Nếu các bạn nghĩ rằng “can’t stand” mang nghĩa là “không thể đứng” thì…các bạn chỉ đúng một nửa thôi đấy. Thực ra cấu trúc này còn có một cách dùng hoàn toàn khác nữa dùng để thể hiện sự khó chịu, sức giới hạn của ai đó. Vậy làm thế nào để phân biệt được trong trường hợp nào “stand” mang nghĩa “đứng” trường hợp nào để diễn đạt sức chịu đựng, hãy cùng khám phá trong bài viết ngày hôm nay nhé!
1. Stand là gì?
Theo từ điển Cambridge, “stand” là một động từ đa nghĩa, một trong những nghĩa cơ bản nhất đó là “đứng”, hoặc ở trong tư thế đứng.
Ví dụ:
- She says if she stands for a long time her ankles hurt.
Cô ấy nói nếu cô ấy đứng lâu thì mắt cá chân sẽ bị đau.
- After the earthquake not a single building was left standing in the village.
Sau trận động đất, không còn một tòa nhà trong làng nào có thể trụ lại.
Ngoài ra, người ta còn hay sử dụng nó với nghĩa là “chịu đựng” và “ở trong một vị trí/ tình huống”. Với nghĩa “chịu đựng” thì stand thường được dùng với “can’t” để diễn tả ai đó không thể chịu đựng gì nữa.
Ví dụ:
- Our company stands to lose a lot of money if the deal is unsuccessful.
Công ty của chúng ta đang ở trong một tình thế có thể mất rất nhiều tiền nếu dự án không thành công.
- How do you think your chances stand of being offered the job?
Bạn nghĩ cơ hội để bạn có thể được nhận công việc này như thế nào?
- I can’t stand her voice anymore, it is so terrible.
Tôi không thể chịu đựng được giọng của cô ta nữa, nó thật là kinh khủng.
- Why can you eat this dish? I can’t even stand its smell.
Tại sao bạn có thể ăn món ăn đó. Tôi thậm chí còn không thể ngửi được mùi của nó.
Vậy là chúng ta có thể trả lời được câu hỏi ở phần mở bài: “Can’t stand” còn có nghĩa là gì nữa? Đúng không nào. Để biết rõ hơn cách sử dụng của cấu trúc này, chúng ta theo dõi các phần tiếp theo nhé.
2. Cách dùng cấu trúc can’t stand
2.1. Đi với (cụm) danh từ
Cấu trúc:
S + can’t stand + N
Cấu trúc này có nghĩa là ai đó không thể chịu nổi điều gì nữa
Ví dụ:
- My mom can’t stand the smell of onions because she thinks ít smell is so pungent.
Mẹ tôi không thể chịu được mùi hành vì bà ấy nghĩ rằng mùi đó quá nồng.
- I can’t stand his wearisome complaints
Tôi không thể chịu đựng được những lời than phiền chán ngắt của anh ta.
2.2. Đi với động từ
S + can’t stand + V-ing
Cấu trúc này có nghĩa là ai đó không chịu nổi được việc gì nữa
Ví dụ:
- Oh my gosh! I can’t stand wearing this thick coat any longer.
Trời đất ơi! Tôi không thể mặc được chiếc áo khoác dày này thêm chút nào nữa.
- Do you know I can’t stand eating junk food?
Bạn có biết rằng là tôi không thể chịu nổi việc ăn đồ ăn nhanh à?
3. Thành ngữ với Can’t stand và Stand
Stand a chance: Cụm này có nghĩa là “nắm lấy cơ hội”
Ví dụ:
- He stands a good chance of passing the final exam if he works hard
Anh ấy có cơ hội thi đỗ kỳ thi cuối cùng nếu anh ta học hành chăm chỉ.
Stand trial: Cụm này có nghĩa là “bị đưa ra xét xử ở tòa án”
Ví dụ:
- Two men are to stand trial next month for their part in the bombing.
Hai người đàn ông sẽ bị xét xử ở tòa vào tháng tới cho phần của họ trong vụ đánh bom.
No standing: Cụm từ này được dùng ở các biển báo, dùng để cấm các phương tiện đỗ xe tại nơi có biển báo.
Ví dụ:
- The sign by the side of the road said “no standing”.
Cái biển báo ở bên đường ghi là “không được đỗ xe”.
Can’t stand the sight of sb/sth: Cấu trúc này có nghĩa là “ghét ai đó”
Ví dụ:
- She can’t stand the sight of cats.
Cô ấy ghét mèo.
- I can’t stand the sight of this guy.
Tôi ghét người đàn ông này.
I stand corrected: Đây là một câu dùng để thừa nhận những gì mình đã nói hoặc đã làm là sai.
Ví dụ:
- I stand corrected – the date of the event was 1411, and not 1412 as I had written.
Tôi thừa nhận – Ngày mà sự kiện đó tổ chức là 1411 chứ không phải 1412 như tôi đã viết.
Stand or fall by/on sth: Cụm này có nghĩa ai đó dựa hoàn toàn vào cái gì để có thể thành công
Ví dụ:
- Governments stand or fall by their economic performance.
Chính phủ hoàn toàn dựa vào sự phát triển của nền kinh tế của nó.
4. Phân biệt cấu trúc Can’t stand, Can’t bear, Can’t wait và Can’t help.
Ngoài cấu trúc “can’t stand” thể hiện sự không thể chịu được cái gì như ở trên thì trong tiếng Anh còn có một cấu trúc có ý nghĩa gần tượng tự như thế đó là: “Can’t bear” cùng vài cấu trúc khác dễ gây nhầm lẫn. Chúng ta hãy cùng xem qua sự khác và giống nhau của cách cấu trúc này nhé.
Cấu trúc | Ý nghĩa | Ví dụ |
Can’t stand | Không thể chịu đựng được việc gì, hành động gì đó (cực kỳ không thích) | I can’t stand staying at home doing nothing. Tôi không thể chịu đựng được việc ở nhà mà không làm gì cả. |
Can’t bear | Không thể chịu đựng được việc gì, hành động gì (nói về khả năng) | Tell me now! I can’t bear this suspense anymore! Nói cho tôi mau! Tôi không thể chịu được sự hồi hộp này thêm nữa. |
Can’t help | Không thể không làm gì được (cực kỳ mong muốn được làm việc đó) | She can’t help going to that meeting. Cô ấy không thể đến được buổi hội thảo đó. |
Can’t wait | Mong chờ làm việc gì, cái gì (không thể chờ đợi thêm để làm việc đó) | This cake looks mouth-watering, I can’t wait to eat it. Chiếc bánh này nhìn ngon mắt quá, tôi mong chờ được ăn nó quá. |
5. Bài tập
6. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ kiến thức về cấu trúc Stand, rất dễ hiểu và dễ áp dụng đúng không nào? Tuy nhiên, để có thể sử dụng thành thạo mà không nhầm lẫn với các cấu trúc khác, chúng ta cần luyện tập thường xuyên và làm thêm các bài tập liên quan.
Các bạn hãy ghé Phòng luyện thi ảo FLYER để luyện tập thêm các dạng bài liên quan đến cấu trúc “Stand” cùng những kiến thức ngữ pháp khác nữa nhé. Với bộ đề thi “khủng” được FLYER biên soạn tích hợp cùng các tính năng mô phỏng game và giao diện bắt mắt, cùng vô vàn phần quà hấp dẫn đang được khám phá đảm bảo buổi học tiếng Anh của bạn sẽ thú vị và hiệu quả hơn rất nhiều. Hãy cùng tham gia cùng FLYER ngay nào!
Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.
>>> Xem thêm