.
Xem thêm: 13 quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh
1.3. Chuyên đề 3: 12 thì cơ bản trong tiếng Anh
12 thì tiếng Anh được chia đều ở 3 mốc thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Theo đó, mỗi mốc thời gian có 4 thì khác nhau tương ứng với 4 dạng: đơn, tiếp diễn, hoàn thành và hoàn thành tiếp diễn. Trước khi tìm hiểu chi tiết, bạn hãy xem qua các chú thích sau đây để nắm được các công thức nhé!
*Chú thích:
- S: chủ ngữ.
- V-ed: Động từ quá khứ thêm đuôi -ed
- V-ing: Động từ thêm đuôi -ing
- V-ed/PII: Động từ quá khứ phân từ
- O: tân ngữ
1.3.1. Các thì quá khứ quá khứ trong tiếng Anh
Trước tiên, 4 loại thì quá khứ trong tiếng Anh được tóm gọn trong bảng dưới đây:
Loại thì | Công dụng | Cấu trúc | Ví dụ |
Quá khứ đơn | Diễn tả hành động, sự việc đã xảy ra và đã kết thúc trong quá khứ. | S + V-ed + O | My mom cooked dinner for me yesterday. Hôm qua mẹ làm bữa tối cho tôi. |
Quá khứ tiếp diễn | Diễn tả hành động, sự việc đang diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ. | S + was/ were + V-ing | I was studying English all night. Tôi đã học tiếng Anh cả buổi tối. |
Quá khứ hoàn thành | Diễn tả hành động, sự việc đã hoàn thành trước khi một hành động khác xảy ra trong quá khứ. | S + had + V-ed/PII | My sister had watched television before she went to school. Em gái tôi đã xem tivi trước khi đến trường. |
Diễn tả hành động, sự việc kéo dài trong một khoảng thời gian ở quá khứ. | I’ve worked here for 3 years. Tôi đã làm việc ở đây 3 năm trời. | ||
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn | Diễn tả hành động, sự việc kéo dài trước một hành động khác trong quá khứ. | S + had been + V-ing + O | I had been staying in my room for 2 hours before I went out. Tôi đã đang ở trong phòng 2 tiếng trước khi ra ngoài. |
Công dụng, công thức và ví dụ của các thì quá khứ trong tiếng Anh
Mời bạn xem đầy đủ và chi tiết về 4 thì quá khứ dưới đây:
1.3.2. Các thì hiện tại trong tiếng Anh
Bảng sau tóm tắt về 4 thì hiện tại trong tiếng Anh:
Loại thì | Công dụng | Công thức | Ví dụ |
---|---|---|---|
Hiện tại đơn | Diễn tả hành động, sự việc diễn ra lặp đi lặp lại hoặc chỉ một thói quen, sở thích. | S + V + O | I go to school everyday. Tôi đi học mỗi ngày. |
Hiện tại tiếp diễn | Diễn tả hành động, sự việc diễn ra ngay tại thời điểm nói và chưa kết thúc ngay lúc đó. | S + am/ is/ are + V-ing | She is walking on the street. Cô ấy đang đi bộ trên phố. |
Hiện tại hoàn thành | Diễn tả hành động, sự việc bắt đầu ở quá khứ và chưa kết thúc ở hiện tại, có thể diễn ra tiếp tục trong tương lai. Thường có các giới từ “since, for”. | S + have/ has/ + V-ed/PII | My grandmother has lived in Hue since 1975. Bà ngoại tôi đã sống ở Huế từ năm 1975. |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn | Diễn tả hành động, sự việc bắt đầu ở quá khứ và kéo dài đến hiện tại, có thể tiếp tục ở tương lai. Hành động này mang tính liên tục, không ngừng nghỉ. | S + have/ has been + V-ing | I haven’t been speaking Chinese for 2 years. Tôi đã không nói tiếng Trung trong suốt 2 năm. |
Để hiểu kỹ hơn về 4 thì trên, mời bạn xem thêm:
1.3.3. Các thì tương lai trong tiếng Anh
4 thì tương lai cơ bản trong tiếng Anh được tóm tắt như sau:
Loại thì | Công dụng | Công thức | Ví dụ |
Tương lai đơn | Diễn tả hành động, sự việc trong tương lai, được quyết định ngẫu nhiên tại thời điểm nói. | S + will + V + O | I will go to Italy next week. Tôi sẽ đến Ý vào tuần tới. |
Diễn tả một dự đoán không có căn cứ. | I think she will come. Tôi nghĩ cô ấy sẽ đến thôi. | ||
Diễn tả một lời đề nghị. | Will + S + V + O? | Will you join the party tomorrow night? Cậu sẽ tham dự bữa tiệc tối mai chứ? | |
Tương lai tiếp diễn | Diễn tả sự việc, hành động xảy ra trong tương lai tại một thời điểm cụ thể. | S + will + be + V-ing | I will be eating breakfast at 7 a.m tomorrow. Tôi sẽ đang ăn bữa sáng vào lúc 7 giờ sáng mai. |
Dự đoán điều gì đó trong tương lai dựa vào hoàn cảnh. | Don’t bother him. He will be sleeping now. Đừng làm phiền, cậu ta sắp đi ngủ đấy. | ||
Tương lai hoàn thành | Nói về hành động, sự việc phải hoàn thành trong một thời điểm cụ thể ở tương lai. Trong câu thường có các giới từ by, before,… | S + will + have + V-ed/PII | He will have accomplished the TOEIC test by the end of next month. Cậu ấy phải tham gia kỳ thi TOEIC cuối tháng sau. |
Tương lai hoàn thành tiếp diễn | Diễn tả hành động, sự việc đang diễn ra liên tục và kéo dài đến một thời điểm cụ thể trong tương lai. | S + will + have been + V-ing | My dad will have been reading a book for an hour by the time I come home. Bố tôi sẽ đọc sách liên tục được 1 giờ đồng hồ khi tôi về nhà. |
12 thì cơ bản trong tiếng Anh
Để tìm hiểu kỹ hơn về từng thì, mời bạn xem thêm dưới đây nhé:
Xem thêm: 12 thì trong tiếng Anh
1.4. Chuyên đề 4: Sự phối hợp thì
Một câu trong tiếng Anh có thể có nhiều mệnh đề. Mỗi mệnh đề có thể sẽ có động từ được chia ở các thì khác nhau. Đây chính là sự phối hợp thì.
Ví dụ:
- I was talking to Tom when Marie arrived.
Tôi đang nói chuyện với Tom thì Marie tới.
=> Trong câu trên, hai mệnh đề được nối với nhau bởi từ “When”. Động từ ở mệnh đề thứ nhất chia ở thì quá khứ tiếp diễn (was talking to), động từ ở mệnh đề thứ hai được chia ở thì quá khứ đơn (arrived).
Một số quy tắc phối hợp thì:
1.4.1. Sự phối hợp thì khi có mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian
Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian luôn bắt đầu bằng các liên từ chỉ thời gian như: when, while, as, until, till, as soon as, once, before, by the time,… Những mệnh đề này có thể đứng đầu hoặc giữa câu.
Ví dụ:
- While my mother is cooking, I am taking a shower.
Trong lúc mẹ đang nấu ăn thì tôi đang tắm.
Sự phối hợp thì được thể hiện trong trường hợp này như sau:
1.4.1.1. When
Hai hành động xảy ra nối tiếp nhau | Quá khứ + quá khứ | When Alex saw the dress, she bought it. Khi Alex thấy chiếc váy, cô ấy đã mua nó. => quá khứ đơn + quá khứ đơn |
Hiện tại + tương lai | When I meet my father, I will hug him. Khi gặp bố, tôi sẽ ôm ông ấy. => hiện tại đơn + tương lai đơn | |
Hành động đang xảy ra thì có hành động khác xen vào | Quá khứ tiếp diễn + quá khứ đơn | When I was sleeping, somebody knocked on the door. Khi tôi đang ngủ thì có người gõ cửa. => quá khứ tiếp diễn + quá khứ đơn |
Hiện tại đơn + tương lai tiếp diễn | When you turn on the TV tomorrow, you will be seeing me on the show. Ngày mai khi cậu bật tivi lên, cậu sẽ đang nhìn thấy tớ trong chương trình đó. => hiện tại đơn + tương lai tiếp diễn | |
Hành động xảy ra xong rồi tới hành động khác | Quá khứ đơn + quá khứ hoàn thành | Yesterday, when we left the house, it had rained cats and dogs. Hôm qua, khi chúng tôi rời khỏi nhà, trời đã mưa như trút. => quá khứ đơn + quá khứ hoàn thành |
Hiện tại đơn + tương lai đơn | When she comes back, I will give her a present. Khi cô ấy quay lại, tôi sẽ tặng cô ấy một món quà. => hiện tại đơn + tương lai đơn |
Phối hợp thì với “When”
1.4.1.2. By the time
“By the time” có nghĩa là “vào lúc”.
Cấu trúc 1:
By the time + S + V (quá khứ đơn), S + V (quá khứ hoàn thành)
Ví dụ:
- By the time you arrived, we all had left.
Lúc cậu đến, bọn tớ đã về hết rồi.
Cấu trúc 2:
By the time + S + V (hiện tại đơn), S + V (tương lai hoàn thành)
Ví dụ:
- By the time she grows up, they will have moved to a new city.
Lúc cô bé lớn lên, họ sẽ đã chuyển đến một thành phố khác rồi.
Xem thêm: “By the time” là gì?
1.4.1.3. Since
Nếu mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian có chứa liên từ “since” (từ lúc), bạn hãy phối hợp các thì như sau:
S + V (hiện tại hoàn thành) + since + S + V (quá khứ đơn)
Ví dụ:
- She hasn’t talked to her mother since she left home.
Cô ấy không nói chuyện với mẹ từ lúc bỏ nhà ra đi.
Xem thêm: Nắm vững cấu trúc, cách dùng của “Since” trong 5 phút
1.4.1.4. Until/ As soon as
Có 2 cách phối hợp thì bạn cần nắm vững khi trong câu xuất hiện mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian có “until/ as soon as” (cho đến khi/ ngay khi):
Cấu trúc 1:
S + V (tương lai đơn) + Until/ As soon as + S2 + V (hiện tại đơn/ hiện tại hoàn thành)
Ví dụ:
- I will learn Chinese until I finish high school = I will learn Chinese until I’ve finished high school.
Tôi sẽ học tiếng Trung cho đến khi kết thúc cấp ba.
- I will text you as soon as I come home = I will text you as soon as I’ve come home.
Anh sẽ nhắn cho em ngay khi về đến nhà.
Cấu trúc 2 (sử dụng khi đề nghị, yêu cầu ai đó làm gì liên tục trong một khoảng thời gian):
V1 (động từ nguyên thể) + Until/ As soon as + S + V2 (hiện tại đơn/ hiện tại hoàn thành)
và
Don’t V1 (động từ nguyên thể) + Until/ As soon as + S + V2 (hiện tại đơn/ hiện tại hoàn thành)
Ví dụ:
- Don’t touch the food until I come back.
Đừng động vào đồ ăn cho đến khi tôi quay lại đấy.
- Run as soon as you open your eyes.
Hãy chạy đi ngay khi bạn mở mắt nhé.
Xem thêm: Tóm tắt cách dùng “As soon as” từ A-Z
1.4.1.5. The first time và The last time
Để nói về lần đầu tiên làm gì đó, bạn hãy dùng “the first time”. Ngoài ra, “first” có thể thay thế bằng những số thứ tự khác như “second, third, fourth…”
Cấu trúc:
This is the first time + S + V-ed/PII
Ví dụ:
- This is the first time I have visited Vietnam.
Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam.
- This is the second time I have eaten “Phở”.
Đây là lần thứ hai tôi ăn món Phở.
Xem thêm: Cấu trúc “This is the first time”
Để nói về lần cuối cùng làm gì đó, bạn hãy dùng “the last time”.
Cấu trúc:
This is the last time + S + V-ed/PII
Ví dụ:
- This is the last time I cried in front of other people.
Đây là lần cuối cùng tôi khóc trước mặt người khác.
Xem thêm: Cấu trúc “The last time” – nói về lần cuối cùng
1.4.2. Sự phối hợp thì trong câu so sánh nhất
So sánh nhất trong tiếng Anh dùng để nhấn mạnh một đặc điểm, tính chất nổi bật của một đối tượng, sự vật, hiện tượng so với các đối tượng khác cùng nhóm (ít nhất là 3 đối tượng).
Cấu trúc về sự phối hợp thì trong câu có dùng phép so sánh nhất:
S + V (hiện tại đơn) + the + adj + clause (hiện tại hoàn thành)
và
S + V (quá khứ đơn) + the + adj + clause (quá khứ hoàn thành)
Trong đó:
- Adj: tính từ so sánh nhất có đuôi -est hoặc có dạng “most + tính từ”.
Ví dụ:
- It’s the most embarrassing experience I’ve been through.
Đây là trải nghiệm xấu hổ nhất tôi từng trải qua
- That was the highest building I had seen.
Đó là tòa nhà cao nhất mà tôi từng thấy.
1.5. Chuyên đề 5: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Với các thì hiện tại và động từ tobe ở thì quá khứ, chủ ngữ (thường là danh từ) sẽ quyết định động từ chính hoặc trợ động từ được chia ở dạng số ít hay số nhiều.
- Danh từ số nhiều (có đuôi s/es) sẽ đi với động từ số nhiều (không có đuôi “s/es”, nếu có động từ tobe thì dùng “are”/ “were”).
- Danh từ số ít (không có đuôi s/es) sẽ kết hợp với động từ số ít (có đuôi “s/es”, nếu có động từ tobe thì dùng “is”/ “was”).
Ví dụ:
My classmate likes to play badminton. Bạn cùng lớp của tôi thích chơi cầu lông. | My classmates like to play badminton. Các bạn cùng lớp của tôi thích chơi cầu lông. |
=> Phân tích: Chủ ngữ số ít: “my classmate” Động từ số ít: “likes” | => Phân tích: Chủ ngữ số nhiều: “my classmates” Động từ số nhiều: “like” |
Lưu ý: Không dùng danh từ số ít đi kèm với động từ số nhiều bạn nhé!
My classmateslikesto play badminton. (X)
Mời bạn xem thêm một vài trường hợp cụ thể về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ trong bảng sau:
Loại chủ ngữ | Động từ đi kèm | Ví dụ |
Chủ ngữ có “and” | động từ số nhiều | My friend and I often go to the cinema . Tôi và bạn tôi thường đến rạp chiếu phim. |
Danh từ đếm được số ít | động từ số ít | This dress is gorgeous. Chiếc đầm này thật lộng lẫy. |
Danh từ đếm được số nhiều | động từ số nhiều | These dresses are gorgeous. Những chiếc đầm này thật lộng lẫy. |
Danh từ không đếm được | động từ số ít | Vietnamese rice is very delicious. Gạo Việt Nam rất ngon. |
Each/ every + danh từ số ít | động từ số ít | Each employee has to work hard. Mỗi nhân viên đều phải làm việc chăm chỉ. |
Each/ every of + danh từ số nhiều | Each member of BLACKPINK is beautiful. Mỗi thành viên trong nhóm BLACKPINK đều rất xinh đẹp. | |
Đại từ bất định: Anyone, someone, everyone…. | động từ số ít | Someone calls me. Ai đó gọi tôi. |
Từ để hỏi: Who | động từ số ít | Who wants coffee? |
Đơn vị đo lường (kilometers, minutes, dollars,…) | động từ số ít | 30 minutes was so long that I fell asleep. 30 phút dài đến mức khiến tôi buồn ngủ. |
Tên môn học, môn thể thao hoặc bệnh tật có “s” | động từ số ít | Mathematics is my favorite field. Toán học là lĩnh vực yêu thích của tôi. Athletics is not for everybody. Điền kinh không dành cho tất cả mọi người. |
A number of + Danh từ số nhiều | động từ số nhiều | A number of students are late for school. Một số học sinh đi học muộn. |
The number of + Danh từ số nhiều | động từ số ít | The number of students in our school is 1000. Số lượng học sinh trong trường chúng ta là 1000 em. |
2 danh từ nối nhau bằng “Either… or/ Neither… nor/ Not only… but also” | động từ chia theo chủ ngữ gần nó nhất | Either she or her friends were surprised by the greatness of the party. Cả cô ấy lẫn bạn bè của cô đều ngạc nhiên trước sự hoành tráng của bữa tiệc. |
danh từ số nhiều không có “s”: people, children, women, men,… | động từ số nhiều | Vietnamese people drink a lot. Người Việt Nam nhậu rất nhiều. |
Bạn hãy tìm hiểu thêm về Các quy tắc cơ bản của sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ nhé!
1.6. Chuyên đề 6: Động từ khuyết thiếu
Động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh không dùng để chỉ hành động mà được dùng để bổ nghĩa cho động từ chính. Các động từ khuyết thiếu bao gồm: can, could, may, might, shall, will, would, must, ought to, need, have to.
Loại động từ này có thể dùng cho chủ ngữ ở tất cả các ngôi, không phân biệt số ít hay số nhiều. Động từ theo sau động từ khuyết thiếu luôn luôn là một động từ nguyên thể.
Động từ khuyết thiếu | Cách dùng | Ví dụ |
can | Nói về một khả năng có thể xảy ra ở hiện tại, tương lai. | I can eat 3 bowls of rice. Tôi có thể ăn 3 bát cơm. |
Đề nghị, xin phép, yêu cầu | Can you open the door, please? Bạn có thể mở cửa ra không? | |
could | Nói về khả năng xảy ra trong quá khứ. | She could play the piano when she was five. Cô ấy có thể chơi piano lúc 5 tuổi. |
Đề nghị, xin phép, yêu cầu (trang trọng) | Could you help me carry this bag? Anh giúp em mang chiếc túi này nhé? | |
must | Nói về sự bắt buộc, cần thiết | You must go to school on Monday. Con phải đi học vào Thứ Hai. |
Suy đoán một điều gì dựa vào ngữ cảnh. | She must be tired after hard work. Cô ấy chắc chắn là mệt lắm sau khi làm việc cật lực. | |
have to | Nói về quy định, sự cần thiết làm gì (do yếu tố khách quan và nên làm) | We have to work harder to succeed. Chúng ta phải chăm chỉ hơn mới thành công được. |
may | Nói về khả năng xảy ra ở hiện tại nhưng không chắc chắn. | It may be a shark. Đó có thể là một con cá mập. |
might | Nói về điều gì đó có thể xảy ra ở quá khứ. | She might not show up at the party. Cô ấy có thể sẽ không xuất hiện tại bữa tiệc đâu. |
shall (chỉ dùng với “We/ I” | Đưa ra lời đề nghị, xin ý kiến. | Shall we eat here? Chúng ta ăn ở đây được chứ? |
should | Chỉ sự bắt buộc, bổn phận nhưng nhẹ hơn “must”. | You should finish your homework before playing games. Con nên làm xong bài tập trước khi chơi game. |
Đưa ra lời khuyên. | You should not drink cold water. Bạn không nên uống nước lạnh đâu. | |
ought to | Đưa ra lời khuyên (mạnh hơn “should” nhưng nhẹ hơn “must” | You ought not to eat sweets at night. Con không nên ăn đồ ngọt vào buổi tối. |
Các động từ khuyết thiếu thường gặp
Mời bạn xem thêm Động từ khuyết thiếu là gì? Cách dùng và ví dụ chi tiết nhé!
1.7. Chuyên đề 7: Cụm động từ
Phrasal Verbs (hay Cụm động từ) là sự kết hợp giữa một động từ (verb) và một hoặc hai tiểu từ (particle). Các tiểu từ có thể là một giới từ, một trạng từ hoặc cả hai.
Ví dụ:
- get up (thức dậy)
- take after (chăm sóc)
- turn on (bật lên)
- put on (mặc vào)
- …
Có một số cụm động từ, với động từ chính là ngoại động từ, cần có tân ngữ theo ngay sau động từ thì mới có ý nghĩa.
3 loại cụm động từ phổ biến được FLYER tóm tắt trong bảng sau:
Loại cụm động từ | Ví dụ |
Động từ và tiểu từ không tách rời. Đằng sau tiểu từ không có tân ngữ. verb + particle |
Tôi đã thức dậy. |
Tân ngữ đứng giữa động từ và tiểu từ, hoặc đứng sau tiểu từ. verb + particle + object hoặc verb + object + particle |
Tôi nhặt cây bút mực lên. |
Đằng sau tiểu từ luôn đi kèm tân ngữ. Động từ và tiểu từ không tách rời. verb + particle + object |
Tôi đang tìm chìa khóa. Không dùng: I’m looking my keys for. |
3 nhóm cụm động từ và ví dụ
Xem thêm: 50+ Cụm động từ tiếng Anh thông dụng
1.8. Chuyên đề 8: Thức giả định
Thức giả định dùng để diễn tả những tình huống không có thật hoặc không chắc chắn sẽ xảy ra. Chẳng hạn như: Trí tưởng tượng, những mong muốn, kỳ vọng hoặc yêu cầu, đề nghị.
Ví dụ:
- I suggested she wait a day.
Tôi đề nghị cô ấy đợi 1 ngày.
=> Tình huống “she wait a day” chưa chắc chắn sẽ xảy ra vì đây chỉ là một yêu cầu từ người nói. Trong trường hợp này, một số tài liệu còn gọi thức giả định là câu cầu khiến.
- If I were a real estate mogul, I would buy an island!
Nếu tôi là đại gia bất động sản, tôi sẽ mua một hòn đảo!
=> “If I were a real estate” thể hiện mong muốn không có thật của người nói.
- If Harry Potter existed, I would make friends with him.
Nếu Harry Potter có thật, tôi sẽ kết bạn với cậu ấy.
=> Diễn tả một tình huống tưởng tượng.
Có 2 loại thức giả định phổ biến trong tiếng Anh:
Loại thức giả định | Cách dùng | Ví dụ |
Sử dụng động từ nguyên thể: Động luôn ở dạng nguyên thể dù chủ ngữ trong câu là ai, dùng thì nào. | Dùng trong một số cấu trúc chứa “that” và một số từ sau:
| – My mom advised that I not play video games too much. Mẹ khuyên tôi không nên chơi điện tử quá nhiều. – It’s important that you drink a lot of water everyday. Uống nhiều nước hàng ngày rất quan trọng. |
Dùng trong một số mệnh đề chứa “If” hoặc “Whether” trong bối cảnh trang trọng. | If the doctor be not in the office, I still contact with his assistant. Dù bác sĩ không có trong văn phòng đi nữa, tôi vẫn sẽ liên lạc với trợ lý của ông ấy. | |
Động từ tobe luôn ở dạng “were | Thường dùng trong những câu có nhiều mệnh đề và chứa các từ như: If, as if, wish, suppose, would rather,… | If I were my mom, I would cook meat everyday! Nếu tôi là mẹ tôi, tôi sẽ nấu món thịt mỗi ngày! |
Hai loại thức giả định trong tiếng Anh
Hai loại thức giả định trong tiếng Anh
Xem thêm: Thức giả định – Tổng hợp kiến thức dễ hiểu nhất
1.9. Chuyên đề 9: Danh động từ
Danh động từ được hình thành bằng cách thêm đuôi -ing vào động từ nguyên thể.
Vậy tại sao lại cần có danh động từ? Bởi vì trong tiếng Anh, không phải tất cả các động từ đều có dạng danh từ của riêng nó.
Ví dụ:
- Động từ “act” (hành động, cư xử) có dạng danh từ là “action”.
- Động từ “study” (học) hoặc “read” (đọc) thì không có danh từ.
Khi đó, bạn chỉ cần thêm đuôi -ing vào động từ để tạo nên một “danh từ” mới.
Ví dụ:
- Studying is important to children.
Việc học tập rất quan trọng đối với trẻ nhỏ.
Vai trò của danh động từ trong câu được thể hiện qua bảng sau:
Làm chủ ngữ | Riding a bike is good for your health. Đạp xe đạp rất tốt cho sức khỏe. |
Làm tân ngữ của động từ | I like swimming. Tôi thích bơi lội. |
Bổ ngữ cho động từ | One of the best ways to gain knowledge is reading. Một trong những cách hay nhất để trau dồi kiến thức là đọc sách. |
Đứng sau giới từ, liên từ | She is interested in cooking.Cô ấy thích nấu ăn. He went to the coffee shop after eating dinner. Anh ấy đến quán cà phê sau khi ăn tối. |
Một số động từ có danh động từ làm tân ngữ:
Động từ | Nghĩa | Động từ | Nghĩa |
---|---|---|---|
avoid | tránh | suggest | đề nghị |
enjoy | tận hưởng, thích | consider | xem xét |
deny | từ chối | keep | tiếp tục |
forgive | tha thứ | delay | trì hoãn |
Xem thêm: Danh động từ (Gerund) giúp bạn giỏi tiếng Anh hơn
1.10. Chuyên đề 10: Câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi Yes/ No được hình thành bởi một mệnh đề, dấu phẩy và một câu hỏi ngắn theo sau. Mục đích của câu hỏi đuôi dùng để người nói xác nhận thông tin được nhắc đến trước đó.
Khi nói câu hỏi đuôi ở cuối câu, bạn cần lên giọng cao hơn.
Ví dụ:
- You speak Chinese, don’t you?
Bạn nói tiếng Trung, phải không?
Khi xây dựng câu hỏi đuôi, bạn cần tuân thủ theo quy tắc: Thể của mệnh đề chính luôn luôn ngược lại với phần đuôi.
Ví dụ:
Mệnh đề chính | Phần đuôi |
---|---|
You are Vietnamese, Bạn là người Việt, | aren’t you? phải không? |
You aren’t Vietnamese, Bạn không phải người Việt, | are you? phải không? |
Cấu trúc tổng quát của câu hỏi đuôi:
S + V + O, Auxiliary verb + pronouns
Trong đó:
- S + V + O: Mệnh đề chính.
- Auxiliary verbs: Trợ động từ (am/ is are, do/ does…) được chia theo thì của động từ chính.
- pronouns: Đại từ tân ngữ của chủ ngữ S (nếu bản thân nó là một đại từ thì giữ nguyên).
Ví dụ:
- She is your sister, isn’t she?
Cô ấy là chị gái của cậu, phải không?
=> Mệnh đề chính ở thể khẳng định “She is your sister” chia ở thì hiện tại đơn, do đó, câu hỏi đuôi có trợ động từ là “is” và đại từ “she” giữ nguyên.
Xem thêm: Cấu trúc câu hỏi đuôi
1.11. Chuyên đề 11: So sánh
1.11.1 So sánh bằng
So sánh bằng là phép so sánh giữa hai đối tượng có tính tương đồng. Hai cấu trúc chính của so sánh bằng là “as…. as” và “the same… as”.
as… as | My car is as expensive as your car. Xe của tôi đắt bằng xe của bạn. |
She dances as beautifully as a dream. Cô ấy múa đẹp như một giấc mơ. | |
the same as | Your room has the same color as mine. Phòng của bạn có màu giống phòng của tôi. |
Xem thêm: So sánh bằng trong tiếng Anh
1.11.2. So sánh hơn
So sánh hơn được dùng với nhóm gồm 2 đối tượng nhằm đối chiếu đặc điểm, tính chất của đối tượng này hơn đối tượng kia. Cấu trúc so sánh hơn thường được sử dụng như sau:
- Tính từ ngắn (thêm đuôi -er) và tính từ dài (thêm “more đằng trước”)
- Trạng từ ngắn (thêm đuôi -er) hoặc trạng từ dài (thêm “more” đằng trước).
Tính từ | Tính từ ngắn (1 âm tiết) | Today is colder than yesterday. Hôm nay trời lạnh hơn hôm qua. |
Tính từ dài (2 âm tiết trở lên) | Cellphones are more convenient than landlines. Điện thoại di động tiện lợi hơn điện thoại bàn. | |
Trạng từ | Trạng từ ngắn (1 âm tiết) | Today, I got up later than I did yesterday. Hôm nay tôi dậy sớm hơn hôm qua. |
Trạng từ dài (2 âm tiết trở lên) | He drives more carefully than I do. Ông ấy lái xe cẩn thận hơn tôi. |
Tính từ và trạng từ trong so sánh hơn
1.11.3. So sánh nhất
So sánh nhất dùng để nhấn mạnh một tính chất, đặc điểm của một đối tượng hơn các đối tượng còn lại cùng nhóm (3 đối tượng trở lên). Cách dùng cấu trúc so sánh nhất như sau:
- Tính từ ngắn (thêm đuôi -est) và tính từ dài (thêm “the most” đằng trước)
- Trạng từ ngắn (thêm đuôi -est) và trạng từ dài (thêm “the most” đằng trước).
Tính từ | Tính từ ngắn | She is the smartest student in the class. Cô ấy là học sinh thông minh nhất lớp. |
Tính từ dài | This is the most interesting book I’ve ever read. Đây là cuốn sách hay nhất tôi từng đọc. | |
Trạng từ | Trạng từ ngắn | This is the hardest question. Đây là câu hỏi khó nhất. |
Trạng từ dài | This city is the most quietly place I’ve been. Thành phố này là nơi yên tĩnh nhất mà tôi từng đến. |
Ví dụ về tính từ trong so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất
Xem thêm: Các kiểu so sánh trong tiếng Anh
Xem thêm: So sánh hơn: Cấu trúc và trường hợp bất quy tắc
1.12. Chuyên đề 12: Trật tự của tính từ
Nếu trong câu xuất hiện 2 tính từ trở lên để miêu tả cho một danh từ, bạn cần sắp xếp chúng đúng với trật tự theo quy tắc.
Quy tắc OpSASCOMP
Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material – Purpose
Opinion (nhận xét) | handsome (đẹp trai) interesting (thú vị), funny (vui tính)… |
Size (kích cỡ) | small (nhỏ), big (to), large (rộng),… |
Shape (hình dáng) | round (tròn), square (vuông), long (dài)… |
Age (tuổi thọ) | young (trẻ)old (già) new (mới) |
Color (màu sắc) | red (đỏ), black (đen) |
Origin (nguồn gốc) | Vietnamese, Chinese, Korean, American,… |
Material (chất liệu) | gold (vàng), silver (bạc), leather (da) |
Purpose (mục đích) | racing (để đua), running (để chạy) |
Ví dụ:
- A small fat white British cat.
Một con mèo Anh màu trắng.
=> Theo quy tắc OpSASCOMP: Size (small) – Shape (fat) – Color (white) – Origin (British).
- It’s a pair of black leather shoes.
Đó là một đôi giày da màu đen.
=> Theo quy tắc OpSASCOMP: Color (black) – Material (leather).
Chi tiết về quy tắc “OpSACOMP” – Quy tắc về trật tự của tính từ trong tiếng Anh
1.13. Chuyên đề 13: Mạo từ “A/ AN/ THE”
Mạo từ trong tiếng Anh đứng trước danh từ, cho biết danh từ ấy đang nói đến một đối tượng xác định hay không xác định.
Có 2 loại mạo từ: Mạo từ xác định “the” và mạo từ không xác định “a, an”.
- Cách dùng mạo từ không xác định “a, an”
Cách dùng | Ví dụ |
---|---|
Dùng trước danh từ số ít đếm được ở lần nhắc đầu tiên: – ”a” dùng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm. – ”an” dùng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm. | – I usually drink a cup of coffee in the morning. Tôi luôn uống một ly cà phê vào buổi sáng. – I eat an apple everyday. Tôi ăn một quả táo mỗi ngày. |
Dùng trước danh từ khi nó nhấn mạnh vào số lượng là “1” | There is a hotel around here. Có một khách sạn quanh đây. |
Dùng trước danh từ chỉ nghề nghiệp | My father is a doctor. Bố tôi là một bác sĩ. |
Dùng trong các cụm từ chỉ số lượng: – a little (một ít): dùng với danh từ không đếm được. – a few (một ít): dùng với danh từ đếm được. – a lot of (nhiều): dùng mọi loại danh từ…… | – A piece of cake. Một miếng bánh. – A bar of chocolate. Một thanh sô-cô-la. – A dozen of eggs. Một tá trứng. |
- Cách dùng mạo từ xác định “the”
Cách dùng | Ví dụ |
---|---|
Dùng trước danh từ đã được nhắc đến trước đó, không phân biệt số ít hay số nhiều | I have a cat and a dog. The dog is black. Tôi có một con mèo và một con chó. Con chó thì màu đen. |
Dùng trước danh từ được xác định bằng mệnh đề phía sau | Do you know the man who is sitting there? Cậu có biết người đàn ông đang ngồi ở đằng kia không? |
Dùng trước những danh từ là duy nhất. | the Sun (mặt trời) the Soon (mặt trăng) the Earth (trái đất) |
Dùng trước số thứ tự | the first (đầu tiên) the last (cuối cùng) the second (thứ hai) |
Dùng trước tính từ/ trạng từ so sánh nhất | She is the prettiest girl I’ve met. Cô ấy là người xinh đẹp nhất mà tôi từng gặp. |
Dùng trước danh từ riêng (danh lam thắng cảnh, địa danh, tên tổ chức) | the Statue of Liberty (Tượng nữ thần tự do) the United Nations (Liên Hợp Quốc) the Himalayas (Dãy Himalaya) |
Dùng trước danh từ số ít để chỉ một nhóm đối tượng | The electronic has made life easier. Đồ điện tử đã giúp cuộc sống dễ dàng hơn. |
Xem thêm: Mạo từ “a, an, the” trong tiếng Anh
1.14. Cấu tạo của từ
Cấu tạo từ là cách hình thành một từ. Trong tiếng Anh, bạn có thể tạo nên một từ bằng cách thêm “tiền tố” (prefix) vào phía trước hoặc “hậu tố” (suffix) vào phía sau của từ gốc. Việc này có thể làm thay đổi loại từ và ý nghĩa của từ.
- Tiền tố là từ hoặc nhóm từ được thêm vào trước từ gốc.
- Hậu tố là từ hoặc nhóm từ được thêm vào sau từ gốc.
Ví dụ:
- Động từ “appear” (xuất hiện) nếu thêm tiền tố “dis-” vào phía trước thì sẽ trở thành “disappear” (biến mất).
- Động từ “teach” (dạy) nếu thêm hậu tố “-er” vào phía sau thì sẽ trở thành “teacher” (giáo viên).
