Kết quả học tập của học sinh có thể được đánh giá thông qua vô số phương pháp và cách tiếp cận khác nhau. Đây cũng là mối quan tâm của không ít thầy cô trong quá trình giảng dạy. Thông thường, có ba cách tiếp cận việc dạy và học, bao gồm Assessment for Learning (Đánh giá quá trình), Assessment of Learning (Đánh giá tổng kết) và Assessment as Learning (Đánh giá như một phương pháp học).
Trong phạm vi bài viết này, thầy cô hãy cùng FLYER đi tìm hiểu Assessment for Learning là gì và cách tiếp cận Assessment for Learning!
1. Assessment for learning là gì?
Assessment for learning (AFL – Đánh giá quá trình) là một cách tiếp cận việc dạy và học, trong đó tạo ra các phản hồi (feedback) để cải thiện thành tích học tập của học sinh.
AFL khuyến khích học sinh tích cực hơn trong học tập và hình thành lối suy nghĩ “như một giáo viên”. Học sinh chủ động nghĩ về tình hình học tập hiện tại của mình, mục tiêu em muốn hướng đến và cách để em có thể đạt được chúng.
Những giáo viên có chuyên môn cao có khả năng tích hợp AFL vào bài học một cách tự nhiên, với mức độ và tần suất phù hợp độ tuổi và khả năng của người học.
Các chiến lược AFL có mối liên hệ trực tiếp với sự cải thiện thành tích của học sinh trong các bài kiểm tra và bài thi tổng kết. Nghiên cứu cũng cho thấy, những chiến lược này đặc biệt giúp các học sinh có thành tích học tập chưa tốt nâng cao việc học của mình.
AFL và mối quan hệ với Formative assessment (Đánh giá quá trình) và Summative assessment (Đánh giá tổng kết)
* Chú thích: “Formative assessment” được dịch sang tiếng Việt là “Đánh giá quá trình”, tương tự “Assessment for learning”.
Theo truyền thống, AFL có mối liên hệ mật thiết với Formative assessment, bởi những hoạt động như đặt câu hỏi và phản hồi giúp hình thành, định hướng việc học của học sinh. Đặc điểm này khác với Summative assessment (Đánh giá tổng kết), phương pháp đo lường lượng kiến thức học sinh đạt được ở cuối một giai đoạn nhất định trong quá trình học tập.
Bảng dưới đây phân chia các loại Formative assessment và Summative assessment thành hai nhóm: informal (tạm dịch: không chính thức) và formal (tạm dịch: chính thức) – dựa trên báo cáo National Foundation for Educational Research của UK (NFER 2007):
Formative assessment | Summative assessment | |
Informal |
|
|
Formal |
|
|
Bảng phân chia các loại hình Formative và Summative assessment
Có thể nói, tất cả các loại hình đánh giá trong bảng trên đều hỗ trợ cho AFL nếu mục đích cuối cùng của chúng là giúp học sinh tiến bộ trong học tập.
Một ví dụ điển hình về việc sử dụng chiến lược Summative assessment kết hợp AFL đó là: bài kiểm tra hoặc bài thi tổng kết được dùng để xác định những “lỗ hổng” kiến thức của học sinh, sau đó là một loạt mục tiêu được đặt ra để khắc phục những điều này.
Thầy cô hãy nhớ rằng, yếu tố cần chú trọng khi thực hiện AFL là mục tiêu, không phải bản chất của đánh giá.
2. Nền tảng lý thuyết của AFL
2.1. Các nghiên cứu về AFL
Theo John Hattie, giáo sư giáo dục và giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Melbourne tại Đại học Melbourne (Australia), AFL giúp người học hiểu được khái niệm “xuất sắc” và cách mà họ có thể cải thiện, nâng cao chất lượng bài làm của mình để đạt đến trình độ này.
Feedback tạo hiệu ứng tích cực lên thành tích của người học. Trong một tác phẩm có sức ảnh hưởng của John Hattie về hiệu quả trong giáo dục, Visible Learning for Teachers (2011), Hattie xếp các chiến lược feedback ở thứ hạng 10 trong số 150 nhân tố mang đến sự cải thiện đáng kể trong kết quả học tập.
Ngoài ra, theo giáo sư giáo dục Black và William, nếu giáo viên sử dụng Formative assessment như một phần của quá trình dạy học, học sinh có thể học với tốc độ gấp đôi. Nghiên cứu của Hattie cũng cho biết, việc sử dụng phương pháp đánh giá học tập này mang lại những khác biệt rõ rệt trong thành tích của người học.
2.2. Attribution theory (Lý thuyết quy kết)
Lý thuyết quy kết cho rằng, con người giải thích sự thành công hay thất bại theo những cách khác nhau. Một vài nhân tố dẫn đến thành công hay thất bại có thể kiểm soát được, trong khi một số khác thì không.
Những ví dụ về các nhân tố có thể kiểm soát được bao gồm: mức độ nỗ lực của người học và sự hứng thú của họ đối với môn học. Trái lại, một vài nhân tố không kiểm soát được gồm có: sự may mắn của người học và mức độ hỗ trợ mà họ nhận được từ giáo viên.
Người học tham gia vào quá trình tự đánh giá “self-assessment” (là một phần của AFL) học cách gán những thất bại vào những nhân tố có thể kiểm soát được.
Ví dụ, một học sinh làm chưa tốt bài về nhà có thể nhận ra rằng họ đã dành sự tập trung nhầm vào một nội dung nào đó. Bởi sự lựa chọn nội dung nằm trong khả năng kiểm soát của họ, họ có thể xem lại, chỉnh sửa và cải thiện bài làm của mình tốt hơn.
Cách kiểm soát thất bại này sẽ thúc đẩy sự tự tin và nâng cao thành tích của người học.
2.3. Metacognition (Siêu nhận thức)
Siêu nhận thức là một thuật ngữ mô tả khả năng “suy nghĩ về việc suy nghĩ” (thinking about thinking) và khuyến khích self-assessment. Siêu nhận thức cho rằng tất cả người học cần có khả năng tự ngẫm nghĩ về việc học của mình, hiểu cách mình học tốt nhất và diễn giải lại được những kiến thức, kỹ năng mới hoặc hiểu biết của bản thân về những khái niệm đã được lĩnh hội.
Việc học diễn ra khi người học được trao cơ hội để phát triển dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy. Một nghiên cứu cũng khẳng định rằng, việc chỉ nói với người học những gì họ cần biết kém hiệu quả hơn nhiều so với việc giúp họ xây dựng ý nghĩa về kiến thức cho riêng mình.
3. Lợi ích và thách thức khi áp dụng AFL
Bất kỳ cách tiếp cận nào cũng có những lợi ích và thách thức khi áp dụng, AFL không phải ngoại lệ.
3.1. Lợi ích khi áp dụng AFL
Cải thiện kết quả đầu ra | Nghiên cứu cho rằng Formative assessment là một trong những thành tố quan trọng nhất tạo nên thành công trong Summative assessment. Lý do là bởi người học có được ý tưởng rõ rệt về một thành quả tốt, cũng như những gì họ cần làm để đạt tiêu chuẩn đề ra. |
Gia tăng sự tự tin |
|
Tăng tính độc lập |
|
Thay đổi văn hóa lớp học |
|
Lợi ích khi áp dụng AFL
3.2. Thách thức khi áp dụng AFL
Hiểu nhầm |
|
Đào tạo và thời gian | Việc đưa AFL vào trường lớp cần nhiều thời gian. Điều này đôi khi đòi hỏi quá trình đào tạo chuyên môn bổ sung, đồng thời làm thay đổi cách giáo viên tương tác với người học. |
Lo ngại về những thay đổi |
|
Chưa biết cách phản hồi phù hợp |
|
Văn hóa |
|
Thách thức khi áp dụng AFL
4. 5 quy trình chính trong AFL
AFL thường được thực hiện chủ yếu theo 5 quy trình sau:
Giáo viên hỗ trợ đặt câu hỏi để học sinh nhận biết trình độ hiện tại của mình. |
Giáo viên phản hồi với từng học sinh về cách các em có thể cải thiện việc học. |
Học sinh hiểu được khái niệm về một kết quả tốt ở mỗi nhiệm vụ các em đang thực hiện. |
Học sinh trở nên độc lập hơn trong học tập, tham gia vào peer assessment và self-assessment. |
Các đánh giá tổng kết có thể được dùng một cách chính thức giúp học sinh cải thiện việc học của mình. |
5. 5 chiến lược vận dụng AFL và những đề mục quan trọng khi thực hiện AFL
AFL nhấn mạnh việc thiết lập một môi trường học tập lấy người học làm trung tâm và có tính hỗ trợ cao, nơi người học không “ngại sai” và sẵn sàng học hỏi từ những lỗi sai của mình. Dưới đây là 5 chiến lược vận dụng AFL và những đề mục thầy cô cần kiểm tra khi thực hiện cách tiếp cận này.
5.1. 5 chiến lược vận dụng AFL
5.1.1. Đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là một cách nhanh chóng và quan trọng để thầy cô nắm được người học hiểu gì về môn học, từ đó có thể lên kế hoạch cho bài giảng của mình.
Có hai loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Câu hỏi đóng |
|
Câu hỏi mở |
|
Hai loại câu hỏi cần đặt khi áp dụng AFL
5.1.2. Feedback
Feedback là quá trình người học “ngồi lại” với giáo viên để thảo luận về năng lực hiện tại, mục tiêu của họ trong tương lai và cách để họ đạt được mục tiêu đó. Đây có thể được mô tả như một “cầu nối” giữa việc dạy và học. Thông thường, giáo viên sẽ xem qua một phần bài làm cụ thể được thực hiện bởi người học.
Mục đích và mục tiêu của bất kỳ nhiệm vụ nào cũng cần được làm rõ giữa người dạy và người học. Thầy cô có thể cung cấp “success criteria” (các tiêu chí thành công) trước khi người học bắt đầu nhiệm vụ của họ.
Feedback có thể bao gồm việc chấm điểm. Tuy nhiên, người học có thể chỉ nghĩ về điểm số mà không để tâm đến bất kỳ nhận xét nào nhằm cải thiện bài làm của họ. Trong một lớp học AFL, giáo viên sẽ chỉ đưa ra feedback là những lời nhận xét về bài làm của người học. Nếu muốn chấm điểm, thầy cô hãy thực hiện sau khi nhận xét để người học có thể thật sự chú tâm vào những nhận xét của thầy cô. Phản hồi đạt hiệu quả khi giáo viên nhận xét dựa trên bài làm của người học, không phải bản ngã hay bản chất của họ.
Sau đây là một ví dụ về việc nhận xét trên bản ngã của người học: “Great work Melanie, the best in the class.” (Làm tốt lắm Melanie, một học sinh xuất sắc nhất của lớp.). Cách phản hồi này có thể khiến những người học có thành tích tốt tự mãn, cho rằng mình không còn gì để cải thiện nữa. Họ cũng có thể lo ngại trong việc thử thách bản thân vì sợ rằng mình sẽ mất đi vị trí cao ở hiện tại. Mặt khác, những người học yếu hơn có thể cảm thấy nản chí vì cho rằng mình không thể làm gì để tốt hơn được nữa.
Thầy cô nên phản hồi cho mỗi người học bằng cách đưa ra những lời khen tập trung vào bài làm, kèm theo đó là những góp ý và gợi ý mục tiêu tiếp theo để cải thiện việc học của họ. Chẳng hạn: “Ali, you have written a good introduction to your story. Now, can you think how you can make the description of the main character more striking?” (Ali, em đã viết tốt đoạn mở đầu câu chuyện. Giờ em có thể nghĩ cách nào để khiến đoạn mô tả nhân vật chính thêm hấp dẫn hơn nữa không?).
5.1.3. Peer assessment/ Peer feedback (Đánh giá chéo/ Phản hồi chéo)
Đánh giá hay phản hồi chéo là quá trình người học đánh giá bài làm của nhau và đưa ra phản hồi cho nhau. Phản hồi này dựa trên cách hiểu về sự thành công của một bài làm. Vai trò của giáo viên rất quan trọng trong quá trình này, bởi thầy cô hiểu người học của mình và có thể giúp họ phát triển kỹ năng tư duy phản biện, phản tư.
Việc trao cho học sinh quyền tự chủ là một cách hay để học sinh có trách nhiệm với việc học của mình. Peer feedback cũng giúp người học phát triển các kỹ năng xã hội và vận dụng các kỹ năng nâng cao như tư duy phản biện, tư duy phân tích.
Một buổi peer feedback thành công đòi hỏi người học phải “nghĩ như một giáo viên” khi phản hồi bài làm của bạn học. Mỗi người học sẽ áp dụng “success criteria” để feedback bài làm của bạn mình, đưa ra những nhận xét và góp ý có giá trị dựa trên những tiêu chí này. Thông qua quá trình peer feedback, tất cả người học sẽ hiểu hơn về những điều làm nên thành công của một bài làm, một thành phẩm.
Đối với cấp độ tiểu học, AFL cũng được thực hiện dựa trên nền tảng lý thuyết tương tự. Tuy nhiên, các nhiệm vụ có thể thay đổi tùy thuộc vào những giai đoạn phát triển nhận thức khác nhau của học sinh. Ví dụ, học sinh có thể dùng tranh để mô tả về những ưu, nhược điểm của bài làm.
5.1.4. Self-assessment (Tự đánh giá)
Trong quá trình self-assessment, người học tự đánh giá và suy ngẫm về chính bài làm của mình. Điều này giúp họ nắm được những kiến thức giáo viên đã dạy, liên kết chúng với những kiến thức đã học và sắp học.
Self-assessment cho phép người học thiết lập mục tiêu học tập và có trách nhiệm hơn với việc học của chính mình. Tuy nhiên, thầy cô cần nhận thức một điều rằng, người học không thể thực hiện self-assessment chỉ “sau một đêm” mà cần nhiều thời gian và sự rèn luyện. Vai trò của giáo viên là khuyến khích và động viên người học.
Khi giới thiệu với người học về self-assessment, thầy cô cần hướng dẫn quy trình thật cẩn thận. Để bắt đầu, thầy cô cung cấp một danh sách các câu hỏi để người học tự hỏi bản thân và viết câu trả lời ra giấy. Việc bắt đầu với một “nhật ký học tập” là một hoạt động hữu ích. Đây sẽ là cuốn sổ để người học ghi lại những trải nghiệm học tập gần đây của mình và tự đặt cho bản thân những câu hỏi như:
- “What made sense and what didn’t?” (Phần nào mình hiểu và chưa hiểu?)
- “How does this subject fit in with what I already know?” (Môn học này có điểm nào trùng khớp với những điều mà mình đã biết?)
- “What did I do well and what could I have improved?” (Mình đã làm tốt những gì và có thể đã cải thiện điều gì?)
Lý tưởng hơn, thầy cô có thể trò chuyện cá nhân với mỗi người học để định hướng tư duy của họ, đến khi người học cảm thấy thoải mái với quá trình này. Self-assessment là hoạt động đòi hỏi sự hướng dẫn 1-1 để đạt được thành công trọn vẹn. Trong những buổi học ngắn, thầy cô có thể đặt câu hỏi bằng lời để học sinh tự “phản chiếu” lại việc học của mình.
Khi nghĩ về cách cải thiện bài làm, học sinh có thể thiết lập các mục tiêu để thể hiện tốt hơn vào lần sau. Những mục tiêu này có thể bao trùm tất cả khía cạnh của quá trình học, từ việc quản lý thời gian đến việc đặt câu hỏi nhiều hơn khi các em không hiểu vấn đề nào đó.
5.1.5. Các bài kiểm tra và bài thi quá trình
Thầy cô hãy trả về cho học sinh những bài kiểm tra và bài thi sau khi đã chấm điểm. Thông qua đó, học sinh có thể dành thời gian suy nghĩ về những điểm tốt, cũng như điểm cần cải thiện trong bài làm của mình. Ngoài ra, thầy cô cũng có thể tổ chức các hoạt động nhóm để học sinh thảo luận về bài kiểm tra, bài thi của mình với các bạn học.
