Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ biến nhất ở các trường học Việt Nam hiện nay là bài kiểm tra được chấm điểm. Tuy nhiên, những con số trên giấy chưa thể hiện đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh. Do đó, thầy cô cần đánh giá thành tích không chỉ qua các kỳ thi mà còn trong suốt quá trình giảng dạy. Trong bài viết này, FLYER giới thiệu tới quý thầy cô 7 phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh sao cho chính xác nhất, các hoạt động đánh giá phổ biến và gợi ý chu trình 5 bước. Mời thầy cô cùng theo dõi!
1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cụ thể là gì?
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc thu thập thông tin trong hoặc sau quá trình học nhằm giúp thầy cô đưa ra các quyết định dạy và học phù hợp. Kết quả đánh giá cần thể hiện rõ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học tại thời điểm đánh giá thông qua 3 câu hỏi:
- Học sinh biết gì (kiến thức)?
- Học sinh có thể làm gì (kỹ năng)?
- Học sinh quan tâm đến điều gì (thái độ)?
Việc đánh giá có thể được chấm điểm hoặc không chấm điểm. Thời gian đánh giá diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào từng phương pháp khác nhau.
2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần đáp ứng yếu tố nào?
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ có tác động tích cực đến quá trình học tập của cá nhân và tổ chức nếu:
Được tuyên bố rõ ràng | Kết quả phù hợp với tiêu chí, sứ mệnh của tổ chức/ nhà trường Kết quả phù hợp với chuyên ngành, lĩnh vực liên quan |
Quy trình đánh giá có hệ thống | Các biện pháp đánh giá rõ ràng Sử dụng đa dạng hoạt động đánh giá trực tiếp và gián tiếp Hoạt động đánh giá diễn ra liên tục, lặp lại Dữ liệu được thu thập chính xác, minh bạch Huy động nhiều người đánh giá khác nhau để cho ra kết quả công bằng và nhất quán |
Xác thực về năng lực của học sinh | Kết quả thể hiện được kiến thức/kỹ năng/ thái độ của học sinh Kết quả đánh giá chất lượng, học sinh cảm thấy tự hào và tự tin sử dụng kết quả này cho nhiều mục đích giáo dục, phát triển |
Kết quả được sử dụng triệt để | Được giáo viên sử dụng để cải thiện việc dạy và học Được các nhà lãnh đạo sử dụng để cải thiện chương trình, mục tiêu và phân bổ nguồn lực |
3. 7 phương pháp đánh giá kết quả học tập
Có nhiều cách để giáo viên xác định được khả năng học tập của học sinh. Mỗi cách đánh giá khác nhau mang về dữ liệu khác nhau.
7 phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ biến hiện nay đó là:
3.1. Đánh giá chẩn đoán (Diagnostic Assessment)
Phương pháp đánh giá chẩn đoán còn được gọi là “tiền kiểm tra” nhằm giúp giáo viên nắm rõ những gì học sinh đã và chưa biết về bài học, đồng thời chẩn đoán các lỗ hổng kiến thức có khả năng xảy ra. Từ đó, thầy cô có thể xây dựng kế hoạch học tập cá nhân hóa, xem xét những phần nội dung kiến thức cần dành nhiều hoặc ít thời gian hơn.
Một số đặc điểm của phương pháp đánh giá chẩn đoán:
- Triển khai ở đầu hoặc giữa bài học/ khóa học/ năm học
- Dùng để xác định kiến thức hiện tại của học sinh
- Chẩn đoán phần nội dung cần cải thiện
- Mức độ rủi ro thấp (thường không được tính là kết quả chính thức).
Ví dụ:
Đầu buổi học phát âm tiếng Anh, thầy cô yêu cầu học sinh đọc 1-2 câu tiếng Anh ngắn nhằm xác định khả năng phát âm, giọng điệu và cách nhấn trọng âm đã chính xác hay chưa. Từ đó, quyết định các nội dung cần chú trọng trong tiết học và đưa ra bài tập về nhà phù hợp.
3.2. Đánh giá quá trình (Formative Assessment)
Đánh giá quá trình được thực hiện xuyên suốt năm học và có thể được diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Các hoạt động đánh giá quá trình thường giúp giáo viên trả lời 2 câu hỏi:
- Học sinh đang học tập như thế nào?
- Học sinh có đang học đúng nội dung cần học không?
Mục đích của phương pháp đánh giá quá trình:
- Thông báo cho giáo viên về tiến bộ của học sinh
- Xác định khó khăn mà học sinh đang gặp trong quá trình học
- Cải thiện trải nghiệm học tập (giảm tốc độ, lặp lại hướng dẫn, thay đổi không gian,… nếu cần).
Các hoạt động đánh giá quá trình thường rất dễ thực hiện và diễn ra trong thời gian ngắn, kết quả đánh giá quá trình không được coi là kết quả chính thức và có thể được cập nhật tức thì.
Ví dụ:
- Câu hỏi trắc nghiệm
- Thảo luận trong lớp
- Phát biểu ý kiến
- Trò chơi
- …
Kỹ thuật đánh giá quá trình:
3.3. Đánh giá tổng kết (Summative Assessment)
Đánh giá tổng kết hay đánh giá tổng hợp thường được thực hiện vào cuối thời gian học (cuối kỳ/ cuối năm/ cuối khóa). Kết quả tổng kết chính là thước đo cho quá trình học tập ở cấp độ bao quát, thể hiện mức độ thành thạo kỹ năng và nắm vững kiến thức của học sinh.
Bài kiểm tra có chấm điểm là hình thức đánh giá tổng kết phổ biến nhất hiện nay. Các câu hỏi trong bài bao hàm kiến thức xuyên suốt thời gian học tập, đòi hỏi học sinh dành nhiều thời gian ôn luyện và tư duy. Kết quả bài kiểm tra là kết quả chính thức và được lưu vào học bạ/ hệ thống, phản ánh trình độ học vấn sau khóa học.
Ví dụ:
- Kiểm tra cuối kỳ
- Kiểm tra cuối năm
- …
3.4. Đánh giá ngẫu nhiên (Interim Assessment)
Đánh giá ngẫu nhiên còn gọi là đánh giá tạm thời, được thực hiện vào những khoảng thời gian khác nhau trong suốt quá trình học. Quy mô thực hiện thường theo cấp lớp, cấp khối, cấp trường nhằm cho phép các nhà giáo dục so sánh chất lượng học tập tổng thể của học sinh trên quy mô lớn hơn.
Đánh giá ngẫu nhiên thu về kết quả chính thức, do vậy cần nhiều thời gian để lên kế hoạch và chuẩn bị hơn những hoạt động đánh giá quá trình. Bài kiểm tra đánh giá ngẫu nhiên chỉ được giao bởi một giáo viên trong một lớp riêng lẻ.
Ví dụ:
- Bài kiểm tra chương
- Viết bài luận
- Bài thuyết trình lớp được chấm điểm
- …
Hiểu thêm về đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết
3.5. Đánh giá điểm chuẩn (Benchmark Assessment)
Đánh giá điểm chuẩn đề cập đến một kỳ thi cấp lớp, cấp trường, cấp quận được tổ chức định kỳ xuyên suốt năm học. Khi thiết kế một bài kiểm tra điểm chuẩn, các nhà giáo dục thường đặt 2 câu hỏi:
- Học sinh toàn đơn vị có hiểu được tài liệu không?
- Nên cải thiện việc giảng dạy như thế nào?
Các bài kiểm tra điểm chuẩn nhằm đo lường sự tiến bộ của học sinh đối với các mục tiêu học tập theo cấp lớp trong một khoảng thời gian. Giáo viên có thể sử dụng kết quả kiểm tra để xác định điểm mạnh/ yếu của học sinh, sau đó lên kế hoạch cho các bài học để giải quyết các thiếu sót trong học tập.
Ví dụ:
- Bài kiểm tra chính tả hàng tuần dành cho học sinh khối 1
- Bài kiểm tra giữa học kỳ tổ chức theo khối
- …
Lưu ý: Đánh giá ngẫu nhiên đôi khi được gọi là đánh giá điểm chuẩn. Cả hai phương pháp đều cho ra những kết quả chính thức nhằm đo lường tiến độ của học sinh và lên kế hoạch giảng dạy. Tuy nhiên, đánh giá tiêu chuẩn được tổ chức định kỳ trong khi đánh giá tạm thời được tổ chức ngẫu nhiên, không cần tuân theo lịch trình.
3.6. Đánh giá theo tiêu chuẩn (Norm-referenced assessments)
Đánh giá theo tiêu chuẩn tham chiếu là các bài kiểm tra diễn ra trên quy mô lớn, được thiết kế để so sánh một cá nhân với một nhóm bạn cùng trang lứa. Tiêu chí đánh giá dựa trên tiêu chuẩn quốc gia và đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, vị trí địa lý, dân tộc,…
Ví dụ:
- Bài kiểm tra IQ
- Đánh giá thể chất của người Châu Á
- Bài tuyển sinh Đại học
- …
Các loại hình khung tham chiếu:
3.7. Đánh giá dựa trên tiêu chí (Criterion-referenced assessments)
Đánh giá dựa trên tiêu chí đo lường kết quả học tập của học sinh dựa trên một bộ tiêu chí đã được xây dựng sẵn. Phương pháp này vô cùng thuận tiện cho người chấm điểm. Tuy nhiên, điểm khó khăn của phương pháp này là làm sao xây dựng bộ tiêu chí phù hợp và đầy đủ.
Ví dụ:
- Tiêu chí đánh giá điểm kỹ năng Writing trong IELTS
- Tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn làm người mẫu
- …
4. Vì sao cần kết hợp các phương pháp đánh giá kết quả học tập khác nhau?
Một hệ thống đánh giá hiệu quả thường bao gồm nhiều phương pháp trong một kế hoạch toàn diện. Mục tiêu của hệ thống này là nâng cao hiệu quả học tập và cải thiện chất lượng giảng dạy, thông qua việc cung cấp dữ liệu có khả năng phản ánh những thiếu sót của học sinh và giúp giáo viên theo dõi sự tiến bộ của các em.
Thông thường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phục vụ một trong ba mục đích sau:
Mục đích | Mô tả |
Đánh giá kết quả cuối cùng |
|
Đánh giá để cải tiến quá trình học tập |
|
Đánh giá để học tập |
|
3 lý do nên kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau
5. Các hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh dễ ứng dụng
5.1. Trực tiếp và gián tiếp
Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể thực hiện theo 2 hình thức: Trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ví dụ hoạt động đánh giá trực tiếp và gián tiếp:
Trực tiếp | Gián tiếp |
---|---|
Tập trung vào kết quả trực tiếp như điểm số, nhận xét của giáo viên | Tập trung vào những dấu hiệu thông qua việc tìm hiểu cảm nhận của học sinh về quá trình học tập |
Ví dụ: – Bài kiểm tra toàn diện – Trình diễn (thời trang, triển lãm nghệ thuật, thành phẩm khoa học…) – Dự án khoa học – Kỳ thi tốt nghiệpThi cấp chứng chỉ, giấy phép – Luận văn, dự án lớn – Phiếu tự đánh giáThuyết trình, thảo luận, phát biểu ý kiến | Ví dụ: – Cuộc phỏng vấn – Nghiên cứu nhóm – Khảo sát – Phân tích tài liệu – Báo cáo của học sinh |
Lưu ý: Các thước đo gián tiếp có thể đo lường trải nghiệm, sự hài lòng và nhận thức của học sinh về việc học của bản thân. Tuy nhiên, kết quả thu về có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: cảm xúc của người tham gia, góc nhìn chủ quan, tư duy,… và không phản ánh việc học tập một cách công bằng, chính xác. Do vậy, thầy cô cần xem xét, chọn lọc kỹ lưỡng dữ liệu thu được từ các hoạt động gián tiếp.
5.2. Chủ quan và khách quan
Chủ quan | Khách quan |
---|---|
– Kết quả đánh giá phụ thuộc hoàn toàn vào người đánh giá – Thường có thang đánh giá và các công cụ chấm điểm hỗ trợ để giảm thiểu sai lệch | – Quy trình/ Tiêu chí đánh giá bài bản. Một hoặc nhiều người đánh giá dựa trên tiêu chí/ quy trình này – Thường sử dụng trong môn học đòi hỏi câu trả lời đúng/ sai |
Ví dụ: – Bài luận – Buổi trình diễn – Phiếu tự đánh giá | Ví dụ: – Bài kiểm tra trắc nghiệm – Bài thi chứng chỉ |
Lưu ý: Một số lĩnh vực có cơ sở khoa học như toán học, vật lý, hóa học hoặc cơ sở pháp lý như luật, kinh doanh… thường phù hợp với hoạt động đánh giá khách quan. Trong khi đó, những lĩnh vực có liên quan đến cảm xúc con người như nghệ thuật, dịch vụ, ngôn ngữ,… phù hợp hơn với hoạt động đánh giá chủ quan.
6. Câu hỏi cần trả lời để đánh giá kết quả học tập chính xác hơn
Ở cấp độ lớp học, sẽ rất hữu ích nếu thầy cô đánh giá kỹ năng, kiến thức và thái độ của học sinh bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
Học sinh được gì sau mỗi lần đánh giá? (ôn lại kiến thức, xác định lỗ hổng kiến thức, thử thách, trải nghiệm mới…) |
Các hoạt động đánh giá phù hợp với kết quả học tập như thế nào? (Ví dụ: kiểm tra đọc chỉ nói lên kỹ năng phát âm, giọng điệu; kiểm tra viết đánh giá được kỹ năng diễn đạt bằng văn bản, cách sắp xếp ý,…) |
Giá trị nội tại của kết quả đánh giá về mặt: – Kiến thức thu được? – Phát triển kỹ năng? – Làm rõ giá trị môn học/ khóa học? – Hiệu suất đạt được? |
Bài tập về nhà và các bài tập nhỏ khác liên quan đến kỳ thi tổng kết như thế nào? |
Các kỳ thi có mối liên hệ với nhau như thế nào? (Trước khi đánh giá tổng kết, giáo viên ôn tập kiến thức phù hợp cho học sinh thông qua bài đánh giá ngẫu nhiên hoặc đánh giá quá trình) |
Có những hình thức đánh giá nào có thể được sử dụng? (Ngoài các bài kiểm tra) |
Cung cấp phản hồi như thế nào để giúp học sinh tiến bộ? |
Học sinh có hiểu được kết quả của bản thân và nhận thấy sự tiến bộ/ thiếu sót của mình không? |
Nếu sử dụng phương thức đánh giá “viết”, liệu có đủ để học sinh phát triển kỹ năng cần thiết trong đó không? |
Khi đọc những câu hỏi trên, thầy cô có thể cảm thấy mơ hồ. Tuy nhiên, với kinh nghiệm giảng dạy có sẵn, sự mơ hồ này sẽ trở nên rõ ràng một khi thầy cô bắt tay vào thực hiện đánh giá.
7. Chu trình đánh giá 5 bước
Quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh được coi là chu trình cải tiến liên tục, trong đó dữ liệu được sử dụng để đưa ra các quyết định nhằm cải thiện việc dạy, học và toàn bộ chương trình giảng dạy.
Chu trình đánh giá 5 bước bao gồm:
7.1. Phát triển kế hoạch học tập của học sinh
Kết quả học tập của học sinh phản ánh các thành phần thiết yếu của việc học tập trong một chương trình, khóa học, môn học.
Có 4 loại kết quả học tập:
Nhận thức | Học sinh biết những gì? (Gồm lý thuyết nền tảng, lý thuyết nâng cao, tư duy phê phán,…) |
Thực tế | Nhấn mạnh kiến thức thực tế như sự kiện lịch sử, lý thuyết, quy trình |
Kỹ năng | Học sinh có thể làm được những gì? (Ví dụ: Viết tốt, giao tiếp tốt, lãnh đạo, làm việc nhóm,…) |
Thái độ | Học sinh đánh giá cao hoặc quan tâm đến điều gì? (Ví dụ: đánh giá cao tính nghệ thuật, sự đa dạng, đạo đức, tính nhân văn,…) |
7.2. Sơ đồ chương trình giảng dạy
Lập sơ đồ chương trình giảng dạy là việc điều chỉnh kết quả học tập với các khóa học và trải nghiệm học tập khác nhằm đảm bảo học sinh có cơ hội đạt được mọi kỳ vọng. Bên cạnh đó, sơ đồ giảng dạy giúp giáo viên chắt lọc loại kết quả học tập cần ưu tiên dễ dàng hơn.
Một sơ đồ chương trình giảng dạy cơ bản gồm 2 trục: Trục ngang (loại kết quả học tập) và trục dọc (các khóa học, thành phần khóa học). Nếu kết quả và khóa học giao nhau sẽ được đánh dấu bằng ký hiệu (phụ thuộc vào người lập sơ đồ).
Ví dụ về sơ đồ chương trình giảng dạy đơn giản:
7.3. Chọn phương pháp đánh giá phù hợp
Có nhiều phương pháp để đo lường thành tích của học sinh như FLYER đã đề cập ở những phần trước. Bất kể phương pháp nào được sử dụng, điều quan trọng là phương pháp đó phải cung cấp đủ thông tin để giáo viên đưa ra những đánh giá hợp lý.
Bảng dưới đây gợi ý một số phương pháp phù hợp với từng loại kết quả đánh giá được ưu tiên:
Loại kết quả đánh giá | Phương pháp phù hợp |
---|---|
Thể hiện kiến thức và sự hiểu biết | – Đánh giá khách quan: câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi đúng/ sai – Đánh giá chủ quan: bài luận, thuyết trình, hồ sơ năng lực |
Ứng dụng kỹ năng | Bài tập thực hành dựa trên hiệu suất: Trình diễn âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật, dự án, thuyết trình, thực tập,… |
Phân tích, tổng hợp, đánh giá | Đánh giá chủ quan: Tiểu luận, câu hỏi thảo luận, bài nghiên cứu, thuyết trình, … |
7.4. Phân tích, thảo luận và giải thích kết quả
Kết quả có thể được thu thập dưới một trong 2 dạng (hoặc cả 2):
Dữ liệu định lượng | Dữ liệu định tính |
|
|
Sau khi đã tóm tắt và phân tích kết quả, thầy cô cần giải thích kết quả thông qua các cuộc họp hoặc buổi thảo luận. Một vài câu hỏi cần được xem xét đó là:
- Kết quả học tập có đạt không? Nếu không thì tại sao?
- Một số khía cạnh của kết quả học tập có được đáp ứng không?
- Có cần thu thập thêm dữ liệu không?
- Cần thay đổi những gì để cải thiện kết quả?
7.5. Sử dụng kết quả
Bước cuối cùng của chu trình chính là “đóng vòng lặp”, đề cập đến việc sử dụng dữ liệu để thực hiện các thay đổi phù hợp nhằm cải thiện việc dạy và học.
- Nếu kết quả đánh giá đạt ở mức độ thỏa đáng: các đánh giá trong tương lai có thể tập trung vào việc giám sát chặt chẽ để giữ vững thành tích của học sinh, đồng thời chọn một loại kết quả khác để đánh giá.
- Nếu kết quả không đạt: thầy cô phải thu thập dữ liệu mới và cải tiến quy trình học tập. Kết quả học tập cần tiếp tục được đánh giá theo chu trình 5 bước cho đến khi đạt và “vòng lặp được đóng lại”.
Một số những thay đổi phổ biến có thể thực hiện để cải thiện thành tích của học sinh:
- Tăng cường hỗ trợ học tập (dạy kèm, tư vấn 1:1)
- Mở rộng không gian thực hành
- Cung cấp tài nguyên trực tuyến
- Thay đổi phương thức bài tập (bài tập viết truyền thống sang câu đố, trò chơi, dự án, đóng kịch,…)
- Nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên
- Cải tiến giáo trình dạy học
- …
6 sai lầm phổ biến trong đánh giá kết quả học tập của học sinh:
8. Tổng kết
Bài viết đã giới thiệu các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh và chu trình 5 bước để giúp thầy cô thu về dữ liệu chính xác nhất. Tuy nhiên, con người rất phức tạp và đa chiều, bất kỳ một đánh giá nào cũng chỉ là một thước đo tương đối và không bao quát mọi điều cần biết. Vì vậy, thầy cô cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau để tối đa hóa sự chính xác về thành tích của học sinh. FLYER chúc quý thầy cô tự tin trên con đường sắp tới.
Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?
FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!
✅ Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…
✅ Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp
✅ Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…
✅ Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)
Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!
Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188
>>> Xem thêm: