Chúng ta đã quá quen thuộc với những khái niệm như Đại từ nhân xưng, Đại từ quan hệ…. Nhưng có rất nhiều người vẫn chưa từng nghe hoặc còn mơ hồ với “Đại từ phản thân”. Nhưng hẳn bạn đã từng dùng qua myself, himself, themself,….- đây chính là những đại từ phản thân trong tiếng Anh. Hôm nay cùng FLYER củng cố lại điểm ngữ pháp quan trọng này nhé!
1. Đại từ phản thân trong tiếng Anh là gì?
1.1. Khái niệm
Đại từ phản thân (reflexive pronouns) là một trong những Đại từ trong tiếng Anh, nó xuất hiện trong câu khi chủ ngữ và tân ngữ của động từ cùng nhắm đến một người hoặc một vật. Nói cách khác, chủ thể thực hiện hành động cũng chính là chủ thể chịu tác động của hành động đó.
Ví dụ:
So sánh hai câu sau:
I do not trust her! (Tôi không tin cô ấy)
và
I do not trust myself. (Tôi không tin tôi)
Dễ dàng thấy chủ ngữ trong hai câu đều là “I”, động từ chính đều là “trust” nhưng tân ngữ chịu tác động lại khác nhau. Trong câu thứ hai, người chịu tác động của động từ chính là “tôi”, vậy đại từ “myself” được gọi là đại từ phản thân.
1.2. Hình thức
Đại từ phản thân có thế được quy đổi từ đại từ nhân xưng ở dạng chủ ngữ, theo các ngôi số ít và số nhiều. Dưới đây là bảng quy đổi:
2. Vị trí của đại từ phản thân trong câu
2.1. Đứng sau động từ
Ví dụ:
- I hope you enjoy yourselves at my birthday party tonight!
(Tôi hy vọng bạn sẽ thấy vui trong bữa tiệc sinh nhật tôi tối nay!)
- Be careful! You might hurt yourself with the scissors.
(Cẩn thận! Bạn có thể tự làm mình bị thương bằng chiếc kéo đó.)
2.2. Đứng sau giới từ
Ví dụ:
- She really completed all the math homework by herself.
(Cô ấy thực sự đã tự mình hoàn thành hết bài tập toán)
- We should have believed in ourselves more.
(Chúng ta đã nên tin tưởng vào bản thân nhiều hơn)
2.3. Đứng sau danh từ
- The exam itself was so hard, so everyone looked so upset.
(Bài kiểm tra quá khó, nên trông ai cũng buồn.)
- Even the teachers themselves could not solve this Math problem, it was really hard.
(Ngay cả bản thân những giáo viên cũng không thể giải được câu toán đó, nó thực sự rất khó.)
2.4. Đứng cuối câu
Đại từ phản thân thường đặt ở cuối câu để nhấn mạnh chủ thể hành động.
- This looks hard but I will handle this issue myself.
(Nó nhìn khá khó, nhưng tôi sẽ tự giải quyết vấn đề này)
- After a while, the man decided to fix the car himself.
(Một lúc sau, người đàn ông quyết định tự sửa xe của mình.)
3. Cách dùng đại từ phản thân trong tiếng Anh
3.1. Đại từ phản thân làm tân ngữ của động từ.
Đại từ phản thân có thể làm tân ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp của động từ khi tân ngữ này và chủ ngữ là cùng một chủ thể (người/ vật).
Ví dụ:
- Be careful with that knife. You might cut yourself.
(Cẩn thật với con dao đó. Bạn có thể tự làm đứt tay đó.)
“yourself” là tân ngữ chịu tác động trực tiếp của hành động “cut” và cũng chính là đại diện cho chủ ngữ “you”. Vậy trong câu này, đại từ phản thân “yourself” đóng vai trò tân ngữ trực tiếp của động từ.
- I always make a cup of tea for myself every morning.
(Tôi tự pha một cốc cà phê cho bản thân vào mỗi sáng.)
-> “myself” là tân ngữ chịu tác động gián tiếp của hành động “make a cup of tea” và cũng chính là đại diện cho chủ ngữ “I. Đại từ phản thân “myself” đóng vai trò làm tân ngữ gián tiếp của động từ.
Bảng một số động từ thường có đại từ phản thân theo sau (làm tân ngữ):
Amuse (làm vui) | look at/see (nhìn chính mình) | kill (sát hại) |
Blame (khiển trách) | help (giúp) | prepare (chuẩn bị) |
cut (cắt vào …) | hurt (làm đau) | satisfy (Làm hài lòng) |
dry (sấy khô) | Introduce (giới thiệu) | burn (làm bỏng) |
Lưu ý: Chúng ta không dùng đại từ nhân xưng sau những động từ mà bình thường chủ ngữ tự làm.
Ví dụ:
Không nói: He always takes a shower himself before going out.
(Anh ấy thường tắm trước khi ra ngoài.)
-> Hành động “take a shower” (tắm) thường được tự thực hiện bởi chủ thể.
3.2. Đại từ phản thân làm tân ngữ cho giới từ
Khi chủ ngữ và tân ngữ cùng chỉ một người hoặc một vật, đại từ phản thân có thể đứng sau và làm tân ngữ cho giới từ.
Ví dụ:
- Tom was feeling very sorry for himself.
(Tom đã lấy làm tiếc cho bản thân anh ấy).
-> “himself” làm tân ngữ cho giới từ “for”.
- They should have believed in themselves more.
(Bọn họ đã nên tin tưởng hơn vào bản thân.)
-> “themselves” làm tân ngữ cho “in”.
Lưu ý: Không sử dụng đại từ phản thân sau những giới từ chỉ địa điểm (beside, behind, in front of…) và giới từ “with” khi mang nghĩa đồng hành.
Ví dụ:
- He had a hat beside him.
KHÔNG nói: He had a hat beside himself.
(Anh ấy có một chiếc mũ bên cạnh.)
- She had a few friends with her.
KHÔNG nói: She had a few friends with herself.
(Cô ấy có một vài người bạn bên mình.)
3.3. Đại từ phản thân dùng để nhấn mạnh chủ thể của hành động
Để nhấn mạnh hành động, đại từ phản thân được đặt ngay sau danh từ làm chủ ngữ hoặc đứng ở cuối câu.
Ví dụ:
- He lives by himself in a huge house.
(Anh ta sống một mình trong một ngôi nhà lớn.)
-> “himself” nhấn mạnh việc “live” (sống) của anh ta là một mình, không cùng với ai.
- Londonl itself is quite a big city.
(London là một thành phố khá lớn.)
-> “itself’ nhấn mạnh việc bản thân nó là một thành phố lớn.
- You needn’t care about me. I can solve it myself.
(Bạn không cần phải quan tâm đến tôi. Tôi có thể tự xử lý được.)
-> “myself” nhấn mạnh việc “solve” (xử lý) của “I” (tôi) có thể làm một mình.
3.4. Đại từ phản thân trong một số thành ngữ thông dụng
(All) by oneself: làm toàn bộ hành động một mình mà không cần ai giúp đỡ.
Ví dụ:
- My little brother is old enough to cross the street (all) by himself.
(Em trai tôi đủ lớn để tự băng qua đường.)
(All) to oneself: “toàn quyền sử dụng”
Ví dụ:
- Their grandparents are away so they have the house to themselves for 2 weeks.
(Ông bà đi vắng nên họ có thể toàn quyền sử dụng ngôi nhà trong 2 tuần.)
Apply oneself to something/ doing something: chuyên tâm làm gì đó
Ví dụ:
- If she applied herself to studying, she could pass the exam.
(Nếu anh ấy chuyên tâm học hành, anh ấy đã có thể đỗ bài thi.
Pull yourself together: Bình tĩnh lại sau khi sau khi tức giận hoặc trải qua một chuyện buồn.
Ví dụ:
- Just pull yourself together. There’s no point crying about it.
(Bình tĩnh lại nào! Không có gì đáng để khóc về nó cả)
In yourself: Dùng khi hỏi ai đó về trạng thái của họ khi họ đang ốm
Ví dụ:
- I know you must still be uncomfy, but how are you in yourself?
(Tôi biết bạn vẫn cảm thấy khó chịu, nhưng bây giờ bạn cảm thấy trong người như thế nào rồi?)
Not be/seem/feel yourself: Không cảm thấy vui vẻ hoặc khỏe mạnh như bình thường
Ví dụ:
- Why don’t you take a rest if you’re not feeling yourself?
(Bạn nên nghỉ một chút nếu bạn thấy không được khỏe)
Enjoy oneself: nghĩa là “có một khoảng thời gian vui vẻ” (đồng nghĩa với cụm “have a good time”). Tránh sử dụng nhầm với ý nghĩa “thích bản thân ai đó”
Ví dụ:
- I really enjoyed myself at Jim’s birthday party.
(Tôi thật sự đã có một khoảng thời gian vui vẻ trong bữa tiệc sinh nhật của Jim)
4. Phân biệt đại từ nhấn mạnh và đại từ phản thân trong tiếng Anh.
Đại từ nhấn mạnh (Intensive Pronouns) có hình thức giống hệt như đại từ phản thân, chúng đều xuất hiện với đuôi “self” hoặc “selves” (myself, herself, itself…). Đại từ này dùng để nhấn mạnh cho danh từ hoặc đại từ đã nhắc đến trước đó dưới câu, và thường được đặt ngay sau danh từ hoặc đại từ (mà chúng được sử dụng để nhấn mạnh).
Ví dụ:
- We went to hear that man himself speak.
(Chúng tôi đến để nghe người đàn ông đó nói chuyện)
-> “himself” được nhấn mạnh cho “man” (chính người đàn ông đó chứ không ai khác)
- It was found out that Abraham Lincoln himself had written the poem.
(Người ta tìm ra rằng chính Abraham Lincoln đã viết bài thơ.)
-> “himself” được nhấn mạnh cho “Abraham Lincoln”
Đại từ nhấn mạnh là thành phần không bắt buộc trong câu. Nói cách khác, khi một câu bị lược bỏ đại từ nhấn mạnh thì nó không thay đổi nghĩa. Tuy vậy, để câu văn được thú vị, có biểu cảm và đầy đủ thông tin hơn chúng ta vẫn nên sử dụng đại từ nhấn mạnh.
Vậy đại từ nhấn mạnh và đại từ phản thân khác nhau ở điểm nào, mời các bạn cùng tham khảo ví dụ sau đây nhé:
Đại từ phản thân | Đại từ nhấn mạnh |
---|---|
They baked themselves an apple pie. They baked an apple pie for themselves. -> “Bọn họ” vừa thực hiện hành động “nướng” và vừa nhận kết quả của hành động đó. Nếu loại bỏ đại từ phản thân câu văn sẽ trở thành ‘“They baked an apple pie” và “They baked an apple pie for” “Bọn họ” đã nướng bánh táo cho chính họ hay ai khác? Câu văn đổi sang nghĩa khác/thiếu từ | They baked an apple pie themselves. -> Ở đây, mục đích sử dụng đại từ nhấn mạnh để nhấn mạnh thực tế là Chính “bọn họ” đã nướng bánh táo (chứ không phải ai khác). -> Nếu loại bỏ đại từ nhấn mạnh, câu văn sẽ trở thành “They baked an apple pie”, bọn họ” đã nướng chiếc bánh táo đó. Câu văn có nghĩa không đổi |
Nói chung, cách đơn giản nhất để nhận biết đại từ nhấn mạnh đó là loại bỏ từ đó ở trong câu, xem nghĩa của câu có thay đổi không. Nếu có, đó chính là đại từ nhấn mạnh. Nếu nghĩa của câu bị thiếu hoặc hoàn toàn thay đổi thì đó là đại từ phản thân.
5. Bài tập về đại từ phản thân trong tiếng Anh
Bài tập : Chọn từ đúng cho trong ngoặc trong những câu dưới đây:
6. Tổng kết
Trên đây là những kiến thức cô đọng nhất về đại từ phản thân, FLYER mong rằng thông qua phần tổng hợp này các bạn có thể nắm được khái niệm, cách dùng của loại đại từ này trong tiếng Anh. Đây không phải là một điểm ngữ pháp quá khó, tuy nhiên rất dễ gây “hoang mang” và nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Để có thể thành thạo áp dụng đại từ phản thân trong giao tiếp các bạn có thể ôn luyện thêm tại phòng luyện thi ảo FLYER – kho kiến thức “khủng” do chính FLYER biên soạn bao gồm nhiều bài học đa dạng. Với thiết kế mô phỏng game vô cùng bắt mắt, FLYER tin chắc bạn sẽ có một thời gian ôn luyện thú vị và hấp dẫn. Còn chần chừ gì nữa mà không đăng kí ngay nào!
Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.
>>> Xem thêm