Về phía thầy cô, những bài kiểm tra và bài thi này sẽ là nguồn thông tin quan trọng để thầy cô nắm được tình hình học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh giáo án phù hợp.
5.2. Những câu hỏi cần tự đặt ra khi thực hiện 5 chiến lược AFL (Những đề mục quan trọng khi thực hiện AFL)
Nếu thầy cô mới bắt đầu thực hiện AFL, những đề mục dưới đây có thể giúp ích cho thầy cô:
STT | Câu hỏi |
---|---|
1 | Tôi đang vận dụng các câu hỏi hiệu quả như thế nào? |
2 | Mức độ hiệu quả khi tôi áp dụng các feedback? |
3 | Mức độ hiệu quả khi tôi áp dụng peer feedback? |
4 | Tôi áp dụng các hoạt động tự đánh giá nhiều như thế nào? |
5 | Tôi có đang hỗ trợ học sinh hiệu quả trong các đánh giá tổng kết không? |
6. 4 hoạt động gợi ý khi mới bắt đầu áp dụng AFL
Như vậy, đâu là cách tốt nhất để bắt đầu thực hiện AFL? Dưới đây là 4 hoạt động mà thầy cô có thể tham khảo. Thầy cô hãy thử nhiều hoạt động nhất có thể để qua đó điều chỉnh, phát triển sao cho phù hợp nhất với thời lượng và thời khóa biểu các tiết học.
6.1. Đặt câu hỏi và thảo luận: “Think – Pair – Share”
Trong “Think – Pair – Share”, thầy cô đặt ra một câu hỏi và cho học sinh vài phút để tự ghi nhanh các câu trả lời ra giấy. Sau đó, học sinh thảo luận với bạn học về những ý tưởng của mình trước khi trình bày câu trả lời chính thức trước cả lớp.
“Think – Pair – Share” khuyến khích tất cả học sinh tham gia vào bài học, cho học sinh thời gian hình thành các ý tưởng và chia sẻ suy nghĩ của các em đến những bạn học khác. Hơn nữa, hoạt động này cũng rèn luyện cho học sinh kỹ năng lắng nghe các ý tưởng và hiểu thêm về các quan điểm khác nhau.
Để đảm bảo học sinh lắng nghe ý tưởng của bạn học khác, trước khi buổi thảo luận diễn ra, thầy cô có thể nhắc nhở học sinh rằng các em sẽ phải trình bày ý tưởng của bạn mình. Bên cạnh đó, bản ghi lại các ý tưởng của học sinh cũng nên được trình bày trước lớp để tất cả học sinh có thể cùng trao đổi.
6.2. Feedback từ giáo viên: Chỉ đưa ra feedback nhận xét, không đưa ra điểm số
Khi chấm điểm, thầy cô nên đưa ra những nhận xét mang tính xây dựng thay vì cung cấp cả nhận xét lẫn điểm số, hoặc chỉ riêng điểm số.
Mỗi tháng, thầy cô chọn một bài làm của học sinh để viết vào những nhận xét chi tiết. Feedback nên tập trung vào những tiêu chí thành công mà học sinh đã nắm. Ngoài ra, feedback cũng cần chứa những lời khen về phần bài tập mà các em đã làm tốt, cũng như những mục tiêu cụ thể để học sinh cải thiện bài làm của mình. Thầy cô cũng có thể đưa ra những feedback thông qua lời nói nếu muốn.
Vào đầu giờ của buổi học tiếp theo, thầy cô trả lại bài làm cho học sinh với những nhận xét chi tiết, sau đó cho các em thời gian sửa bài và phản hồi những nhận xét của thầy cô. Sau khi học sinh sửa bài, thầy cô đưa ra điểm số để học sinh nhận biết được trình độ hiện tại của mình.
6.3. Feedback từ người học: Hoạt động “Đèn giao thông”
Hoạt động “Đèn giao thông” là một cách nhanh chóng để thầy cô nhận biết mức độ tự tin của học sinh về một khái niệm hoặc kỹ năng mới được đề cập trong bài học.
Thầy cô cung cấp cho học sinh một bộ “đèn giao thông 3 màu”, mỗi màu đại diện cho những feedback của học sinh về bài vừa được học, yêu cầu học sinh giơ đèn có màu tương ứng với suy nghĩ của các em. Dưới đây là hình ảnh minh họa bộ đèn mà thầy cô có thể tham khảo:
6.4. Peer feedback trên một nhiệm vụ
Ở hoạt động này, những người học sẽ phản hồi bài làm của nhau sau khi hoàn thành. Cụ thể, thầy cô và học sinh cần thực hiện các bước sau:
Bước 1 | Thầy cô giới thiệu “success criteria” – những tiêu chí tạo nên một bài làm tốt, chẳng hạn: sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, biết cách vận dụng ví dụ để chứng minh cho lập luận của mình,… |
Bước 2 | Học sinh đọc bài làm của bạn khác và ghi chú những “success criteria” đã đạt được. |
Bước 3 | Học sinh xếp thành nhóm đôi, đưa ra phản hồi cho bạn mình bằng lời nói hoặc văn bản. |
Bước 4 | Trong khi học sinh phản hồi chéo, thầy cô đi lại giữa các nhóm để giám sát quá trình feedback của các em. Thầy cô cũng có thể tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến của mình nếu học sinh cần sự hỗ trợ. |
Bước 5 | Vào cuối buổi, thầy cô hỏi học sinh cảm nhận của các em về hoạt động, động viên học sinh bằng cách khen ngợi những nhiệm vụ các em đã hoàn thành, đồng thời nhấn mạnh rằng quá trình này cần có thời gian và sự rèn luyện để đạt hiệu quả cao. |
7. 6 quan niệm sai lầm về AFL
Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng AFL có không ít những quan niệm sai lầm về cách tiếp cận này, phổ biến nhất là 6 quan niệm dưới đây:
STT | Quan niệm sai | Quan niệm đúng |
1 | Assessment (Đánh giá) và Testing (Kiểm tra) là hai khái niệm giống nhau. |
|
2 | Việc áp dụng AFL sẽ khiến giáo viên bị mất kiểm soát trong lớp. |
|
3 | Peer feedback sẽ khiến học sinh nói chuyện phiếm với nhau thay vì cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập. |
|
4 | Các kỳ thi là hình thức đánh giá duy nhất có tính quan trọng. |
|
5 | Đánh giá là quá trình một chiều khi giáo viên phản hồi cho người học về bài làm của họ. |
|
6 | Bài làm, sản phẩm nên luôn được chấm điểm. |
|
6 quan niệm sai lầm về AFL
8. 3 lời khuyên hữu ích dành cho thầy cô khi thực hiện AFL
Khi mới bắt đầu vận dụng AFL, hay thậm chí khi đã thực hiện cách tiếp cận này trong một thời gian dài, thầy cô vẫn có thể mắc phải những sai lầm nhất định. Dưới đây là 3 lời khuyên hữu ích dành cho thầy cô để áp dụng AFL một cách hiệu quả nhất.
Không nên quá kiểm soát. |
|
Học sinh cần có được những bằng chứng về việc học và sự tiến bộ trong học tập của các em. | Đó có thể là những cuộc đối thoại được thu âm, một cuốn nhật ký học tập ghi lại toàn bộ quá trình học của học sinh, hay băng ghi hình những buổi trao đổi về bài tập. |
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập bên ngoài lớp học. |
|
3 lời khuyên hữu ích dành cho thầy cô khi thực hiện AFL
Tổng kết
Với bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay, có thể nói cách tiếp cận Assessment for Learning vẫn là một thách thức lớn đối với cả thầy lẫn trò bởi nhiều yếu tố rào cản như văn hóa, thời lượng tiết học, thói quen dạy và học, nguồn lực và công tác đào tạo,… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thầy cô không thể vận dụng AFL. Thầy cô có thể tìm điểm chung giữa cách tiếp cận này với môi trường dạy-học tại Việt Nam để áp dụng AFL một cách linh hoạt và hiệu quả. Chúc thầy cô gặt hái được nhiều thành công trên hành trình “lái đò” của mình!
Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?
FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!
✅ Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…
✅ Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp
✅ Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…
✅ Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)
Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!
Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188
>>> Xem thêm: