Cách kiểm soát thời gian trong giảng dạy: 7 tips xóa “cháy giáo án”

Với khối lượng công việc lớn và những gián đoạn bất ngờ, nhiều giáo viên dễ rơi vào tình trạng “chạy đua không hồi kết” mà vẫn không kịp deadline. Kiểm soát thời gian trong giảng dạy giúp giáo viên hoàn thành bài giảng đúng tiến độ, giảm căng thẳng và nâng cao hiệu quả lớp học. 

Bằng cách lập kế hoạch khoa học, áp dụng công nghệ hỗ trợ và đặt giới hạn hợp lý cho từng hoạt động, giáo viên có thể giảng dạy hiệu quả mà không bị quá tải. Cùng FLYER khám phá những giải pháp thực tế giúp thầy cô làm chủ quỹ thời gian một cách tối ưu.

1. Thách thức khi kiểm soát thời gian trong giảng dạy

Do bản chất công việc có nhiều ràng buộc, việc quản lý thời gian trong giảng dạy là một bài toán nan giải đối với thầy cô. Một số thách thức chính bao gồm:

  • Lịch làm việc bị kiểm soát chặt chẽ: Giáo viên công tác tại các trường học phải bám sát thời khóa biểu và lịch họp. 1 tiếng nghỉ trưa thường được tận dụng để chấm bài, soạn bài hoặc nhập điểm.
  • Phát sinh liên tục: Những gián đoạn bất ngờ thường xuyên diễn ra như học sinh mất tập trung, chưa hiểu bài, họp bất thường, khiến việc quản lý thời gian càng trở nên khó khăn.
  • Nhiều loại công việc khác nhau: Ngoài việc giảng dạy, thầy cô được kỳ vọng hoàn thành các công việc sáng tạo (soạn giáo án), hành chính (photo, nhập liệu), phân tích (chấm bài, đánh giá), làm giảm hiệu suất và gây căng thẳng.
  • Không đủ thời gian cho những việc quan trọng: Các nhiệm vụ như phân tích, chấm điểm hay lập kế hoạch thường đòi hỏi sự tập trung cao độ và thời gian dài. Thầy cô thường phải “ôm việc” về nhà vì trên lớp bận đi dạy.

Thực chất, có nhiều khoảng thời gian ngắn trong ngày bị lãng phí vào những việc không thực sự cần thiết bởi chưa có kế hoạch quản lý rõ ràng.

2. Cách kiểm soát thời gian trong giảng dạy – Kiểm soát lịch trình

Ngay cả khi đối diện với những trở ngại, vẫn có cách để thầy cô tăng hiệu quả và năng suất giảng dạy. Đó là lập kế hoạch quản lý thời gian chi tiết phân bổ thời gian hợp lý trong tiết học.

Trước tiên, FLYER sẽ gợi ý cách quản lý thời gian trong giảng dạy thông qua lập kế hoạch kiểm soát lịch trình tổng thể.

2.1. Giáo viên thực sự có bao nhiêu thời gian?

“Tôi có 8 tiếng giảng dạy 45 phút cho mỗi tiết”. Đây là đáp án thông thường cho câu hỏi trên. Tuy nhiên, thực tế giáo viên chỉ có 7 tiếng làm việc chính thức, 1 tiếng nghỉ trưa và… rất nhiều tiếng làm thêm ngoài giờ.

Để biết bản thân thực sự có bao nhiêu thời gian, thầy cô cần trải qua 2 bước: Quan sát và Phân tích.

cách kiểm soát thời gian trong giảng dạy
Kiểm soát thời gian trong giảng dạy bước 1: Xác định thời gian hiện có

Làm sao để quan sát?

Ghi lại thời gian dành cho hoạt động hàng ngày trong vòng 3 – 5 ngày bằng giấy nhớ hoặc phần mềm Note trên điện thoại. Đạt hiệu quả cao nhất nếu ghi lại theo thời gian thực.

  • Dành 10 phút trước giờ giảng để pha cà phê và tải slide.
  • Dành 5 phút để di chuyển từ điểm dạy này sang điểm dạy khác.
  • Mất 5 phút để set-up máy chiếu.

Làm sao để phân tích?

Sau khi quan sát, thầy cô cần suy ngẫm các câu hỏi sau: 

Tôi đang thực sự dành thời gian cho việc gì? Việc gì đang chiếm nhiều thời gian nhất? (giải trí, di chuyển hay… ăn uống?)
Tôi có muốn dành thời gian cho những hoạt động đó không?
Cộng những khoảng thời gian trống lại trong ngày và trả lời: Tôi có bao nhiêu thời gian?

Con số cuối cùng có thể khiến thầy cô ngạc nhiên. 

Ghi chép lịch trình của một giáo viên Tiểu học trường công lập, làm việc theo giờ hành chính có thể có bố cục như sau:

2.2. Lên lịch trình quản lý thời gian trong giảng dạy

Quản lý thời gian trong giảng dạy bước 2: Lên lịch trình tối giản
Quản lý thời gian trong giảng dạy bước 2: Lên lịch trình tối giản

Thầy cô cần chuẩn bị sổ tay, nhật ký hoặc ứng dụng như Google Calendar để lập kế hoạch quản lý thời gian giảng dạy cho tuần tới. Bao gồm thời gian đứng lớp, họp hành hoặc bất kỳ nhiệm vụ quan trọng nào.

*Lưu ý: Lên lịch trình và giới hạn thời gian phù hợp thay vì theo sở thích.

Sau khi hoàn thành, lịch trình ngắn gọn của thầy cô có thể trông như thế này (mang tính chất tham khảo):

Lịch trình kiểm soát thời gian giảng dạy tối giản
Lịch trình kiểm soát thời gian giảng dạy tối giản

Tiếp đó, thầy cô cần dành thời gian phân tích lịch trình bằng cách lưu ý những điều sau:

Các khối thời gian của tôi đang dùng cho việc gì? Dài bao lâu?
Tôi có nhiều năng lượng hay ít năng lượng ở đâu?
Nơi nào là tốt nhất cho việc sáng tạo?

2.3. Tối ưu hóa lịch trình

Bước này, thầy cô đã xác định được khoảng thời gian không được quản lý và đã đến lúc để lấp đầy khoảng trống này. 

Quản lý thời gian trong giảng dạy bước 3: Tối ưu hóa lịch trình
Quản lý thời gian trong giảng dạy bước 3: Tối ưu hóa lịch trình
  • Tạo danh sách nhiệm vụ làm thường xuyên và quan trọng: như chấm điểm, soạn giáo án, đánh giá học sinh, gọi điện cho phụ huynh,…
  • Chỉ định thời gian ước tính cho từng nhiệm vụ: Thầy cô cần bao nhiêu thời gian cho mỗi đầu việc? Cân nhắc chia nhỏ các đầu việc lớn thay vì cố hoàn thành trong một thời gian dài.
  • Phân nhóm công việc: 

Phân loại dựa trên các nhiệm vụ có tính tương đồng, bao gồm:

Quản lý lịch trình cho giáo viên: Phân nhóm công việc
Quản lý lịch trình cho giáo viên: Phân nhóm công việc
  • Hoặc, thầy cô có thể phân nhóm theo mức độ quan trọng và khẩn cấp của nhiệm vụ:
Kiểm soát công việc theo mức độ quan trọng và khẩn cấp
Kiểm soát công việc theo mức độ quan trọng và khẩn cấp
  • Ước tính thời gian hoàn thành: Tính toán thời gian cần để hoàn thành mỗi nhóm nhiệm vụ theo tuần. Sử dụng lịch trình đã lên trước đó và các thông số thời gian để phân công hiệu quả công việc.

Các nhiệm vụ cần 15 phút hoặc ít hơn rất hữu ích. Khi đã có lịch trình với những khoảng trống nhất định, thầy cô sẽ biết nhiệm vụ nào với khoảng thời gian 5 – 10 phút có thể lấp đầy những khoảng trống ngắn ngủi đó, giúp công việc không bị quá tải.

Sau khi hoàn thành, lịch trình của thầy cô có thể trông như thế này (mang tính chất tham khảo):

Ví dụ về lịch trình tối ưu cho thầy cô
Ví dụ về lịch trình tối ưu cho thầy cô

2.4. Chia sẻ công việc

Chia sẻ công việc để tiết kiệm thời gian giảng dạy
Chia sẻ công việc để tiết kiệm thời gian giảng dạy

Giáo viên có thể tiết kiệm thời gian bằng cách giao nhiệm vụ cho trợ giảng hoặc lớp trưởng để hỗ trợ quản lý lớp học. Ngoài ra, việc chia sẻ giáo án với đồng nghiệp giúp giảm tải công việc và nâng cao chất lượng giảng dạy.

2.5. Thư giãn và nghỉ ngơi

Tips quản lý thời gian hiệu quả cho giáo viên: Nghỉ ngơi
Tips quản lý thời gian hiệu quả cho giáo viên: Nghỉ ngơi

Thời gian đầu sẽ rất khó để bám sát lịch trình và đây là điều dễ hiểu. Mặc dù vậy, thầy cô nên dành thời gian nghỉ ngơi trước hoặc trong giai đoạn căng thẳng và bận rộn. Ví dụ: trước các kỳ thi, cuối năm hoặc thứ 2 mỗi tuần.

Thầy cô không nên dùng hết thời gian nghỉ để hoàn thành các việc còn sót mà nên cần nghỉ ngơi trọn vẹn.

3. Xóa bỏ “cháy giáo án” trong lớp học 45 phút

45 phút cho một tiết học thường trôi qua rất nhanh. Do vậy, giáo viên cần chuẩn bị giáo án kỹ lưỡng, nhanh chóng thu hút sự tập trung của học sinh trong 5 phút đầu tiết và kiểm soát thời gian chặt chẽ.

FLYER cung cấp bộ giáo án sẵn sàng sử dụng cho tiếng Anh Cambridge YLE, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian soạn bài mà vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy. Chỉ cần truy cập tại đây, thầy cô có thể chọn giáo án phù hợp và áp dụng ngay vào lớp học.

Sau đây là danh sách gợi ý từ FLYER về cách để tận dụng thời gian hiệu quả:

Kiểm soát thời gian trên lớp: Xóa bỏ “cháy giáo án”
Kiểm soát thời gian trên lớp: Xóa bỏ “cháy giáo án”

3.1. Phân bổ sẵn thời gian trong giáo án

Nguyên nhân của “cháy giáo án” có thể là do thầy cô chưa phân bổ thời gian chi tiết cho từng phần nội dung.

Ý tưởng phân bổ thời gian cho lớp học 45 phút:

  • Sử dụng tính năng “Thách đấu” trên Phòng thi ảo FLYER bằng cách tạo bài kiểm tra ngắn với thời gian tùy chỉnh, giúp học sinh rèn luyện phản xạ và tăng động lực học. Tính năng này dễ dàng áp dụng cho ôn tập, kiểm tra nhanh hoặc tạo không khí thi đua trong lớp.

Khởi động/ Lead-in (5 phút)

Thầy cô chọn một trong các hoạt động:

  • Đặt câu hỏi gợi mở. Ví dụ: Nếu tung một đồng xu 10 lần, các em nghĩ có bao nhiêu lần xuất hiện mặt ngửa? (Bài học xác suất, môn Toán).
  • Dùng hình ảnh/ video ngắn liên quan.
  • Ôn bài cũ bằng câu đố/ trò chơi.

Định hướng bài học (5 phút)

Thầy cô nêu rõ:

  • Hôm nay lớp học gì?
  • Kỹ năng hoặc kiến thức học sinh sẽ đạt được?
  • Hoạt động chính trong bài học.

Giảng lý thuyết (15 – 20 phút)

Thầy cô trình bày nội dung chính, có thể kết hợp:

  • Giải thích bằng các ví dụ.
  • Dùng Concept Checking Question để kiểm tra mức độ hiểu bài.
  • Kết hợp hình ảnh, video, sơ đồ tư duy.

Thực hành (10 – 15 phút)

Học sinh vận dụng kiến thức thông qua:

  • Bài tập cá nhân/ nhóm
  • Thảo luận theo kỹ thuật Think-pair-share (Vui lòng xem phần 4.5)

Tổng kết (5 phút cuối hoặc nếu còn thời gian)

Giáo viên hệ thống lại kiến thức:

  • Tóm tắt nội dung quan trọng 
  • Đặt câu hỏi kiểm tra nhanh
  • Giao bài tập về nhà hoặc nhiệm vụ cho tiết học sau

3.2. Hành động ngay tức thì

Để tối ưu thời gian giảng dạy, việc có mặt tại lớp trước hoặc đúng lúc chuông vào lớp reo là hợp lý nhất.

Nếu thầy cô sử dụng máy chiếu hoặc laptop, có mặt tại lớp trước khi chuông reo để set-up sẽ giúp tránh lãng phí thời gian đầu giờ. Học sinh có thể hỗ trợ những việc phụ như phát tài liệu hoặc mở sẵn máy chiếu.

3.3. Xây dựng thói quen kỷ luật cho lớp học

Thiết lập những tín hiệu quen thuộc sẽ giúp thầy cô tránh lãng phí thời gian.

  • Học sinh muốn đi vệ sinh không cần phải đứng lên và nói: “Em xin phép đi WC”, mà chỉ cần giơ tay tạo tín hiệu và thầy cô sẽ gật đầu thể hiện cho sự đồng ý.
  • Tạo dựng hình ảnh nghiêm khắc nhất định để học sinh chủ động giữ trật tự ngay khi nhận thấy “tín hiệu”.

Xem thêm: 50+ công cụ AI cho giáo viên: Sẵn sàng hỗ trợ thầy cô trước, trong và sau mỗi tiết dạy 

3.4. Chỉ định học sinh phát biểu

Thay vì mất 20 – 30s đợi học sinh chủ động giơ tay, thầy cô có thể chỉ định học sinh bất kỳ để trả lời câu hỏi; đồng thời thiết lập chế độ thưởng – phạt giúp tăng động lực tham gia.

3.5. Chuẩn bị kỹ các hoạt động giảng dạy

  • Làm gì vào đầu tiết? 
  • Bài tập vận dụng là gì? 
  • Hoạt động dự phòng là gì? 

Thầy cô cần suy nghĩ và sắp xếp sẵn bố cục tiết học để tận dụng mọi khoảng thời gian trống. Việc này cần được chuẩn bị kỹ ngay từ bước soạn giáo án.

3.6. Loại bỏ những gián đoạn

  • Phát tài liệu => tận dụng LMS hoặc công nghệ để học sinh đọc trước nội dung bài học
  • Học sinh làm việc riêng => di chuyển đến gần học sinh đó trong khi vẫn giảng bài để nhắc nhở “nhẹ”.

3.7. Đếm ngược thời gian

Thầy cô nên chuẩn bị một đồng hồ cho riêng mình và một đồng hồ dành riêng cho học sinh. Bằng cách này, những hoạt động tương tác sẽ được kiểm soát, học sinh sẽ tự ý thức quỹ thời gian của mình để trân trọng và tập trung học tập.

4. Kỹ thuật kiểm soát thời gian trong giảng dạy

Kỹ thuật quản lý thời gian trong giảng dạy
Kỹ thuật quản lý thời gian trong giảng dạy
cách kiểm soát thời gian trong giảng dạy
Kỹ thuật quản lý thời gian trong giảng dạy

4.1. Kỹ thuật Pomodoro – Dạy học theo chu kỳ ngắn

Pomodoro là phương pháp chia thời gian thành các phiên giảng dạy ngắn, thường là 25 phút tập trung và 5 phút nghỉ ngắn. Sau 4 phiên, giáo viên có thể cho học sinh nghỉ dài hơn từ 10 – 15 phút.

Mục đích: Phương pháp này giúp học sinh duy trì sự tập trung cao độ, đặc biệt hiệu quả với lớp học trực tuyến hoặc học sinh nhỏ tuổi.

4.2. Quy tắc 2 phút – Xử lý nhanh, không trì hoãn

Nguyên tắc rất đơn giản: Nếu một nhiệm vụ có thể hoàn thành trong 2 phút,thầy cô hãy làm ngay! Trong lớp học, giáo viên có thể áp dụng để trả lời câu hỏi ngắn, đưa ra nhiệm vụ nhanh cho học sinh hoặc xử lý các công việc hành chính nhỏ mà không làm gián đoạn bài giảng chính.

4.3. Ma trận Eisenhower – Ưu tiên nhiệm vụ quan trọng

Phương pháp này giúp giáo viên phân loại nhiệm vụ giảng dạy theo mức độ quan trọng và khẩn cấp. Những nội dung quan trọng sẽ được ưu tiên giảng dạy trước, trong khi những hoạt động ít quan trọng có thể lên kế hoạch cho sau này. Điều này giúp giáo viên tránh bị phân tán bởi các yếu tố ngoài lề và giữ đúng trọng tâm bài học.

4.4. Quy tắc 80/20 – Tập trung vào phần quan trọng nhất

Trong quy tắc này, giáo viên tập trung vào kiến thức cốt lõi giúp học sinh hiểu bài nhanh nhất thay vì dành quá nhiều thời gian cho những phần phụ không quá cần thiết. Nói cách khác, 80% kết quả đến từ 20% nội dung quan trọng nhất.

4.5. Think-Pair-Share – Kiểm soát thời gian thảo luận

Đây là kỹ thuật giúp kiểm soát thời gian thảo luận trong lớp mà vẫn đảm bảo học sinh được trao đổi ý kiến. Quy trình gồm 3 bước:

  • Think (Suy nghĩ): Học sinh có 1–2 phút để suy nghĩ về câu hỏi.
  • Pair (Ghép đôi): Học sinh trao đổi ý kiến với bạn bên cạnh trong 3–5 phút.
  • Share (Chia sẻ): Đại diện nhóm trình bày ý kiến ngắn gọn trong 2 phút.

Phương pháp này giúp hạn chế thời gian thảo luận kéo dài mà vẫn đảm bảo học sinh được tham gia tích cực.

5. Công cụ quản lý thời gian dành cho giáo viên

Công nghệ có thể giúp giáo viên kiểm soát thời gian giảng dạy, nâng cao hiệu làm việc và giảm tải khối lượng công việc. Dưới đây là một số công cụ “số hóa” có tính ứng dụng cao:

Lên lịch & quản lý công việc

  • Google Calendar: Sắp xếp lịch giảng dạy, họp tổ chuyên môn, nhắc nhở công việc quan trọng.
  • Trello: Quản lý danh sách công việc theo từng lớp học, đánh dấu tiến độ giảng dạy.
  • Planboard: Công cụ chuyên biệt giúp giáo viên lên kế hoạch bài giảng theo từng ngày, tuần, tháng.

Soạn giáo án & quản lý tài liệu

  • Google Docs: Soạn giáo án, ghi chú bài giảng và chia sẻ với đồng nghiệp.
  • Canva for Education: Thiết kế bài giảng sinh động với hình ảnh trực quan.

Chấm bài & Đánh giá học sinh tự động

  • FLYER School: Tạo đề thi nhanh, chấm điểm tự động, báo cáo chi tiết giúp tiết kiệm thời gian đánh giá năng lực học sinh
  • Google Form: Tạo bài kiểm tra online, chấm điểm tự động
  • GradeCam: Quét và chấm điểm bài kiểm tra trên giấy bằng camera điện thoại

Quản lý lớp học & giao bài tập

  • Google Classroom: Giao bài tập, theo dõi tiến độ, chấm bài trực tuyến
  • Kahoot!/ Quizizz: Tạo bài kiểm tra dạng trò chơi giúp tăng tương tác với học sinh

Hỗ trợ giảng dạy & Kiểm tra online

  • FLYER School: Tổ chức kiểm tra trực tuyến, chống gian lận, đảm bảo tính minh bạch
  • Loom: Ghi lại video bài giảng để học sinh xem lại

Hỗ trợ tiết kiệm thời gian giảng dạy với FLYER School:

Hướng dẫn sử dụng Google Calendar:

Hướng dẫn sử dụng Google Classroom dành cho giáo viên:

Xem thêm: “Giải mã” công cụ A.I cho giáo viên giúp các tiết dạy trở nên hiệu quả hơn

6. Những câu hỏi thường gặp về cách kiểm soát thời gian trong giảng dạy

Q: Phải làm gì nếu có quá nhiều việc và ít thời gian?

Một số thầy cô làm việc nhiều hơn 42 giờ/ tuần. Trong trường hợp đó, chiến lược tối ưu nhất đó là ưu tiên những công việc quan trọng và hiểu rõ 3 điều sau đây:
– Danh sách việc cần làm có thể sẽ không bao giờ hoàn thành: Và đó là điều dễ hiểu bởi đây là bản chất của nghề giáo. Do vậy, thầy cô hãy luôn luôn ưu tiên các nhiệm vụ khẩn cấp và quan trọng.

– Đặt ra giới hạn làm việc: Nếu thầy cô có việc dạy thêm ngoài giờ thì cần tự đặt ra ranh giới cho bản thân: Bao nhiêu thời gian là đủ? Sau đó cam kết thực hiện theo đúng kế hoạch. 

– Lên tiếng với quản lý nhóm/ trưởng khoa: Thầy cô cần báo cáo với cấp trên nếu cảm thấy có quá nhiều việc phải hoàn thành. Một danh sách nhiệm vụ kèm thời gian ước tính sẽ là một bằng chứng thuyết phục.

Q: Làm thế nào để không bị quá tải khi soạn giáo án?

Sử dụng mẫu giáo án có sẵn:
– Tạo một mẫu giáo án chuẩn để tiết kiệm thời gian chỉnh sửa mỗi lần soạn bài.
– Tham khảo mẫu giáo án từ các đồng nghiệp hoặc nền tảng như Canva for Education, Google Docs để hạn chế phải việc bắt đầu từ đầu.

Ứng dụng công nghệ hỗ trợ soạn bài
– Google Docs / Microsoft OneNote: Soạn giáo án trực tuyến, dễ chỉnh sửa, truy cập mọi lúc.
– Planboard: Công cụ chuyên biệt giúp giáo viên lên kế hoạch bài giảng theo tuần/tháng.
– Canva / PowerPoint: Tạo giáo án trực quan, sinh động mà không mất nhiều thời gian thiết kế.

Tận dụng nguồn tài liệu có sẵn
– Sử dụng giáo án Cambridge có sẵn trên FLYER Teacher hoặc các nền tảng giáo dục khác để lấy tài liệu giảng dạy chuẩn hóa.
– Tham khảo giáo trình có sẵn thay vì viết lại toàn bộ nội dung từ đầu.
– Dùng AI hỗ trợ như ChatGPT để gợi ý nội dung giảng dạy nhanh hơn.

Lập kế hoạch trước – Không soạn bài sát giờ
– Dành thời gian cuối tuần để chuẩn bị giáo án cho tuần tới.
– Tạo một kho giáo án dùng chung, mỗi lần dạy chỉ cần chỉnh sửa nhỏ thay vì viết lại từ đầu.

Q: Làm sao kiểm soát thời gian khi dạy học trực tuyến?

Một số cách để tối ưu thời gian dạy online hiệu quả:
– Lên kế hoạch chi tiết trước buổi học
– Chuẩn bị timeline cụ thể: Mỗi phần bài giảng nên có thời lượng rõ ràng để tránh dạy lan man.
– Dùng Google Slides, PowerPoint để tạo bài giảng có cấu trúc chặt chẽ, hạn chế nói dài.
– Thiết lập mục tiêu buổi học ngay từ đầu để học sinh biết cần tập trung vào nội dung nào.

Sử dụng công nghệ để quản lý lớp học
– Google Classroom, Microsoft Teams: Giao bài tập trước, học sinh có thể làm trước để tiết kiệm thời gian giải thích.
– FLYER School (Phòng thi ảo): Tổ chức kiểm tra nhanh, chấm điểm tự động để tiết kiệm thời gian.
– Kahoot! / Quizizz: Dùng câu hỏi trắc nghiệm nhanh để ôn tập mà không mất nhiều thời gian giảng lại.

Áp dụng kỹ thuật quản lý thời gian
– Pomodoro (25 phút dạy – 5 phút nghỉ): Tránh học sinh mất tập trung khi học quá lâu.
– Countdown Timer: Hiển thị đồng hồ đếm ngược trên màn hình để học sinh và giáo viên bám sát thời gian.
– Breakout Rooms (Zoom, Google Meet): Chia nhóm thảo luận nhanh giúp tiết kiệm thời gian giảng giải.

Giới hạn thời gian hỏi – đáp & tương tác hợp lý
– Dành 5-10 phút cuối giờ cho phần hỏi đáp thay vì để học sinh hỏi rải rác.
– Dùng Google Forms để thu thập câu hỏi quan trọng và trả lời trong buổi học tiếp theo.
– Bật micro có kiểm soát, tránh học sinh nói chuyện làm mất thời gian chung.

Tổng kết

Quản lý thời gian trong giảng dạy đòi hỏi sự sắp xếp lịch trình hợp lý và ứng dụng công cụ hỗ trợ phù hợp. Khi tối ưu hóa quy trình soạn bài, chấm bài và giảng dạy, giáo viên có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc nâng cao chất lượng bài giảng. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ để tạo ra các hoạt động giáo dục sáng tạo và phương pháp giảng dạy linh hoạt sẽ giúp lớp học hiệu quả và sinh động hơn. FLYER chúc thầy cô luôn giảng dạy vui vẻ và tràn đầy năng lượng.

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

>>> Xem thêm:

    Đăng ký Đối tác

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Tâm Trần
    Tâm Trần
    "Muốn thay đổi vận mệnh, trước tiên hãy thay đổi tính cách".

    Related Posts