Để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như cải thiện kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh, việc nắm bắt kịp thời những thay đổi trong chương trình tiếng Anh tiểu học của Bộ Giáo dục là điều tất yếu đối với mỗi thầy cô. Năm học 2023 – 2024 sắp đến gần, vậy có những điểm nào mới được cập nhật trong chương trình tiếng Anh tiểu học ở năm học này? Mời thầy cô cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. 6 điểm chính trong chương trình tiếng Anh tiểu học của Bộ Giáo dục năm học 2023 – 2024
Theo công văn số 3818/BGDĐT-GDTH được ban hành bởi Bộ GD&ĐT ngày 31/07/2023, có 6 điểm quan trọng trong chương trình tiếng Anh tiểu học của Bộ Giáo dục mà thầy cô cần nắm:
1 | Học tiếng Anh tự chọn ở lớp 1, lớp 2 và bắt buộc ở lớp 3, lớp 4, lớp 5 |
2 | Khuyến khích tăng cường thời lượng học môn tiếng Anh bắt buộc ở lớp 3, lớp 4, lớp 5 |
3 | Phát triển đồng đều 4 kỹ năng tiếng Anh, trong đó ưu tiên phát triển kỹ năng Nghe và Nói |
4 | Khuyến khích tạo môi trường thực hành tiếng Anh cho học sinh |
5 | Học sinh được trao quyền làm chủ việc học |
6 | Sử dụng đa dạng hình thức đánh giá học tập |
1.1. Học tiếng Anh tự chọn ở lớp 1, lớp 2 và bắt buộc ở lớp 3, lớp 4, lớp 5
Từ năm học 2021 – 2022, tiếng Anh được đưa vào lớp 1, lớp 2 như một môn học tự chọn. Nhà trường có thể khảo sát nhu cầu của học sinh, phụ huynh, cũng như xem xét điều kiện, cơ sở vật chất để quyết định có tiến hành hay không. Trường hợp tổ chức dạy học môn tiếng Anh cho học sinh ở hai khối lớp này, nhà trường cần đảm bảo nội dung chương trình học có tính liên thông với nội dung môn tiếng Anh bắt buộc từ lớp 3 trở lên.
Thời lượng học môn tiếng Anh tự chọn ở lớp 1, lớp 2 cần có sự hợp lý và không gây quá tải cho học sinh. Ngoài ra, thầy cô cũng cần thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên để theo dõi tiến độ học tập và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Lúc này, kết quả đánh giá sẽ không được dùng để xét duyệt lên lớp.
1.2. Khuyến khích tăng cường thời lượng học môn tiếng Anh bắt buộc ở lớp 3, lớp 4, lớp 5
Thời lượng học được quy định đối với môn tiếng Anh bắt buộc ở lớp 3, lớp 4, lớp 5 là 140 tiết/ năm học, tương đương 4 tiết/ tuần học. Bên cạnh đó, nhà trường được khuyến khích tăng cường thời lượng học môn tiếng Anh theo nhu cầu của phụ huynh và học sinh, với điều kiện phù hợp với khả năng đáp ứng của nhà trường và không gây quá tải cho học sinh.
1.3. Phát triển đồng đều 4 kỹ năng tiếng Anh, trong đó ưu tiên phát triển kỹ năng Nghe và Nói
Chương trình học tiếng Anh ngày nay không còn quá nặng về ngữ pháp như trước kia. Thay vào đó, Bộ GD&ĐT khuyến khích học sinh phát triển tiếng Anh toàn diện, thông qua việc trau dồi và rèn luyện đồng đều 4 kỹ năng. Chương trình mới cũng ưu tiên luyện tập hai kỹ năng Nghe và Nói nhằm phát huy tính ứng dụng của ngôn ngữ.
1.4. Khuyến khích tạo môi trường thực hành tiếng Anh cho học sinh
Thầy cô được khuyến khích tạo môi trường tiếng Anh cho học sinh cả trong lẫn ngoài trường, lớp để các em được thực hành ngoại ngữ một cách tối đa. Một số cách mà thầy cô có thể thực hiện gồm: tăng cường các hoạt động trải nghiệm, giao lưu, phát triển văn hóa đọc sách, truyện bằng tiếng Anh phù hợp với lứa tuổi, sở thích và giai đoạn học tập của học sinh.
1.5. Học sinh được trao quyền làm chủ việc học
Chương trình tiếng Anh tiểu học mới hạn chế tình trạng học thụ động và giới hạn khung điểm theo chuẩn mực. Thay vào đó, học sinh được làm chủ việc học của mình và thỏa sức sáng tạo các phương pháp học tập. Lúc này, giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng và hỗ trợ học sinh khi cần.
1.6. Sử dụng đa dạng hình thức đánh giá học tập
Có hai phương pháp đánh giá kết quả học tập chính được quy định trong chương trình tiếng Anh mới: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Với mỗi phương pháp, thầy cô cần áp dụng các chiến lược đánh giá đa dạng và phù hợp với lứa tuổi, không gây áp lực cho học sinh.
Khi tạo đề kiểm tra định kỳ, thầy cô cần lưu ý những điều sau:
- Đề kiểm tra định kỳ cần có đủ 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết.
- Tỉ lệ các kỹ năng, loại hình bài tập, số lượng và mức độ nhận thức của câu hỏi cần phù hợp với việc dạy và học, đồng thời đáp ứng các yêu cầu theo quy định của chương trình học.
Kết quả kiểm tra, đánh giá về lâu dài được sử dụng để thầy cô điều chỉnh phương pháp và kỹ thuật dạy học. Bên cạnh đó, thầy cô cũng cần chú trọng xây dựng sự tự tin cho học sinh, động viên và khuyến khích sự nỗ lực của các em trong học tập.
2. Thầy cô cần làm gì để giúp học sinh học tốt chương trình tiếng Anh tiểu học của Bộ giáo dục?
2.1. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm ngôn ngữ
Các hoạt động ngôn ngữ phù hợp với trẻ em tiểu học có thể là:
Nghe: Trong quá trình nghe, học sinh tiểu học sẽ được làm quen với những trao đổi phi ngôn ngữ. Sau đó nâng cấp dần lên những mẫu giao tiếp cơ bản nhất, vừa nghe vừa đoán ý theo tình huống. |
Nói: Tập cho học sinh trả lời những câu đơn giản, trong những tình huống đã được học hoặc trong cuộc sống. |
Đọc: Đọc câu, từ theo hình ảnh minh họa. Học sinh sẽ ghi nhớ từ hình ảnh cho đến mặt chữ. |
Viết: Chủ yếu là các dạng như tô chữ, viết lại từ mới hoặc điền từ vào câu. |
2.2. Ưu tiên phát triển kỹ năng nghe hiểu
Chương trình tiếng Anh tiểu học tập trung chủ yếu vào đối tượng học sinh chưa có sự tiếp xúc với tiếng Anh từ trước. Do đó, cách tiếp cận ngôn ngữ thông qua kỹ năng nghe hiểu là đơn giản và hiệu quả nhất với trẻ. Thầy cô hãy cho học sinh làm quen với việc luyện nghe tiếng Anh ngay từ đầu, có thể bắt đầu từ những tình huống giao tiếp thông dụng hoặc các bản nhạc con ưa thích. Trong quá trình nghe, thầy cô đừng quên hướng dẫn con đoán nghĩa dựa trên ngữ cảnh, đồng thời cho con nghe lặp đi lặp lại nhiều lần nhé!
2.3. Khuyến khích con hình thành giao tiếp
Trẻ con rất dễ bật âm ra nói mà không quá e ngại về khả năng phát âm của mình như người lớn. Tận dụng điều này, thầy cô có thể tạo cơ hội cho trẻ và khuyến khích các con luyện tập giao tiếp bằng tiếng Anh trong những sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, thực hành các đoạn hội thoại ngắn theo mẫu cũng là một gợi ý không tồi.
2.4. Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy
Ngoài việc học theo chương trình chuẩn SGK, thầy cô có thể tìm thêm các tư liệu điện tử giúp con hứng thú hơn với việc học. Khi ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, thầy cô cần tìm hiểu những nền tảng chính thống, tránh cung cấp thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến quá trình nâng cao trình độ của con. Một trong những nền tảng học tập cho trẻ tiểu học phổ biến nhất hiện nay là Phòng thi ảo FLYER.
Đến với Phòng thi ảo FLYER, thầy cô có thể dễ dàng tìm thấy những bài thi thử phù hợp với trình độ và lứa tuổi học sinh. Được thiết kế theo phong cách game vui nhộn, đa tương tác cùng thao tác đơn giản, FLYER giúp trẻ nhanh chóng làm quen và chọn lựa đáp án theo những gì đã học.
Bài thi được mô phỏng tương tự bài thi thật về thời gian, số câu, kiến thức và độ khó từng phần. Đặc biệt, kết quả bài thi với những phân tích vô cùng chi tiết sẽ được cung cấp ngay sau khi trẻ hoàn thành bài thi và nộp bài. Một số ưu điểm nổi bật của FLYER có thể kể đến gồm:
- Bài test trình độ nhanh & MIỄN PHÍ dành cho bé chưa biết mình ở trình độ nào.
- Trẻ lớp 1, lớp 2 có thể luyện thi chứng chỉ Cambridge Starters (dành cho 6-8 tuổi). Đây được biết đến là chứng chỉ quốc tế được có giá trị toàn cầu & vĩnh viễn.
- Trẻ lớp 3 có thể luyện thi chứng chỉ Starters, Movers, lựa chọn bộ đề SET (đề ôn thi học kỳ tiếng Anh theo chương trình SGK) hoặc IOE (Olympics tiếng Anh toàn quốc) để ôn luyện, nâng cao trình độ tiếng Anh.
- Đến lớp 4, lớp 5, các em học sinh có thể bắt đầu ôn luyện Flyers hoặc tham khảo thêm kỳ thi TOEFL Primary để lấy chứng chỉ quốc tế. Tại Việt Nam hiện nay có nhiều trường THCS đã áp dụng chính sách ưu tiên cộng điểm, tuyển thẳng cho thí sinh sở hữu một trong hai chứng chỉ này. Ngoài ra, với FLYER, học sinh cũng có thể luyện tập với các bộ đề SET để ôn luyện cho các bài thi cuối kỳ, các bộ đề thi thử tiếng Anh vào trường chuyên, hay ôn luyện để rinh giải IOE lớp 4, lớp 5.
Để trải nghiệm Phòng thi ảo FLYER MIỄN PHÍ, ba mẹ truy cập https://exam.flyer.vn/:
2.5. Đánh giá dựa trên sự tư tin và khả năng sử dụng tiếng Anh phù hợp
Trong quá trình học tiếng Anh, con có thể phát âm sai hay dùng từ còn yếu. Lúc này, thầy cô cần khéo léo góp ý và sửa sai, giúp con khắc phục lỗi sai nhưng vẫn duy trì sự tự tin để tiếp tục sử dụng tiếng Anh. Một tip để thầy cô làm tốt việc này là khen trước, góp ý sau.
Thầy cô hãy quan sát và tìm ra bất kỳ điểm tốt nào trong khi học sinh thực hành để đưa ra nhận xét tích cực nhất cho trẻ. Đó có thể là lời khen liên quan đến tiếng Anh như phát âm tốt, dùng từ ngữ và cấu trúc câu đúng cách,…, hoặc không liên quan đến kỹ năng ngôn ngữ như sự tự tin của trẻ khi nói tiếng Anh, tinh thần chủ động học hỏi ở trẻ,… Sau những đánh giá về điểm mạnh, thầy cô khéo léo đưa ra những điểm mà trẻ cần cải thiện, đồng thời gợi ý biện pháp khắc phục.
3. Tổng kết
Như vậy, chương trình tiếng Anh tiểu học của Bộ Giáo dục năm 2023 – 2024 không có quá nhiều thay đổi so với những năm gần đây. Có thể thấy, chương trình mới tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng ngôn ngữ thay vì thiên về lý thuyết hàn lâm như trước kia. Để bắt kịp xu thế, việc cập nhật thông tin thường xuyên, không ngừng học hỏi nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy và tạo ra các giáo án sáng tạo là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho thầy cô!
Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?
FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!
✅ Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…
✅ Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp
✅ Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…
✅ Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)
Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!
Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188
>>> Xem thêm: