Cấu trúc “Think” là gì? Ghi nhớ 6 ngữ cảnh sử dụng cấu trúc “Think” chỉ trong 5 phút

Khi nhắc đến động từ “think”, chắc hẳn phần lớn chúng ta đều hiểu động từ này có nghĩa tiếng Việt là “nghĩ”, “suy nghĩ”. Mặc dù mang nghĩa khá đơn giản, song khi “think” được ghép vào một câu hoàn chỉnh để tạo thành cấu trúc “Think”, bạn có thể gặp bối rối đôi chút bởi sự đa dạng trong cách dùng và cấu trúc chi tiết của “think” lúc này. Chẳng hạn, “I think that we should go out.” hoặc “He thinks of his mother all the time.”, với “think” ở ví dụ đầu tiên được dùng với mệnh đề “that”, “think” ở ví dụ sau dùng với giới từ “of”. 

Vậy, động từ “think” có thể theo sau bởi những thành tố nào? Cấu trúc “Think” có tất cả bao nhiêu cách dùng? Kéo xuống và cùng FLYER tìm hiểu ngay bạn nhé!

1. Khái niệm cấu trúc “Think”

“Think” là một động từ chỉ trạng thái trong tiếng Anh, mang nghĩa tiếng Việt là “nghĩ”, “suy nghĩ” hoặc “cân nhắc”. Cách phát âm của “think” là /θɪŋk/.

Cấu trúc “Think” được dùng khi bạn muốn giải thích hoặc đề xuất ý kiến cá nhân của mình một cách lịch sự, mềm mỏng mà không mang tính ép buộc hay thể hiện sự thô lỗ với người nghe. Đây là cách dùng tổng quát của cấu trúc “Think”.

Tương tự các động từ khác trong tiếng Anh, động từ “think” có thể dùng với nhiều thì khác nhau và ở ba thể, bao gồm thể khẳng định, phủ định và nghi vấn. Mỗi thì biểu đạt những sắc thái và ngữ nghĩa đa dạng.   

cấu trúc think
Khái niệm cấu trúc “Think” 

2. Cấu trúc chi tiết của “Think”

“Think” thường theo sau bởi hai giới từ “about”, “of” hoặc mệnh đề “that”, cụ thể:

S + think + about/ of + V-ing/ N + …
Cấu trúc “Think” với hai giới từ “about” và “of”
S + think + (that) + S + V + …
Cấu trúc “Think” với hai giới từ “about” và “of”

Trong đó: 

  • S – Subject: Chủ ngữ
  • V-ing: Động từ nguyên mẫu thêm “-ing”
  • N – Noun: Danh từ
  • “that” có thể thêm vào hoặc lược bỏ đi 

Ví dụ: 

  • I am thinking about your ideas. 

Tôi đang cân nhắc ý kiến của bạn. 

  • She thinks of her children every day when she goes to work.

Cô ấy nghĩ về những đứa con mỗi ngày khi cô đi làm. 

  • We thought that you would be absent this morning. 

Chúng tôi nghĩ rằng bạn sẽ vắng mặt vào sáng nay.

cấu trúc think
Cấu trúc chi tiết của “Think”

3. Cấu trúc “Think” được dùng trong các ngữ cảnh nào?

Mặc dù ý nghĩa và cấu trúc chi tiết của “think” khá đơn giản, song cách dùng của các cấu trúc “Think” trong mỗi ngữ cảnh lại đa dạng hơn nhiều. Cấu trúc “Think” có thể dùng trong sáu ngữ cảnh sau:

Ngữ cảnhCách dùng chi tiếtVí dụ
Dùng khi bạn hoặc ai đó có ý kiến, ý tưởng muốn trình bày. – Thường dùng với mệnh đề “that”, có thể thêm “should” vào trước động từ chính của mệnh đề để câu nói thêm phần mềm mỏng hơn.  
– Không dùng “think” ở dạng hiện tại tiếp diễn trong ngữ cảnh này.  
– I think that we should join the football club. 
Tôi nghĩ rằng chúng ta nên tham gia câu lạc bộ bóng đá.
– He thinks I should buy a new computer.  
Anh ấy nghĩ tôi nên mua một chiếc máy tính mới.
Dùng để lập kế hoạch hoặc đưa ra một quyết định nào đó.– Thường theo sau bởi hai giới từ “about” hoặc “of”.
– Trong trường hợp này, “think” có thể được dùng ở dạng tiếp diễn. 
– I am thinking about traveling to Australia this summer.
Tôi đang nghĩ về việc đi du lịch Úc vào mùa hè này.
– They are thinking of going to the party tomorrow. 
Họ đang nghĩ về việc đi dự tiệc vào ngày mai.
Dùng với nghĩa tương tự “remember” – “nhớ được”, “nhớ ra”.– Thường được dùng với mệnh đề “that” hoặc giới từ “of”.– I think I left the key in my car. 
Tôi nhớ ra tôi đã để quên chìa khóa trong xe rồi.
– Sorry but I can’t think of your address.
Xin lỗi nhưng tôi không thể nhớ được địa chỉ nhà bạn.
Dùng với nghĩa tương tự “consider” – “cân nhắc” để cân nhắc điều gì đó. – Thường được dùng với giới từ “about”– He thinks about moving to a new house next year. 
Anh ấy cân nhắc việc chuyển đến nhà mới vào năm sau.
– I am thinking about studying abroad.  
Tôi đang cân nhắc về việc đi du học.
Dùng trong giao tiếp tiếng Anh giúp lời nói trở nên mềm mỏng hơn. – Thường dùng cuối câu. – The concert was impressive, I think.
Buổi hòa nhạc rất ấn tượng, tôi nghĩ vậy.
– That café is noisy, I think.  
Tiệm cà phê này ồn lắm, tôi nghĩ thế.
Dùng để thể hiện sự không chắc chắn. – Thường được đặt ở đầu câu. “Not” thường được dùng ở cấu trúc “Think” thay vì ở mệnh đề “that” để tăng độ lịch sự cho câu nói.– I don’t think she would go with me.
(Thay vì: I think she wouldn’t go with me.)
Tôi không nghĩ cô ấy sẽ đi với tôi.
(Thay vì: Tôi nghĩ cô ấy sẽ không đi với tôi.)
– I don’t think we should use that.
(Thay vì: I think we shouldn’t use that.)
Tôi không nghĩ chúng ta nên mua cái đấy.
(Thay vì: Tôi nghĩ chúng ta không nên sử dụng cái đấy.)
Các ngữ cảnh sử dụng cấu trúc “Think”
cấu trúc think
Các ngữ cảnh sử dụng cấu trúc “Think”

Tìm hiểu thêm về cách dùng cấu trúc “Remember”.

Sau khi đọc xong ba phần trên, đến đây, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về cấu trúc “Think” chưa nào? Để củng cố các kiến thức vừa học, mời bạn cùng FLYER dành vài phút luyện tập với phần bài tập nhỏ dưới đây nhé!

3. Bài tập về cấu trúc think (kèm đáp án)

Viết lại câu với cấu trúc “Think” được gợi ý

1. I suggest that we walk around the city together tonight.

-> I think that we should .

2. Let’s do some D.I.Y in their free time.

-> They’re thinking about .

3. Why not use the calculator to do your Math exercise?

-> I think you should .

4. Shall we leave our children at home with their grandmother?

-> We’re thinking about .

5. Do you like cooking and having dinner at home?

-> What do you think about ?

6. Let’s go camping by the riverbank.

-> We’re thinking of .

7. Why don’t we change our seats so that we can see the board more clearly?

-> I think we should .

8. Would you like to redecorate your room before New Year's Eve?

-> Are you thinking about ?

9. Shall I write a letter instead of an email to him?

-> I’m thinking about .

10. He suggests we meet at 5PM after he finishes his homework.

-> He thinks we should .

11. Shall I learn French in my free time?

-> I’m thinking of .

12. She’s planning to visit her grandparents this weekend.

-> She’s thinking of .

13. They’re considering wearing the same outfits to their anniversary party.

-> They’re thinking about .

14. Would you like to discover new cities this summer?

-> What do you think about ?

15. Let’s clean up the house.

-> My parents are thinking about .

16. Do you like hanging out to learn more about each other?

-> I think we should .

17. How about signing up for a cooking course?

-> I think you should .

18. Why not stay there for 5 days?

-> We’re thinking about .

19. I suggest celebrating the party in that restaurant.

-> What do you think about ?

20. Let’s bring some snacks in the car.

-> I’m thinking of .

4. Tổng kết 

Tóm lại, cấu trúc “Think” được hiểu là “nghĩ”, “suy nghĩ” hoặc “cân nhắc”, dùng để thể hiện ý kiến cá nhân với người khác một cách lịch sự, khéo léo. “Think” được theo sau bởi hai giới từ “about”, “of” hoặc mệnh đề “that” với những cách dùng khác nhau tùy thuộc vào những ngữ cảnh nhất định. 

Cùng luyện tập nhiều hơn tại Phòng luyện thi ảo FLYER bạn nhé! Chỉ với vài bước đăng ký đơn giản, bạn đã có thể thỏa sức khám phá và chinh phục những bộ đề “xịn” kết hợp các tính năng game hấp dẫn trong thế giới đầy màu sắc của FLYER rồi. Buổi học tiếng Anh của bạn sẽ trở nên thú vị lắm đấy!

Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.

>>> Xem thêm:

Comments

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Kim Cat
Kim Cat
“Anyone who stops learning is old, whether at twenty or eighty. Anyone who keeps learning stays young. The greatest thing in life is to keep your mind young.” – Henry Ford

Related Posts