1.14.1. Cấu tạo của danh từ
Chú thích:
- V: Động từ.
- N: Danh từ.
- adj/ a: Tính từ.
- adv: Trạng từ.
Quy tắc | Ví dụ |
---|---|
V + ment | excite (v) + ment = excitement (n): sự thích thú |
V + ance/ ence | differ (v) + ence = difference (n): sự khác biệt attend (v) + ance = attendance (n): sự tham gia |
V + ion/ ation(nếu “e” đứng cuối từ gốc thì bỏ) | invent (v) + ion = invention (n): sự khám phá communicate (v) + ation = communication (n): sự giao tiếp (bỏ “e”) |
V + er/ ee/ ant/ or -> N chỉ người | drive (v) + er = driver (n): tài xếemploy (v) + ee = employee (n): nhân viên translate (v) + or = translator (n): phiên dịch viên (bỏ “e”) attend (v) + ant = attendant (n): người tham gia |
N+ ist -> N chỉ người | journal (n) + ist = journalist (n): nhà báo |
V + ing -> Danh động từ | train (v) + ing = training (n): việc đào tạo |
V + al(nếu “e” đứng cuối từ gốc thì bỏ) | approve (v) + al = approval (n): sự tán thành |
Adj + ness | kind (adj) + ness = kindness (n): lòng tốt |
Adj + ity | secure (v) + ity = security (n): sự bảo đảm |
Adj + y/ ty | honest (a) + y = honesty (n): sự thành thật royal (a) + ty = royalty (n): sự trung thành |
Adj + ism | ideal (a) + ism = idealism (n): chủ nghĩa duy tâm |
N + ism | tour (n) + ism = tourism (n): du lịch |
N + hood | child (n) + hood = childhood (n): tuổi thơ |
1.14.2. Cấu tạo của động từ
Quy tắc | Ví dụ |
---|---|
N + fy/ ify | beauty (n) + fy = beautify (v): làm đẹp lass (n) + ify = classify (v): phân biệt |
N + en | strength (n) + en = strengthen (v): làm mạnh lên |
Adj + ise/ ize | real (a) + ise = realize (v): nhận ra |
Adj + en | wide (a) + en = widen (v): mở rộng |
en + adj | en + sure (a) = enrich (v): chắc chắn |
1.14.3. Cấu tạo của tính từ
Quy tắc | Ví dụ |
---|---|
N + y | cloud (n) + y = cloudy (a): nhiều mây |
N + able | fashion (n) + able = fashionable (a): sành điệu |
N + al | nation (n) + al = national (a): thuộc quốc gia |
N + ous | danger (n) + ous = dangerous (a): nguy hiểm |
N + ible | access (n) + accessible (a) = có thể tiếp cận |
N + ish | style (n) + ish = stylish (a): có gu (bỏ “e”) |
N + ing/ ed | interest (n) + ing/ ed = interesting/ interested (n): thích thú/ thú vị |
V + ent | depend (v) + ent = dependent (a): phụ thuộc |
V + ive | attract (v) + ive = attractive (a): thu hút |
Xem thêm: Các loại đuôi tính từ trong tiếng Anh
1.14.4. Cấu tạo của trạng từ
Dạng phổ biến nhất của trạng từ là những tính từ có đuôi -ly.
Ví dụ:
- quick (a) + ly = quickly (adv): một cách nhanh chóng
- famous (a) + ly = famously (adv): một cách nổi tiếng
- general (a) + ly = generally (adv): một cách rộng lượng
Lưu ý, một số từ đuôi -ly nhưng là tính từ, không phải trạng từ:
Tính từ đuôi -ly | Nghĩa |
---|---|
lovely | đáng yêu |
likely | giống |
lonely | cô đơn |
early | sớm |
chilly | cay |
Một số trạng từ bất quy tắc không có đuôi -ly:
Tính từ | Trạng từ |
---|---|
good | well |
bad | worse |
fast | fast |
hard | hard |
1.15. Chuyên đề 15: Lượng từ
Lượng từ là những từ hoặc cụm từ chỉ số lượng. Chúng thường đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho các danh từ đó.
Danh từ đếm được và không đếm được sẽ đi kèm với những lượng từ khác nhau.
Ví dụ:
- Many girls: rất nhiều cô gái
- Some coffee: một chút cà phê
Có 3 nhóm lượng từ: Lượng từ đi với danh từ đếm được, lượng từ đi với danh từ không đếm được và lượng từ đi được với cả 2 loại danh từ.
Lượng từ với danh từ đếm được | Lượng từ với danh từ không đếm được | Lượng từ đi với cả hai |
---|---|---|
a large/ great number of (1 số lượng lớn) | much (nhiều) | a lot of/ lots of (nhiều) |
many (nhiều) | a large amount of (1 số lượng lớn) | plenty of (vô số) |
a few (ít nhưng đủ dùng, mang nghĩa tích cực) | a little (ít nhưng đủ dùng) | some (1 chút) |
few (ít nhưng không đủ dùng) | a great deal of (1 số lượng lớn) | any (bất cứ) |
each/ every (mỗi) | a bit of (1 chút) | most/ most of (đa số) |
several (1 vài) | none of (không có) |
Ví dụ:
- A large number of couples in the world have broken up.
Có một lượng lớn các cặp đôi trên thế giới đã chia tay.
- There are a few eggs left. You can make a cake.
Còn vài quả trứng đấy. Em có thể làm bánh.
- A large amount of money in the world has been devalued.
Một số lượng lớn tiền trên toàn cầu đã đang bị mất giá.
- A great deal of Vietnamese rice has been exported.
Một lượng lớn gạo Việt Nam đã đang được xuất khẩu.
- A lot of women are single.
Rất nhiều phụ nữ đang độc thân.
Xem thêm: Lượng từ trong tiếng Anh chi tiết nhất
1.16. Chuyên đề 16: Giới từ
Giới từ là các từ/ nhóm từ đứng trước một danh từ/ đại từ để chỉ phương hướng, thời gian, địa điểm, vị trí, mối quan hệ không gian hoặc để giới thiệu một đối tượng nào đó.
FLYER giới thiệu ngắn gọn các nhóm giới từ cơ bản và phổ biến nhất sau đây:
1.16.1. Giới từ chỉ thời gian
ON + | ngày trong tuần | on Monday (thứ 2) |
ngày cụ thể | on January 22th (ngày 22/1) | |
ngày lễ có từ “Day” phía sau | on Christmas Day (vào ngày lễ giáng sinh) on Valentines’ Day (vào ngày lễ tình nhân) | |
IN + | các buổi trong ngày | in the morning (buổi sáng) |
tháng | in February (tháng 2) | |
năm | in 1999 (vào năm 1992) | |
mùa trong năm | in the spring (vào mùa xuân) | |
AT + | mốc giờ cụ thể | at 8 p.m (lúc 8 giờ tối) |
cuối tuần (nói chung) | at the weekend | |
giữa các buổi trong ngày | at night (giữa đêm) | |
FROM – TO | chỉ khoảng thời gian: từ…. đến….. | from Monday to Thursday (từ thứ 2 đến thứ 6) |
AGO | khoảng thời gian trong quá khứ (tính từ hiện tại) | 2 years ago (2 năm trước) |
BEFORE | mốc thời gian trước | before tomorrow (trước ngày mai) |
FOR | khoảng thời gian (tính từ quá khứ kéo đến hiện tại) | for 2 weeks (trong vòng 2 tuần) |
Cách dùng giới từ chỉ thời gian IN, ON, AT
1.16.2. Giới từ chỉ địa điểm
AT + | địa điểm chính xác mà người nói biết rõ | at home (ở nhà) at the airport (tại sân bay) |
đề cập đến tên một tòa nhà (nhưng bạn không đi đến đó) | There’s an exhibition at the museum. Có một buổi triển lãm ở bảo tàng. | |
nơi làm việc, học tập | at work (ở nơi làm việc) | |
IN + | chỉ vị trí bên trong một không gian 3 chiều | in the room (trong phòng) |
tên làng, thị trấn, thành phố, đất nước | in Vietnam (ở Việt Nam) | |
xe hơi, taxi | in a car, in a taxi | |
phương hướng, nơi chốn | in the South (ở phía Nam) in the middle of (ở giữa của…) | |
ON + | vị trí trên các bề mặt | on the table (trên bàn) on the river (trên sông) on the floor (trên sàn) |
phương tiện công cộng hoặc cá nhân | on the plane (trên máy bay) | |
bên trái, bên phải | on the left, on the right |
Cách dùng giới từ chỉ địa điểm IN, ON, AT
Bên cạnh “IN, ON, AT”, có một số giới từ chỉ địa điểm khác như: below, under, above, over,… Bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn tại: Giới từ trong tiếng Anh nhé!
1.17. Chuyên đề 17: Liên từ
Liên từ, hay còn gọi là từ nối, dùng để liên kết một phần của câu với các phần còn lại.
Ví dụ:
- I will eat chicken and noodles for lunch.
Tôi sẽ ăn gà và mì vào bữa tối.
=> Liên từ “and” kết hợp hai danh từ “chicken” và “noodles” với nhau để tạo thành cụm tân ngữ.
Có 3 loại liên từ trong tiếng Anh:
Liên từ kết hợp | Nối các phần giống nhau về mặt ngữ pháp. Liên từ kết hợp không đứng đầu câu. | for (vì) and (và) nor (cũng không) but (nhưng) or (hoặc) yet (thế nhưng, tuy nhiên) so (nên là)…. |
Liên từ tương quan | Bao gồm các cặp từ đi với nhau. | either… or (hoặc cái này, hoặc cái kia) neither… nor (không cái này, không cái kia) both… and (cả cái này, cả cái kia) not only…. but also (không những… mà còn) whether… or (liệu là cái này hay cái kia)…. |
Liên từ phụ thuộc | Nối 2 mệnh đề. Mệnh đề phụ thuộc sẽ bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc. *Chú thích: Mệnh đề phụ thuộc gồm chủ ngữ và động từ nhưng không mang ý nghĩa hoàn chỉnh mà phải kết hợp với mệnh đề khác để tạo thành câu. | When (khi mà) as (khi) because/ since (vì) in order that (để) although (mặc dù)…. |
Ví dụ:
- I can’t go to the club on Tuesday nor Friday.
Tôi không thể đến câu lạc bộ vào thứ 3 hay thứ 6.
- I like to wear not only the dress but also the skirt.
Tôi không chỉ thích mặc đầm mà còn thích mặc chân váy.
- Although she studied hard, she couldn’t get a high score.
Mặc dù học rất chăm chỉ, cô ấy vẫn không thể đạt điểm cao.
Xem thêm: Liên từ trong tiếng Anh – Tổng hợp kiến thức chi tiết
1.18. Chuyên đề 18: Câu bị động
1.18.1. Khái niệm câu bị động
Câu bị động là câu nhấn mạnh vào đối tượng được/ bị tác động bởi hành động mà động từ miêu tả, thay vì nhấn mạnh vào đối tượng thực hiện hành động.
Cấu trúc chung:
S + to-be + Ved/PII + by + O
Chú thích:
- S: Đối tượng bị tác động bởi hành động.
- Ved/PII: Động từ quá khứ phân từ.
- O: Đối tượng thực hiện hành động. Có thể là các đại từ tân ngữ (me, you, them, us, him, her).
Ví dụ:
Câu chủ động:
- My father bought a pair of shoes for me.
Bố tôi mua một đôi giày cho tôi.
Câu bị động:
- I was bought a pair of shoes by my father.
Tôi được bố mua cho một đôi giày.
=> Câu bị động nhấn mạnh đối tượng được tặng quà là “I”.
1.18.2. Cách đổi từ câu chủ động sang câu bị động
Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động rất đơn giản! Bạn chỉ cần làm theo 4 bước sau:
- Bước 1: Xác định tân ngữ của câu chủ động.
- Bước 2: Lấy tân ngữ đó làm chủ ngữ trong câu bị động.
- Bước 3: Chia động từ của câu bị động giống với thì của động từ trong câu chủ động dưới dạng: “be + V-ed/PII”.
- Bước 4: Đặt chủ ngữ của câu chủ động (hoặc đại từ tân ngữ như “me, him, her, them,…) ở cuối câu bị động rồi thêm “by” đằng trước.
Ví dụ: Chuyển câu sau thành câu bị động:
- I’m wearing a yellow jacket.
Tôi đang mặc một chiếc áo khoác màu vàng:
Bước | Vận dụng | Câu hoàn chỉnh: A yellow jacket is being worn by me. Một chiếc áo khoác đang được mặc bởi tôi. |
1: Xác định tân ngữ của câu chủ động. | a yellow jacket một chiếc áo khoác | |
2: Lấy tân ngữ đó làm chủ ngữ của câu bị động. | đặt “a yellow jacket” ở đầu câu | |
3: Chia động từ dưới dạng “be + Ved/PII” theo thì hiện tại tiếp diễn. | is being worn đang được mặc | |
4: Đặt chủ ngữ (hoặc đại từ tân ngữ) của câu chủ động ở cuối và thêm “by” | by me bởi tôi |
Thực hành 4 bước chuyển câu chủ động thành câu bị động
1.19. Câu điều kiện
1.19.1. Khái niệm câu điều kiện
Câu điều kiện là những câu có chứa cụm từ “Nếu… thì” để diễn tả “Nếu có hoàn cảnh, điều kiện như thế nào đó thì một việc gì đó sẽ xảy ra”. Trong tiếng Anh, “nếu” chính là “If”, “thì” thường là dấu phẩy.
Câu điều kiện gồm 2 mệnh đề cấu thành:
Mệnh đề phụ (mệnh đề “If”) chỉ điều kiện + mệnh đề chính chỉ kết quả
Hai mệnh đề này có thể đổi vị trí cho nhau.
Lưu ý: Nếu mệnh đề chỉ kết quả đứng trước, mệnh đề điều kiện đứng sau thì không cần dấu “,” ngăn cách giữa hai mệnh đề.
Ví dụ:
- If it rains, I’ll skip the class = I’ll skip the class if it rains.
Nếu trời mưa, tôi sẽ nghỉ học = Tôi sẽ nghỉ học nếu trời mưa.
=> Trong câu điều kiện này, mệnh đề chỉ điều kiện là “If it rains”, mệnh đề chỉ kết quả là “I’ll skip the class”.
Cấu trúc chung:
If + mệnh đề điều kiện, mệnh đề kết quả
hoặc
Mệnh đề kết quả + If + mệnh đề điều kiện
1.19.2. Các loại câu điều kiện
Trong tiếng Anh có câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3 và 4. Tuy nhiên, FLYER sẽ giới thiệu 3 loại câu điều kiện 1, 2, 3 cơ bản và phổ biến nhất.
Loại câu điều kiện | Cách dùng | Ví dụ |
---|---|---|
Loại 1 | Nói về những hành động có thể xảy ra ở hiện tại, tương lai. If + S1 + V (s/es) , S2 + will/ can/ may + V => hiện tại đơn, tương lai đơn | If you eat too many candies, you’ll get a stomache. Nếu ăn quá nhiều kẹo, bạn sẽ bị đau bụng. |
Loại 2 | Nói về những hành động không thể xảy ra ở hiện tại. If + S + V-ed/ were, S + would/ could/ should + V-inf => quá khứ đơn, would/ could + V *Chỉ dùng “were”, không dùng “was”. | If she had a lot of money, I would buy a Porsche. Nếu có nhiều tiền, tôi sẽ mua một chiếc xe Porsche. |
Loại 3 | Nói về những hành động đã không xảy ra ở quá khứ (trái với hiện tại) If + S1 + had + V-ed/PII, S2 + would/ could/ should + have + V-ed/PII => quá khứ hoàn thành, would have V2 | If COVID-19 had not happened, I would have not studied online. Nếu COVID-19 không xảy ra, tôi đã không phải học online. |
Ngoài ra, bạn có thể dùng câu điều kiện đảo để nhấn mạnh hơn vào mệnh đề điều kiện.
Ví dụ câu điều kiện đảo loại 2:
- If I were her, I would have studied English harder.
Nếu tôi là cô ấy, tôi đã học tiếng Anh chăm chỉ hơn.
- Đảo: Were I her, I would have studied English harder.
Nếu tôi là cô ấy, tôi sẽ học tiếng Anh chăm chỉ hơn.
=> Đảo “Were” lên đầu câu, bỏ “If” và giữ nguyên các phần còn lại.
Để xem kỹ hơn về những loại câu điều kiện khác, bạn đừng bỏ qua bài viết Câu điều kiện trong tiếng Anh nhé!
1.20. Chuyên đề 20: Câu trực tiếp và câu gián tiếp
Câu trực tiếp là câu thuật lại nguyên văn lời của người nói (thường để trong dấu ngoặc kép).
Câu gián tiếp dùng để thuật lại lời người khác nói nhưng không nguyên văn (không để trong dấu ngoặc kép).
Ví dụ:
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
---|---|
“I’m sick”, she says. “Tôi không khỏe“, cô ấy nói. | She said that she was sick. Cô ấy nói rằng cô ấy không được khỏe. |
Các hành động được thuật lại trong câu gián tiếp không diễn ra tại thời điểm nói mà đã diễn ra trước đó. Vì vậy, khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, bạn cần lùi động từ xuống một thì. Cụ thể:
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
---|---|
Hiện tại đơn He said: “I live in a small village”. Anh ấy nói: “Tôi sống ở một ngôi làng nhỏ” | Quá khứ đơn He said that he lived in a small village. Anh ấy nói rằng anh ấy sống ở một ngôi làng nhỏ. |
Hiện tại hoàn thành She said: “Someone has stolen my money”. Cô ấy nói: “Ai đó đã lấy trộm tiền của tôi” | Quá khứ hoàn thành She said that someone had stolen her money. Cô ấy nói ai đó đã lấy trộm tiền của cô ấy. |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn My mom said: “I have been working for 9 hours”. Mẹ tôi nói: “Mẹ đã làm việc trong 9 giờ đồng hồ” | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn My mom said that she had been working for 9 hours. Mẹ tôi nói bà ấy đã làm việc trong 9 giờ đồng hồ. |
Quá khứ đơn Alex said: “I bought it yesterday”. Alex nói: “Tôi đã mua nó hôm qua”. | Quá khứ hoàn thành Alex said that he had bought it the day before. Alex nói anh ấy đã mua nó vào hôm qua. |
Quá khứ tiếp diễn “I was sleeping then,” He said “Tôi đang ngủ lúc đó,” Anh ta nói. | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn He said that he had been sleeping then. Anh ta nói anh ta đang ngủ lúc đó. |
will/ can/ may/ must “I can’t do it on my own”, he said. “Tôi không thể tự làm một mình”, anh ấy nói. | would/ could/ might/ had to He said that he couldn’t do it on his own. Anh ta nói anh ta không thể làm một mình. |
Xem thêm: Câu trực tiếp và câu gián tiếp
1.21. Chuyên đề 21: Đảo ngữ
Đảo ngữ là hình thức đảo trạng từ và các trợ động từ lên trước động từ chính.
Cấu trúc:
Adv + Auxiliary verb + S + V + O
Chú thích:
- Adv: Trạng từ.
- Auxiliary verb: Trợ động từ (do/ does, am/ is/ are, have/ has)
- V: động từ chính.
Ví dụ:
- I never eat bittermelon.
Tôi không bao giờ ăn mướp đắng.
- Đảo ngữ: Never do I eat bittermelon.
Không bao giờ tôi ăn mướp đắng.
=> Trạng từ chỉ tần suất: “Never”, trợ động từ “do”, chủ ngữ “I”, tân ngữ “bittermelon”.
Một số dạng câu đảo ngữ trong tiếng Anh:
Các dạng đảo ngữ | Cấu trúc | Ví dụ |
Đảo ngữ với trạng từ phủ định: rarely, seldom, never, hardly, scarcely,… | Adv + Auxiliary Verb + S + V | Rarely does she wear makeup. Hiếm khi cô ấy trang điểm. |
Đảo ngữ với “Not until” | Not until + Time + Auxiliary verb + S + V | Not until yesterday did he wake up. Mãi đến hôm qua anh ta mới tỉnh lại. |
Not until + Time clause + S + V + that + clause | Not until I became a mother did I understand my mother’s hardship. Mãi đến khi tôi làm mẹ tôi mới hiểu được nỗi vất vả của mẹ tôi. | |
Đảo ngữ với “Only” | Only after + S1 + V1 + Auxiliary verb + S2 + V2 | Only after I had studied abroad did I realize how hard it had been. Chỉ khi tôi đi du học tôi mới nhận ra việc đó khó cỡ nào. |
Only if + S1 + V1 + Auxiliary verb + S2 + V2 | Only if you promise to study will I buy a new bike for you. Chỉ khi con hứa sẽ học chăm chỉ thì mẹ sẽ mua xe đạp mới cho con. | |
Đảo ngữ với “Although/ even though/ though” (áp dụng với câu có 2 mệnh đề chung chủ ngữ) | Adj/ Adv + as/ though + S + V, mệnh đề chính | Tall as she is, she can’t be a model. Mặc dù cao, cô ấy vẫn không thể làm người mẫu. |
Not only… but also | Not only + Auxiliary verb + S1 + V1 + but also + S2 + V2 | Not only is she beautiful but also she is kind. Không những cô ấy rất xinh đẹp mà cô ấy còn rất tốt bụng. |
So…. that/ Such… that | So + Adj/ adv + Auxiliary verb + S + that + clause | So lovely is she that I’ve fallen in love with her. Cô ấy đáng yêu đến mức khiến tôi say mê. |
Such + Auxiliary verb + N + that + clause | Such was an expensive house that I couldn’t buy it. Ngôi nhà đắt đến mức tôi không thể mua được. | |
Đảo ngữ với “now, thus, then, here, there” | Now/ thus/ then… + V + N Chỉ đảo ngữ khi chủ ngữ là danh từ, không đảo ngữ khi chủ ngữ là đại từ. | There comes the train = There it comes. Tàu tới rồi. Không dùng: There comes it. |
Xem thêm: Cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh
1.22. Chuyên đề 22: Mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ là mệnh đề phụ thuộc trong câu, thường bắt đầu với các đại từ quan hệ như: who, whom, whose, which, that và các trạng từ quan hệ: when, why, when.
Mệnh đề quan hệ luôn đứng ngay sau danh từ/ đại từ của mệnh đề chính để bổ sung nghĩa cho danh từ/ đại từ ấy.
Ví dụ:
- The man whom you met yesterday is my brother.
Người đàn ông cậu gặp hôm qua là anh trai tớ.
-> Mệnh đề chính “The man is my brother”, mệnh đề phụ cũng chính là mệnh đề quan hệ: “Whom you met yesterday”.
-> Mệnh đề quan hệ đứng sau danh từ “the man” để bổ nghĩa.
Có 2 loại mệnh đề quan hệ: Mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định.
Mệnh đề quan hệ xác định | Mệnh đề quan hệ không xác định |
---|---|
Dùng để bổ nghĩa cho danh từ, đại từ đứng trước. Nếu không có mệnh đề này, nghĩa của câu sẽ không hoàn chỉnh. | Giải thích thêm cho danh từ, đại từ đứng trước, được ngăn cách với mệnh đề chính bởi dấu phẩy. Nếu không có mệnh đề này, câu vẫn thể hiện nghĩa hoàn chỉnh. Danh từ đứng trước thường là tên riêng hoặc các danh từ có “this, that, these, those, my, his, your, her, their, our” |
Ví dụ: The book which I bought yesterday is uninteresting. Cuốn sách mà tôi mua hôm qua không hay lắm. | Ví dụ: Ms. Hoa, who teaches English for us, is 26 years old. Cô Hoa, người dạy tiếng Anh cho tụi mình, mới 26 tuổi. |
1.23. Chuyên đề 23: Thành ngữ tiếng Anh
Thành ngữ tiếng Anh cũng giống thành ngữ trong tiếng Việt, là sự kết hợp của các từ đơn lẻ tạo thành một cụm từ mang ý nghĩa ẩn dụ.
Có những thành ngữ có thể đứng một mình mà vẫn mang đầy đủ ý nghĩa (thành ngữ độc lập), nhưng cũng có thành ngữ cần phải kết hợp với thành phần khác để tạo nên ý nghĩa hoàn chỉnh (thành ngữ phụ thuộc).
Ví dụ thành ngữ độc lập:
- Like father, like son.
Cha nào con nấy.
Ví dụ thành ngữ phụ thuộc:
- It’s time to hit the sack!
Đã đến lúc phải đi ngủ rồi!
-> “Hit the sack” không thể đứng một mình.
10 câu thành ngữ độc lập phổ biến:
Thành ngữ | Nghĩa |
---|---|
A picture is worth 1000 words | Một bức ảnh giá trị hơn 1000 từ. |
Put yourself together | Bình tĩnh |
So far so good | Mọi chuyện vẫn tốt đẹp |
Better late than never | Muộn còn hơn không, có còn hơn không |
Love me, love my dog | Yêu nhau yêu cả đường đi lối về |
No money, no honey | Tiền hết là tình hết |
Piece of cake | Dễ như ăn bánh |
Hit the hay/ Hit the sack | Đi ngủ |
Let’s call it a day | Dừng lại thôi. (việc đang làm) |
No pain, no gain | Không có nỗi đau thì không có thành quả |
10 câu thành ngữ phụ thuộc phổ biến:
Thành ngữ | Nghĩa |
---|---|
A perfect storm | một tình huống, hoàn cảnh tồi tệ |
Break the ice | phá bỏ mọi giới hạn (khi làm gì đó mới) |
Bite off more than you can chew | cố làm nhiều hơn những gì bạn có thể |
Let the cat out of the bag | tiết lộ bí mật |
Once in a blue moon | rất hiếm xảy ra |
Put something on ice | trì hoãn việc gì đó cho đến thời điểm thích hợp |
Give someone the cold shoulder | phớt lờ ai đó |
Costs an arm and a leg | đắt đỏ |
By the skin of your teeth | hoàn thành điều gì đó trong gang tấc |
Saving for a rainy day | tiết kiệm |
Thành ngữ thông dụng trong tiếng Anh:
Xem thêm: 50+ thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh
1.24. Chuyên đề 24: Cụm từ cố định (Collocation)
Cụm từ cố định hay cụm từ liên kết, là sự kết hợp các từ một cách tự nhiên dựa theo thói quen giao tiếp của người bản ngữ.
Ví dụ:
- make a noise.
gây ra tiếng ồn.
(Không dùng “have a noise”, “create noise”)
- a large amount
một số lượng lớn
(Không dùng “big amount”)
Một số cụm từ cố định thông dụng:
have | do | make |
have a drink (uống) | do nothing (không làm gì) | make a mess (làm bừa bộn) |
have a good time (có một thời gian tốt đẹp) | do someone a favour (giúp đỡ ai đó) | make noise (làm ồn) |
have a haircut (đi cắt tóc) | do the cooking (nấu ăn) | make an effort (nỗ lực) |
have lunch (ăn trưa) | do your best (cố hết mình) | make trouble (gây rắc rối) |
have a relationship (có một mối quan hệ) | do your homework (làm bài tập) | make mistake (mắc sai lầm) |
take | keep | go |
take a chance (nắm bắt cơ hội) | keep a secret (giữ bí mật) | go abroad (đi nước ngoài) |
take notes (ghi chú) | keep in touch (giữ liên lạc) | go fishing (đi câu cá) |
take a look (nhìn) | keep calm (giữ bình tĩnh) | go on a date (đi hẹn hò) |
take a break (nghỉ giải lao) | keep safe (giữ an toàn) | go insane (mất bình tĩnh, nổi điên) |
take a rest (nghỉ ngơi) | keep in mind (nhớ, chú tâm) | go blind (bị mù, điếc/ không biết đúng sai) |
Xem thêm: Collocation là gì?
1.25. Các cấu trúc tiếng Anh thông dụng
Cấu trúc câu là cách sắp xếp các thành phần trong câu đúng vị trí để câu trở nên có ý nghĩa.
Cấu trúc chung:
S + V + O
Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ
Cho dù câu có thêm một số thành phần khác, vị trí của 3 thành phần chính này hầu như không thay đổi (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như đảo ngữ).
Để có thể nói tiếng Anh trôi chảy, mạch lạc, bạn hãy nhớ những cấu trúc câu cơ bản dưới đây nhé!
*Chú thích:
- Adj: Tính từ.
- sb: Ai đó
- sth: Điều gì đó.
- N: Danh từ.
- V-ing: Động từ đuôi -ing.
- V-ed/PII: Động từ quá khứ phân từ.
Cấu trúc, cách dùng | Ví dụ |
---|---|
It is + Adj + (for sb) + to V Miêu tả tính chất một sự vật, sự việc khi làm gì đó. | It is fun to hang out with you. Đi chơi với bạn rất vui. |
Tobe interested in + N/ V-ing Thích thú khi làm gì đó. | I’m interested in swimming. Tôi thích bơi lội. I’m interested in music. Tôi thích âm nhạc. |
Tobe bored with + N/ V-ing Chán khi làm gì đó. | I’m bored with doing one thing again and again. Tôi thấy nhàm chán khi phải làm gì đó lặp đi lặp lại. |
Have (no) difficulty (in) + V-ing Có (không có) khó khăn khi làm gì | I have difficulty speaking English. Tôi gặp khó khăn trong việc nói tiếng Anh. |
Congratulate + sb + on + V-ing Chúc mừng ai đó vì đã làm gì | Congratulate you on winning this match! Chúc mừng bạn vì đã thắng trận đấu! |
Adj + enough + to V Đủ (tính chất, đặc điểm) để làm gì | She is old enough to watch this movie. Cô ấy đủ tuổi để xem bộ phim này. |
Too + adj + to V Quá (tính chất, đặc điểm) để làm gì | She is too young to watch this movie! Cô ấy quá nhỏ để xem bộ phim này! |
This is the first/ second/… time + S + have/ has + V-ed/PII Đây là lần đầu/ lần thứ 2… ai đó làm gì. | This is the first time we have eaten “Bún Chả”. Đây là lần đầu tiên chúng tôi ăn Bún Chả |
This is the last time + S + V-ed Đây là lần cuối cùng làm gì | This is the last time I talked to you! Đây là lần cuối tôi nói chuyện với anh! |
It’s time + S + V-ed Đến lúc cho ai làm gì | It’s time you took a bath! Đến lúc con cần đi tắm rồi đấy! |
want + sb + to V Muốn ai đó làm gì | I want my sister to become a nurse. Tôi muốn em gái tôi trở thành một y tá. |
want to + have + sth + V-ed/PII Muốn có cái gì đó được thực hiện | I want to have my clothes washed in 2 more hours. Tôi muốn quần áo của mình được giặt trong vòng 2 tiếng nữa. |
fail to V thất bại khi làm gì | Our team failed to solve this problem. Nhóm tôi đã thất bại trong việc giải quyết vấn đề này. |
succeed in V-ing thành công khi làm gì | We succeeded in promoting new products! Chúng ta đã thành công trong việc quảng bá sản phẩm mới! |
Borrow sth (from sb) Mượn cái gì từ ai đó Lend sb sth Cho ai đó mượn cái gì | Can I borrow a pen? Tôi có thể mượn bạn cây bút mực không? Can you lend me your pen? Bạn có thể cho tôi mượn cây bút mực không? |
S1 + tobe + so + adj + that + S2 + V ai đó/ cái gì đó (tính chất, đặc điểm) đến mức mà…. | That dish is so spicy that I can’t eat it all! Món ăn đó cay đến mức tôi không thể ăn hết nổi! |
S1 + V1 + so + adv + that + S2 + V2 ai đó/ cái gì làm gì đó… đến mức…. | He drives so fast that I can’t catch up with. Anh ta lái nhanh đến mức tôi không thể bắt kịp. |
It’s (not) necessary for sb + to V= Sb + don’t/ doesn’t need + to V Ai đó (không) cần thiết làm gì | It’s not necessary for you to come here.= You don’t need to come here. Anh không cần phải đến đây đâu. |
Look forward to + V-ing Mong đợi làm gì | We are looking forward to going on holiday. Chúng tôi rất mong được đi du lịch. |
Provide + sb + with + sth Cung cấp cho ai cái gì | All students are provided with an ideal environment. Tất cả học sinh được cung cấp một môi trường lý tưởng. |
Prevent/ Stop + sb + from + V-ing Ngăn ai đó làm gì | The government has to prevent people from damaging the environment. Chính phủ cần ngăn chặn mọi người hủy hoại môi trường. |
Deny + V-ing Phủ nhận làm gì | The thief denied taking the women’s money. Tên trộm đã phủ nhận việc ăn trộm tiền của người phụ nữ. |
Make sure + that + Clause Đảm bảo điều gì đó là đúng | I make sure what I said is true. Tôi đảm bảo những gì mình nói là đúng. |
Spend + time/ money + on + sth/ V-ing Dành thời gian/ tiền bạc cho cái gì đó/ làm gì đó | We spend a lot of time on Facebook. Chúng ta dành quá nhiều thời gian trên Facebook. |
Have no idea of sth Không biết điều gì/ không có ý tưởng đó | I have no idea of that math problem. Tôi không nghĩ ra gì cho câu hỏi Toán học đó. |
Ngoài ra, trong tiếng Anh còn có rất nhiều cấu trúc khác để bạn có thể vận dụng linh hoạt hàng ngày. Hãy xem thử video dưới đây để tìm thêm về các cấu trúc khác nhé:
2. Bài tập tổng hợp 25 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh
3. Tổng kết
Vậy là bạn và FLYER đã tìm hiểu xong 25 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh cơ bản rồi đấy! Khá là dài phải không? Để nhớ được hết những kiến thức quan trọng này, bạn cần dành thời gian đọc lại nhiều lần và kết hợp làm các bài tập. Mặc dù việc học sẽ cần rất nhiều nỗ lực nhưng sau khi đã thành thạo 25 chuyên đề này, chắc chắn bạn sẽ giao tiếp được tiếng Anh và câu từ cũng trau chuốt hơn nhiều. Thành quả rất xứng đáng đúng không? Vì vậy, hãy cố gắng bạn nhé!
Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?
Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!
✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,
✅ Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…
✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking
✅ Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng
Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!
>>> Xem thêm: