Khi muốn yêu cầu ai làm gì đó nhưng không mang lại cảm giác khó chịu và ép buộc cho người nghe, chúng ta có thể sử dụng câu giả định (Subjunctive). Hãy cùng FLYER tìm hiểu về cấu trúc và cách dùng chính xác nhất của câu giả định bằng các ví dụ minh hoạ cụ thể qua bài viết dưới đây.
1. Câu giả định là gì?
Câu giả định (Subjunctive) hay còn gọi là câu cầu khiến. Được dùng khi muốn diễn tả mong muốn ai làm một việc gì đó.
Câu giả định mang tính chất cầu khiến và không biểu đạt tính chất ép buộc như câu mệnh lệnh.
Ví dụ:
He suggests that you should prepare the presentation.
Anh ấy gợi ý rằng cầu nên chuẩn bị bài thuyết trình.
The doctor advised that he starts doing exercise.
Bác sĩ khuyên anh ấy nên bắt đầu tập thể dục.
I would rather my Mom bought that laptop for me.
Mình mong mẹ mình đã mua chiếc máy tính xách tay đó cho mình.
2. Cách dùng của câu giả định
Câu giả định chủ yếu được dùng để nói đến những việc không chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng ta thường dùng cấu trúc câu này khi nói về các sự việc mà ai đó muốn xảy ra, hoặc tưởng tượng, dự đoán sẽ xảy ra. Trong câu giả định, ta sử dụng động từ nguyên thể không có to sau động từ chính mang tính cầu khiến. Thường có “that” ở trong câu, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Ví dụ:
I would rather that my friends go to my birthday party.
Mình mong muốn các bạn đến dự bữa tiệc sinh nhật của mình.
=> Câu giả định này được dùng để nói đến mong muốn “các bạn đến dự tiệc sinh nhật của mình”, đây là việc không chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.
3. Cấu trúc câu giả định trong tiếng Anh
3.1. Câu giả định với “would rather” và “that”
“Would rather” là một cụm từ phổ biến, có nghĩa là “thà”, “thích”, “muốn”. Được sử dụng khi muốn nói ra sở thích hoặc mong muốn của mình. Cùng tìm hiểu câu giả định với “would rather” và “that” trong phần này nhé!
3.1.1. Diễn tả sự việc ở hiện tại
Cấu trúc:
S1 + would rather that + S2 + V(s/es)
Ví dụ:
I would rather that we go to Jane’s birthday party.
Tôi muốn chúng ta đến bữa tiệc sinh nhật của Jane.
We would rather that the teacher expresses an opinion on that matter.
Chúng mình muốn cô giáo bày tỏ ý kiến về vấn đề đó.
I would rather that we solve the problem together.
Mình muốn chúng ta cùng nhau giải quyết vấn đề này.
3.1.2. Diễn tả sự việc đối lập với thực tế ở hiện tại
Cấu trúc:
S1 + would rather that + S2 + Ved/ VI
Động từ đứng sau chủ ngữ thứ 2 sẽ được chia ở thì quá khứ đơn. Lưu ý nếu động từ được sử dụng là “be” thì chia “were” ở tất cả các ngôi.
Ví dụ:
Jane would rather that her friend lived in the same department as she does.
Jane thích bạn của cô ấy sống cùng tòa chung cư với cô ấy hơn.
I would rather that today were Saturday.
Mình muốn hôm nay là thứ bảy (Thực tế hôm nay không phải là thứ 7).
Thể phủ định:
S1 + would rather that + S2 + [Didn’t + V]/ were not + …
Ví dụ:
John would rather that he didn’t have homework today.
John muốn hôm nay cậu ấy không có bài tập về nhà.
Jane would rather that today weren’t Tuesday.
Jane muốn hôm nay không phải là thứ ba.
I would rather that my friend didn’t miss the call.
Mình muốn bạn mình không bỏ lỡ cuộc gọi.
3.1.3. Diễn tả sự việc đối lập với thực tế ở quá khứ
Cấu trúc:
S1 + would rather that + S2 + had + Ved/ VII
John would rather that Lisa had gone to English class yesterday. (Lisa did not go to English class yesterday.)
John muốn Lisa đã đến lớp tiếng Anh vào hôm qua. (Thực tế là hôm qua Lisa không đến lớp tiếng Anh.)
I would rather that John had not condemned this matter to my mother last Monday.
Mình muốn John đừng nói vấn đề này với mẹ mình vào thứ hai tuần trước.
I would rather that my brother had not played games yesterday.
Mình muốn em trai mình đừng chơi game vào hôm qua.
Lưu ý: Trong ngữ pháp tiếng Anh hiện đại cho phép chúng ta được lược bỏ “that” trong một số câu giả định với “would rather”.
Tìm hiểu thêm về cấu trúc câu với “would rather”
3.2. Câu giả định với động từ
Chúng ta có thể nhận biết cấu trúc câu giả định bằng một số động từ theo sau bởi mệnh đề “that” như:
Động từ | Phiên âm | Dịch nghĩa |
---|---|---|
advise | /ædvaɪz/ | khuyên nhủ |
ask | /æsk/ | yêu cầu |
command | /kəmɑːnd/ | bắt buộc |
demand | /dɪmɑːnd/ | yêu cầu |
desire | /dɪzaɪəʳ/ | mong ước |
insist | /ɪnsɪst/ | khăng khăng |
move | /muːv/ | điều khiển |
propose | /prəpoʊz/ | đề xuất |
recommend | /rekəmend/ | đề nghị |
request | /rɪkwest/ | yêu cầu |
suggest | /sədʒest/ | gợi ý |
urge | /ɜːʳdʒ/ | giục giã |
Ví dụ:
Food experts advise that meat should be cooked thoroughly.
Các chuyên gia thực phẩm khuyên rằng nên nấu kỹ thịt.
I propose that you think carefully about the whole situation.
Mình đề nghị bạn nên suy nghĩ kỹ lại toàn bộ sự việc.
I desire that you will come to my birthday party.
Mình mong muốn bạn sẽ đến dự bữa tiệc sinh nhật của mình.
3.3. Câu giả định với tính từ
Cấu trúc giả định đi với tính từ nhằm diễn đạt ý nghĩa quan trọng và tính cấp thiết. Theo sau các tính từ này thường là mệnh đề có “that”.
Cấu trúc:
It + to be + Adj + that + S + V(inf)
Một số tính từ được dùng trong cấu trúc giả định:
Tính từ | Phiên âm | Dịch nghĩa |
---|---|---|
best | /best/ | tốt nhất |
advised | /ədˈvaɪzd/ | được khuyên |
crucial | /kruːʃəl/ | cốt yếu |
desirable | /dɪzaɪərəbəl/ | đáng khao khát |
essential | /ɪsenʃəl/ | thiết yếu |
imperative | /ɪmperətɪv/ | cấp bách |
important | /ɪmpɔːʳtənt/ | quan trọng |
necessary | /nesɪsəri/ | cần thiết |
obligatory | /əblɪgətri/ | bắt buộc |
recommended | /rɛkəˈmɛndɪd/ | được đề xuất |
urgent | /ɜːʳdʒənt/ | khẩn thiết |
vital | /vaɪtəl/ | sống còn |
Tính từ được dùng trong cấu trúc giả định
Ví dụ:
It is urgent that the issue must be improved.
Việc khẩn cấp là vấn đề này cần được cải thiện.
It is recommended that you take more exercise.
Bạn nên tập thể dục nhiều hơn.
It is essential that we reduce air pollution.
Điều cần thiết là chúng ta cần giảm thiểu ô nhiễm không khí.
3.4. Câu giả định với “it is time”
Cấu trúc giả định với “It is time” được sử dụng để diễn tả tính cấp thiết của hành động cần được thực hiện ngay tại thời điểm nói. Có thể dùng 2 cấu trúc với “it is time” như sau:
Câu giả định với “it is time”
Cấu trúc 1:
It is time + S + Ved/ VII
Ví dụ:
It is time Lisa left for the school.
Đến lúc Lisa phải đi học rồi.
It’s time my brother cleaned up the room.
Đã đến lúc em trai mình phải dọn dẹp phòng rồi.
It is time you went to the airport.
Đã đến lúc cậu phải đi đến sân bay rồi.
Cấu trúc 2:
It is time + (for somebody) + to + V(inf)
Ví dụ:
It is time for me to do the homework.
Đã đến lúc mình phải làm bài tập về nhà rồi.
You know it’s time for you to go to bed.
Bạn biết tới lúc bạn phải đi ngủ rồi đấy.
It is time for me to do the laundry.
Đã đến lúc mình phải đi giặt quần áo rồi.
Tìm hiểu thêm về cấu trúc câu với “It’s time”
4. Bài tập
Bài tập 1: Điền từ đúng vào chỗ trống
be send remember forget not delay take apply not break return protect
Bài tập 2: Viết lại câu sử dụng cấu trúc câu giả định
Lời kết
Hy vọng bài viết trên của FLYER đã giúp các bạn hiểu rõ về cấu trúc câu giả định và cách dùng cụ thể trong tiếng Anh. Các bạn hãy luyện tập bằng bài tập ngay trong bài viết này để sử dụng thành thạo hơn cấu trúc này nhé. Chúc các bạn học tập tốt!
Mời các bạn cùng ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER để được trải nghiệm những đề ôn luyện kết hợp các trò chơi hấp dẫn và giao diện đẹp mắt. Bằng phương pháp học tiếng Anh mới mẻ và vô cùng thu hút, FLYER sẽ giúp cho việc ôn luyện tiếng Anh của các bạn trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
>>> Xem thêm: