Blended Learning là gì? Giới thiệu 7 mô hình Blended Learning phổ biến nhất hiện nay

Trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay, nền giáo dục đang không ngừng chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Một trong những xu hướng nổi bật nhất trong thế kỷ XXI là sự kết hợp linh hoạt giữa phương pháp truyền thống và trực tuyến, tạo nên mô hình học tập độc đáo được biết đến với tên gọi là “Blended Learning” hay “Học tập kết hợp”. Vậy Blended Learning là gì? có những mô hình học tập kết hợp nào thường được sử dụng? Mời thầy cô cùng FLYER tìm hiểu trong bài viết này.

Blended Learning là gì? Học tập kết hợp
Blended Learning là gì?

1. Khái niệm Blended Learning (Học tập kết hợp)

Blended Learning còn được gọi là “học tập kết hợp”. Đây là mô hình giáo dục có sự kết hợp giữa quy trình giảng dạy truyền thống và phương pháp học tập trực tuyến. Phần học trực tuyến được phát triển từ xa bằng cách sử dụng các thiết bị như điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng. Đặc trưng của mô hình này là mang lại cho người học một số quyền kiểm soát về thời gian, địa điểm, lộ trình hoặc tốc độ học tập.

Mô hình Blended Learning còn được biết đến với những tên gọi như b-learning, hybrid learning hoặc liquid learning. Blended Learning đang ngày càng đổi mới dựa vào các khía cạnh khác nhau: Cách thầy cô làm việc, tương tác giữa giáo viên và học sinh, vai trò của học sinh trong quá trình học. Học sinh sẽ trở nên tích cực và có nhiều vai trò hơn khi các em chịu trách nhiệm về việc học của mình và phát triển tính tự lập.

Blended Learning - Học tập kết hợp là gì
Blended Learning – Học tập kết hợp

Không chỉ là hình thức học tập mới, Blended Learning cũng ám chỉ một sự thay đổi trong vai trò giáo viên: Vai trò ở đây không phải là đóng góp về mặt kiến thức mà là hoạt động hướng dẫn học sinh trong quá trình học. Đó là lý do tại sao thầy cô đóng vai trò như người hướng dẫn, những người hỗ trợ học sinh trong quá trình học.

2. Tại sao nên chọn Blended Learning (Học tập kết hợp)?

Không chỉ là một xu hướng học tập hiện đại, Blended Learning (Học tập kết hợp) còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả giáo viên và học sinh. Dưới đây là một số lý do vì sao thầy cô nên chọn Blended Learning:

2.1. Một mô hình sáng tạo

Blended Learning không đơn thuần là sự kết hợp giữa học tập tại chỗ và học trực tuyến, mà còn đại diện cho một mô hình giáo dục sáng tạo. Mô hình học tập kết hợp cho phép giáo viên tận dụng những công nghệ mới để tạo ra trải nghiệm học tập độc đáo và thú vị cho học sinh. Sự linh hoạt trong việc kết hợp các phương tiện trực tuyến với phương pháp giảng dạy truyền thống giúp tạo ra một môi trường học tập thú vị và đầy cảm hứng.

Blended Learning (Học tập kết hợp) là gì
Blended Learning giúp tạo ra môi trường học tập sáng tạo

2.2. Nhiều lợi ích hơn

Blended Learning (Học tập kết hợp) mang lại nhiều lợi ích hơn so với các phương pháp giảng dạy truyền thống hoặc học 100% trực tuyến. Học sinh không chỉ được tiếp cận kiến thức qua nhiều phương tiện khác nhau, mà còn có quyền kiểm soát thời gian và cách mà các em được học. Điều này tạo ra một trải nghiệm cá nhân hóa, giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và quản lý thời gian hiệu quả. Đồng thời, thầy cô cũng có cơ hội tương tác và phản hồi nhiều hơn đến từng học sinh, đảm bảo các em nắm được bài học và áp dụng hiệu quả kiến thức vừa học vào thực tế cuộc sống.

3. Ưu và nhược điểm của Blended Learning (Học tập kết hợp)

Mô hình học tập kết hợp mang đến sự linh hoạt giữa học truyền thống và học trực tuyến, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng vấp phải nhiều thách thức. Dưới đây là cái nhìn tổng quan về ưu và nhược điểm của Blended Learning (Học tập kết hợp). Mời thầy cô cùng tham khảo.

3.1. Ưu điểm

Blended Learning (Học tập kết hợp) với nhiều ưu điểm khác nhau đã khiến mô hình này ngày càng được ứng dụng rộng rãi:

  • Blended Learning giúp nâng cao động lực và hiệu suất học tập của học sinh. Mô hình này giúp các em tham gia vào quá trình học tập một cách linh hoạt và phù hợp với tố chất cá nhân của mình.
  • Khuyến khích sự tham gia tích cực, tự học và làm việc theo nhóm, tạo điều kiện cho học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm và quản lý thời gian.
  • Blended Learning mở ra các hình thức tương tác mới giữa giáo viên và học sinh, tạo nền tảng cho sự kết nối sâu sắc và giao tiếp chặt chẽ hơn.
  • Với khả năng kết hợp giữa học truyền thống và học trực tuyến, Blended Learning mang lại sự linh hoạt cao cho cả giáo viên, học sinh cả về thời gian và địa điểm học.
  • Mô hình này thúc đẩy học sinh làm chủ kỹ năng số, giúp các em trở thành người sử dụng thông thạo công nghệ.

3.2. Nhược điểm

Blended Learning (Học tập kết hợp) là gì
Ưu điểm và nhược điểm của Blended Learning

Bên cạnh ưu điểm, Blended Learning (Học tập kết hợp) cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Blended Learning đòi hỏi sự hiểu biết và sử dụng công nghệ từ phía cả giáo viên và học sinh. Điều này có thể tạo ra nguy cơ bất bình đẳng (trong quá trình tiếp cận giáo dục) cho những người không có thiết bị hoặc thiếu kỹ năng sử dụng công nghệ.
  • Mặc dù có sự tương tác trên môi trường kỹ thuật số, nhưng một số học sinh có thể cảm thấy cô đơn trong môi trường học tập trực tuyến và không có sự kết nối mạnh mẽ như trong lớp học truyền thống.
  • Một số học sinh thiếu kỷ luật cá nhân có thể gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian. Việc này sẽ khiến các em không nắm được kiến thức, không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
  • Sự chuyển đổi từ mô hình giảng dạy truyền thống sang Blended Learning có thể vấp phải sự phản đối của những người không quen với mô hình này. Điều này yêu cầu quá trình hỗ trợ và đào tạo kỹ năng mới cho giáo viên và học sinh.

4. Các bước để bắt đầu với Blended Learning (Học tập kết hợp)

Mặc dù cơ chế thực hiện Blended Learning (Học tập kết hợp) đã có một vài thay đổi trong những năm gần đây, bản chất của phương pháp này vẫn không có sự thay đổi. Sau đây, FLYER sẽ bật mí cho các thầy cô các bước để bắt đầu với phương pháp học tập kết hợp này. 

4.1. Xác định mục tiêu và cách đạt được mục tiêu

Đầu tiên cần xác định rõ điều mà thầy cô muốn đạt được và cách thầy cô sẽ thực hiện điều đó. Thầy cô có thể bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi “cái gì” và “làm thế nào”, nghĩa là thầy cô muốn đạt được điều gì và sẽ thực hiện điều đó như thế nào. Điều quan trọng nhất là xác định rõ thông tin mình muốn truyền đạt cho học sinh và những kỹ năng mà thầy cô muốn các em phát triển. Ngoài ra, thầy cô cũng cần tìm hiểu các công cụ và chiến lược mình sẽ sử dụng để đạt được mục tiêu này.

Ngoài ra, khi nói về Blended Learning, việc xem xét vấn đề về truy cập Internet là vấn đề tiên quyết. Thầy cô cần tìm hiểu xem tốc độ và khả năng truy cập mạng của nhà trường như thế nào? Học sinh có khả năng tiếp cận với Blended Learning hay không? Kế hoạch phải xem xét đến hoàn cảnh của mỗi học sinh, cũng như máy móc và thiết bị có sẵn tại trường.

4.2. Hình dung quá trình học tập trông như thế nào

Bước tiếp theo là định rõ phần nào của quá trình học tập sẽ sử dụng phương pháp truyền thống, và phần nào sẽ tích hợp sự sử dụng công nghệ mới. Kinh nghiệm giảng dạy sẽ giúp thầy cô dễ dàng quyết định đâu là tài nguyên tốt nhất và những phần nào các em học sinh có thể gặp khó khăn. 

Blended Learning (Học tập kết hợp) là gì
Để bắt đầu với phương pháp học tập kết hợp

Các bài học thường bao gồm cả phần lý thuyết và thực hành. Khi quyết định ứng dụng mô hình Blended Learning (Học tập kết hợp), thầy cô cần tìm cách truyền đạt cả hai dạng nội dung (lý thuyết & thực hành) và khả năng truyền đạt nội dung này. 

Chẳng hạn, với phương pháp truyền thống, phần lý thuyết thường được thầy cô giảng giải trực tiếp ở lớp. Tuy nhiên, khi áp dụng Blended Learning, thầy cô có thể quay video bài giảng phần lý thuyết và đăng tải lên lớp học trực tuyến, đồng thời đưa phần thực hành vào lớp học truyền thống và kết hợp hoạt động thảo luận nhóm.

Khi lập kế hoạch học tập, thầy cô cần tính toán thời gian cần thiết để hoàn thành mỗi đơn vị bài học và cân nhắc những việc cần làm trong và ngoài lớp học. Để tận dụng đầy đủ lợi ích của Blended Learning (Học tập kết hợp), thầy cô nên xem xét ghi hình lại các buổi học (cả trực tiếp và trực tuyến) dựa trên nhu cầu của học sinh.

Quan trọng hơn cả, thầy cô cần có kế hoạch chi tiết, thể hiện được những việc mà học sinh nên làm trong cả lớp học trực tiếp và trực tuyến. Thầy cô nên có một kế hoạch hàng tuần để đo lường hiệu quả học tập của học sinh, hướng dẫn và giải thích cho các em từng bước thực hiện, mục tiêu, kỳ vọng và cách đánh giá. 

Ví dụ, thầy cô cung cấp cho học sinh một video về bài học trước khi bắt đầu một chủ đề nào đó, sau đó đặt ra một số câu hỏi để đánh giá kiến thức ban đầu của các em. Thông tin này sẽ giúp thầy cô thiết kế các buổi học dựa trên kiến thức của học sinh, từ đó tối ưu hóa buổi học trực tiếp.

4.3. Xem xét nội dung có trong bài giảng

Nội dung tương tác được đánh giá là quan trọng nhất bởi tính tương tác là chìa khóa trong phương pháp học kết hợp. Ngay cả khi sử dụng một định dạng “thụ động” như video, thầy cô cũng cần tìm cách để học sinh tương tác tích cực với bài giảng này. Ví dụ như cho học sinh trả lời một số câu hỏi giữa video hoặc ở cuối video.

Thầy cô có thể tham khảo Genially, công cụ hỗ trợ tạo nội dung tương tác. Với Genially, thầy cô có thể tạo bài thuyết trình hoặc video thuyết trình, tạo hình ảnh tương tác, trò chơi, cùng mọi loại tài liệu giáo dục kỹ thuật số. Genially cung cấp nhiều lợi ích khác đối với giáo dục như:

  • Thầy cô có thể chèn bất kỳ định dạng nội dung nào trên Genially: Video, âm thanh, tài liệu, hình ảnh, GIF,…  Nội dung giáo dục của thầy có thể thú vị và hấp dẫn hơn bao giờ hết.
  • Chia sẻ Genially trên bất kỳ nền tảng giáo dục nào đều rất dễ dàng. Genially tích hợp với Moodle, Canvas và Google Classroom, cũng như các công cụ khác như MS Teams hoặc WIRIS.
  • Genially cung cấp hàng ngàn mẫu bài giảng được thiết kế bởi các chuyên gia. Thầy cô không cần tạo lại nội dung từ “trang giấy trắng”.
  • Phần ‘Inspirations’ trên Genially cung cấp khá nhiều tài nguyên giáo dục hữu ích và đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Hầu hết những nội dung này đều có thể sử dụng lại.

5. 7 mô hình Blended Learning (Học tập kết hợp)

Có thể thấy, học tập kết hợp mang lại rất nhiều lợi ích và phù hợp với thời đại công nghệ số. Phần trên đã giới thiệu cách bắt đầu với phương pháp học tập kết hợp, sau đây FLYER xin gợi ý đến quý thầy cô 7 mô hình Blended Learning phổ biến nhất hiện nay.

5.1. Mô hình Gamification

Blended Learning (Học tập kết hợp) là gì
Mô hình Gamification tại FLYER

Mô hình học tập Gamification (Học tập có yếu tố trò chơi) giúp tối ưu hóa khả năng tương tác của học sinh bằng cách tích hợp yếu tố trò chơi vào quá trình học tập. Điều này giúp các em cải thiện kiến thức thông qua các hoạt động có tính chất game. Đồng thời, việc tích hợp điểm số, cấp độ và các yếu tố khác góp phần tạo động lực, thúc đẩy tính cạnh tranh và sự hứng thú của học sinh trong quá trình học.

Tại Việt Nam, FLYER là đơn vị tiên phong ứng dụng mô hình Gamification trong lĩnh vực giảng dạy, luyện thi Cambridge, TOEFL, IOE,… Những ưu điểm nổi bật tại phòng thi ảo FLYER:

  • Với việc tích hợp các tính năng học tập mô phỏng như trong trò chơi, Phòng thi ảo FLYER mang đến cho học sinh một trải nghiệm luyện thi sinh động và đa tương tác.
  • Giao diện đẹp mắt, sinh động, thân thiện với lứa tuổi học sinh.
  • Giúp thầy cô tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc soạn đề với hơn 1700 đề thi thử TOEFL, IOE, Cambridge,… 
  • Tối ưu hóa quá trình quản lý hàng ngàn học sinh một cách hiệu quả thông qua “Trang Quản lý lớp tự động”. 
  • Các tính năng nổi bật như theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo để học sinh thi đua, kiểm tra đầu vào và chấm điểm Speaking với trí tuệ nhân tạo (AI).

5.2. Mô hình Face-to-Face Drive

Face-to-Face Drive (Lớp học cận truyền thống) được coi là một trong những mô hình gần nhất với lớp học truyền thống. Ở đây, các em học sinh chủ yếu tham gia vào quá trình học trực tiếp tại lớp học. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, giáo viên sẽ quyết định tích hợp một số hoạt động học tập trực tuyến như một phần bổ trợ trong chương trình học. Chỉ khi tham gia vào những hoạt động này, học sinh mới chính thức tham gia vào hình thức Blended Learning (Học tập kết hợp).

Mô hình này giữ lại đa số yếu tố truyền thống của việc giảng dạy trực tiếp tại lớp. Các hoạt động trực tuyến được tích hợp đôi khi chỉ là một phần nhỏ và có thể được sử dụng như một công cụ bổ sung, chẳng hạn như để làm rõ và mở rộng kiến thức đã học tại lớp. Điều này tạo ra sự linh hoạt cho học sinh mà không làm thay đổi quá nhiều so với trải nghiệm học truyền thống của các em.

5.3. Mô hình Flex

Blended Learning (Học tập kết hợp) là gì
Mô hình Flex (Học tập linh hoạt)

Mô hình Flex (Học tập linh hoạt) là một trong những phương pháp học tập kết hợp được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Trong mô hình này, học sinh được tự do lựa chọn lịch trình học tập linh hoạt, phù hợp với nhu cầu cá nhân. Bên cạnh đó, các em có thể tự quyết định tốc độ học của mình. Điểm đặc biệt của mô hình Flex là học sinh học tập độc lập, chủ yếu thông qua tự nghiên cứu trong môi trường kỹ thuật số.

Môi trường học tập trực tuyến trong mô hình Flex đặt ra yêu cầu cao về ý thức tự giác của học sinh, vì các em phải tự quản lý thời gian và tìm kiếm tài nguyên học liệu. Trong mô hình này, giáo viên đóng vai trò như người cung cấp nội dung khóa học và hỗ trợ khi cần thiết, thay vì là người chỉ đạo trực tiếp. Mô hình học tập linh hoạt mang lại cho học sinh sự tự chủ với quá trình học tập của mình, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kỹ năng tự học và quản lý bản thân.

5.4. Mô hình Online Lab

Mô hình Online Lab (Phòng thực hành trực tuyến) cho phép học sinh tham gia vào các khóa học trực tuyến từ những phòng học chuyên dụng được trang bị đầy đủ thiết bị tại trường học. Trong các phòng học này sẽ có người giám sát và hỗ trợ học sinh trong tham gia quá trình học tập. Mô hình này là sự kết hợp giữa tiện ích của học trực tuyến và sự hỗ trợ của môi trường học tập truyền thống. Học viên có cơ hội tiếp xúc với các tài liệu và nội dung học trực tuyến, đồng thời được hỗ trợ và giám sát tại chỗ từ giáo viên hoặc người hướng dẫn.

Blended Learning (Học tập kết hợp) là gì
Mô hình Blended learning

Online Lab thường được áp dụng trong các lĩnh vực đòi hỏi nhiều buổi thực hành, thí nghiệm hoặc tương tác trực tiếp với các thiết bị và phương tiện đặc biệt. Mô hình này giúp học sinh có cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và phát triển kỹ năng thực hành một cách hiệu quả.

5.5. Mô hình Rotation

Mô hình Rotation (Lớp học luân phiên) bao gồm một chuỗi bài học được sắp xếp theo thời khoá biểu cố định, trong đó một số đơn vị bài học được thực hiện trực tuyến và một số khác diễn ra trực tiếp trong lớp học. Học sinh có khả năng tự học ở nhà thông qua các bài giảng điện tử, tham gia các buổi học trực tuyến hoặc thực hiện các nhiệm vụ cùng bạn học. Mô hình này mang lại sự đa dạng trong phong cách học tập và tối ưu hóa lợi ích từ quá trình đào tạo.

Mô hình Rotation phù hợp với các lớp học có lịch trình cố định, được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và có học sinh trong lớp đa dạng về phong cách học tập. Thông thường, mô hình này được áp dụng cho khối trung học phổ thông và các trung tâm đào tạo, nơi chương trình học có tính chất cố định và đòi hỏi sự linh hoạt trong việc kết hợp giữa học trực tuyến và học truyền thống.

5.6. Mô hình Self-Blended

Mô hình Self-Blended (Tự học kết hợp) cho phép học sinh tham gia vào các khóa học trực tuyến bất kỳ và nằm ngoài chương trình học ban đầu. Self-Blended thường áp dụng cho các học sinh có kỹ năng và trình độ cao hơn, hoặc có mong muốn học những nội dung chuyên sâu ngoài lộ trình chính.

Blended Learning (Học tập kết hợp) là gì
Mô hình Self-Blended (Tự học kết hợp)

Trong mô hình này, học sinh có quyền tự do chọn lựa và quản lý lộ trình học tập của mình, thường thông qua các nền tảng trực tuyến. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò là người hỗ trợ và tư vấn, không phải là người truyền đạt kiến thức chính. Học sinh có thể tận dụng nguồn tài nguyên trực tuyến để mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình theo hướng mong muốn. Mô hình Self-Blended thường phát huy hiệu quả tốt nhất trong các khóa học chuyên sâu, nâng cao, hoặc những lĩnh vực đặc biệt mà học viên quan tâm.

5.7. Mô hình Online Driver

Online Driver model (Học tập trực tuyến) là một mô hình hoàn toàn dựa trên nền tảng số, toàn bộ khóa học được đưa lên nền tảng kỹ thuật số với sự có mặt của giảng viên khi cần. Mô hình này thường kết hợp cả hình thức đào tạo đồng thời (live session, online workshop, webinar) và đào tạo không đồng thời (self-paced learning, e-course). Học sinh thường có sự linh hoạt cao về lịch trình học tập và có thể hoàn thành nhiều hoạt động mà không cần tham gia các buổi học trực tuyến cụ thể.

Online Driver model phù hợp với những ai mong muốn sự độc lập, tự chủ và linh hoạt trong việc quản lý thời gian học. Đây cũng là mô hình hiệu quả cho việc tái sử dụng nhiều lần các nội dung học. Tuy nhiên, để triển khai mô hình này cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hỗ trợ nền tảng học trực tuyến (LMS), hơn nữa yêu cầu nguồn lực lớn để xây dựng các khóa học điện tử (e-course).

6. Những câu hỏi thường gặp (FAQs)

Có những loại hình học tập kết hợp nào?

Blended Learning bao gồm nhiều mô hình, mỗi mô hình phản ánh sự kết hợp khác nhau giữa học truyền thống và học trực tuyến. Dưới đây là một số mô hình phổ biến:
Mô hình Rotation
Mô hình Flex
Mô hình Online Lab
Mô hình Face-to-Face Drive
Mô hình Self-Blended
Mô hình Gamification
Mô hình Online Driver

Ai nhận được lợi ích từ Blended Learning?

Blended Learning mang lại lợi ích cho cả học sinh và giáo viên. Khả năng truy cập linh hoạt của Blended Learning giúp giáo viên dễ dàng lên lịch nhiệm vụ, đánh giá bài nộp và theo dõi tiến trình học tập của học sinh. Học sinh có thể dễ dàng học tập và bổ sung kiến thức ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Làm thế nào để bắt đầu với Blended Learning?

Để bắt đầu với Blended Learning, thầy cô cơ bản cần thực hiện:
Xác định mục tiêu và cách đạt được mục tiêu
Hình dung quá trình học tập trông như thế nào
Xem xét nội dung có trong bài giảng

7. Tổng kết

Trong bài viết này, FLYER đã tổng hợp đầy đủ các thông tin về Blended Learning, bên cạnh đó là 7 mô hình Blended Learning (Học tập kết hợp) phổ biến nhất hiện nay. Blended Learning không chỉ là xu hướng giảng dạy hiện đại mà còn là bước tiến quan trọng trong việc tối ưu hóa trải nghiệm học tập, đảm bảo kiến thức được truyền đạt một cách hiệu quả nhất trong thời kỳ đổi mới.

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

Xem thêm:

    Đăng ký Đối tác

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Thúy Quỳnh
    Thúy Quỳnh
    Your time is limited, so don’t waste it living someone else’s life. Don’t be trapped by dogma, which is living with the results of other people’s thinking. Don’t let the noise of others’ opinions drown out your own inner voice. And most important, have the courage to follow your heart and intuition.

    Related Posts