Told + gì? 4 công thức Told trong câu tường thuật [+ BÀI TẬP]

Câu tường thuật là một trong những cấu trúc câu cơ bản và thường xuyên được sử dụng trong tiếng Anh. Để thuật lại một lời nói, bạn có thể lựa chọn sử dụng câu tường thuật trực tiếp hoặc câu tường thuật gián tiếp. Tuy nhiên, cho dù là cấu trúc nào thì vẫn luôn cần sự có mặt của các động từ tường thuật như said, told, asked, claimed, advised… Trong đó, “told” là một trong những động từ phổ biến nhất, có thể được sử dụng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau. Với bài viết này, hãy cùng FLYER tìm hiểu kỹ hơn told + gì và các công thức told trong câu tường thuật nhé! 

1. Tổng quan về câu tường thuật 

Câu tường thuật có thể hiểu một cách đơn giản là câu dùng để kể lại, thuật lại điều mà ai đó (hoặc chính người tường thuật) đã nói. 

Một câu tường thuật hoàn chỉnh thường được chia thành 2 vế: mệnh đề tường thuật (MDTT) và mệnh đề được tường thuật (MDDTT). 

Mệnh đề tường thuật + Mệnh đề được tường thuật 

MDTT có công thức chung là “S+V”, trong đó: 

  • “S” là người người nói câu gốc.
  • “V” là các động từ tường thuật, bao gồm “say, tell, ask, admit, claim, complain…” thường được chia ở thì quá khứ đơn

MDDTT chứa nội dung chính cần kể lại, có thể được viết dưới dạng trích dẫn nguyên văn (câu tường thuật trực tiếp) hoặc tường thuật theo ý của người kể (câu tường thuật gián tiếp).

Có 2 loại câu tường thuật là trực tiếp và gián tiếp
Có 2 loại câu tường thuật là trực tiếp và gián tiếp

Câu tường thuật gián tiếp lại được chia làm 4 loại: 

  • Câu tường thuật dạng kể
  • Câu tường thuật dạng yêu cầu (mệnh lệnh)
  • Câu cảm thán 
  • Câu nghi vấn gián tiếp. 

Trong đó, có hai dạng câu gián tiếp sử dụng công thức “told” là câu gián tiếp thể khẳng định (câu kể) và câu yêu cầu (mệnh lệnh). 

Xem thêm: Câu tường thuật: Mách bạn 2 cách thuật lại lời người khác bằng tiếng Anh siêu đơn giản!

2. Các công thức “told” trong câu tường thuật 

2.1. Công thức “told” trong câu tường thuật trực tiếp

Câu tường thuật trực tiếp
Câu tường thuật trực tiếp

Cấu trúc câu tường thuật trực tiếp khá đơn giản, bao gồm MDTT có thể đứng trước, giữa hoặc sau lời nói trích dẫn (MDDTT). MDDTT được giữ nguyên vẹn và đặt trong dấu ngoặc kép. 

S + told + O, “lời trích dẫn” 

Trong đó: 

S là người nói

O là tân ngữ (nói với ai)

Ví dụ: 

  • Mary told me, “I prefer cats to dogs.”

Mary nói: “Tôi thích mèo hơn thích chó.”

  • “Our class will begin at 7.30 am tomorrow.” The teacher told us.

“Lớp học của chúng ta sẽ bắt đầu lúc 7.30 sáng ngày mai.” Thầy giáo nói với chúng tôi. 

  • “Come closer,” Mary told her friend, “I want to tell you a secret.”

“Lại gần đây đi,” Mary nói với bạn cô ấy, “Tôi muốn nói cho bạn nghe một bí mật.” 

2.2. Công thức “told” trong câu tường thuật gián tiếp 

Khác với câu tường thuật trực tiếp, MDTT trong câu tường thuật gián tiếp luôn được viết trước MDDTT, cho dù đó là câu kể, câu nghi vấn, câu cảm thán hay câu mệnh lệnh. 

Công thức chung của câu tường thuật gián tiếp với công thức “told”: 

S + told + O + MDDTT 

2.2.1. Câu tường thuật gián tiếp dạng câu kể 

S1 + told + O + (that) + S2 + V (lùi thì) 

Trong đó, “S1” và “S2” có thể cùng chỉ một đối tượng: 

Ví dụ: 

  • Mary told me that she had forgotten her bag at home. 

Mary nói với tôi rằng cô ấy đã để quên cặp xách ở nhà. 

(S1 là “Mary”, S2 là “cô ấy” đều dùng để chỉ Mary.) 

Hoặc “S1” và “S2” chỉ hai đối tượng khác nhau: 

Ví dụ: 

  • The doctor told me that I needed to drink much water. 

Bác sĩ nói rằng tôi cần uống nhiều nước hơn. 

(S1 là “bác sĩ”, S2 là “tôi”) 

Với câu tường thuật trực tiếp và câu tường thuật gián tiếp dạng câu kể, MDTT “S + told + O” còn có thể được hiểu là “S + said (+ to + O)”. 

Chú ý trong câu tường thuật gián tiếp dạng câu kể
Chú ý trong câu tường thuật gián tiếp dạng câu kể

Đối với cấu trúc “S + said + (to + O)”, nếu tân ngữ chỉ một đối tượng chung chung như “me, us”, bạn có thể bỏ “to + O” và viết thành “S + said”.

Ví dụ: 

  • Mary told me that she had forgotten her bag at home.

= Mary said (to me) that she had forgotten her bag at home.

Ngoài ra, từ “that” trong MDTT cũng thường được lược bỏ để câu nói trở nên ngắn gọn và tự nhiên hơn. 

Ví dụ: 

  • Mary told me that she had forgotten her bag at home. 

= Mary told me she had forgotten her bag at home.

= Mary said she had forgotten her bag at home.

Xem thêm: Câu trực tiếp, câu gián tiếp: “Bí kíp” làm bài viết lại câu đạt max điểm!

2.2.2. Câu tường thuật gián tiếp dạng câu yêu cầu (mệnh lệnh)  

Câu tường thuật gián tiếp dạng câu yêu cầu/mệnh lệnh thường được dùng để thuật lại một lời yêu cầu, mong muốn, dặn dò hoặc nhờ vả từ người này đến người khác. 

Cấu trúc câu gián tiếp dạng câu mệnh được viết như sau: 

S + told + O + (not) to + V

Ví dụ: 

  • The doctor told him to drink much more water. 

Bác sĩ bảo anh ấy uống nhiều nước hơn. 

  • My mom told my dad not to smoke anymore. 

Mẹ tôi bảo bố tôi không được hút thuốc nữa. 

Các động từ tường thuật khác có thể dùng để thay thế “told” trong câu mệnh lệnh bao gồm: advise, ask, demand, offer, order, warn

Động từ tường thuật dùng trong câu mệnh lệnh
Động từ tường thuật dùng trong câu mệnh lệnh
Từ vựngNghĩa Ví dụ
advise
/əd’vaɪz/
Khuyên nhủ, chỉ bảo, dặn dòThe doctor advised him to drink much more water.
Bác sĩ khuyên anh ấy uống nhiều nước hơn. 
ask
/æsk/
Yêu cầu, xin phépMy mom asked my dad not to smoke anymore.
Mẹ tôi yêu cầu bố tôi không hút thuốc nữa. 
warn
/wɔːrn/
Khuyên, cảnh báo  He warned the children to stay away from electrical outlets.
Anh ấy cảnh báo bọn trẻ đứng cách xa khỏi ổ điện. 

3. Lưu ý khi sử dụng cấu trúc “told” trong câu tường thuật 

Khi sử dụng câu tường thuật gián tiếp với cấu trúc “told” nói riêng và các cấu trúc câu tường thuật khác nói chung, bạn cần lưu ý một số quy tắc về lùi thì, thay đổi đại từtrạng từ chỉ thời gian, địa điểm trong MDDTT sao cho phù hợp. 

3.1. Quy tắc lùi thì 

Khi lời nói được thuật lại đồng nghĩa với việc nó đã trở thành một sự việc diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, nếu trích dẫn lời nói trong câu tường thuật gián tiếp, bạn phải lùi một thì so với lời nói trực tiếp ban đầu. 

Ví dụ: 

  • Câu trực tiếp: 

Mary told her mom: “I am doing my homework.” 

Mary nói với mẹ của cô ấy: “Con đang làm bài tập.”

  • Chuyển sang câu gián tiếp sẽ là: 

Mary told her mom (that) she was doing her homework. 

Mary nói với mẹ của cô ấy rằng cô ấy đang làm bài tập.

Trong ví dụ này, động từ được dùng ở câu trực tiếp là “am doing” chia ở thì hiện tại đơn, diễn tả hoạt động làm bài tập của Mary đang xảy ra ngay tại ở thời điểm nói. Tuy nhiên, khi thuật lại, động từ phải được lùi một thì trở thành “was doing” vì thời điểm Mary nói “đang làm bài tập” đã trôi qua. 

Áp dụng tương tự với động từ chia ở các thì khác, ta có bảng lùi thì sau đây: 

Bảng lùi thì trong câu tường thuật
Bảng lùi thì trong câu tường thuật

Chú ý: Với một số trường hợp đặc biệt như MDDTT diễn tả một sự việc hiển nhiên hoặc chưa xảy ra ở thời điểm hiện tại, động từ trong câu gốc cần được giữ nguyên, không lùi. 

Ví dụ: 

  • My teacher told us, “Earth orbits the Sun.” (Cô giáo của chúng tôi nói, “Trái Đất quay quanh Mặt trời.”) 

=> My teacher told us that Earth orbits the Sun. (Cô giáo của chúng tôi nói Trái Đất quay quanh Mặt trời.) 

3.2. Thay đổi đại từ 

Khi chuyển lời nói thành câu gián tiếp, bạn cũng cần chú ý đến việc thay đổi đại từ nhân xưng để ý nghĩa của câu được diễn đạt một cách chính xác. 

Ví dụ: 

  • The doctor told Jame: “You need to drink much more water.” 

=> Cách chuyển đúng: The doctor told Jame he needed to drink much more water. 

(Bác sĩ nói với Jame rằng anh ấy cần uống nhiều nước hơn). 

=> Cách chuyển sai: The doctor told Jame you need to drink much more water.

(Bác sĩ nói với Jame rằng bạn cần uống nhiều nước hơn.) 

Cách thay đổi đại từ trong câu tường thuật
Cách thay đổi đại từ trong câu tường thuật
Đại từ trong câu trực tiếp Đại từ sau khi đổi
II
(Khi người tường thuật thuật lại lời của chính mình)
IHe/ She
(Khi thuật lại lời người khác)
You (số ít)I/ He/ She
You (số nhiều)They
WeThey
MeMe
(Khi người tường thuật thuật lại lời của chính mình)
MeHim/ Her
(Khi thuật lại lời người khác)
UsThem
MyMy
(Khi người tường thuật thuật lại lời của chính mình)
MyHis/ Her
(Khi thuật lại lời người khác)
Your (số ít)My/ His/ Her
Your (số nhiều)Their
OurTheir
MineMine
(Khi người tường thuật thuật lại lời của chính mình)
MineHis/ Her
(Khi thuật lại lời người khác)
Yours (số ít)Mine/ His/ Hers
Yours (số nhiều)Theirs
OursTheirs
MyselfMyself
(Khi người tường thuật thuật lại lời của chính mình)
MyselfHimself/ Herself
(Khi thuật lại lời người khác)
Yourself (số ít)Yourself/ Himself/ Herself
Yourself (số nhiều)Themselves
OurselvesThemselves
Cách thay đổi đại từ trong câu tường thuật

3.3. Thay đổi trạng từ chỉ thời gian, địa điểm

Tương tự như thì của động từ và đại từ, các trạng từ chỉ thời gian, địa điểm trong câu tường thuật cũng cần thay đổi để phù hợp với ngữ cảnh được nhắc đến. 

Cách thay đổi trạng từ trong câu tường thuật
Cách thay đổi trạng từ trong câu tường thuật

4. Cấu trúc khác với “told” 

Không chỉ được sử dụng trong câu tường thuật với nghĩa kể lại, nói lại, “told” còn đứng trong câu với vai trò là quá khứ của “tell”, dùng để diễn đạt sự truyền thông tin bằng cách nói (hoặc viết). 

4.1. Told something

Cấu trúc “told something” mang nghĩa “nói về điều gì đó”. 

Ví dụ: 

  • He told the difference between the two software versions at yesterday’s meeting. 

Anh ấy nói về sự khác nhau giữa hai phiên bản phần mềm vào cuộc họp ngày hôm qua. 

4.2. Told somebody something 

Khi muốn nói cho ai biết hoặc truyền đạt với ai điều gì, bạn có thể dùng cấu trúc “told somebody something”. 

Ví dụ: 

  • The advertisement told us very little about the product.

Quảng cáo truyền đạt cho chúng tôi rất ít về sản phẩm. 

4.3. Told somebody what/when/where/which/how/if…

Trong trường hợp muốn nói cho ai đó về thông tin của một sự kiện, địa điểm, thời gian, cách thức hoạt động…, bạn có thể dùng “told” đi kèm với các từ để hỏi “what” (ai, cái gì), “when” (khi nào), “where” (ở đâu), “how” (như thế nào)… 

Ví dụ: 

  • My friend told me where the party was held. 

Bạn của tôi đã nói cho tôi biết bữa tiệc được tổ chức ở đâu. 

  • He told me how he had got the job just by lying about his age. 

Anh ấy đã kể với tôi về cách anh ấy có được công việc chỉ nhờ nói dối về tuổi của mình. 

5. Bài tập 

6. Tổng kết 

Thông qua bài viết trên, FLYER đã tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản về các công thức “told” trong câu tường thuật thường gặp. Hi vọng, với những định nghĩa, cấu trúc, ví dụ và những lưu ý mà FLYER biên soạn, bạn có thể đặt câu với “told” một cách thành thạo và linh hoạt. 

Cùng học cách phân biệt giữa “say” và “tell” qua video này nhé!

Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?

Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!

✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,

Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…

✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng

Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!

>>> Xem thêm: 

Comments

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Ngọc Ánh
Ngọc Ánh
"The universe cheering up inside your soul." ~ Cosmic Writer

Related Posts