Chúng ta thường hay bắt gặp câu đơn, câu ghép và câu phức trong tiếng Anh. Nhưng liệu bạn có biết các loại câu này là gì và được hình thành như thế nào? Trong các phần thi viết, việc áp dụng đa dạng mẫu câu vào bài viết là hết sức cần thiết. Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp cho các bạn toàn bộ các kiến thức về cấu trúc, cách dùng của câu phức và phân biệt với câu đơn, câu ghép một cách dễ hiểu.
1. Câu phức trong tiếng Anh là gì?
1.1. Khái niệm câu phức
Câu phức (complex sentence) là câu có một mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc. Mệnh đề độc lập trong câu là mệnh đề chính. Câu phức trong tiếng Anh được sử dụng khi bạn cần bổ sung thông tin để giải thích hoặc sửa đổi ý của mệnh đề chính trong câu.
Ví dụ:
I took my dog to the vet because he was feeling sick.
Tôi đưa con chó của tôi đến bác sĩ thú y vì nó đang ốm.
=> Mệnh đề chính: “I took my dog to the vet”, mệnh đề phụ: “he was feeling sick” bổ nghĩa lý do tại sao “tôi” phải “đưa chó của mình đi khám”.
After Mary ate snacks, she got a stomach ache.
Sau khi Mary ăn vặt, cô ấy đã bị đau bụng.
=> Mệnh đề chính: “she got a stomachache”, mệnh đề phụ: “Mary ate snack” đã bổ nghĩa lý do tại sao “cô ấy bị đau bụng”.
1.2. Các liên từ phụ thuộc trong câu phức
Các liên từ phụ thuộc thường được sử dụng trong câu phức được dùng để nối mệnh đề chính và mệnh đề phụ trong câu. Những liên từ phụ thuộc thường gặp là:
After, although, as, as long as, as much as, as if, as soon as, as though
Because, before
Even if, if, even though
In case, in order to, once
Since, that, so that, though
Unless, until, whenever, when, where, whereas, wherever, while
Ví dụ:
Even though it was raining heavily, I wanted to go out.
Mặc dù trời sắp mưa to nhưng tôi vẫn muốn ra ngoài.
I enjoyed volunteering at the school, although it was hard work.
Mình rất thích hoạt động tình nguyện tại trường, mặc dù công việc đó rất vất vả.
When I was young, I went on holiday to Italy.
Khi còn trẻ, mình đã đi nghỉ mát ở Ý.
My Mom nearly missed her flight because she couldn’t find her ticket.
Mẹ mình suýt bị lỡ chuyến bay vì không tìm được vé.
1.3. Mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc trong câu phức
Để thành thạo hơn cấu trúc câu phức trong tiếng Anh, bạn phải phân biệt được sự khác nhau giữa mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc – là hai mệnh đề cấu tạo nên câu phức. Cùng xem những điểm khác nhau này là gì nhé!
1.3.1. Mệnh đề độc lập (independent clauses)
Mệnh đề độc lập là mệnh đề khi đứng một mình vẫn có nghĩa. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khi không có mệnh đề phụ thuộc bổ nghĩa cho mệnh đề chính sẽ gây ra hiểu nhầm trong câu.
Ví dụ:
You can’t leave the class.
Bạn không thể rời khỏi lớp.
=> Nghe có vẻ hơi đáng sợ, tuy là một câu có nghĩa nhưng mệnh đề độc lập này khi đứng
You can’t leave the class until the bell rings.
Bạn không thể rời khỏi lớp học cho đến khi chuông reo.
=> Trong câu này, mệnh đề phụ thuộc “cho đến khi chuông reo” đã bổ nghĩa cho mệnh đề chính, khiến câu văn rõ nghĩa hơn.
1.3.2. Mệnh đề phụ thuộc (dependent clauses)
Mệnh đề phụ thuộc hay còn gọi là mệnh đề phụ là mệnh đề không thể đứng một mình thành một câu hoàn chỉnh. Cả mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc đều có chủ ngữ và động từ hình thành nên. Tuy nhiên không có mệnh đề độc lập, mệnh đề phụ thuộc chỉ là một đoạn câu chưa hoàn chỉnh và thiếu nghĩa.
Ví dụ:
Câu sai: When I grow up.
Khi tôi lớn lên.
=> “When I grow up” là một mệnh đề phụ thuộc. Khi chỉ có mệnh đề này đứng một mình, câu này chỉ là một đoạn câu chưa hoàn chỉnh.
Câu đúng: When I grow up, I’ll be a doctor.
Khi tôi lớn lên, tôi sẽ trở thành bác sĩ.
=> Trong câu này đã có thêm mệnh đề chính “I’ll be a doctor”, vì vậy mà câu đã trở nên hoàn chỉnh và có ý nghĩa.
2. Câu phức tổng hợp (compound-complex sentences)
Là câu có chứa ít nhất hai mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc.
Ví dụ:
When my aunt came, I was still cooking and my sister hadn’t been home yet so we couldn’t go with her.
Khi dì tôi đến, tôi vẫn đang nấu ăn và em gái tôi chưa về nhà nên chúng tôi không thể đi cùng cô ấy.
Even if Jane is hungry, she will never eat oatmeal, but she will always eat fast food.
Ngay cả khi Jane đói, cô ấy sẽ không bao giờ ăn bột yến mạch, nhưng cô ấy sẽ luôn ăn đồ ăn nhanh.
When I went to the market, my sister wanted me to pick up some fruits, but I didn’t have enough money.
Khi mình đi chợ, chị gái muốn mình lựa một ít số trái cây, nhưng mình không có đủ tiền.
3. Cách chuyển câu đơn thành câu phức trong tiếng Anh
3.1. Mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ là mệnh đề được dùng để bổ nghĩa cho danh từ, cung cấp thêm thông tin cần thiết về danh từ đó.
Các đại từ quan hệ: “who, which, where, that, how” được sử dụng để tạo nên một mệnh đề quan hệ ngay sau danh từ mà nó bổ nghĩa.
Ví dụ:
Câu đơn:
The boy is wearing a green T-shirt. The boy is my brother.
Cậu bé đang mặc chiếc áo phông màu xanh. Cậu bé là em trai mình
Câu phức dùng mệnh đề quan hệ:
The boy who is wearing a green T-shirt is my brother.
Cậu bé đang mặc chiếc áo phông màu xanh lá là em trai mình.
Lưu ý: Mệnh đề quan hệ có thể nằm ở bất kì vị trí nào trong câu, ngay sau danh từ mà nó bổ nghĩa nên mệnh đề này có thể nằm trong mệnh đề độc lập.
3.2. Mệnh đề danh từ
Là mệnh đề nằm ở vị trí danh từ, có chức năng và nhiệm vụ như một danh từ trong câu. Mệnh đề danh từ thường bắt đầu với các từ để hỏi: “what, where, when, why, how” và từ “that”.
Cấu trúc:
S + V + what, when, where, how, that,… + S + V.
Ví dụ:
Câu đơn:
I don’t agree with the teacher’s decision.
Tôi không đồng tình với quyết định của giáo viên.
Câu dùng mệnh đề danh từ:
I don’t agree with what the teacher decided.
Tôi không đồng tình với những gì mà giáo viên quyết định.
Lưu ý:
Mệnh đề danh từ là mệnh đề phụ hay mệnh đề phụ thuộc, mệnh đề này sẽ không có ý nghĩa nếu đứng một mình. Vì vậy, phải luôn có một mệnh đề độc lập đi cùng với mệnh đề danh từ.
3.3. Mệnh đề trạng ngữ
Mệnh đề trạng ngữ nằm ở vị trí của trạng từ và mang chức năng như một trạng từ trong câu. Đây cũng là mệnh đề phụ và không thể đứng độc lập, phải đi cùng với một mệnh đề chính để bổ sung ý cho mệnh đề chính.
Mệnh đề trạng ngữ được phân thành nhiều loại:
- Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian: Đi kèm với những từ đặc trưng dùng để chỉ thời gian như: “when, while, since, as soon as,…”
Ví dụ:
When Anna gets home, she will clean her room.
Khi Anna về đến nhà, cô ấy sẽ dọn dẹp phòng.
- Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn: Đi cùng những từ đặc trưng để chỉ nơi chốn như: “where, anywhere, everywhere, wherever,…”
Ví dụ:
We’ll travel anywhere you want.
Chúng ta sẽ đi đến bất cứ đâu mà bạn muốn.
- Mệnh đề chỉ nguyên nhân:
Cấu trúc: Because/as/since + S + V, S + V
Ví dụ:
I like cats because they are so cute.
Mình thích mèo vì chúng rất dễ thương.
- Mệnh đề chỉ mục đích:
Cấu trúc: S + V + so that/in case that/in order that/ + S +V
Ví dụ:
I got up early so that I can go to school on time.
Sáng nay mình dậy sớm để có thể đến trường đúng giờ.
- Mệnh đề chỉ điều kiện:
Cấu trúc: If/unless/as long as + S + V, S + V
Ví dụ:
Unless you apologize, Daniel never comes.
Nếu bạn không xin lỗi, Daniel sẽ chẳng bao giờ đến.
4. Lưu ý khi đặt dấu phẩy trong câu phức
Có nhiều trường hợp trong câu phức và câu ghép không sử dụng liên từ, dấu phẩy sẽ được dùng để thay thế. Bạn có thể đặt mệnh đề phụ thuộc (mệnh đề phụ) ở bất kỳ vị trí nào trong câu: Đầu câu, giữa câu và cuối câu.
Trong tường hợp mệnh đề phụ thuộc được đặt ở đầu câu, bạn có thể dùng dấu phẩy. Tuy nhiên, nếu mệnh đề phụ thuộc nằm ở một vị trí khác sẽ không sử dụng dấu phẩy.
Ví dụ:
Jane and her dog got soaking wet after walking out in the heavy rain.
Jane và chú chó của cô ấy ướt sũng sau khi đi ra ngoài lúc trời mưa to.
=> Mệnh đề “walking out in the heavy rain” là mệnh đề phụ, khi đặt ở vị trí cuối câu ta không thêm dấu phẩy.
After walking out in the heavy rain, Jane and her dog got soaking wet.
Sau khi đi ra ngoài lúc trời mưa to, Jane và con chó của cô ấy ướt sũng.
=> Mệnh đề phụ ”walking out in the heavy rain” đặt ở đầu câu nên ta thêm dấu phẩy vào trong câu.
4. Phân biệt câu ghép và câu phức trong tiếng Anh
Nếu chỉ nhìn sơ lược thì kết cấu của câu ghép và câu phức trong tiếng Anh khá giống nhau. Tuy nhiên, đây là 2 loại câu khác nhau nếu chúng ta phân tích kỹ. Hãy xem bảng sau để phân biệt được rõ ràng 2 loại câu này nhé.
Đặc điểm | Câu ghép | Câu phức |
---|---|---|
Cấu tạo câu | Là câu được cấu tạo bởi hai hay nhiều hơn hai mệnh đề độc lập. Tất cả mệnh đề trong câu ghép đều được coi là mệnh đề chính, có thể đứng độc lập một mình. Mỗi mệnh đề trong câu lại mang một thông tin độc lập. | Là câu có một mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc. Mệnh đề độc lập trong câu là mệnh đề chính. |
Thành phần nối các mệnh đề | Các mệnh đề thường được nối với nhau bởi dấu phẩy, dấu chấm phẩy, liên từ hoặc trạng từ nối. | Các mệnh đề thường được nối với nhau bởi liên từ phụ thuộc |
Một số từ liên kết | for, and, but, or, nor, yet, so therefore, hence, then, thus, accordingly next, furthermore, in addition, finally, before, meanwhile, since, lately, now however, instead, in spite of, rather indeed, certainly, of course in summary, in conclusion for example, for instance, namely also, similarly, likewise | after, although, as, as long as, as much as, as if, as soon as, as though because, beforeEven if, if, even though in case, in order to, once since, that, so that, though unless, until, whenever, when, where, whereas, wherever, while |
Ví dụ | You need to study harder, or you will fail the test.Bạn cần phải học tập chăm chỉ hơn, nếu không bạn sẽ trượt bài kiểm tra. The teacher is teaching, the students are listening carefully.Giáo viên đang giảng dạy, các học sinh đang chăm chú lắng nghe. | When I arrived, Jane was eating dinner.Khi tôi đến nơi thì Jane đang ăn tối. We’ll go to the party if the rain stops.Chúng tôi sẽ đến bữa tiệc nếu trời ngừng mưa. |
Lưu ý: Một câu có thể vừa là câu ghép, vừa là câu phức (Compound-complex sentences).
Ví dụ:
Because John paid attention, he got a high mark and he was so happy.
Vì John tập trung, cậu đã đạt điểm cao và cậu ấy rất vui.
I want to go home so that I can eat dinner with my family, but the train hasn’t arrived yet.
Tôi muốn về nhà để có thể ăn tối với gia đình, nhưng tàu vẫn chưa đến.
5. Bài tập
Viết lại các câu sau thành câu phức
Lời kết
Như vậy, bài viết đã tổng hợp toàn bộ các kiến thức về cấu trúc hình thành câu phức trong tiếng Anh, cũng như phương pháp phân biệt với câu ghép. Câu phức và câu ghép là 2 loại câu rất hay bị nhầm lẫn trong quá trình học bởi có cấu tạo câu khá giống nhau. Hy vọng thông qua các thông tin trong bài viết này, bạn đã phân biệt được rõ ràng 2 cấu trúc câu kể trên.
Cùng truy cập Phòng luyện thi ảo FLYER để luyện tập tiếng Anh nhiều hơn mỗi ngày. Thông qua vài bước đăng ký tài khoản thật đơn giản, bạn đã có thể vừa học tiếng Anh vừa đắm chìm vào không gian trò chơi đẹp mắt và hấp dẫn. FLYER sẽ giúp cho con đường ôn luyện của bạn trở nên vui vẻ và thật nhiều màu sắc!
Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.
>>> Xem thêm: