Công cụ A.I dần trở thành một phần không thể thiếu trong các lớp học hiện nay bởi những tiện ích và hiệu quả mà chúng mang lại. Song hành cùng sự phát triển này, các thầy cô cũng cần cập nhật những công cụ mới để tối ưu hóa công việc giảng dạy. Trong bài viết dưới đây, FLYER gửi tới thầy cô cách thức sử dụng và gợi ý các công cụ A.I cho giáo viên hữu ích không thể bỏ qua. Mời thầy cô cùng tham khảo.
1. Tư duy sử dụng Prompt (Câu lệnh) cho công cụ A.I
Để sử dụng công cụ A.I một cách tối ưu và thành thạo nhất, thầy cô cần nắm được bản chất và cách thức hoạt động của công cụ này. Việc xây dựng được câu lệnh (prompt) chuẩn sẽ giúp công cụ đưa ra những phản hồi sát nhất với kỳ vọng của người dùng. Dưới đây là một số gợi ý về kỹ thuật xây dựng prompt mà thầy cô có thể tham khảo để sử dụng A.I hiệu quả.
1.1. Đôi nét về công cụ A.I
Nhìn chung, trí tuệ nhân tạo (AI), còn được gọi là trí thông minh nhân tạo, là lĩnh vực máy tính tạo ra hệ thống có thể học, giải quyết vấn đề và nhận thức như con người.
Trí tuệ nhân tạo được phân chia thành nhiều loại, bao gồm 3 phân loại chính sau:
- Machine Learning: Máy tính học từ dữ liệu, không cần lập trình rõ ràng.
- Deep Learning: Học máy với mạng nơ-ron nhiều lớp học dữ liệu phức tạp.
- NLP: Máy tính hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên của con người.
A.I dần dần trở thành một công cụ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, mang lại những lợi ích thiết thực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. A.I giúp tối ưu thời gian và góp phần nâng cao hiệu quả công việc cho người sử dụng.
1.2. Tư duy và các kỹ thuật xây dựng Prompt
Để xây dựng prompt chuẩn, trước tiên thầy cô cần nắm rõ về khái niệm này. Prompt là câu hỏi hoặc hướng dẫn mà người dùng cung cấp cho A.I, giúp điều hướng để công cụ đưa ra những kết quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của người dùng.
Các kỹ thuật để tư duy và xây dựng prompt:
- Xác định mục tiêu: Cần rõ ràng về mục tiêu muốn đạt được từ A.I.
- Chuẩn bị thông tin: Cung cấp đầy đủ thông tin cho công cụ.
- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng: Tránh sử dụng những từ ngữ mơ hồ hoặc tối nghĩa.
- Thêm hướng dẫn chi tiết: Cung cấp thêm các hướng dẫn cụ thể, chi tiết để điều hướng công cụ đưa ra kết quả đúng nhất.
Dưới đây là ví dụ về câu lệnh hiệu quả và chưa hiệu quả:
- Prompt hiệu quả: “Đưa ra các phương pháp giảng dạy tiếng Anh phù hợp với trẻ lứa tuổi 6-7 để ba mẹ áp dụng dễ dàng tại nhà.”
- Prompt chưa hiệu quả: “Đưa ra các phương pháp giảng dạy tiếng Anh.”
Một prompt hiệu quả nên đảm bảo có các từ khóa (keyword) phù hợp, chẳng hạn:
- Yêu cầu A.I tìm dẫn chứng, tài liệu để củng cố lại các thông tin mà công cụ đưa ra: “tìm dẫn chứng”, “liệt kê”, “cung cấp bằng chứng”,…
- Người dùng đăng tải quy trình, tài liệu căn cứ để làm mẫu: “Căn cứ vào tài liệu mẫu, chỉ đọc và không sáng tạo nội dung, đưa ra…”,…
1.3. Công thức tạo Prompt hiệu quả

Để tạo ra prompt hiệu qủa, thầy cô có thể tham khảo 8 công thức vô cùng đơn giản dưới đây:
Công thức 1: R-I-S-E – Công Thức Toàn Diện
R (Role): Xác định vai trò của AI trong nhiệm vụ. I (Input): Cung cấp thông tin đầu vào cho AI. S (Steps): Liệt kê các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu. E (Expectation): Nêu rõ kỳ vọng về kết quả cuối cùng. |
Ví dụ:
- Role: Bạn là một giáo viên tiếng Anh.
- Input: Tôi muốn bạn viết một đề bài thi Speaking cho học sinh lớp 1.
- Steps: Đưa ra 5 đề bài khác nhau, mức độ khó tương đương nhau để học sinh bốc thăm.
- Expectation: Đề bài nên có độ dài khoảng 10 từ, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Công thức 2: Công thức T-A-G
T (Task): Nêu rõ nhiệm vụ cần thực hiện. A (Action): Liệt kê hành động cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ. G (Goal): Xác định mục tiêu cuối cùng muốn đạt được. |
Ví dụ:
- Task: Tóm tắt bài báo tiếng Anh về môi trường sinh thái dưới biển.
- Action: Hãy liệt kê 5 điểm chính của bài báo và sử dụng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu.
- Goal: Tôi muốn hiểu rõ những đặc điểm sinh thái của các loài sinh vật dưới biển.
Công thức 3: Công thức C-A-R-E
C (Context): Cung cấp bối cảnh cho nhiệm vụ. A (Action): Nêu rõ hành động cụ thể cần thực hiện. R (Result): Dự đoán kết quả mong muốn. E (Example): Cung cấp ví dụ minh họa cho yêu cầu. |
Ví dụ:
- Context: Tôi đang chuẩn bị một bài thuyết trình tiếng Anh về Nhà soạn nhạc Mozart.
- Action: Hãy viết một đoạn giới thiệu ngắn gọn, súc tích cho bài thuyết trình của tôi.
- Result: Đoạn giới thiệu nên thu hút sự chú ý của khán giả và giới thiệu nội dung chính của bài thuyết trình.
- Example: Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng câu mở đầu: “Mozart’s first opera was composed when he was only 11 years old”.
Công thức 4: Công thức B-A-B
B (Before): Mô tả tình huống ban đầu. A (After): Mô tả tình huống mong muốn sau khi thực hiện nhiệm vụ. B (Bridge): Liệt kê những hành động cần thực hiện để chuyển từ tình huống ban đầu sang tình huống mong muốn. |
Ví dụ:
- Before: Tôi có một danh sách các từ vựng đa dạng về cấp độ.
- After: Tôi muốn phân loại các từ vựng này theo cấp độ.
- Bridge: Hãy sắp xếp các từ vựng vào các cấp độ tương ứng từ A1 đến C2.
Công thức 5: Công thức S-Q-A
S (Situation): Mô tả ngữ cảnh hoặc tình huống cụ thể. Q (Question): Đặt câu hỏi dựa trên ngữ cảnh đó. A (Answer): Yêu cầu AI cung cấp câu trả lời cho câu hỏi. |
Ví dụ:
- Situation: Tôi đang tìm hiểu về các dạng bài IELTS Writing Task 1.
- Question: Hãy cho tôi biết cách viết dạng bài IELTS Writing Task 1.
- Answer: Cung cấp một đoạn văn ngắn tóm tắt về cách làm dạng bài này.
Công thức 6: Công thức P-E-C-A
P (Problem): Mô tả vấn đề cần giải quyết. E (Explanation): Giải thích chi tiết về vấn đề đó. C (Code): Yêu cầu AI cung cấp đoạn code để giải quyết vấn đề. A (Analysis): Yêu cầu AI phân tích và giải thích đoạn code đã tạo ra. |
Ví dụ:
- Problem: Tôi cần một chương trình Python để tính tổng các số chẵn trong một danh sách.
- Explanation: Chương trình cần nhận vào một danh sách số, sau đó kiểm tra xem nó có phải số chẵn hay không. Nếu đúng, hãy cộng vào tổng.
- Code: Hãy tạo đoạn code Python để thực hiện yêu cầu trên.
- Analysis: Giải thích từng dòng code và cách thức hoạt động của nó.
Công thức 7: Công thức W-H-A-T
What: Nêu rõ mục tiêu muốn đạt được. How: Nêu rõ phương thức để đạt được mục tiêu. And: Thêm thông tin bổ sung hoặc yêu cầu cụ thể. Then: Mô tả hành động tiếp theo sau khi hoàn thành nhiệm vụ. |
Ví dụ:
- What: Tôi muốn tạo một bài thuyết trình tiếng Anh về các phương pháp luyện tập Speaking.
- How: Hãy sử dụng hình ảnh, video và âm thanh để minh họa cho bài thuyết trình.
- And: Thêm vào phần phụ đề bằng tiếng Việt ở bên dưới.
- Then: Xuất bài thuyết trình dưới dạng file PowerPoint.
Công thức 8: Công thức F-O-R-M-A-T
Format: Nêu rõ định dạng mong muốn cho kết quả (ví dụ: văn bản, bảng, danh sách, code). Output: Mô tả chi tiết kết quả cần thu được. Roles: Xác định vai trò của AI và người dùng trong tương tác. Model: Chỉ định mô hình ngôn ngữ cụ thể (nếu có). Action: Liệt kê hành động cụ thể của AI để đạt được kết quả. Task: Nêu rõ nhiệm vụ cần thực hiện. |
Ví dụ:
- Format: Bảng dữ liệu với 3 cột: từ vựng, cấp độ và dịch nghĩa.
- Output: Bảng dữ liệu thống kê các từ vựng thuộc cấp độ C1-C2.
- Roles: AI là chuyên viên phân tích dữ liệu, người dùng là giáo viên.
- Model: GPT-3.
- Action: Thu thập dữ liệu từ vựng, phân tích và tạo bảng phân loại.
- Task: Tạo bảng dữ liệu thống kê các từ vựng thuộc cấp độ C1-C2.
2. Ứng dụng công cụ A.I vào giảng dạy tiếng Anh
Bên cạnh những công thức tạo prompt hiệu quả, những cách thức ứng dụng A.I dưới đây sẽ giúp thầy cô tối ưu hóa các tiết dạy của mình. Mời thầy cô cùng tham khảo.
2.1. Trợ giảng A.I
Thầy cô có thể tận dụng AI như một “trợ giảng ảo” hỗ trợ cho tiết dạy của mình, đặc biệt là trong tiết dạy Speaking.
FLYER gợi ý tới thầy cô AI Bingo – công cụ trò chuyện tiếng Anh hiệu quả và thú vị. AI Bingo có lợi thế hơn rất nhiều so với những công cụ AI khác, khi mà sự tương tác với người dùng không chỉ dừng lại ở mức độ ghi âm và phản hồi một cách cứng nhắc.
“Trợ giảng” Bingo có khả năng tiếp nhận câu trả lời của học sinh, phân tích và phản hồi lại như một trợ giảng thực thụ. Các câu lệnh phản hồi đều có tính tương tác cao, đào sâu vấn đề giúp học sinh rèn luyện khả năng nói tiếng Anh một cách linh hoạt.
Thầy cô tham khảo đoạn video ngắn học sinh trải nghiệm thực tế công cụ này:
Để sử dụng tính năng này, thầy cô có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết qua bài viết sau đây: Hướng dẫn sử dụng AI FLYER Bingo
2.2. Tính năng A.I tạo bài giảng

Trên phần mềm Magic School, thầy cô có thể dễ dàng tạo bài giảng hay kế hoạch giảng dạy thông qua công cụ Lesson plan. Với các tính năng hữu hiệu được tích hợp, các bài giảng với nội dung hoàn chỉnh sẽ được tạo một cách nhanh chóng.
Hướng dẫn tạo bài giảng:
Tại giao diện của công cụ Lesson plan, thầy cô có thể thấy những trường thông tin cần thiết. Việc thầy cô cần làm là lựa chọn các tiêu chí đồng thời tạo những câu lệnh phù hợp.
- Mục Grade level: Nhập cấp độ/ Lớp học (Lưu ý hệ đào tạo được quy chuẩn theo hệ Mỹ và Úc, thầy cô cần cân nhắc lựa chọn thông tin sao cho phù hợp).
- Mục Topic, Standard or Objective: Nhập chủ đề hoặc các yêu cầu phù hợp (Có tích hợp voice – ghi âm bằng giọng nói).
- Mục Additional Criteria: Nhập thêm các file word, PDF hoặc hình ảnh bổ trợ cho nội dung cần tạo.
- Mục Standards Set to Align to: Nhập các chương trình, ví dụ CCSS, TEKS,…
Để áp dụng dễ dàng hơn, thầy cô tham khảo ví dụ FLYER thực hiện qua các bước dưới đây.
Ví dụ:
Thầy cô muốn tạo bài giảng Movers cho học sinh lớp 3, bao gồm các kiến thức về ngữ pháp và từ vựng theo chuẩn chương trình Cambridge.
- Mục Grade level: Grade 3rd
- Mục Mục Topic, Standard or Objective: Movers
- Mục Additional Criteria: Vocabulary, Grammar
- Mục Standards Set to Align to: Cambridge
Phần mềm sẽ trả kết quả một phần bài giảng Movers theo chương trình Cambridge. Ngoài ra, thầy cô cũng có thể sử dụng các tính năng như dịch kết quả sang tiếng Việt, chỉnh sửa nội dung ngay trên giao diện để tải về bản kết quả ưng ý nhất.
Xem thêm: 50+ công cụ AI cho giáo viên: Sẵn sàng hỗ trợ thầy cô trước, trong và sau mỗi tiết dạy
2.3. Tính năng A.I tạo câu hỏi (Youtube Video Questions)

Với Magic School, thầy cô cũng có thể tham khảo tính năng tạo câu hỏi. Tính năng này thực hiện công việc chuyển đổi dữ liệu video youtube thành các câu hỏi. Thầy cô có thể tạo một bộ câu hỏi chỉ với một video nội dung tiếng Anh bất kỳ.
Các trường thông tin thầy cô cần nhập để A.I có thể tạo câu hỏi: Grade (Cấp độ), Question Type (Dạng câu hỏi), Number of Questions (Số lượng câu hỏi), Video ID or URL.
A.I sẽ tiến hành đọc nội dung trong file để tạo ra bộ câu hỏi liên quan phù hợp nhất. Với tính năng này, thầy cô có thể áp dụng để yêu cầu học sinh xem video và trả lời các câu hỏi liên quan tới video đó.
2.4. Tính năng A.I tạo bảng từ vựng

Thay vì mất thời gian nhập thủ công các từ vựng, phiên âm hay dịch nghĩa của các từ này, FLYER gợi ý tới thầy cô website Gemini.
Chỉ với các câu lệnh đơn giản, thầy cô hoàn toàn có thể tạo ra bảng từ vựng theo chủ đề hoặc cấp độ như mong muốn chỉ trong vài phút. Dưới đây là một số Prompt gợi ý mà thầy cô có thể tham khảo.
Prompt 1: Đóng vai giáo viên giảng dạy tiếng Anh theo chương trình chuẩn Movers Cambridge, có thời gian 10 năm nghiên cứu giảng dạy và đào tạo chương trình này, hãy liệt kê tất cả những topic từ vựng tiếng Anh trình độ Movers. Ngoài ra, dựa vào những tài liệu uy tín của Cambridge để tổng hợp. |
Prompt 2: Hãy liệt kê từ vựng sang dạng bảng theo cấu trúc: Chủ đề, từ vựng, phiên âm, nghĩa tiếng Việt → Thầy cô nhận được bản Checklist từ vựng hoàn thiện. |
Prompt 3: Đưa ra ví dụ cho các từ vựng trên, yêu cầu ví dụ phù hợp với trình độ Movers-A1 chuẩn Cambridge. |
2.5. Tính năng A.I tạo bài tập theo dạng, Quiz,…
Thông thường, để tạo các câu hỏi trên ứng dụng Quizizz hay Kahoot!, thầy cô cần lên ý tưởng và phải gõ văn bản một cách thủ công, dẫn đến hiệu suất công việc giảm đi đáng kể.
Để giải quyết tối ưu 2 vấn đề này, FLYER gợi ý tới thầy cô website twee.com. Với website này, thầy cô có thể tạo các câu hỏi không chỉ có nội dung đa dạng mà còn có các dạng bài phổ biến như filling the gap (điền vào ô trống), matching (nối),..
2.6. Tính năng A.I tạo ảnh

ideogram được đánh giá là một website tạo ảnh nhanh chóng và có độ chính xác cao. Công cụ này được áp dụng hữu hiệu nhất khi thầy cô muốn tạo hình ảnh minh họa cho bài học mà không cần tốn thời gian tìm kiếm trên các trang mạng.
Dưới đây là ví dụ cụ thể để thầy cô hình dung rõ hơn về cách thực hiện.
Ví dụ:
Tại mục nhập script, gõ đoạn prompt: “A warm and inviting family kitchen with large table set for holiday dinner. The table is filled with delicious food, and the family is laughing and talking together. The atmosphere is filled with joy and happiness”. Phần mềm sẽ trả về kết quả là hình ảnh theo mô tả trên.
Ngoài ra, nếu thầy cô muốn tạo đa dạng các kiểu hình ảnh, FLYER xin gợi ý Website Microsoft designer. Tại đây, người dùng có thể tạo đồng thời nhiều ảnh, tạo sticker (nhãn dán) hay invitation (thiệp mời),… Lưu ý rằng tại website này, thầy cô có thể nhập câu lệnh bằng tiếng Việt.
Ví dụ:
Nhập câu lệnh vào thanh công cụ “Hãy tạo ra 1 sheet ảnh gồm các ảnh có nhiều hoạt động biểu hiện khác nhau của một cậu bé có ngoại hình dễ thương với các cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tức giận, mệt mỏi.”
2.7. Tính năng A.I tạo nội dung thuyết trình

Nhắc đến tính năng tạo slide, một trong những công cụ hiệu quả mà FLYER muốn gợi ý đến thầy cô là Gamma. Gamma là một website tạo slide cơ bản, đơn giản và hữu ích. Để sử dụng các tính năng chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn, thầy cô có thể cân nhắc chi trả khoản phí theo tháng.
Để tạo slide, thầy cô cần chuẩn bị nội dung chi tiết nhất có thể, đồng thời phân tách nội dung mạch lạc để A.I trả kết quả chính xác hơn. Ngoài sử dụng nội dung có sẵn, thầy cô cũng có thể kết hợp sử dụng công cụ A.I để tạo nội dung cho mình. Mời thầy cô theo dõi ví dụ dưới đây để ứng dụng công cụ hữu ích này.
Ví dụ:
Tạo quy trình giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh mới tại Trung tâm tiếng Anh
Bước 1: Tại giao diện Gemini, nhập câu lệnh: “Viết quy trình giảng dạy dành cho đối tượng là Giáo viên mới của Trung tâm tiếng Anh. Tại mỗi giai đoạn trong quy trình, nêu rõ các nội dung sau: công việc cần thực hiện, thời gian, dưới sự quản lý và kiểm tra của ai, công cụ/phần mềm hỗ trợ thực hiện công việc. |
Bước 2: Nhận kết quả trả ra và chỉnh sửa lại tùy theo yêu cầu. |
Bước 3: Copy nội dung trên vào thanh nhập lệnh tại Gamma. |
Bước 4: Nhận kết quả slide từ website. |
3. Tổng kết
Trên đây là công cụ A.I cho giáo viên tiếng Anh mà FLYER gợi ý tới các thầy cô. Các công cụ này không chỉ giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong quá trình biên soạn bài giảng, mà còn có thể mang tới cho học sinh những nội dung mới mẻ, từ đó tạo cảm hứng học tập cho học sinh. Thầy cô đừng quên lưu lại những công cụ này và áp dụng cho quá trình giảng dạy nhé!
Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?
FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!
✅ Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…
✅ Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp
✅ Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…
✅ Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)
Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!
Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188
Xem thêm: