Để diễn tả mục đích của hành động được nhắc đến trong câu, ngoài “in order to” còn có một cụm từ nữa thường được sử dụng, đó là “so as to”. Hãy cùng FLYER tìm hiểu cách dùng chuẩn xác của cấu trúc này, cũng như phân biệt với cấu trúc “so that” qua các ví dụ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. “So as to” là gì?
“So as to” là một cụm liên từ giống với “in order to”, mang ý nghĩa “để”, “để mà”. Cụm từ này được dùng trong câu nhằm giới thiệu về mục đích của hành động được đề cập đến ngay trước đó.
Ví dụ:
- I study Chinese so as to speak to my Chinese friends.
Mình học tiếng Trung để nói chuyện với những người bạn đến từ Trung Quốc.
- She studies hard so as to get a better score this semester.
Cô ấy học tập chăm chỉ để đạt được điểm số cao hơn trong học kỳ này.
2. Cấu trúc và cách dùng của “so as to”
Nhìn chung, cấu trúc và cách dùng của “so as to” giống với “in order to“. Hai cụm từ này có thể thay thế cho nhau trong hầu hết các trường hợp. Chi tiết như sau:
2.1. Mục đích của hành động hướng đến chủ thể của hành động
Khi mục đích của hành động hướng tới chủ thể của hành động đã được nêu ở phía trước, “so as to” có cấu trúc như sau:
S + V + so as (not) to + V(inf)
Cấu trúc “so as to”
- I do morning exercises every day so as to improve my health.
Tôi tập thể dục buổi sáng hàng ngày để cải thiện sức khỏe của mình.
- I studied hard so as not to fail the upcoming final exam.
Tôi học hành chăm chỉ để không bị trượt kỳ thi cuối kỳ sắp tới.
2.2. Mục đích của hành động hướng đến đối tượng khác
Khi mục đích của hành động hướng đến đối tượng khác, ta sử dụng cấu trúc:
S + V + so as + for somebody + (not) + to + V(inf)
Ví dụ:
- I went to the supermarket so as for my younger brother to buy new toys.
Tôi đi đến siêu thị để cho mua cho em trai đồ chơi mới.
-> Mục đích hành động “đi đến siêu thị” là “mua đồ chơi mới”, hướng tới đối tượng khác là “em trai”.
- John studies hard so as for his parents to be proud of him.
John học hành chăm chỉ để cha mẹ tự hào về mình.
-> Mục đích hành động “học hành chăm chỉ” của John hướng tới đối tượng khác là “cha mẹ”, để “cha mẹ” tự hào về mình.
3. Một vài lưu ý khi sử dụng cấu trúc “so as to”
Trường hợp sử dụng cấu trúc “so as to” để nối 2 câu chỉ mục đích lại với nhau cần chú ý rằng hai câu được nối phải có cùng chủ ngữ.
Khi dùng “so as to” để nối 2 câu, chúng ta cần loại bỏ chủ ngữ của câu sau, bỏ các động từ như “like, want, hope,…” và giữ lại những động từ theo sau ở dạng nguyên mẫu.
Ví dụ:
- I go to Spain. I want to practice Spanish speaking.
=> I go to Spain so as to practice Spanish speaking.
Mình đi Tây Ban Nha để thực hành nói tiếng Tây Ban Nha.
Trong câu này, khi viết lại với “so as to”, chủ ngữ “I” và động từ “want” ở câu sau đã được loại bỏ. Động từ nguyên mẫu “practice” được giữ nguyên.
4. So sánh “so as to” với “so that”
Cấu trúc và cách dùng của “so as to” và “so that” có sự khác biệt với nhau. Để biết sự khác nhau đó là gì, ta cùng tìm hiểu cấu trúc và cách dùng của “so that”.
Cấu trúc “so that”:
S + V + so that + S+ can/ could/ will/ would + V + …
Lưu ý: Nếu trong câu không có “not” thì thường sử dụng “can” hoặc “could”. Còn nếu có “not” thì chúng ta dùng “won’t” hoặc “wouldn’t”, trừ các trường hợp mang ý ngăn cấm thì mới sử dụng “can’t/ couldn’t”.
Ví dụ:
- I study very hard so that I can pass the final exam.
Mình học tập rất chăm chỉ để có thể vượt qua kỳ thi cuối kỳ.
- I study very hard so that I won’t fail the final exam.
Mình học hành rất chăm chỉ để không bị rớt kỳ thi cuối kỳ.
- I went to bed early so that I can go to school on time in the morning.
Mình đã đi ngủ sớm để có thể đến trường đúng giờ vào buổi sáng.
- I went to bed early so that I wouldn’t be late for school in the morning.
Mình đã đi ngủ sớm để không bị trễ học vào buổi sáng.
5. Bài luyện tập cấu trúc “so as to”
Bài 1: Viết lại các câu sau, sử dụng các từ có trong ngoặc
Bài 2: Chọn đáp án thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Lời kết
Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết cấu trúc và cách sử dụng của “in order to”. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu được “in order to” là gì, cũng như phân biệt với các cấu trúc tương đương khác. Hãy luyện tập thường xuyên hơn để vận dụng linh hoạt kiến thức này vào trong giao tiếp hàng ngày các bạn nhé!
Mời các bạn cùng ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER để được trải nghiệm phương pháp học tiếng Anh mới cực kỳ hấp dẫn. Với những đề luyện thi kết hợp các trò chơi thu hút cùng giao diện đẹp mắt, FLYER sẽ giúp cho việc ôn luyện tiếng Anh của các bạn trở nên vô cùng thú vị.
Tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật kiến thức liên tục và nhận những tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.
>>> Xem thêm:
Ngữ pháp cho người mới bắt đầu: So sánh kém hơn và kém nhất trong tiếng Anh
Phân biệt cấu trúc How long, How many times, How much time, When chi tiết
Whenever là gì? Tổng hợp chi tiết cách dùng và các cấu trúc tương tự