“Mẹ tớ cho tớ đi du lịch cuối tuần rồi!”, “Cô giáo cho tớ nghỉ ốm ngày mai rồi!”. Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống tương tự khi bạn hoặc ai đó làm điều gì cũng cần có sự chấp thuận từ một người khác. Vậy, nếu muốn diễn đạt nội dung trên với những người bạn nước ngoài, bạn sẽ nói như thế nào? Cấu trúc “Allow” có thể giúp bạn!
Cấu trúc “Allow” dùng để nói về sự cho phép, chấp nhận của một người để một sự việc nào đó diễn ra. Trong bài viết này, FLYER không những đề cập đến khái niệm và cấu trúc chi tiết của “Allow” mà còn phân tích điểm khác biệt của “Allow” với các cấu trúc gần giống nghĩa. Cùng FLYER tìm hiểu ngay nhé!
1. Khái niệm cấu trúc “Allow”
“Allow” là một động từ mang nghĩa tiếng Việt là “chấp nhận”, “cho phép”, “thừa nhận”.
Cấu trúc “Allow” thường được dùng để thể hiện sự cho phép ai đó làm việc gì hoặc để đề nghị sự giúp đỡ từ người khác một cách lịch sự. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng cấu trúc này khi muốn nói về một điều gì đó không bị ngăn cản xảy ra trong thực tế.
Cách phát âm của “Allow” là /əˈlaʊ/.
2. Cấu trúc chi tiết
Tương tự nhiều động từ khác, “Allow” được dùng trong cả câu chủ động và bị động trong tiếng Anh. Trong một số trường hợp, “Allow” còn đi kèm với các giới từ nhất định. Khi dùng “Allow” trong bất kỳ câu nào, bạn cần chia động từ cho phù hợp với chủ ngữ và ngữ cảnh của câu .
Dưới đây là một số cấu trúc chi tiết của “Allow”:
2.1. “Allow” trong câu chủ động
2.1.1. Allow + someone/ something + to V
S + allow + someone/ something + to V + … |
Cấu trúc này có nghĩa “Ai đó cho phép một người/ sự vật làm gì đó”. Lưu ý, “Allow” trong cấu trúc trên luôn theo sau bởi một người/ sự vật và động từ nguyên mẫu có “to”.
Ví dụ:
- My manager allows me to have a day off today.
Quản lý của tôi cho phép tôi nghỉ làm hôm nay.
- He allows his daughter to hang out with her friends.
Anh ấy cho phép con gái của anh đi chơi với bạn.
2.1.2. Allow + V-ing
S + allow + V-ing + … |
Cấu trúc “Allow + V-ing” được hiểu là “Ai đó cho phép một sự việc diễn ra trong thực tế.”. Trong đó, “V-ing” là động từ nguyên thể thêm “-ing”.
Ví dụ:
- This café didn’t allow smoking.
Quán cà phê này không cho phép hút thuốc.
- They allow trying this dress on.
Họ cho phép thử chiếc đầm này.
2.1.3. Allow + N
S + allow + N + … |
Cấu trúc này có nghĩa “Ai đó cho phép một người hoặc sự vật (hiện diện tại nơi người nói đề cập).” Trong đó, “N” là viết tắt của “Noun” (danh từ).
Ví dụ:
- This hotel allows dogs.
Khách sạn này cho phép mang theo chó.
- My teacher allowed materials in the exam.
Cô giáo tôi đã cho phép có tài liệu trong giờ kiểm tra.
2.2. “Allow” trong câu bị động
Để sử dụng “Allow” ở thể bị động, bạn cần chuyển “Object” trong câu chủ động thành “Subject”, đồng thời đổi động từ “Allow” sang cấu trúc bị động theo cách sau:
S + allow + O + to V + … |
S [O] + tobe + allowed + to V + … (+ by + O [S]). |
Cấu trúc “Allow” bị động có nghĩa là “Một người/ sự vật được ai đó cho phép làm gì.”
Ví dụ:
- I am allowed to have a day off today.
Tôi được cho phép nghỉ vào hôm nay.
- Materials were allowed in the exam.
Tài liệu đã được phép sử dụng trong bài kiểm tra.
Lưu ý, nếu câu bị động có chủ ngữ là “It”, bạn cần thay thế “Allow” thành “Permit” với cách dùng tương tự.
2.3. Allow + giới từ
Ngoài các cấu trúc trên, “Allow” còn theo sau bởi 5 giới từ với những ý nghĩa khác nhau, bao gồm:
- Allow + for + somebody/ something: Cân nhắc, suy nghĩ đến một người/ sự vật khi đang lên kế hoạch cho một việc gì đó.
Ví dụ:
We allowed for living expenses of £20 a day. (Chúng tôi đã cân nhắc về chi phí sinh hoạt 20 bảng Anh một ngày.) (Nguồn: Cambridge Dictionary).
- Allow + somebody + up: Cho phép ai đứng lên làm việc gì.
Ví dụ:
Sit here until he allows you up! (Cứ ngồi đây đến khi anh ấy cho phép bạn đứng lên!)
- Allow + somebody + in: Cho phép ai đi vào nơi nào đó.
Ví dụ:
Will you allow me in? (Bạn sẽ cho tôi vào chứ?)
- Allow + somebody + out: Cho phép ai rời đi, ra khỏi nơi nào đó.
Ví dụ:
My parents didn’t allow me out. (Bố mẹ tôi không cho tôi rời đi.)
- Allow + of + something: Cho phép điều gì đó xảy ra sau một điều luật/ một tình huống nhất định.
Ví dụ:
This rule allows of no exceptions. (Điều luật này không có ngoại lệ.) (Nguồn: Cambridge Dictionary).
Tìm hiểu thêm về giới từ trong tiếng Anh.
3. Phân biệt “Allow” với “Permit” và “Let”
Có hai cấu trúc tiếng Anh khi được dịch sang tiếng Việt mang nghĩa khá giống “Allow”, đó là “Permit” và “Let”. Tuy nhiên, giữa ba cấu trúc này lại có một số điểm khác biệt về cách dùng trong tiếng Anh như sau:
- Về ý nghĩa, cả ba từ đều có thể được dịch là “cho phép”, “chấp thuận”, “để”,…
- Về độ trang trọng, lịch sự, “Permit” ở mức độ cao nhất, sau đó đến “Allow” vfa cuối cùng là “Let”.
- Về cách dùng:
- “Permit” gần giống với “Allow”, trừ trường hợp câu bị động có chủ ngữ “It” được đề cập ở trên.
- “Let” được dùng với “O + V-inf” và không dùng trong câu bị động.
Vậy là bạn đã hoàn tất các kiến thức cơ bản của cấu trúc “Allow” rồi đó. Sau đây, mời bạn cùng FLYER đến với phần luyện tập nhỏ để củng cố lại bài học trên nhé!
4. Luyện tập (kèm đáp án)
5. Tổng kết
Có thể nói, cấu trúc “Allow” không quá phức tạp khi sử dụng. Để tóm tắt lại toàn bộ kiến thức trong bài viết trên, bạn cần ghi nhớ một vài ý chính sau đây:
- “Allow” thường theo sau bởi “to V”, danh từ hoặc “V-ing”.
- Trong một số trường hợp, “Allow” có thể được dùng với một vài giới từ nhất định.
- “Allow” có thể sử dụng trong cả câu chủ động lẫn bị động.
- Cuối cùng, “Allow” cần được chia thì phù hợp với ngữ cảnh và chủ ngữ trong câu.
Cùng đăng ký tài khoản tại Phòng luyện thi ảo FLYER để luyện tập nhiều hơn bạn nhé. Chỉ với vài bước đăng ký đơn giản, bạn đã có thể vừa học vừa chơi cùng nhiều bài luyện tập tiếng Anh “xịn” tích hợp với các tính năng game hấp dẫn. Ngoài ra, bạn sẽ còn thích mê hơn nữa khi bước vào thế giới đầy màu sắc của FLYER đó!
Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.
>>> Xem thêm: