Câu chẻ (Cleft sentence) hay còn gọi là câu nhấn mạnh – dạng câu được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hằng ngày. Đây là dạng câu phức đặc biệt dùng để biểu đạt ý nghĩa nhấn mạnh với người nghe về sự việc, hành động nào đó. Hãy cùng FLYER tìm hiểu trọn bộ kiến thức về cấu trúc, cách dùng kèm ví dụ rõ nét cho loại câu đặc biệt này nhé.
1. Câu chẻ là gì?
Câu chẻ (cleft sentences) có chức năng nhấn mạnh một thành phần nhất định nào đó trong câu như chủ ngữ, tân ngữ, trạng từ, hay một sự việc, đối tượng đáng chú ý trong câu.
Đây là một dạng câu ghép, thường chia thành 2 mệnh đề: Mệnh đề chính (main clause) và mệnh đề phụ thuộc (dependent clause) kết hợp với các đại từ quan hệ. Trong đó mệnh đề chính là mệnh đề được nhấn mạnh, mệnh đề phụ thuộc có nhiệm vụ bổ ngữ cho mệnh đề chính.
Ví dụ:
- It’s my best friend who made me a delicious meal.
Đó là người bạn thân nhất của tôi, người đã làm cho tôi một bữa ăn ngon.
-> Chủ ngữ được nhấn mạnh ở đây là “my best friend”, người nói muốn nhấn mạnh thông tin người thực hiện hành động “made me a delicious meal” là “my best friend” chứ không phải ai khác.
2. Cấu trúc câu chẻ “It + be”
Do thành phần được nhấn mạnh có thể là chủ ngữ, tân ngữ, trạng từ hoặc một sự việc đáng chú ý nào đó. Vậy nên cấu trúc câu chẻ được phân loại thành nhiều loại khác nhau. Hãy cùng FLYER phân tích từng cấu trúc phổ biến ngay sau đây nhé.
Câu chẻ với “it” là loại câu chẻ mà các thông tin đặt ngay sau “it” được nhấn mạnh. Công thức chung của dạng câu này như sau:
Cấu trúc:
It + to be + thành phần cần nhấn mạnh + that/ who/ whom + …
2.1. Nhấn mạnh chủ ngữ
Cấu trúc nhấn mạnh chủ ngữ là loại câu chẻ được sử dụng phổ biến nhất ở dạng ngữ pháp này.
Cấu trúc:
It + to be + S + who/that + V
Trong trường hợp chủ ngữ là vật thì không dùng đại từ quan hệ “who” mà chỉ dùng “that”.
Ví dụ:
- It’s Jullie who got the highest score in the final test.
Jullie chính là người đã đạt điểm cao nhất trong bài thi cuối kì.
2.2. Nhấn mạnh tân ngữ:
Cấu trúc:
It + to be + O + that/whom + S + V
Trong trường hợp tân ngữ là tên danh từ riêng hoặc chỉ vật thì chúng ta không dùng đại từ quan hệ “whom”, mà chỉ dùng “that”.
Ví dụ:
- The teacher gave her student a lovely notebook.
Cô giáo đã tặng học trò của mình một cuốn sổ xinh xắn.
=> It was the student that/whom the teacher gave a lovely notebook.
Đó là bạn học sinh người mà cô giáo đã tặng một cuốn sổ xinh xắn
- Jane met Kate at my birthday party.
Jane gặp Kate tại bữa tiệc sinh nhật của tớ.
=> It was Kate that Jane met at my birthday party.
Đây là Kate người mà Jane đã gặp ở bữa tiệc sinh nhật của tớ.
2.2. Nhấn mạnh trạng ngữ
Câu chẻ nhấn mạnh trạng ngữ cũng là một cách dùng khá thường thấy, cấu trúc và cách dùng của dạng câu chẻ này như sau:
Cấu trúc:
It + to be + trạng ngữ + that + S + V + O
Ví dụ:
- Lisa did her homework yesterday.
Lisa đã làm bài tập về nhà vào hôm qua.
=> It was yesterday that Lisa did her homework.
Hôm qua chính là ngày Lisa làm bài tập về nhà.
Trong đó: “Yesterday” là trạng ngữ chỉ thời gian.
- I attended a birthday party at a restaurant.
Mình đã tham dự một bữa tiệc sinh nhật tại một nhà hàng sang trọng.
=> It was a fancy restaurant that I attended a birthday party.
Đó là một nhà hàng sang trọng mà mình đã tham dự một bữa tiệc sinh nhật.
Trong đó: “restaurant” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- My mother baked bread for breakfast.
Mẹ mình đã nướng bánh mì cho bữa sáng.
=> It was for breakfast that my mother baked bread.
Chính là cho bữa sáng nên mẹ mình nướng bánh mì.
Trong đó: “for breakfast” là trạng ngữ chỉ mục đích.
- You could use this microwave by reading its instruction paper.
Bạn có thể sử dụng lò vi sóng này bằng cách đọc giấy hướng dẫn của nó.
=> It is by reading the microwave’s instruction paper that you could use it.
Bằng cách đọc giấy hướng dẫn của lò vi sóng bạn có thể sử dụng nó.
Trong đó: “by reading its instruction paper” là trạng ngữ chỉ cách thức lý do.
Cùng xem cách dùng và các ví dụ của câu chẻ trong video sau đây nhé:
2.4. Nhấn mạnh trong câu bị động
Về bản chất, câu chẻ để nhấn mạnh trong câu bị động cũng cùng cấu trúc với dạng “it is”. Tuy nhiên, chúng lại có chút khác biệt so với những cấu trúc trên. Vẫn tuân thủ quy tắc chia động từ dạng bị động, và đưa người hoặc vật cần nhấn mạnh lên đầu.Theo đó, cấu trúc của loại câu này như sau.
Cấu trúc:
It + to be + Noun/ pronoun + who/ that + be + VIII/V-ed (past participle)
Với danh từ chỉ vật, chúng ta dùng đại từ quan hệ “who”, với danh từ chỉ người, ta dùng đại từ quan hệ “that”.
Ví dụ:
- Students usually forget homework.
Học sinh thường hay quên bài tập về nhà.
=> It is homework that is usually forgotten.
Đó là bài tập về nhà mà thường hay bị quên.
- John’s friends gave him a lot of presents.
Bạn bè của John đã tặng anh ấy rất nhiều quà.
=> It was John who was given a lot of presents by his friend.
Chính là John là người được bạn mình tặng rất nhiều quà.
3. Cấu trúc câu chẻ với “What”
Khác với các cấu trúc kể trên, Cấu trúc câu chẻ với “What” là loại câu câu chẻ đặc biệt với thông tin cần nhấn mạnh thường nằm ở cuối câu. Mệnh đề với “what” được đặt ở đầu câu, “what” cũng có thể được thay thế bởi các từ để hỏi khác như: “why, where, when, how“. Bởi đặc trưng riêng về vị trí từ loại, nên cách tạo thành cấu trúc câu chẻ với “what” cũng có nhiều sự khác biệt hơn.
Cấu trúc:
Mệnh đề “What” + V + to be + câu/từ nhấn mạnh
Ví dụ:
- Where Mary wants to go every holiday is the beach.
Nơi Mary muốn đến mỗi kỳ nghỉ là bãi biển.
- What Jane likes to drink for breakfast is always chocolate milk.
Cái mà Jane thích uống vào bữa sáng luôn là sữa sô cô la.
4. Một số cấu trúc câu chẻ thường gặp khác
Ngoài những cấu trúc được sử dụng thường xuyên ở trên, trong tiếng Anh chúng ta còn có thể gặp những cách sử dụng khác như sau:
Câu chẻ dùng “wh” đảo ngược
Ví dụ:
A high score is what every student always wants to have.
Một điểm số cao là điều mà mọi học sinh luôn muốn có.
Câu chẻ với “all”
Ví dụ:
All I want for this Christmas is with family.
Tất cả những điều mình muốn trong ngày Giáng Sinh là ở cùng với gia đình.
Câu chẻ với “there”
Ví dụ:
There is a special book he really wants to buy.
Có một cuốn sách đặc biệt cậu ấy thực sự rất muốn mua.
Câu chẻ với “if”
Ví dụ:
If she wants to become a doctor it’s because she admires doctors a lot.
Nếu cô ấy muốn trở thành bác sĩ thì đó là vì cô ấy ngưỡng mộ các bác sĩ rất nhiều.
Xem thêm: Câu điều kiện: 5 phút nắm trọn cấu trúc, cách dùng, kèm ví dụ & bài tập chi tiết
5. Bài tập câu chẻ (có đáp án)
1. Chọn đáp án đúng
2. Sử dụng cấu trúc câu chẻ viết lại câu
3. Chọn đáp án đúng
4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
(Có thể có nhiều hơn 1 đáp án. Đáp án FLYER đưa ra là tham khảo)
5.Sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh
Tổng kết
Câu chẻ (Cleft sentence) là câu nhấn mạnh – dạng câu được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hằng ngày. Câu chẻ dùng để nhấn mạnh một thành phần trong câu như chủ ngữ, tân ngữ, trạng từ,…
Câu chẻ có 2 cấu trúc chính là:
– It + to be + thành phần cần nhấn mạnh + that/ who/ whom + …
– Mệnh đề “What” + V + to be + câu/từ nhấn mạnh
Bài viết trên đây đã tổng hợp toàn bộ kiến thức ngữ pháp về câu chẻ trong tiếng Anh. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có thể sử dụng cấu trúc này một cách thuần thục trong giao tiếp hàng ngày và trong các bài thi. Đừng quên luyện tập nhiều hơn nữa và tìm thêm những chủ đề ngữ pháp hữu ích khác.
Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?
Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!
✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,
✅ Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…
✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking
✅ Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng
Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!
>>> Xem thêm: