Đôi khi chúng ta nhận thấy cách diễn đạt trong tiếng Anh cũng có những nét khá tương đồng với tiếng Việt. Ví dụ điển hình là cách dùng cấu trúc câu hỏi đuôi. Chẳng hạn khi nói “Bạn ăn tối rồi, phải không?” hay “You’ve got dinner, haven’t you?“, bạn có thể thấy câu hỏi đuôi “phải không” tương ứng với “haven’t you”. Thoạt nhìn thì có sự tương đồng như vậy, nhưng dùng câu hỏi đuôi trong tiếng Anh lại không hề đơn giản như tiếng Việt đâu nhé. Trong bài viết này, FLYER sẽ giúp bạn thấy sự khác biệt đó.
1. Câu hỏi đuôi là gì?
Câu hỏi đuôi trong tiếng Anh là một cấu trúc đặc biệt bao gồm một mệnh đề, liền sau là dấu phẩy và một câu hỏi ngắn ở sau (cấu trúc này khác với những câu nghi vấn “Yes/ No” hay “Wh- questions”.
Ví dụ:
- You usually go to school on foot, don’t you? – Bạn thường xuyên đi bộ đến trường có phải không?
- She isn’t your teacher, is she? – Cô ấy không phải cô giáo của bạn phải không?
Có thể thấy, trong hai ví dụ trên, câu hỏi đuôi có cấu tạo không giống với câu khẳng định, câu phủ định hay câu nghi vấn thông thường. Ta thấy có sự kết hợp của câu khẳng định, câu phủ định và một phần cấu trúc của câu hỏi nghi vấn.
Mặc dù cấu trúc câu hỏi đuôi là vậy nhưng khi dịch nghĩa, bạn không thể dịch theo từng từ mà phải dịch tổng quát, dịch theo mục đích sử dụng của câu hỏi đuôi – đó là xác nhận lại thông tin.
Ví dụ:
- He went to school on foot, didn’t he?
Anh ấy đã đi bộ đến trường, đúng không?
-> Bạn không thể dịch theo từng từ là anh ấy đi bộ đến trường, anh ấy không thế?
2. Khi nào dùng cấu trúc câu hỏi đuôi?
Thông thường, bạn dùng câu hỏi đuôi để xác nhận xem thông tin đưa ra là đúng hay sai. Thông tin đó có thể là khẳng định hoặc phủ định điều gì đó. Câu hỏi đuôi mang nghĩa như “Is that right?” (Có đúng không?), “Do you agree?” (Bạn đồng ý chứ?).
Trên thực tế, câu hỏi đuôi được dùng trong một số trường hợp sau:
Trường hợp sử dụng | Cách dùng cụ thể | Ví dụ |
Hỏi để lấy thông tin | Câu hỏi đuôi trường hợp này được dùng như một câu nghi vấn. Và khi sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, ta thường lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi. | She watched the football match last night, didn’t she? = Did she watch the football match last night? (Cô ấy xem trận bóng đá tối qua có đúng không?) |
Hỏi để xác nhận thông tin | Trường hợp này, ta đặt câu hỏi đuôi là để chờ người nghe đồng tình với ý kiến của minh. Và khi giao tiếp với mục đích này, ta sẽ hạ giọng xuống ở cuối câu hỏi đuôi. | – The sea is so beautiful, isn’t it? (Biển thật đẹp nhỉ?) – The bus isn’t coming, is it? (Xe buýt không đến đâu nhỉ?) |
3. Quy tắc hình thành cấu trúc câu hỏi đuôi
3.1. Công thức tổng quát của câu hỏi đuôi
Động từ trong tiếng Anh có nhiều loại khác nhau như động từ “tobe”, động từ thường, động từ khuyết thiếu,…Mỗi loại động từ khác nhau sẽ dẫn đến cấu trúc câu hỏi đuôi khác nhau. Do đó, nắm được các quy tắc chung về hình thành câu hỏi đuôi sẽ thuận lợi cho ta ghi nhớ và sử dụng.
Công thức chung của câu hỏi đuôi là:
S + V + O, trợ động từ + đại từ chủ ngữ của S?
Lưu ý: Nếu mệnh đề chính (mệnh đề thường ở đầu câu) thể hiện sự khẳng định, phần câu hỏi đuôi ở thể phủ định. Ngược lại, nếu mệnh đề chính thể hiện sự phủ định, câu hỏi đuôi ở thể khẳng định.
Ví dụ:
- She had forgotten his keys, hadn’t she? – Cô ấy đã quên chìa khóa của mình, phải không?
-> Trong câu này, “had forgotten” ở thể khẳng định nên câu hỏi đuôi ta sử dụng thể phủ định “hadn’t she”.
- He doesn’t get up early on the weekend, does he? – Anh ấy không dậy sớm vào cuối tuần, phải không?
3.2. Trường hợp mệnh đề chính chứa trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu
Trợ động từ có thể là be, do, have,… và động từ khuyết thiếu thường bao gồm can, could, would, may, might, must,…. Khi mệnh đề có những loại từ này thì ta sẽ sử dụng động từ này cho câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
- The plan must come early, mustn’t it? – Máy bay phải đến sớm, có phải không?
4. Cấu trúc câu hỏi đuôi ở một số trường hợp cụ thể
Thì hiện tại đơn – Với động từ to be: is, am, are. – Với động từ thường: mượn trợ động từ “do” hoặc “does” tùy theo chủ ngữ. | – She is beautiful, is she? (Cô ấy xinh đẹp, đúng không?) – You are worry, aren’t you? (Bạn đang lo lắng, phải không?) – They like me, don’t they? (Họ thích tôi, phải không?) – She loves you, doesn’t she? (Cô ấy yêu bạn, phải không?) |
Thì quá khứ đơn – Với động từ to be: “was” hoặc “were”. – Với động từ thường: mượn trợ động từ “did”. | – He didn’t come here, did he? (Anh ấy không đến đây, phải không?) – He was friendly, wasn’t he? (Anh ấy thân thiện, phải không?) |
Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn -> Mượn trợ động từ “have” hoặc “has”. | – They have left, haven’t they? (Họ đã rời đi, phải không?) – The rain has stopped, hasn’t they? (Mưa đã tạnh rồi, phải không?) |
Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn -> Mượn trợ động từ “had”. | – He hadn’t met you before, had he? (Anh ấy chưa từng gặp bạn trước đây, phải không?) |
Thì tương lai đơn | – It will rain, won’t it? (Trời sẽ mưa, phải không?) |
5. Cách trả lời một số cấu trúc câu hỏi đuôi thông dụng
Cách trả lời câu hỏi đuôi tương tự như trả lời câu hỏi dạng “Yes/ No question” do cùng sử dụng động từ “tobe”/ trợ động từ/ động từ khuyết thiếu trước chủ ngữ. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi đuôi sẽ là “Yes” hoặc “No”.
Ví dụ:
- She is good at English and physics, isn’t she? – Cô ấy giỏi Anh và lý đúng không?
Yes, she is/ No she isn’t – Đúng vậy/ Không phải
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn phải thật cẩn thận khi chọn “Yes” hoặc “No” để trả lời câu hỏi đuôi, tương tự như khi trả lời câu hỏi “Yes/ No”.
Ví dụ:
- Fire is hot, isn’t it? – Yes, (it is).
-> Thực tế lửa lúc nào cũng nóng.
- Fire isn’t hot, is it? – Yes, it is.
-> Trường hợp này câu trả lời vẫn là “Yes, it is” nhưng nhấn mạnh “Yes” và “is” để thể hiện sự tương phản.
6. Một số loại câu hỏi đuôi đặc biệt và cách sử dụng
Ngoài những câu hỏi đuôi theo cấu trúc quen thuộc, trong tiếng Anh vẫn có những trường hợp đặc biệt. Hãy lưu ý một số cách sử dụng câu hỏi đuôi đặc biệt sau nhé:
6.1. Câu hỏi đuôi của “I am”
Nếu mệnh đề chính bắt đầu với “I am”, bạn không thể dùng “am’n I” ở câu hỏi đuôi mà buộc phải dùng “aren’t I”. Ngược lại, nếu câu mệnh đề chứa “I am not”, bạn có thể dùng “am I” là câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
- I am a teacher, aren’t I? (Tôi là giáo viên mà nhỉ?)
- I am not a hero, am I? (Tôi không phải siêu anh hùng phải không?
6.2. Câu hỏi đuôi với “Let’s”
“Let’s” còn được biết là “Let us”. Nếu mệnh đề chính bắt đầu bằng “Let’s”, bạn cần dùng câu hỏi đuôi là“shall we”.
Ví dụ:
- Let’s have a party, shall we? (Chúng ta cùng tổ chức tiệc nhé?)
6.3. Câu hỏi đuôi với “everyone”, “everybody”, “anybody”, “anyone”,…
Khi câu có chủ ngữ là những đại từ bất định như everyone, everybody, anybody, anyone,…, bạn dùng chủ ngữ “they” trong câu hỏi đuôi với trợ động từ chia theo chủ ngữ “they” và thì của câu.
Ví dụ:
- Everyone like playing video games, don’t they? (Mọi người đều thích trò chơi điện tử phải không?)
- Someone isn’t here, are they? (Không ai ở đây nhỉ?)
6.4. Câu hỏi đuôi với “nobody”, “nothing”, “no one”
Những câu có chủ ngữ là “nobody”, “no one”, “nothing” được xem là câu phủ định, vì vậy câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.
Với “no one”, “nobody”, phần câu hỏi đuôi sẽ là “they”; với “nothing”, phần câu hỏi đuôi sẽ là “it”.
Ví dụ:
- Nothing is special, is it? (Chẳng có gì đặc biệt cả, phải không?)
6.5. Câu hỏi đuôi với Never, seldom, hardly, little, few
Với các từ có nghĩa phủ định như ”never”, “seldom”, “hardly”, “little”, “few”,…câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.
Ví dụ:
- She hardly have breakfast, does she? (Cô ấy hầu như không ăn sáng, phải không?)
6.6. Câu hỏi đuôi với cấu trúc “It seems that”
Câu có cấu trúc “It seems that” thì mệnh đề chính sẽ là mệnh đề đứng sau “that”, phần câu hỏi đuôi sẽ áp dụng quy tắc như bình thường.
Ví dụ:
- It seems that it is going to rain, isn’t it? (Hình như trời sắp mưa nhỉ?)
- It seems that you don’t have to clean up your house, do you? (Có vẻ như anh không phải dọn nhà nhỉ?)
6.7. Câu hỏi đuôi với mệnh đề chính là câu mệnh lệnh
Nếu câu ở phần mệnh đề chính là câu mệnh lệnh thì phần câu hỏi đuôi sẽ là “will you?”
Ví dụ:
- Do water the tree, will you? (Anh sẽ tưới cây chứ?)
- Don’t break the rules, will you? (Các bạn sẽ không phá luật, đúng không nhỉ?)
6.8. Câu hỏi đuôi với “I wish”
Nếu câu ở mệnh đề chính là câu điều ước thì phần câu hỏi đuôi sẽ dùng “may + S”.
Ví dụ:
- She wishes she would have a big villa, may she? (Cô ta ước cô ta sẽ có một chiếc biệt thự lớn, phải không nhỉ?)
6.9. Câu hỏi đuôi dạng đặc biệt với “One”
Nếu chủ ngữ của mệnh đề chính là “One” thì phần câu hỏi đuôi sẽ có chủ ngữ là “One”/ “You”.
Ví dụ:
- One can turn on the music, can’t you? (Một bạn nào đó có thể bật nhạc lên được không?)
6.10. Câu hỏi đuôi với “must”
Nếu câu ở mệnh đề chính có chứa “Must”, bạn cần lưu ý một số trường hợp sau:
Trường hợp | Câu hỏi đuôi | Ví dụ |
---|---|---|
“Must” chỉ sự cần thiết | Phần câu hỏi đuôi dùng “needn’t”. | I must work a lot to meet the deadline, needn’t I? (Tôi phải làm việc thật nhiều để kịp hạn nộp, đúng không?) |
“Must” chỉ sự cấm đoán | Phần câu hỏi đuôi dùng “mustn’t”. | – They must come home late, mustn’t they? (Họ không được về nhà muộn, đúng không nhỉ?) – He mustn’t date her, must he? (Anh ta không được hẹn hò với cô ấy phải không?) |
“Must” chỉ sự dự đoán ở hiện tại | Tùy vào động từ theo sau “Must” mà ta chia động từ ở phần câu hỏi đuôi cho phù hợp. | – He must come early, doesn’t he? (Chắc là anh ta đến sớm đấy nhỉ?) – The child must be very good, is he? (Thằng bé chắc là ngoan lắm đấy nhỉ?) |
6.11. Đối với câu cảm thán
Khi mệnh đề chính là một câu cảm thán, bạn lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ chủ ngữ, đồng thời dùng trợ động từ phía trước là “is”, “are”, “am”.
Ví dụ:
- What a beautiful day, isn’t it? – Một ngày thật đẹp, đúng không?
- Such a handsome guy, isn’t he? – Đúng là một chàng trai đẹp trai, đúng không?
6.12. Đối với cấu trúc “I think”
Khi câu có cấu trúc như bên dưới, bạn dùng động từ ở mệnh đề sau để xác định trợ động từ cho câu hỏi đuôi:
I + think/ believe/ suppose/ figure/ assume/ fancy/ imagine/ reckon/ expect/ see (mệnh đề chính) + mệnh đề phụ
Ví dụ:
- I think he will come here, won’t he? – Tôi nghĩ anh ấy sẽ đến đây, đúng không?
- I suppose that our company is growing fast, isn’t it? – Tôi cho rằng công ty chúng ta đang phát triển nhanh, đúng không?
Lưu ý: Nếu mệnh đề chính chứa từ “not”, tính chất phủ định vẫn có ảnh hưởng đến cả mệnh đề phụ. Vậy nên câu hỏi đuôi phải ở thể ngược lại là khẳng định.
Ví dụ:
- I don’t believe he can do it, can he? – Tôi không tin Mary có thể làm điều đó, đúng không?
7. Lưu ý khi sử dụng cấu trúc câu hỏi đuôi
Khi tạo câu hỏi đuôi, bạn cần chú ý phần mệnh đề. Nếu mệnh đề là phủ định hoặc có từ, cấu trúc phủ định thì phần câu hỏi đuôi cần là khẳng định. Do đó, việc nắm bắt các từ, cấu trúc mang nghĩa phủ định cũng rất quan trọng.
Trong câu hỏi đuôi, bạn luôn luôn dùng các đại từ chủ ngữ (I, he, it, they,..) để đặt câu hỏi.
Ví dụ:
- Jane was at school, wasn’t he?
Không nói: Wasn’t Jane? hay was not Jane?
Nếu là câu hỏi đuôi phủ định chúng ta dùng hình thức rút gọn giữa “not” với “to be” hoặc với trợ động từ (isn’t, don’t, doesn’t, haven’t, didn’t, can’t, won’t,…)
Ví dụ:
- They are student, aren’t they? – Họ là học sinh phải không?
Trong giao tiếp, nếu người hỏi xuống giọng ở cuối câu hỏi thì thực chất ý của họ không phải đang hỏi mà đang trông chờ người nghe đồng ý với điều họ nói. Khi người nói lên giọng ở cuối câu hỏi, đây mới là một câu hỏi thật sự và họ muốn nhận được câu trả lời.
8. Bài tập về cấu trúc câu hỏi đuôi
9. Tổng kết
Vậy là bạn đã cùng FLYER điểm qua những kiến thức cơ bản và nâng cao về câu hỏi đuôi rồi. Hy vọng một số bài tập nhỏ ở trên sẽ giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng câu hỏi đuôi. Tuy nhiên, để giao tiếp hiệu quả với câu hỏi đuôi thì việc luyện tập hàng ngày là không thể thiếu, có thể là cùng bạn bè hoặc tự mình ôn luyện.
Nếu bạn muốn ôn luyện câu hỏi đuôi tiếng Anh và thật nhiều kiến thức hay các kỹ năng tiếng Anh khác, bạn hãy thử trải nghiệm Phòng luyện thi ảo FLYER nhé. Nơi đây sở hữu bộ đề thi “khủng” với đa dạng câu hỏi do chính FLYER biên soạn.
Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.
>>> Xem thêm: