Cấu trúc “so as” hay “so as to” là hai cấu trúc thường xuyên xuất hiện trong các bài tập tiếng Anh cũng như trong giao tiếp thường ngày. Nhìn sơ qua thì tưởng chừng hai cấu trúc này có vẻ giống nhau, nhưng thực chất chúng là hai cấu trúc được sử dụng cho những mục đích và hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau đấy! Nếu như bạn vẫn còn đang lẫn lộn giữa hai cấu trúc này thì hãy cùng FLYER tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây nhé!
1. “So as” và “so as to” nghĩa là gì?
1.1 Cấu trúc “so as” là gì?
Cấu trúc “so as” là cấu trúc được dùng với dạng so sánh bằng trong tiếng Anh, có nghĩa tiếng Việt là “giống/như”. Việc so sánh bằng được sử dụng khi chúng ta so sánh cái này bằng cái kia hoặc cái này giống như cái kia trên một phương diện nào đó.
Ví dụ:
- When Laura first met Tony, he was so attractive as she expected.
Khi Laura gặp Tony trong lần đầu tiên, anh ấy hấp dẫn như cô ấy từng mong đợi.
=> “so attractive as” trong câu ví dụ trên dùng để so sánh vẻ đẹp hấp dẫn của Tony giống như những gì Laura từng mong đợi.
- This hurricane is so strong as the one in 2006.
Cơn bão này mạnh như cơn bão hồi năm 2006.
=> “so strong as” trong câu ví dụ trên dùng để so sánh độ mạnh của cơn bão lần này với cơn bão hồi năm 2006.
- She speaks Spanish so fluently as a native speaker.
Cô ấy nói tiếng Tây Ban Nha một cách lưu loát như một người bản xứ.
=> “so fluently as” trong câu ví dụ trên dùng để so sánh việc nói tiếng Tây Ban Nha của cô gái lưu loát như một người bản xứ.
1.2 Cấu trúc “so as to” là gì?
Cấu trúc “so as to” trong tiếng Việt có nghĩa là “để/để mà”. Do đó, đây là một trong những cấu trúc dùng để diễn tả mục đích cho hành động của người nói hoặc một người khác mà người nói muốn hướng đến.
Ví dụ:
- Sarah practiced swimming every day after school so as to win the gold medal.
Sarah luyện tập bơi lội mỗi ngày sau giờ học để giành được huy chương vàng.
=> “so as to” được dùng trong câu ví dụ trên để diễn tả mục đích tập bơi của Sarah là để lấy được huy chương vàng.
- The deer tried its best so as to escape from the leopard’s attack.
Con hươu cố hết sức để thoát khỏi sự tấn công của con báo đốm.
=> “so as to” được dùng trong câu ví dụ trên để diễn tả mục đích con hươu cố hết sức là để thoát khỏi con báo đốm.
2. Cách dùng cấu trúc “so as” trong câu
Trong câu so sánh, cấu trúc “so as” có thể dùng để so sánh bằng với tính từ hoặc với cả trạng từ. Chúng ta có thể dùng cấu trúc này để so sánh giữa hai người, hai vật, hai sự việc hoặc hai nhóm đối tượng có sự tương đồng về tính chất. Để hiểu rõ hơn cách dùng cấu trúc “so as” cũng như một số cấu trúc có liên quan, hãy cùng FLYER tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!
2.1 Cách dùng cấu trúc “so as” để so sánh
Trước hết, khi so sánh bằng với tính từ, chúng ta có thể dùng cấu trúc “so as” để so sánh giữa hai người, hai vật hoặc hai sự việc có sự tương đồng.
Cấu trúc “so as” khi so sánh với tính từ:
S1 + to be/V + (not) so + ADJ + as + O hoặc S2 + to be/V
Trong đó:
S: Chủ ngữ
V: Động từ
ADJ: Tính từ
O: Tân ngữ
Ví dụ:
- His toys are so expensive as mine.
Những món đồ chơi của anh ấy đắt tiền như của tôi.
- That young lady was so charming as his ex-wife.
Cô gái trẻ ấy quyến rũ giống như vợ cũ của anh ấy vậy.
- The medicine was not so effective as he thought.
Liều thuốc ấy không hiệu quả như anh ấy đã nghĩ.
Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể dùng cấu trúc “so as” để so sánh bằng với trạng từ. Thông thường, trong trường hợp này, chúng ta thường cấu trúc “so as” sẽ được dùng để so sánh hai hành động có tính tương đồng với nhau.
Cấu trúc “so as” khi so sánh với trạng từ:
S1 + V + (not) so + ADV + as + O hoặc S2 + V
Ví dụ:
- He plays cello so skillfully as his famous uncle.
Anh ấy chơi đàn cello một cách điêu luyện giống như người cậu nổi tiếng của anh ấy.
- Her dog ran so fast as mine.
Con chó của cô ấy chạy nhanh như con chó của tôi.
- She sings not so beautifully as she used to.
Cô ấy hát không hay như cô ấy đã từng.
2.2 Cấu trúc tương tự “so as”
Một cấu trúc khác cũng được sử dụng trong câu so sánh và có sự tương đồng với cấu trúc “so as” là “as as”. Tuy nhiên, cấu trúc “as as” còn có thể được sử dụng trong câu so sánh gấp…lần.
Với câu so sánh bằng, cấu trúc “as as” có thể so sánh cả với tính từ và trạng từ như “so as”.
Cấu trúc 1 – As…as:
S1 + V + (not) so + ADJ/ADV + as + O hoặc S2 + V
Trong đó:
Ví dụ:
- The trip to his countryside was as amazing as he imagined.
Chuyến đi về miền quê của anh ấy tuyệt vời như những gì anh ấy đã tưởng tượng.
- The criminal escaped as fast as the police predicted.
Tên tội phạm trốn thoát nhanh như những gì cảnh sát dự đoán.
- Her dish was not as tasty as mine.
Món ăn của cô ấy không ngon bằng của tôi.
Tuy nhiên, không những được sử dụng trong câu so sánh bằng mà cấu trúc “as as” còn được sử dụng để so sánh một đối tượng gấp… lần đối tượng khác.
S1 + V + số lần gấp + as + ADJ/ADV + as + O
Ví dụ:
- Her diamond bracelet costs twice as expensive as mine.
Chiếc vòng tay kim cương của cô ấy đắt gấp hai lần cái của tôi.
- The number of students in this school is three times as much as our school.
Số lượng học sinh ở ngôi trường này nhiều gấp ba lần trường của chúng ta.
- My garden is four times as big as his.
Khu vườn của tôi rộng gấp bốn lần so với của anh ấy.
Không chỉ có cấu trúc “as as” mà khi muốn so sánh bằng, chúng ta còn có thể sử dụng cụm từ “the same as”.
Cấu trúc 2 – The same as:
S + to be/V + the same N (có thể có hoặc không) + as + O
Trong đó: N – Danh từ
Ví dụ:
- That little girl is the same age as my daughter.
Cô bé ấy cùng tuổi với con gái tôi.
- All the trainees do the same as their instructors.
Tất cả thực tập sinh đều làm giống như người hướng dẫn của họ.
Ngoài ra, khi so sánh bằng, chúng ta còn có thể sử dụng từ “like” để mô tả sự giống nhau của hai yếu tố.
Cấu trúc 3 – like:
S + V + O1 + like + O2
Ví dụ:
- Suzy wore a skirt like me.
Suzy mặc một chiếc váy giống tôi.
- My cousin looks like my grandfather.
Anh họ của tôi trông giống hệt ông tôi.
Ngoài ra, với cấu trúc “not so as”, chúng ta còn có thể sử dụng cấu trúc “less…than” để thay thế. “Less…than” có nghĩa tiếng Việt là kém hơn/không bằng, thường sử dụng để so sánh hai yếu tố kém hơn hoặc không bằng nhau.
Cấu trúc 4 – Less than:
S + to be/V + less + ADJ/ADV + than + O
Ví dụ:
- The apple tree is not so tall as I expected = The apple tree is less tall than I expected
Cây táo không cao như tôi nghĩ.
- Kattie does the housework not so often as Peter = Kattie does the housework less often than Peter.
Katie làm việc nhà không thường xuyên bằng Peter
2.3 Lưu ý khi sử dụng cấu trúc “so as” trong câu so sánh
Trong câu so sánh bằng, sau cấu trúc “so as” có thể là một danh từ hoặc một mệnh đề bao gồm chủ ngữ thứ hai và động từ.
Ví dụ:
- She cooks so well as my mother.
=> Sau so sánh bằng là danh từ “my mother”
- She cooks so well as my mother does.
=> Sau so sánh bằng là một mệnh đề bao gồm chủ ngữ thứ hai là “my mother” và động từ “does”
Trên thực tế, hai câu ví dụ chỉ khác nhau về mặt ngữ pháp nhưng giống nhau về ngữ nghĩa. Cụ thể, hai câu trên đều có nghĩa là “Cô ấy nấu ăn ngon như mẹ của tôi”. Câu ví dụ đầu tiên là dạng nói tắt lược bỏ động từ của chủ ngữ thứ hai. Ngược lại, câu ví dụ thứ hai là dạng nói đầy đủ cả chủ ngữ và động từ.
Một vài ví dụ khác:
- The contestants type so fast as their competitors do./The contestants type so fast as their competitors.
Những người dự thi đánh máy nhanh như những đối thủ của họ.
- The dove flies so high as the gull does./ The dove flies so high as the gull.
Chim bồ câu bay cao như chim hải âu.
3. Cấu trúc “so as to” trong câu chỉ mục đích
Cấu trúc “so as to” được dùng trong câu chỉ mục đích, thường được sử dụng để trả lời câu hỏi “để làm gì”. Hãy cùng FLYER tìm hiểu chi tiết cách sử dụng cấu trúc “so as to” trong câu chỉ mục đích ở phần tiếp theo nhé!
3.1 Công thức cấu trúc “so as to” hướng tới chủ thể hành động
Khi muốn diễn tả một người làm việc gì đó hướng tới mục đích hoặc lợi của chính họ, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc “so as to” hướng tới chủ thể của hành động. Cấu trúc “so as to” hướng tới chủ thể hành động có thể được dùng cho cả người và vật.
Cấu trúc:
S + V1 + so as (not) to + V2
Ví dụ:
- He refused to work overtime so as to come back home with his family.
Anh ấy từ chối làm việc ngoài giờ để trở về với gia đình của anh ấy.
- The bird flew away so as not to hit the helicopter.
Con chim bay đi để không đụng phải chiếc máy bay trực thăng.
- The bears sleep in the winter so as to avoid the cold.
Loài gấu ngủ vào mùa đông để tránh rét.
3.2 Công thức cấu trúc “so as to” hướng tới người khác
Bên cạnh đó, nếu như chúng ta muốn diễn tả việc làm của một người nhưng mục đích không phải vì lợi ích của họ mà dành cho người khác, chúng ta có thể dùng cấu trúc “so as to” hướng đến người khác. Chúng ta có thể dùng cấu trúc “so as to” để diễn tả cho hành động của cả người và vật trong câu.
Cấu trúc:
S + V1 + so as + for somebody + (not) to + V2
Ví dụ:
- Layla studies harder so as for her parents to be proud of her.
Layla học hành chăm chỉ hơn để ba mẹ cô ấy tự hào về cô.
- Ben searches for cheese everywhere so as for his wife to cook her favorite dish.
Ben tìm món phô mai ở khắp nơi để vợ anh ấy nấu được món mà cô ấy thích nhất.
- The birds build a big nest so as for their babies to be safer.
Những con chim xây một cái tổ lớn để con của chúng được an toàn hơn.
3.3 Một số lưu ý khi sử dụng cấu trúc “so as to”
Thông thường, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp cấu trúc “so as to” trong các bài tập viết lại câu, đặc biệt là việc sử dụng cấu trúc này để nối hai câu đơn lại thành một câu. Tuy nhiên, khi làm các bài tập dạng này, chúng ta cần phải lưu ý một số điều dưới đây để tránh mất điểm oan bạn nhé!
Đối với đề bài có hai câu đơn có cùng chủ ngữ, chúng ta cần phải xác định đâu là mệnh đề đứng trước và đứng sau cấu trúc “so as to”. Mệnh đề đứng sau “so as to” luôn mang ý nghĩa giải thích lý do cho hành động của chủ ngữ. Từ đó, chúng ta suy luận câu còn lại sẽ là mệnh đề đứng trước “so as to”.
Ví dụ:
- I bought a new dress. I will go to a special party with my family tonight.
Tôi vừa mua một chiếc váy mới. Tôi sẽ có một bữa tiệc đặc biệt với gia đình tối nay.
=> Chúng ta có thể thấy việc đi đến bữa tiệc với gia đình chính là lý do khiến nhân vật trong câu phải mua váy mới. Do đó, câu thứ hai sẽ là mệnh đề nằm sau “so as to”
=> I bought a new dress so as to go to a special party with my family tonight.
Lưu ý thứ hai, khi đề bài có cùng một chủ ngữ, thì khi ghép hai câu đơn thành câu có sử dụng cấu trúc “so as to” chúng ta cần lược bỏ chủ ngữ của mệnh đề phía sau so as to.
Ví dụ:
- He took a ladder. He will clean the roof later.
=> He took a ladder so as to clean the roof later.
Anh ấy lấy cái thang để lát nữa dọn dẹp mái nhà.
=> Chủ ngữ của câu thứ hai đã được lược bỏ khi viết lại câu với cấu trúc “so as to”.
Tiếp theo, khi trong đề bài xuất hiện các động từ như like. want, hope,…chúng ta cần loại bỏ các động từ này trước khi viết lại câu với cấu trúc “so as to”.
Ví dụ:
- Scott performed so well. He hopes to get the first prize.
=> Scott performed so well so as to get the first prize.
Scott thể hiện thật tốt để giành lấy giải Nhất.
=> Động từ hope trong đề bài đã được lược bỏ khi viết lại câu với cấu trúc “so as to”.
- The cat is playing around me. It doesn’t want to leave me alone.
=> The cat is playing around me so as not to leave me alone.
Con mèo đang chơi quanh quẩn bên tôi vì nó không muốn bỏ tôi một mình.
=> Động từ want trong đề bài đã được lược bỏ khi viết lại câu với cấu trúc “so as to”.
Cuối cùng, trong trường hợp đề bài đưa ra hai câu đơn với hai chủ ngữ khác nhau, chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc “so as to” hướng tới người khác.
Ví dụ:
- She has to work harder. Her child will have a better life.
=> She has to work harder so as for her child to have a better life.
Cô ấy phải làm việc chăm chỉ để con cô ấy có một cuộc sống tốt hơn.
=> Chủ ngữ “She” được giữ lại và chủ ngữ “Her child” được đặt trong cụm “so as for somebody to” khi viết lại câu.
4. Một số cấu trúc tương tự với “so as to”
Để diễn tả mục đích hoặc lý do cho một hành động nào đó, không chỉ “so as to” mà chúng ta còn có thể sử dụng một số cấu trúc khác có cùng ý nghĩa và với “so as to”.
4.1 Cấu trúc “in order to”
Cấu trúc quen thuộc và được nhiều người biết đến bên cạnh cấu trúc “so as to” chính là cấu trúc “in order to”. Hai cấu trúc này thường được dùng để thay thế lẫn nhau vì chúng có cùng ý nghĩa cũng như giống nhau về cách dùng.
Cấu trúc “in order to” hướng tới chủ thể hành động:
S + V1 +in order (not) to + V2
Ví dụ:
- You should get vaccinated in order to prevent COVID – 19.
Bạn nên tiêm vacxin để phòng ngừa COVID – 19.
- My father checked the car twice in order to make sure it was safe.
Ba tôi kiểm tra chiếc xe đến hai lần để đảm bảo nó đã an toàn.
- I booked the train ticket in order to visit my auntie.
Tôi đã đặt vé tàu lửa để đến thăm dì của tôi.
Vì tính chất khá giống với “so as to” nên khi sử dụng cấu trúc “in order to”, chúng ta cũng cần lưu ý một số quy tắc đã được đề cập phía trên.
4.2 Cấu trúc “to V” trong câu chỉ mục đích
Bên cạnh cấu trúc “so as to” và “in order to”, chúng ta còn có thể dùng cấu trúc “to V” để biểu thị mục đích của một hành động bất kỳ. Tuy nhiên, cách dùng cấu trúc “to V” trong câu chỉ mục đích sẽ có phần hơi khác biệt so với hai cấu trúc kể trên.
Cấu trúc:
S + V1 + to + V2
Ví dụ:
- Anna meets the psychologist to get a cure.
Anna đến gặp nhà tâm lý học để được chữa trị.
- Andrew saved money to buy a new phone.
Andrew tiết kiệm tiền để mua điện thoại mới.
- The dog barks loudly to get attention.
Chú chó sủa thật to để gây sự chú ý.
Chúng ta có thể thay cấu trúc “to V” cho “so as to” hoặc “in order to” trong các câu khẳng định.
Ví dụ:
- Helen left his house to have a happier life.
Helen ấy rời khỏi nhà anh ấy để có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
=> Câu trên có cùng ý nghĩa với câu: Helen left his house so as to/in order to have a happier life.
Tuy nhiên, cần lưu ý, khi dùng cấu trúc “to V” trong câu chỉ mục đích, chúng ta không thể thêm “not” vào trong câu. Vì vậy, với các câu phủ định thì chúng ta không thể dùng cấu trúc “to V” để thay thế cho hai cấu trúc “so as to” và “in order to”.
Ví dụ:
- She wore headphones. She doesn’t want to disturb anyone.
=> She wore headphones so as not to disturb anyone. (đúng)
=> She wore headphones in order not to disturb anyone. (đúng)
=> She wore headphones not to disturb anyone. (sai)
Xem thêm: Nắm vững khi nào dùng so as to / in order to / so that (có ví dụ và bài tập chi tiết)
4.3 Phân biệt cấu trúc “so as to” và “so that”
Một cấu trúc khác cũng thường được dùng để chỉ mục đích giống “so as to” nhưng lại có cách dùng hoàn toàn khác chính là “so that”. Nếu như phía sau “so as to” là một động từ thì phía sau “so that” phải là một mệnh đề bao gồm chủ ngữ và vị ngữ.
Cấu trúc:
S1 + V1 + so that + S1 hoặc S2 + can/could/will/would + V2
Ví dụ:
- I buy a mirror so that I can see myself in it.
Tôi mua một chiếc gương để tôi có thể nhìn thấy bản thân mình trong đó.
- Kim didn’t lock the door so that her father could get into the house.
Kim đã không khóa cửa để bố cô ấy có thể vào nhà.
- She is on a diet so that she will get a better body.
Cô ấy đang ăn kiêng để có được một thân hình đẹp hơn.
Khi muốn thêm not vào mệnh đề phía sau so that, chúng ta nên dùng won’t và wouldn’t. Chúng ta chỉ dùng can’t hoặc couldn’t cho những trường hợp có ý ngăn cấm.
Ví dụ:
- She hid the jewels so that the robber couldn’t see it.
Cô ấy giấu hết trang sức để tên trộm không thể nhìn thấy.
=> Câu trên dùng “couldn’t” vì cô gái ngăn không cho tên trộm thấy trang sức của mình.
- The boys play near the tent so that they won’t get lost.
Những bé trai chơi đùa gần cái lều để tránh bị lạc.
=> Câu trên dùng won’t vì không mang ý nghĩa ngăn cấm.
Ngoài ra, khi làm bài tập viết lại câu, chúng ta cũng cần lược bỏ các động từ như want, like, hope,… rồi mới thêm can/could/will/would.
Ví dụ:
- She traveled to England. She wanted to visit her old friend.
=> She traveled to England so that she could visit her old friend.
Cô ấy đến Anh để gặp lại người bạn cũ.
=> Động từ “want” trong câu trên đã được lược bỏ và câu sau khi viết lại được thêm động từ “could”.
Bên cạnh đó, một cấu trúc có cách dùng và ý nghĩa tương tự với so that chính là “in order that”.
Ví dụ:
- The man put the dog down in order that he could kiss her.
Người đàn ông đặt chú chó xuống để có thể hôn cô ấy.
- I call him in order that he can get here right away.
Tôi gọi cho anh ấy để anh ấy có thể đến đây ngay.
Xem thêm: Sử dụng cấu trúc “can” và “can’t” trong tiếng Anh như thế nào là chuẩn nhất?
5. Bài tập
Nếu như đã nắm rõ các quy tắc và mục đích sử dụng của cấu trúc “so as”, hãy cùng FLYER làm một vài bài tập để ôn lại kiến thức để ghi nhớ những kiến thức vừa tìm hiểu nhé!
6. Tổng kết
Trên đây là tất tần tật những điều mà bạn cần biết về cấu trúc “so as” và các cấu trúc tương tự. Tuy chúng ta có nhiều cấu trúc và nhiều điều cần lưu ý nhưng đừng lo, việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn và lâu hơn đó!
– Cấu trúc “so as” thường dùng trong câu so sánh
– Cấu trúc “so as to” thường dùng trong câu chỉ mục đích
Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?
Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!
✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,
✅ Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…
✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking
✅ Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng
Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!
>>> Xem thêm: