Câu mệnh lệnh: Làm thế nào để đưa ra câu mệnh lệnh không gây khó chịu cho người nghe? 

Câu mệnh lệnh là cấu trúc cực kỳ thông dụng trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các câu mệnh lệnh từ thầy cô khi đang ở trong lớp, chẳng hạn, “Sit down!” – “Ngồi xuống!” hoặc “Be quiet!” – “Giữ im lặng!”. Bạn có thể thấy, mẫu câu này thường không sử dụng chủ ngữ mà bắt đầu luôn bằng một động từ nguyên thể. Vậy theo bạn, điều này có khiến câu mệnh lệnh trở nên khó chịu với người nghe không? Làm cách nào để giúp các câu mệnh lệnh thêm lịch sự hơn?

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng FLYER tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm, cấu trúc câu mệnh lệnh và cách vận dụng mẫu câu này trong giao tiếp sao cho lịch sự nhất nhé! 

1. Khái niệm

Câu mệnh lệnh (Imperative/ Directive/ Jussive sentences) là mẫu câu được dùng khi bạn muốn đưa ra một yêu cầu, lời khuyên, lời đề nghị, hướng dẫn cho ai đó hoặc bày tỏ điều bạn muốn một người, một sự vật nào đó làm theo. 

Thông thường, chủ ngữ trong loại câu này – tức người, sự vật được yêu cầu – đã được ngầm xác định. Vì vậy, câu mệnh lệnh thường bắt đầu bằng một động từ nguyên thể mà không có chủ ngữ đầu câu. 

Câu mệnh lệnh thường kết thúc bởi một dấu chấm “.” hoặc chấm than “!”, có thể dùng ở dạng khẳng định, phủ định và dùng để thể hiện lời yêu cầu, hướng dẫn trong khoảng thời gian hiện tại, tương lai. 

Câu mệnh lệnh là gì?
Câu mệnh lệnh là gì?

2. Cấu trúc chi tiết

Như đã đề cập, câu mệnh lệnh có thể dùng ở dạng khẳng định, phủ định hoặc đôi khi chỉ có một từ duy nhất trong câu.

2.1. Câu mệnh lệnh khẳng định

Câu mệnh lệnh khẳng định được dùng khi bạn muốn yêu cầu một người hoặc sự vật làm một việc cụ thể nào đó. 

Ví dụ: 

  • Be quiet! (Im lặng nào!)
  • Sit down. (Ngồi xuống.)
  • Give me your pen. (Đưa tôi cây bút của bạn.)
  • Be careful! (Cẩn thận nhé!)
Câu mệnh lệnh khẳng định
Câu mệnh lệnh khẳng định

2.2. Câu mệnh lệnh phủ định

Trái với câu khẳng định, câu mệnh lệnh phủ định được dùng khi bạn muốn yêu cầu một người hoặc sự vật không làm điều gì đó. 

Chẳng hạn:

  • Don’t bring food into the cinema! (Không mang thức ăn vào rạp phim!)
  • Don’t go out today. (Đừng ra ngoài vào hôm nay.)
  • Don’t cook in the hotel! (Không nấu ăn trong khách sạn!)
  • Don’t worry! (Đừng lo lắng!)
Câu mệnh lệnh phủ định
Câu mệnh lệnh phủ định

2.3. Câu mệnh lệnh một từ

Trong một số trường hợp, câu mệnh lệnh chỉ có một động từ nguyên thể duy nhất mà không có chủ ngữ đằng trước hay tân ngữ theo sau. 

Chẳng hạn: 

  • Go! (Đi nào!)
  • Catch! (Bắt lấy nào!)
Câu mệnh lệnh một từ
Câu mệnh lệnh một từ

3. Cách đưa ra câu mệnh lệnh lịch sự

Nói về độ phức tạp, các cấu trúc trên không hề khó để bạn ghi nhớ và vận dụng khi chỉ có một động từ nguyên thể và tân ngữ trong câu. Tuy nhiên, để đưa ra những câu mệnh lệnh mang tính lịch sự cao và không gây khó chịu cho người nghe, bạn hãy tham khảo thêm một số cách sau đây: 

  • Thêm “please” – “làm ơn” ở đầu hoặc cuối câu để nâng cao tính lịch sự. 

Ví dụ: Open the window, please! (Làm ơn mở cửa sổ giúp tôi với!)

  • Thêm người hoặc vật được yêu cầu ở cuối câu. 

Ví dụ: Send me an email, John! (Gửi tôi một email nào John!)

  • Thêm trạng từ để thể hiện cách mà bạn muốn sự việc được thực hiện. 

Ví dụ: Quickly submit your homework! (Nhanh chóng nộp bài tập về nhà nhé!)

Cách vận dụng câu mệnh lệnh một cách lịch sự
Cách vận dụng câu mệnh lệnh một cách lịch sự

4. Một số trường hợp đặc biệt của câu mệnh lệnh

Ngoài cách sử dụng cơ bản được đề cập bên trên, câu mệnh lệnh đôi khi có thể “phá lệ” và được dùng theo những cách đặc biệt khác, cụ thể: 

Trường hợpVí dụ
Khi muốn nhấn mạnh đối tượng được yêu cầu hoặc muốn thể hiện rõ hơn cảm xúc của bản thân, bạn có thể thêm chủ ngữ – người hoặc vật mục tiêu – vào câu mệnh lệnh. 
Trong trường hợp này, bạn vẫn sử dụng động từ nguyên thể và không chia thì theo chủ ngữ đi kèm.
Everybody look! (Mọi người hãy nhìn đây!)
You calm down! (Bạn hãy bình tĩnh lại nào!)
Bạn có thể thêm trợ động từ “do” trước động từ chính để nhấn mạnh câu mệnh lệnh mà mình đưa ra.Do have a seat. (Hãy ngồi xuống nào!)
Do remember to turn off all the lights. (Hãy nhớ tắt hết đèn nhé.)
Bạn dùng “always”, “never” hoặc “ever” đầu câu khi muốn đề cập đến tần suất bạn mong muốn sự việc được diễn ra. Always use the calculator when you do Math exercise. (Hãy luôn sử dụng máy tính khi bạn làm bài tập toán.)
Never hang out without telling your parents. (Đừng bao giờ đi chơi mà không xin phép bố mẹ bạn.)
Một số câu mệnh lệnh có thể được dùng ở cấu trúc bị động với động từ “get”. Get vaccinated before going back to school. (Hãy tiêm vắc xin trước khi quay lại trường học.)
Bạn có thể sử dụng câu mệnh lệnh trong cấu trúc câu điều kiện “If” hoặc dùng với từ “and” để thể hiện nội dung tương tự. If you see my mother, tell her to call me back before 5PM. (Nếu bạn thấy mẹ tôi, hãy nói mẹ gọi lại cho tôi trước 5 giờ chiều.)
Meet me there and we will go to the cinema together! (Gặp tôi ở đó và chúng ta sẽ đi đến rạp phim cùng nhau!)
Bạn có thể sử dụng câu mệnh lệnh dưới dạng câu hỏi đuôi (tag questions).Help me bring this upstairs, can you? (Bạn có thể giúp tôi mang cái này lên lầu được không?) 
Một số trường hợp đặc biệt của câu mệnh lệnh 
Một số trường hợp đặc biệt của câu mệnh lệnh
Một số trường hợp đặc biệt của câu mệnh lệnh

Tìm hiểu thêm về câu bị động trong tiếng Anh. 

5. Một số câu mệnh lệnh thường dùng trong lớp học 

Để làm quen dần với các câu mệnh lệnh tiếng Anh, bạn có thể bắt đầu từ mẫu câu quen thuộc thường được thầy cô sử dụng trong lớp, chẳng hạn: 

Câu mệnh lệnh trong lớpDịch nghĩa
Stand up!Đứng dậy nào!
Sit down, please!Hãy ngồi xuống!
Open your book.Mở sách ra. 
Close your book.Đóng sách lại.
Take out your book.Lấy sách ra. 
Put your book away. Cất sách đi. 
Be quiet!Giữ im lặng!
Listen carefully. Lắng nghe kỹ. 
Raise your hand.Giơ tay lên.
Put your hand down.Bỏ tay xuống. 
Look at the board. Nhìn lên bảng. 
Một số câu mệnh lệnh thường dùng trong lớp học
Một số câu mệnh lệnh thường dùng trong lớp học
Một số câu mệnh lệnh thường dùng trong lớp học

Như vậy, bạn đã hoàn thành các kiến thức cơ bản nhất của câu mệnh lệnh. Sau đây, hãy cùng FLYER chinh phục một số bài tập nhỏ để củng cố lại bài vừa học bạn nhé!

6. Luyện tập (kèm đáp án)

Chuyển các câu sau thành câu mệnh lệnh với cấu trúc “(Don’t) Động từ nguyên thể + tân ngữ, please!”

7. Tổng kết 

Tóm lại, câu mệnh lệnh có cấu trúc khá đơn giản chỉ với một động từ nguyên thể và có thể có tân ngữ theo sau hoặc không. Để sử dụng câu mệnh lệnh một cách lịch sự và không gây khó chịu cho người nghe, bạn có thể cân nhắc thêm vào một số thành phần được gợi ý trong bài như từ “please”, trạng từ hoặc đối tượng mục tiêu,… Cuối cùng, dù kiến thức câu mệnh lệnh khá dễ, song bạn cũng đừng quên luyện tập chăm chỉ và tìm kiếm cơ hội thực hành trong giao tiếp hằng ngày để trở nên thành thạo hơn nhé!  

Cùng luyện tập thêm về câu mệnh lệnh tại Phòng luyện thi ảo FLYER bạn nhé! Chỉ với vài bước đăng ký đơn giản, bạn đã có thể bước vào thế giới đầy màu sắc của FLYER để chinh phục những bộ đề thi “xịn” kết hợp các tính tăng game hấp dẫn rồi đó. Buổi học tiếng Anh của bạn chắc hẳn sẽ thú vị hơn bao giờ hết!

Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.

>>> Xem thêm:

Comments

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Kim Cat
Kim Cat
“Anyone who stops learning is old, whether at twenty or eighty. Anyone who keeps learning stays young. The greatest thing in life is to keep your mind young.” – Henry Ford

Related Posts