“Without” là từ trái nghĩa của “with” và “within” – hai từ tiếng Anh khá quen thuộc với phần lớn chúng ta. Với hai vai trò đặc trưng là giới từ và trạng từ trong câu, “without” không bao giờ đứng một mình mà luôn theo sau bởi một vài thành tố nhất định, từ đó tạo thành cấu trúc “Without”. Chẳng hạn, “You can’t pass the exam without studying hard.” – “Bạn không thể thi đậu nếu bạn không học hành chăm chỉ.” Vậy theo bạn, “without” là gì và cụ thể cấu trúc “Without” được sử dụng như thế nào?
Trong bài viết dưới đây, FLYER sẽ cùng bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc về cấu trúc “Without”, đồng thời gợi ý cho bạn một số điều cần lưu ý để bạn hạn chế sai sót khi sử dụng cấu trúc. Cùng FLYER tìm hiểu ngay nhé!
1. Khái niệm “without”
Trước khi tìm hiểu chi tiết cấu trúc “Without”, việc nắm chắc ý nghĩa của từ “without” là cực kỳ cần thiết. Vậy, “without” là gì?
“Without” có thể được dùng ở hai vai trò, hoặc giới từ, hoặc trạng từ trong câu, tùy vào ngữ cảnh và thành tố theo sau. Với mỗi vai trò khác nhau, “without” lại mang một ý nghĩa và cách dùng riêng, cụ thể:
Vai trò “without” | Giới từ | Trạng từ |
---|---|---|
Nghĩa tiếng Việt | “Thiếu một người, một sự vật, sự việc”. | “Ở bên ngoài …” (Cùng nghĩa với “outside” và trái nghĩa với “within”: “Ở bên trong”). “Mà không có …”. |
Cách dùng | Thường theo sau danh từ hoặc động từ “to be”. | Thường theo sau một động từ. |
Tìm hiểu thêm về động từ và các loại động từ trong tiếng Anh.
2. Cách dùng và cấu trúc “Without” chi tiết
Khái niệm “without” đã rõ, vậy làm sao để bạn tạo được cấu trúc “Without” hoàn chỉnh và đúng cách đây nhỉ?
Trong phần này, FLYER sẽ gợi ý cho bạn bốn cách dùng “without” cơ bản nhất, bao gồm “without” đi kèm:
- Động từ nguyên thể thêm “-ing” (V-ing)
- Danh từ
- Câu bị động
- Câu điều kiện
Về vị trí trong câu, bạn có thể đặt các cấu trúc “Without” ở đầu, giữa hoặc cuối câu tùy theo ngữ nghĩa mà bạn muốn diễn đạt.
2.1. Cấu trúc 1: Without + (O) + V-ing
“Without + V-ing” mang nghĩa tiếng Việt là “… mà không …”, “… mà thiếu đi …” với cấu trúc cụ thể như sau:
S + V + without + V-ing |
Trong đó:
- S – Subject: Chủ ngữ
- V – Verb: Động từ chính
Cấu trúc này được sử dụng khi chủ ngữ của động từ chính và của “V-ing” theo sau “without” là một.
Ví dụ:
- She finishes the Math exercise without using the calculator.
(Cô ấy hoàn thành bài tập Toán mà không sử dụng máy tính.
= Cô ấy hoàn thành bài tập mà cô ấy không sử dụng máy tính.)
-> Cùng chủ ngữ: “cô ấy”.
- He rode in the rain without wearing a raincoat.
(Anh ấy chạy xe trong mưa mà không mặc áo mưa.
= Anh ấy chạy xe trong mưa mà anh ấy không mặc áo mưa.)
-> Cùng chủ ngữ: “anh ấy”.
Trái lại, trong một số trường hợp, nếu chủ ngữ của động từ chính khác với chủ ngữ của “V-ing”, bạn cần sử dụng tân ngữ ngay sau “without” sao cho phù hợp với chủ ngữ của “V-ing”. Cụ thể:
S + V + without + O + V-ing |
Cấu trúc này mang nghĩa “… mà (ai đó/ cái gì) không …”. Trong đó, “O” là tân ngữ, chỉ một người hay một sự vật nào đó không phải chủ ngữ của động từ chính.
Ví dụ:
- The children go to bed early without her asking them to.
(Những đứa trẻ đi ngủ sớm mà không cần cô ấy yêu cầu.)
-> Khác chủ ngữ: “những đứa trẻ” và “cô ấy”.
- He hung out with his friends without his mother allowing him to.
(Anh ấy đã đi chơi với bạn mà không có mẹ anh ấy cho phép.)
-> Khác chủ ngữ: “anh ấy” và “mẹ anh ấy”.
2.2. Cấu trúc 2L Without + danh từ
Ngoài cách dùng với “V-ing”, bạn cũng có thể kết hợp “without” với danh từ hoặc cụm danh từ với ý nghĩa tương tự. Theo đó, cấu trúc cụ thể như sau:
S + V + without + N/ N-phrase |
Cấu trúc này được hiểu là “… mà không có (một người/ sự vật)”. Trong đó:
- N – Noun: Danh từ
- N-phrase – Noun phrase: Cụm danh từ
Ví dụ:
- I can’t go out without a jacket.
(Tôi không thể đi ra ngoài mà không có áo khoác.)
- Without the teacher, the class was too noisy.
(Không có giáo viên, lớp học đã rất ồn ào.)
2.3. Cấu trúc 3: Without + cấu trúc bị động “being + V-ed/ 3”
Cấu trúc tổng quát của câu bị động là “be + V-ed/ 3”. Khi sử dụng cấu trúc này với “without”, bạn vẫn tuân theo nguyên tắc thêm “-ing” vào động từ nguyên thể sau “without”, cụ thể trong trường hợp này là “be”.
S + V + without + being/ having been + V-ed/ 3 |
Cấu trúc này có nghĩa “… mà không được …”, “… mà không bị …”, được dùng khi chủ ngữ của hai động từ là một. Trong đó, “V-ed/ 3” là quá khứ phân từ.
Ví dụ:
- They had to take an exam without being informed beforehand.
(Họ đã phải làm bài kiểm tra mà không được thông báo trước.)
- He helps his mother with the housework without being asked to.
(Anh ấy giúp mẹ anh làm việc nhà mà không được yêu cầu.)
Tương tự cấu trúc “Without + V-ing”, bạn cũng có thể sử dụng tân ngữ ngay sau “without” nếu chủ ngữ của hai động từ khác nhau.
Ví dụ:
I finished all my tasks without the computer being used.
(Tôi đã hoàn thành tất cả công việc mà chiếc máy tính không được dùng đến.)
2.4. “Without” trong câu điều kiện
Câu điều kiện được cấu thành từ một mệnh đề “If” và một mệnh đề chính mang nghĩa tiếng Việt là “Nếu … thì …”. Khi sử dụng “without” trong câu điều kiện, bạn sử dụng cấu trúc “without” thay cho mệnh đề “If” ở dạng phủ định, tức “If … not” – “Nếu … không”.
Câu điều kiện có ba loại. Theo đó, “without” được sử dụng với ba cấu trúc chi tiết sau:
2.4.1. Câu điều kiện loại 1
Without N/ V-ing, S + will/ can + V |
Cấu trúc này dùng để diễn tả một kết quả hiển nhiên nếu thiếu đi một điều kiện thực tế nào đó. Trong cấu trúc trên, “N/ V-ing” chỉ là hai thành tố đại diện, bạn có thể biến đổi linh hoạt theo nội dung ở những phần trên.
Ví dụ:
- Without going to the cinema, you can’t watch this movie.
(Nếu không đến rạp chiếu phim, bạn không thể xem bộ phim này.)
- You will get stuck in the rain without an umbrella.
(Bạn sẽ mắc mưa nếu không có ô.)
2.4.2. Câu điều kiện loại 2
Without N/ V-ing, S + would/ could + V |
Cấu trúc “Without” trong câu điều kiện loại 2 dùng để nói về một điều kiện và một kết quả giả định, không có thực ở hiện tại.
Ví dụ:
- Without the map, we could get lost now.
(Nếu không có bản đồ, có lẽ bây giờ chúng tôi đã lạc đường.)
- I couldn’t finish my homework without her help.
(Tôi không thể hoàn thành bài tập về nhà nếu không có sự giúp đỡ của cô ấy.)
2.4.3. Câu điều kiện loại 3
Without N/ having V-ed/ 3, S + would/ could + have + Ved/ 3 |
Trái với câu điều kiện loại 2, cấu trúc này dùng để nói về một điều kiện và một kết quả giả định, không có thực trong quá khứ.
Ví dụ:
- Without the thick fog, the flight wouldn’t have been delayed.
(Nếu không có màn sương dày đặc, chuyến bay đã không bị hoãn lại.)
- He couldn’t have passed the exam without having studied hard.
(Anh ấy không thể thi đậu nếu đã không học hành chăm chỉ.)
3. Một số lưu ý khi dùng cấu trúc “Without”
So với “with” – “với” hay “within” – “ở bên trong”, “without” có phần khác biệt trong cách dùng mà nếu không nhận thức và hiểu rõ điểm khác biệt này, bạn có thể mắc phải những lỗi sai nhất định. Một số điều bạn cần lưu ý khi dùng cấu trúc “Without” gồm:
Lưu ý | Ví dụ |
---|---|
Dùng mạo từ “a”/ “an” trước danh từ đếm được số ít theo sau “without”. | without (không có chiếc điện thoại) |
Không dùng “without” với nghĩa “apart from …” (ngoại trừ …) hoặc “in addition to …” (ngoài …),… | (Ngoài chơi thể thao, tôi thường đi chơi với bạn vào thời gian rảnh.) |
“Without” vốn đã mang nghĩa phủ định, vì vậy bạn không dùng từ hoặc cấu trúc mang nghĩa phủ định ngay sau cấu trúc “Without”. | – Without (Nếu không có họ, tôi đã không thể ở đấy.) – Without (Nếu không có gì để làm, tôi sẽ đi ngủ sớm.) |
Đến đây, bạn đã hoàn thành toàn bộ kiến thức cơ bản nhất của cấu trúc “Without” rồi đấy! Để củng cố lại bài học, bạn đừng vội tắt máy ngay mà hãy cùng FLYER dành ít phút với phần luyện tập nhỏ bên dưới nhé!
4. Bài tập với cấu trúc Without (kèm đáp án)
5. Tổng kết
Để tổng kết các kiến thức vừa học về cấu trúc “Without”, bạn cần ghi nhớ một số nội dung chính sau:
- “Without” có thể đóng vai trò giới từ hoặc trạng từ trong câu.
- Cấu trúc “Without” được hiểu với nghĩa chung là “thiếu đi …” hoặc “ở bên ngoài …”.
- “Without” theo sau bởi “V-ing” hoặc danh từ và thường sử dụng trong câu điều kiện.
Như vậy, chỉ với ba “gạch đầu dòng” trên, thật không khó để bạn ghi nhớ và vận dụng cấu trúc “Without” đúng không nào? Sau bài học này, bạn đừng quên củng cố thường xuyên và chăm chỉ luyện tập để sử dụng thành thạo hơn nhé!
Cùng luyện tập nhiều hơn chỉ với vài bước đăng ký tài khoản đơn giản tại Phòng luyện thi ảo FLYER bạn nhé! Khi đặt chân vào thế giới đầy màu sắc của FLYER, bạn sẽ được khám phá và chinh phục vô số bộ đề thi “xịn” tích hợp các tính năng game hấp dẫn do chính FLYER biên soạn. Buổi học tiếng Anh của bạn chắc hẳn sẽ thú vị hơn bao giờ hết đấy!
Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.
>>> Xem thêm: