Thoạt nhìn, khái niệm danh từ ghép rất đơn giản. Đó là một thuật ngữ kết hợp của hai hoặc nhiều từ riêng lẻ. Trên thực tế, chúng phổ biến trong tiếng Anh đến mức bạn có thể không nhận ra rằng một số thuật ngữ bạn sử dụng hàng ngày là danh từ ghép. Để làm tốt bài tập về danh từ ghép trong tiếng Anh, bạn học cần có những kiến thức thật vững chắc về cấu tạo, quy tắc, cũng như danh từ ghép từ cơ bản đến nâng cao. Ở bài viết này, FLYER sẽ giúp các bạn tổng hợp lại những kiến thức chi tiết nhất về danh từ ghép trong tiếng Anh.
1. Danh từ ghép
1.1 Định nghĩa
Danh từ ghép (Compound nouns) được tạo bởi hai hoặc nhiều từ riêng biệt chỉ người, địa điểm, ý tưởng hoặc sự vật cụ thể. Danh từ ghép có thể là danh từ chung, riêng hoặc trừu tượng.
Phần lớn danh từ ghép trong tiếng Anh được thành lập khi một danh từ hay tính từ kết hợp với một danh từ khác, tuy nhiên danh từ ghép hoàn toàn có thể được tạo ra qua việc kết hợp danh từ với các từ loại khác nhau. Từ đó, tạo ra nhiều kiểu viết và nếu không chú ý trọng âm, rất có thể bạn bị nhầm nghĩa với các từ đơn lẻ.
Ví dụ:
- Hai từ foot (bàn chân) và path (con đường) đều có ý nghĩa riêng nhưng khi kết nối chúng lại với nhau, ta tạo thành một danh từ mới là footpath, có nghĩa là “lối đi bộ”.
- Hay từ sun (mặt trời) và rise (trỗi dậy, lên cao) khi kết nối với nhau sẽ trở thành một danh từ ghép sunrise mang nghĩa “bình minh”
1.2 Phân loại
Dựa vào hình thức, trong tiếng Anh ta phân biệt danh từ ghép dựa trên 3 hình thức sau:
1.2.1 Danh từ ghép mở
Đây là các danh từ ghép có khoảng trống giữa các từ:
Ví dụ: Bus stop (bến xe buýt), ice cream (kem đánh răng), tennis shoes (giày đánh tennis),…
1.2.2 Danh từ ghép có gạch nối
Danh từ ghép có gạch nối là các danh từ có dấu gạch ngang để nối ở giữa:
Ví dụ: mother-in-law (mẹ chồng), self-esteem (lòng tự trọng), brother-in-law (anh rể),…
1.2.3 Danh từ ghép đóng
Là các danh từ được viết liền, không có khoảng trống hay gạch nối ở giữa và thường được ghép với các từ có một âm tiết.
Ví dụ: blackboard (bảng đen), toothpaste (kem đánh răng), haircut (cắt tóc), toothbrush (bàn chải đánh răng),…
2. Quy tắc tạo danh từ ghép
2.1 Danh từ + Danh từ (Noun + Noun)
Đây là sự kết hợp giữa hai danh từ đơn để tạo thành một danh từ ghép.
Ví dụ:
- Bed (n) + Room (n) → Bedroom (phòng ngủ)
- Police (n) + Man (n) → Policeman (người cảnh sát)
- Post (n) + Man (n) → Postman (người đưa thư)
- Fruit (n) + Juice (n) → Fruit juice (nước trái cây)
- Taxi (n) + Driver (n) → Taxi-driver (người lái taxi)
2.2 Danh từ + Giới từ (Noun + Preposition)
Danh từ ghép cũng có thể được tạo ra từ tổ hợp Danh từ + Giới từ như các ví dụ sau đây.
Ví dụ:
- Passer (n) + By (pre) → Passerby (người qua đường)
- Voice (n) + Over (pre) → Voice-over (lời thuyết minh)
2.3 Danh từ + Động từ (Noun + Verb/V-ing)
Có những danh từ ghép hình thành nhờ sự kết hợp của danh từ và động từ (ở dạng nguyên thể hoặc đuôi “ing”)
Ví dụ:
- Snow (n) + Fall (v) → Snowfall (tuyết rơi)
- Hair (n) + Cut (v) → Haircut (sự cắt tóc)
- Coal (n) + Mining (v-ing) → Coal-mining (khai thác than)
- Weight (n) + Lifting (v-ing) → Weight-lifting (cử tạ)
- Fruit (n) + Picking (v-ing) → Fruit-picking (việc hái quả)
- Fire (n) + Making (v-ing) → Fire-making (việc nhóm lửa)
2.4 Động từ + Danh từ (Verb/V-ing + Noun)
Danh từ ghép có thể được kết hợp từ động từ đuôi “ing” và danh từ.
Ví dụ:
- Washing (v-ing) + Machine (n) → Washing machine (máy rửa bát)
- Swimming (v-ing) + Pool (n) → Swimming pool (bể bơi)
- Running (v-ing) + Shoes (n) → Running shoes (giày đi chạy)
- Rain (v) + Coat (n) → Raincoat (áo mưa)
2.5 Tính từ + Danh từ (Adjective + Noun)
Tổ hợp các danh từ ghép là sự kết hợp của tính từ và danh từ.
Ví dụ:
- Full (adj) + Moon (n) → Full moon (mặt trăng tròn)
- White (adj) + Moon (n) → Whiteboard (bảng trắng)
- Soft (adj) + Ware (n) → Software (phần mềm)
- Hard (adj) + Ware (n) → Hardware (phần cứng)
- Red (adj) + Head (n) → Redhead (tóc đỏ)
2.6 Tính từ + Động từ (Adjective + Verb)
Ví dụ về một số các danh từ ghép là sự kết hợp của tính từ và động từ (nguyên thể và đuôi “ing”).
Ví dụ:
- White (adj) + Wash (v) → Whitewash (nước vôi)
- Dry (adj) + Cleaning (v-ing) → Dry-cleaning (giặt khô)
- Public (adj) + Speaking (v-ing) → Public speaking (sự diễn thuyết)
2.7 Giới từ + Danh từ (Preposition + Noun)
Danh từ ghép có thể được tạo ra nhờ sự kết hợp của giới từ và danh từ.
Ví dụ:
- Under (pre) + World (n) → Underworld (thế giới ngầm)
- Over (pre) + Dose (n) → Overdose (quá liều)
- Over (pre) + Dog (n) → Overdog (đội mạnh)
- Under (pre) + Dog (n) → Underdog (đội yếu)
2.8 Giới từ/Trạng từ + Động từ (Adverb/Preposition + Verb)
Danh từ ghép có thể được tạo ra nhờ sự kết hợp của giới từ và động từ.
Ví dụ:
- Up (pre) + Take (v) → Uptake (trí tuệ)
- Up (pre) + Talk (v) → Uptalk (sự nâng giọng)
- Out (adv) + Put (v) → Output (sản lượng)
- In (pre) + Take (v) → Intake (số lượng lấy vào)
2.9 Động từ + Giới từ/Trạng từ (Verb + Preposition/Adverb)
Danh từ ghép có thể được tạo ra nhờ sự kết hợp của động từ và giới từ/trạng từ.
Ví dụ:
- Run (v) + Down (adv) → Rundown (sự giảm về lượng)
- Turn (v) + Over (pre) → Turnover (doanh thu)
- Take (v) + Away (adv) → Takeaway (nhà hàng bán mang đi)
- Get (v) + Away (adv) Getaway (chỗ nghỉ ngơi)
- Cut (v) + Back (adv) → Cutback (sự cắt giảm)
- Break (v) + Through (pre) → Breakthrough (đột phá)
2.10 Trạng từ + Danh từ (Adverb + Noun)
Danh từ ghép có thể được tạo ra nhờ sự kết hợp của trạng từ và danh từ.
Ví dụ:
- Down (adv) + Town (n) → Downtown (trung tâm thành phố)
- Up (adv) + Stairs (n) → Upstairs (tầng trên)
- Away (adv) + Day (n) → Away Day (Ngày đi vắng)
2.11 Một số danh từ ghép đặc biệt
Một số các danh từ ghép đặc biệt sau không tuân theo một quy tắc ghép từ nào nên khi gặp những từ ngày, các bạn hãy tìm kiếm ý nghĩa và cách sử dụng của chúng trong từ điển nhé.
Ví dụ:
- Son-in-law (con rể)
- Daughter-in-law (con dâu)
- Mother-in-law (mẹ chồng)
- Father-in-law (bố chồng)
- Brother-in-law (em rể)
- Lady-in-waiting (nữ quan)
- Good-for-nothing (người vô tích sự)
- Forget-me-not (hoa lưu ly)
- Higher-up (quan to, những người có chức vụ cao)
- Also-ran (người thua cuộc, thường trong một cuộc thi)
- Go-between (người làm mối, người môi giới)
- Has-been (người hết thời)
3. Dạng số nhiều của danh từ ghép
Các bạn đã bao giờ băn khoăn về dạng số nhiều của danh từ ghép? Những danh từ ghép đặc biệt thì chuyển như thế nào nhỉ?
Nhìn chung, nếu trong cấu tạo của từ có phần là danh từ, thì danh từ được coi là phần chính của từ và sẽ chuyển số nhiều theo đó.
- Daughter-in-law → Daughters-in-law (daughter là từ chính)
- Raincoat → Raincoats (coat là từ chính)
Khi không có tương quan chính – phụ, hoặc khi các thành phần được viết liền nhau, danh từ ghép tạo thành số nhiều bằng cách thêm “s” ở thành phần sau cùng.
- Go-between → Go-betweens (người làm mối)
- Forget-me-not → Forget-me-nots (hoa lưu ly)
Với các danh từ ghép được tạo bởi danh từ + danh từ thì danh từ đầu tiên giống như một tính từ và do đó thường không nhận “s”. Ta đánh “s/es” vào cuối danh từ thứ hai.
Ví dụ:
- An apple tree (một cây táo) → Apple trees (nhiều cây táo), không dùng Apples tree.
- A matchbox (một hộp diêm) → Matchboxes (nhiều hộp diêm), không dùng Matchesbox.
- A toothbrush (một bàn chải đánh răng) → Toothbrushes (nhiều bàn chải đánh răng), không dùng Teethbrush.
4. Quy tắc đánh trọng âm với danh từ ghép
Trọng âm của danh từ ghép THƯỜNG rơi vào âm tiết thứ nhất:
Ví dụ:
- Ice cream /ˈaɪs kriːm/ (kem)
- Chopsticks /ˈtʃɑːpstɪk/ (đũa)
- Good-for-nothing /ˈɡʊd fə nʌθɪŋ/ (ngươi vô tích sự)
- Mother-in-law /ˈmʌðər ɪn lɔː/ (mẹ chồng)
- Whiteboard /ˈwaɪtbɔːrd/ (bảng trắng)
- Bus stop /ˈbʌs stɑːp/ (trạm dừng xe buý
Lưu ý: Không phải tất cả các danh từ ghép đều có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên và đánh vào trọng âm phía sau nó như các ví dụ sau:
Ví dụ: Mankind /mænˈkaɪnd/ (loài người)
Nếu một danh từ ghép bắt nguồn từ một động từ ghép phrasal verb, trọng âm chính của danh từ ghép đó sẽ rơi vào thành phần đầu tiên của danh từ ghép; và về mặt chính tả, danh từ ghép đó được viết liền hoặc có dấu gạch nối.
GETaway; COMEback
BREAKdown; BREAKthrough
LOOKout; OUTlook
DOWNfall; UPbringing
MAKE-up; TAKE-off
5. Phân biệt danh từ ghép với cụm danh từ
Cụm danh từ (noun phrase) là một nhóm từ có vai trò và chức năng của một danh từ. Trong các từ này, sẽ có một danh từ mang ý nghĩa chính (head), các từ còn lại đứng xung quanh để bổ nghĩa cho danh từ đó. Trong khi đó, danh từ ghép là danh từ được tạo bởi hai hoặc nhiều từ riêng biệt chỉ người, địa điểm, ý tưởng hoặc sự vật cụ thể.
Ví dụ:
- That young boy is my son-in-law (Cậu trai trẻ kia là con rể của tôi)
→ “That young boy” là cụm danh từ, “son-in-law” là danh từ ghép
- The woman in raincoat is my mother (Người phụ nữ đang mặc áo mưa kia là mẹ tôi)
→ “The woman in raincoat” là cụm danh từ, “raincoat” là danh từ ghép.
Trọng âm của danh từ ghép THƯỜNG rơi vào âm tiết thứ nhất:
Ví dụ:
- Ice cream /ˈaɪs kriːm/ (kem)
- Chopsticks /ˈtʃɑːpstɪk/ (đũa)
6. Phân biệt danh từ ghép với cụm danh từ
Cụm danh từ (hay noun phrase) là một nhóm từ có vai trò và chức năng của một danh từ. Trong các từ này, sẽ có một danh từ mang ý nghĩa chính (head), các từ còn lại đứng xung quanh để bổ nghĩa cho danh từ đó. Trong khi đó, danh từ ghép là danh từ được tạo bởi hai hoặc nhiều từ riêng biệt chỉ người, địa điểm, ý tưởng hoặc sự vật cụ thể.
Ví dụ:
- That young boy is my son-in-law (Cậu trai trẻ kia là con rể của tôi)
→ “That young boy” là cụm danh từ, “son-in-law” là danh từ ghép
- The woman in raincoat is my mother (Người phụ nữ đang mặc áo mưa kia là mẹ tôi)
→ “The woman in raincoat” là cụm danh từ, “raincoat” là danh từ ghép.
7. Các danh từ ghép thông dụng trong tiếng Anh
8. Bài tập áp dụng
9. Tổng kết
FLYER mong rằng các bạn đã rút ra được những bài học bổ ích về danh từ ghép. Nhưng mà học phải đi đôi với hành đúng không nào. Để luyện tập nhiều hơn, hãy đăng ký ngay tài khoản tại Phòng luyện thi ảo FLYER để sử dụng trọn bộ đề ôn luyện thật chất do FLYER biên soạn. Kết hợp các tính năng game hấp dẫn cùng thiết kế giao diện cực kỳ vui nhộn, FLYER sẽ giúp các bạn có thời gian học tập và ôn luyện thật thú vị.