Con học tiếng Anh: Điểm số hay quá trình quan trọng hơn?

“Điểm lẹt đẹt thế này thì sau này có mà đi nhặt rác thôi con ơi!” 

“Tại sao đi học thêm ở trung tâm tiếng Anh rồi mà điểm vẫn không khá lên được?”

Sau mỗi đợt họp phụ huynh, những lời phàn nàn này dường như được nghe với tần suất dày đặc hơn. Đã từ bao giờ, điểm số hay kết quả học tiếng Anh của con lại là điều khiến ba mẹ đau đầu như thế? 

Trẻ học tiếng Anh có thể có hai kết quả học tập trái ngược

Thực tế cho thấy, mặc dù trẻ rèn luyện tiếng Anh thường xuyên, nhưng kết quả học tập có thể rơi vào một trong hai trường hợp sau:

  • Một là con đạt điểm cao, ngữ pháp và từ vựng thuộc vanh vách, nhưng khi giao tiếp lại rụt rè, ấp úng.
  • Hai là con chỉ đạt điểm trung bình, nhưng lại phản xạ tốt, nghe và nói tiếng Anh đều trôi chảy, phát âm tự nhiên.

Ba mẹ cho con đi học tiếng Anh tại các lớp học thêm cũng mong con đạt điểm cao ở lớp và có thể nói chuyện tự tin không ngại ngùng khi gặp người nước ngoài. Tuy nhiên, mong muốn “giỏi toàn diện” khi học tiếng Anh là rất khó đạt được, kể cả với nhiều người lớn.

Kỳ vọng của ba mẹ và áp lực điểm số khiến con đi học kém vui (Ảnh minh họa: iStock)

Điểm số có phải tất cả?

Chị hàng xóm nhà tôi có lần tâm sự do hồi nhỏ chị không có điều kiện học ngoại ngữ, nên bây giờ phải cố gắng cho con bằng bạn bè. Ngoài giờ học tiếng Anh trên lớp, chị còn cho cháu học thêm tại một trung tâm có giáo viên bản xứ dạy. Chị bảo, năm học này này chị không thưởng cho cậu con trai lớp 4 của mình vì cháu chỉ đạt 8 điểm tiếng Anh, thay vì 10 điểm như chị kì vọng. Cho dù có nói chuyện được với giáo viên bản ngữ đi chăng nữa mà điểm thấp hơn bạn thì cũng có gì đáng tự hào? 

Cứ đến những ngày cuối năm học là câu chuyện điểm số trở thành chủ đề cho nhiều cuộc bàn luận ở công sở, ở khu dân cư và trên Facebook. Đúng là ba mẹ tự hào khi con đạt điểm cao, nhưng điểm số có quan trọng đến thế? Bạn có còn nhớ hồi tiểu học, bạn đạt mấy phẩy tổng kết lớp 2, lớp 3 hay lớp 4? Không riêng gì điểm tổng kết cấp tiểu học, điểm số cấp 3 cũng không phải là tấm vé cho học sinh chắc chắn đỗ đại học, hay bảng điểm đại học cao chót vót cũng không phải là “kim bài miễn thất nghiệp” cho sinh viên mới ra trường!

Vậy nên, cái quan trọng là kiến thức học sinh tiếp thu được và kĩ năng các em phát triển được. Chỉ có những yếu tố này mới theo các em và hữu ích với các em nhiều năm sau khi tốt nghiệp.

Kết quả và quá trình – điều gì quan trọng hơn?

Ở trường, có những giáo viên nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến đến điểm số của học sinh (“Vì sao em không đạt điểm câu này?” hay “Chương này sẽ có trong bài kiểm tra không?”) hơn là những câu hỏi xuất phát từ trí tò mò muốn khám phá kiến thức của các em. Theo thầy Đào Tuấn Đạt, hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh (Đống Đa, Hà Nội), “[…] chúng ta đang hy vọng chuyện thi cử điểm số được giải quyết thì sẽ giải quyết được các vấn đề kéo theo của giáo dục. Điểm số chẳng là gì cả nếu việc học thuần túy chỉ để lấy điểm số.” 

Đúng vậy, mục đích của việc học không phải và không bao giờ nên là việc đi tìm điểm số. 

Học nên là mong muốn xuất phát từ nội tâm người học để được hiểu biết và có kĩ năng một cách thoải mái và vui vẻ nhất (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Quay lại vấn đề trẻ học tiếng Anh ở trên, mặc dù không đạt điểm cao ở lớp, nhưng con trai chị hàng xóm nhà tôi hiểu và giao tiếp được với giáo viên bản ngữ. Có phải học sinh lớp 4 nào cũng làm được điều đó? Đấy chẳng phải là một thành tích đáng ghi nhận và khích lệ hay sao? 

Cambridge phát triển chương trình tiếng Anh thiếu nhi Cambridge English: Young Learners – YLE cho các em độ tuổi 7-12 với 3 cấp độ. Điều thú vị là những bài kiểm tra này không đánh giá học sinh bằng điểm số, mà thông qua các biểu tượng hình khiên của các kỵ sĩ hoàng gia rất thú vị. Do đó, cách đánh giá này gạt bỏ gánh nặng điểm số trong thi cử cho học sinh lứa tuổi tiểu học. Nhờ vậy mà các thí sinh nhí có thể học tiếng Anh một cách thoải mái và không áp lực. 

Chương trình tiếng Anh Cambridge YLE
Chương trình tiếng Anh Cambridge YLE với những hoạt động thú vị cho trẻ học tiếng Anh một cách không áp lực.

Ba mẹ có mong muốn con mình được học tiếng Anh một cách thoải mái, vui vẻ như thế hay chỉ cần con đạt điểm cao ở trường, bất kể quá trình ra sao? Những bài kiểm tra hay điểm số không nên tạo áp lực học hành cho trẻ, mà nên là cách giúp ba mẹ tìm ra điểm mạnh/yếu của con. Con giỏi kĩ năng gì? Con còn kém kĩ năng gì? Có cách nào giúp con học bài/ôn thi môn tiếng Anh một cách đầy hứng thú không và không phải “khổ luyện” hay không? Đây là những câu hỏi phụ huynh cần tìm câu trả lời để có kế hoạch khuyến khích, đồng hành, trợ giúp cho con trong hành trình trau dồi kiến thức và kĩ năng tiếng Anh phù hợp.

Mong ước và kỳ vọng của ba mẹ dành cho con thì lớn lao, nhưng sức con lại có hạn. Dễ thấy mục tiêu vừa tầm thì dễ với, đi từng bước vững chắc hơn đốt cháy giai đoạn. Khi con đi học về, ba mẹ, ông bà hay hỏi “Hôm nay con được mấy điểm?” Có mấy ai hỏi “Hôm nay đi học có gì vui không con”? 

———

Phụ huynh cũng có thể tham khảo phòng luyện thi ảo Cambridge của FLYER tại đây với lượng đề thi được biên soạn cập nhật liên tục: https://flyer.vn/

Comments

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Thuan Duong
Thuan Duonghttps://flyer.vn/
Làm việc với giáo viên bản ngữ trong các lớp tiếng Anh nhiều trình độ từ khi học đại học, hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại ĐHNN – ĐHQG Hà Nội năm 2014, mình yêu thích tìm hiểu các nền tảng & công nghệ dạy-học tiếng Anh thú vị & mang tính thực tiễn cao.

Related Posts