Dạy phát âm tiếng Anh là một nhiệm vụ đầy thử thách với giáo viên bộ môn, đòi hỏi sự kiên nhẫn, nền tảng ngữ âm vững chắc cùng kỹ thuật truyền đạt dễ hiểu. Để giải quyết “bài toán” khó này, FLYER gợi ý quy trình dạy phát âm tiếng Anh theo cấp độ, đồng thời chia sẻ những nguyên tắc giảng dạy nhằm giúp thầy cô tăng hiệu quả dạy học trong khi vẫn tiết kiệm được thời gian.
1. 6 lỗi kinh điển của người học trong phát âm tiếng Anh
Một số lỗi phát âm tiếng Anh tuy rất nhỏ nhưng lại gây khó khăn trong quá trình giao tiếp, cản trở việc ứng dụng tiếng Anh hiệu quả, chẳng hạn như:
- Phát âm thiếu âm đuôi: Âm đuôi tiếng Anh thường gồm các phụ âm vô thanh như /p/, /t/, /k/, /f/, /l/, /ch/,…. Việc đọc thiếu âm đuôi sẽ gây hiểu lầm trong việc truyền đạt ý tưởng. Ví dụ, “think” (nghĩ) và “thing” (đồ vật nói chung) có cách phát âm gần giống nhau, chỉ khác ở âm đuôi /k/.
- Phát âm thiếu /s/: Âm /s/ trong tiếng Anh thể hiện số lượng, phân biệt nghĩa các từ và là dấu hiệu của thì hiện tại đơn. Do vậy nếu phát âm thiếu âm /s/ người nghe rất dễ hiểu sai ý nghĩa được nhắc đến. Ngoài ra, phát âm thiếu /s/ cũng gây cản trở việc luyện nghe chính xác. Ví dụ, “dog” (con chó) khác với “dogs” (những con chó).
- Tự ý thêm âm đuôi /s/: Ngược lại với lỗi bên trên, một số học viên hay tự ý bổ sung âm đuôi /s/ ngay cả khi âm này không xuất hiện.
- Không nhấn trọng âm từ: Trọng âm là dấu hiệu để người nghe nhận ra từ tiếng Anh nào đang được nhắc đến. Nếu không nhấn trọng âm khi phát âm tiếng Anh, người nghe có thể hiểu sai nghĩa và câu nói sẽ trở nên thiếu tự nhiên. Ví dụ, cặp từ “present” /ˈprez.ənt/ (hiện tại) và “present” /prɪˈzent/ (giới thiệu) tuy viết giống nhau nhưng khác trọng âm và ý nghĩa.
2 cách khác âm khác biệt của danh từ present và động từ present:
- Không có ngữ điệu: Trong tiếng Anh, câu hỏi Yes/ No thường có ngữ điệu lên (lên giọng ở cuối câu), câu hỏi Wh- thường có ngữ điệu xuống (xuống giọng ở cuối câu). Nói thiếu ngữ điệu khiến câu nói thiếu linh hoạt và đơn điệu.
Ví dụ:
What’s your favorite food? (xuống giọng nhẹ ở cuối câu)
Do you know him? (lên giọng nhẹ ở cuối câu)
- Phát âm rời rạc: Phát âm rời rạc là do người đọc không nối âm. Ví dụ, đối với câu: “Take it!”, người đọc cần nối âm đuôi /k/ với âm đầu /ɪ/ thay vì đọc đơn lẻ từng từ.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến những lỗi phát âm tiếng Anh bên trên thường xuất phát từ sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt, giáo viên dạy sai, khẩu hình miệng chưa tốt, tâm thế học tập rụt rè hoặc ảnh hưởng do giọng vùng miền.
2. Nguyên tắc dạy phát âm tiếng Anh hiệu quả, bài bản
Để giúp người học phát âm tiếng Anh chuẩn từ những bước đầu, thầy cô cần chú ý 5 nguyên tắc giảng dạy sau:
- Thầy cô cần phát âm tiếng Anh chuẩn: Giáo viên không nhất thiết phải phát âm giống người bản xứ nhưng cần đủ trình độ về: phát âm tiếng Anh chuẩn IPA – chuẩn ngữ điệu – trọng âm – nối âm, từ đó người học mới có điều kiện nghe tốt và phát âm chuẩn.
Tham khảo khóa học dạy phát âm tiếng Anh chuẩn tại TESOL chỉ với 120 giờ học tối đa, được dẫn dắt bởi đội ngũ Thạc sĩ trainers giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.
- Giúp học viên nhớ rõ 3 yếu tố cốt lõi để phát âm tiếng Anh chuẩn: Trọng âm – Nối âm – Ngữ điệu. Thiếu một trong ba yếu tố này đều khiến câu nói mất tự nhiên và gây khó hiểu cho người nghe.
- Dạy kỹ bảng phiên âm IPA: Bảng IPA là nền tảng để phát âm tiếng Anh đúng, giúp người học hiểu được gốc rễ phát âm của từng từ, dễ dàng nghe – đọc từ theo từ điển.
- Sử dụng tài liệu của người bản xứ để luyện nghe và đọc: Thầy cô có thể tham khảo tài liệu từ Cambridge, tài liệu của Bộ Giáo Dục hoặc các trang web đến từ các quốc gia có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh để học viên luyện nghe, giúp học viên quen dần với ngữ điệu bản xứ.
- Dành nhiều thời gian luyện nghe: Người học cần có “input” (đầu vào) thì mới có “output” (đầu ra). Việc luyện nghe thường xuyên giúp người học có sẵn tư liệu để tự tham khảo, làm quen với giọng bản xứ và dễ dàng bắt chước theo cách người bản xứ phát âm.
3. Quy trình dạy phát âm tiếng Anh chuẩn bản ngữ theo trình độ
Người học tiếng Anh ở trình độ khác nhau cần được tìm hiểu và thực hành những nội dung khác nhau. Và dù ở trình độ nào đi nữa, người học ở mỗi cấp độ cũng có những trở ngại riêng phải đối mặt.
Dưới đây, FLYER tổng hợp quy trình dạy phát âm tiếng Anh chuẩn bản ngữ theo 3 cấp độ: Cơ bản – Trung cấp – Nâng cao, nhằm giúp thầy cô và học viên giảm thiểu khó khăn trong quá trình dạy-học.
3.1. Dạy phát âm tiếng Anh trình độ cơ bản
Ở trình độ Cơ bản, người học cần tập trung vào nền tảng của phát âm tiếng Anh chuẩn, bao gồm:
Bảng phiên âm quốc tế IPA |
Ngữ âm |
Nguyên âm – Phụ âm |
Âm câm |
Quy tắc phát âm “ed” và quy tắc phát âm “s/es” |
Sự khác biệt giữa phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh |
3.1.1. Giải thích rõ về Ngữ âm (Phonetics)
Ngữ âm là cách âm thanh được tạo ra về mặt vật lý. Giáo viên cần giúp học viên hiểu về cách sử dụng miệng, lưỡi, cổ họng và giọng nói để phát ra một âm thanh tiếng Anh rõ ràng.
Ví dụ:
- Âm /d/ phát âm bằng cách đặt lưỡi ngay sau phần lợi bên trên khe giữa răng cửa.
- Âm /t/ phát âm bằng cách đặt lưỡi ngay sau răng cửa.
Những chuyển động này thông thường không thể nhìn thấy. Do vậy thầy cô có thể cho học viên xem sơ đồ hoặc video mô tả các bộ phận trong khi phát âm để học viên dễ hình dung.
Giải thích về Ngữ âm vật lý (Vui lòng bật tính năng dịch tự động nếu cần):
Trong khi giải thích về Ngữ âm, giáo viên cần lưu ý về những âm thanh tiếng Anh không có trong tiếng Việt. Ví dụ: /θ/, /ð/, /ʧ/, /ʤ/,/æ/. Ngoài ra, nếu người học gặp khó khăn trong việc phát âm, thầy cô nên tách từng âm tiết để luyện trước, sau đó mới ghép lại thành một từ hoàn chỉnh.
Tham khảo phương pháp Ngữ âm của TESOL:
Xem thêm: Hướng dẫn phát âm 44 âm tiết trong tiếng Anh
3.1.2. Giải thích sự khác biệt giữa phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh
Việc phân biệt phụ âm hữu thanh và vô thanh rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến nghĩa của từ và giúp cho việc phát âm trở nên tự nhiên hơn trong tiếng Anh.
Phân biệt phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh:
Phụ âm hữu thanh | Phụ âm vô thanh |
---|---|
Cổ họng (thanh quản) rung khi phát âm | Cổ họng không rung khi phát âm, âm thanh được tạo ra bởi luồng không khí đi qua các vị trí trong miệng hoặc cổ họng |
/b/ – bee (con ong) /d/ – dog (con chó) /g/ – go (đi) /v/ – violin (đàn vi-ô-lông) /ð/ – that (kia, đó) /z/ – zoo (sở thú) /ʒ/ – usually (thường xuyên) /dʒ/ – gym (thể hình) /m/ – many (nhiều) /n/ – number (con số) /ŋ/ – sing (hát) /l/ – lovely (đáng yêu) /w/ – why (vì sao) /j/ – you (bạn) | /p/ – pill (viên thuốc) /t/ – toy (đồ chơi) /k/ – cat (con mèo) /f/ – folk (cái dĩa) /θ/ – thin (gầy) /s/ – soon (sớm) /ʃ/ – she (cô ấy) /tʃ/ – cheese (phô mai) /h/ – hat (cái mũ vành) |
3.1.3. Giải thích về âm câm
Người học cần hiểu rằng: trong tiếng Anh có một số âm câm, tức là chúng xuất hiện khi viết nhưng không xuất hiện khi đọc. Không có quy tắc nào để nhận diện các âm này ngoài việc học thuộc lòng cách phát âm của từ.
Ví dụ về âm câm trong tiếng Anh:
comb /koʊm/ (cái lược): Âm câm ‘b’ | |
island /ˈaɪ.lənd/ (hòn đảo): Âm câm ‘s’ | |
Wednesday /ˈwenz.deɪ/ (thứ Tư): Âm câm ‘d’ |
Hướng dẫn giảng dạy quy tắc phát âm âm câm trong tiếng Anh trên lớp:
Xem thêm: Quy tắc phát âm âm câm trong tiếng Anh
3.2. Dạy phát âm tiếng Anh trình độ trung cấp
Ở trình độ Trung cấp, học viên sẽ dần đi sâu vào âm vị thông qua minimal pairs (các cặp từ tối thiểu), nhấn trọng âm từ và trọng âm câu.
Các điểm chính:
- Cặp từ tối thiểu
- Nhấn âm từ (Trọng âm)
- Làm quen với ngữ điệu
- Làm quen với nối âm
3.2.1. Cặp từ tối thiểu
Trước tiên, thầy cô cần làm rõ: Cặp từ tối thiểu là những cặp từ chỉ khác nhau một âm vị, có thể là nguyên âm hoặc phụ âm, dẫn đến sự biến đổi về nghĩa (như sleep (ngủ) – slip (trượt)).
Rajadurai, 2001 lưu ý rằng phương pháp này giúp “người học ý thức hơn về cách phát âm và nhận thức được sự khác biệt giữa cách phát âm của mình so với cách phát âm tiêu chuẩn”.
Để vào bài, thầy cô viết các cặp từ tối thiểu ví dụ lên bảng:
sing (hát) – song (bài hát): Âm vị nguyên âm | |
bit (một chút) – beat (nhịp điệu): Âm vị nguyên âm | |
ship (con tàu) – sip (ngụm): Âm vị phụ âm | |
bat (con dơi) – pat (vỗ nhẹ): Âm vị phụ âm | |
fan (cái quạt) – van (cái xe tải) |
Sau đó, giáo viên đọc mẫu các cặp từ này và chỉ ra âm vị khác nhau giữa 2 từ. Đồng thời cho học viên đọc theo và tự đọc. Để tăng thêm hiệu quả, thầy cô có thể đặt câu chứa cặp từ tối thiểu và yêu cầu học viên nghe rồi xác định 2 từ khác nhau ở âm vị nào.
Ví dụ:
- The fan in the living room is so powerful that it can cool down the entire van when we travel in the summer.
Cái quạt trong phòng khách mạnh đến mức có thể làm mát cả chiếc xe tải khi chúng tôi đi du lịch vào mùa hè.
Danh sách các minimal pairs thường gặp:
3.2.2. Nhấn âm từ
Trước khi dạy về nhấn âm từ, thầy cô cần chắc chắn người học đã nắm vững về âm tiết trong tiếng Anh. Nếu học viên còn mơ hồ, thầy cô vui lòng quay lại trình độ Cơ bản và hướng dẫn học viên ôn lại 44 âm tiết trong tiếng Anh.
Giải thích: Nhấn âm từ (Nhấn trọng âm) là việc phát âm mạnh, rõ một âm tiết của từ. Vị trí của âm nhấn là khác nhau tùy thuộc vào số lượng âm tiết.
Ví dụ:
- Nhấn âm từ có một âm tiết: Trọng âm ở chính âm tiết đó, ngữ điệu có xu hướng hạ xuống.
eat /iːt/ (ăn) | |
drink /drɪŋk/ (uống) | |
good /ɡʊd/ (tốt) |
- Nhấn âm từ có hai âm tiết:
Nhấn âm âm tiết đầu | teacher /ˈtiː.tʃɚ/ (giáo viên) |
Nhấn âm âm tiết thứ hai | today /təˈdeɪ/ (hôm nay) |
- Nhấn âm từ có ba âm tiết:
Nhấn âm âm tiết đầu | yesterday /ˈjes.tɚ.deɪ/ (hôm qua) |
Nhấn âm âm tiết thứ hai | remember /rɪˈmem.bɚ/ (nhớ) |
Nhấn âm âm tiết thứ ba | understand /ˌʌn.dɚˈstænd/ (hiểu) |
- Nhấn âm từ có bốn âm tiết: Thường nhấn âm ở âm tiết thứ một, thứ hai hoặc thứ ba
Nhấn âm âm tiết đầu | anybody /ˈen.iˌbɑː.di/ (bất kỳ ai) |
Nhấn âm âm tiết thứ hai | historical /hɪˈstɔːr.ɪ.kəl/ (mang tính lịch sử) |
Nhấn âm âm tiết thứ ba | avocado /ˌɑː.vəˈkɑː.doʊ/ (quả bơ) |
Xem thêm: Quy tắc xác định trọng âm tiếng Anh bất bại
3.2.3. Nhấn âm câu
Nhấn âm câu không cố định mà tùy thuộc vào ngữ cảnh và dụng ý của người nói. Nhấn âm câu giúp cải thiện ngữ điệu và là một trong những yếu tố quan trọng trong phát âm tiếng Anh chuẩn. 4 thành phần chính dẫn đến ngữ điệu câu hay trong tiếng Anh là:
Tonic stress | Âm tiết được nhấn mạnh nhất trong một từ/ câu. Một câu có thể có nhiều hơn một tonic stress. Thông thường trọng âm này nằm ở cuối câu. | She is waiting for his friend. Cô ấy đang đợi bạn. |
Emphatic stress | Nhấn mạnh một từ/ cụm từ trong câu để làm nổi bật ý nghĩa, thể hiện cảm xúc hoặc truyền đạt thông điệp cụ thể (thường là phản bác hoặc đưa ra quan điểm). Sự nhấn mạnh này hướng đến bản chất của điều mà người nói muốn nhấn mạnh. | It was a tough question. Đó là một câu hỏi khó. => Nhấn mạnh mức độ khó của câu hỏi. |
Contrastive stress | Trọng âm tương phản dùng để chỉ ra sự khác biệt giữa đối tượng được nhắc đến với đối tượng khác, có xu hướng dùng với các từ hạn định như “this, that, these, those” hoặc một từ nhất định trong câu. | I prefer this dress. Tôi thích chiếc đầm này hơn. => Là chiếc đầm này chứ không phải chiếc đầm khác. She came to the meeting yesterday. Cô ấy đã đến buổi họp ngày hôm qua. => Là một buổi họp chứ không phải buổi tiệc hay sự kiện nào khác. |
New information stress | Thường dùng để nhấn mạnh thông tin chính nhằm trả lời một câu hỏi nào đó. | What time is it? Mấy giờ rồi? – It’s seven in the morning. 7 giờ sáng rồi. |
3.2.4. Làm quen với Nối âm
Học viên ở trình độ Trung cấp có thể bắt đầu tập nối âm những từ đơn giản và được sử dụng thường xuyên. Kỹ thuật nối âm làm tăng độ trôi chảy và mượt mà của lời nói bằng cách xóa bỏ các khoảng ngắt giữa các từ.
Ví dụ:
- How old are you?
Bạn mấy tuổi rồi?
=> Trong câu trên, âm cuối của “old” (d) đang được nối với âm đầu của “are” (a), ta sẽ đọc liền thành /haʊ əʊl dɑː juː?/ thay vì /haʊ əʊld ɑː juː?/ như bình thường. Câu nói nghe sẽ trôi chảy và mượt mà hơn.
Một số trường hợp nối âm thường gặp:
Nối phụ âm với nguyên âm | Thank you. /θæŋ kjuː/ Cảm ơn. |
Nối nguyên âm với nguyên âm | Go out. /ɡəʊaʊt./ Đi ra ngoài. |
Nối phụ âm với phụ âm | Next door. /nɛksdɔː./ Nhà bên. |
3 quy tắc nối âm trong tiếng Anh:
Xem thêm: 3 quy tắc nối âm để phát âm chuẩn bản xứ
3.3. Dạy phát âm tiếng Anh trình độ nâng cao
Ở trình độ nâng cao, người học chú trọng phát huy kỹ năng phát âm dựa vào kiến thức nền tảng trước đó.
Các điểm chính:
- Nắm rõ toàn bộ quy tắc phát âm và nhấn trọng âm
- Thành thạo về ngữ điệu và biết sử dụng ngữ điệu dựa theo hoàn cảnh
Giai đoạn này đòi hỏi học viên luyện nghe các tài liệu tiếng Anh của người bản xứ thật nhiều để tự rút ra cách phát âm đúng ngữ điệu. Thầy cô có thể giới thiệu một số phương pháp luyện phát âm hiệu quả như:
- Shadowing (Nghe và nói đuổi)
- Bắt chước
- Nói chuyện với A.I
- Tongue twister
Luyện tập tongue twister vui:
Ngoài ra, việc tăng cường giao tiếp cũng giúp thúc đẩy sự tự tin và rút ngắn thời gian đạt đến trình độ phát âm chuẩn.
Luyện tập:
Giáo viên yêu cầu học viên đọc thành tiếng những câu sau và bấm thời gian. Chú ý kỹ năng nhấn âm và sử dụng ngữ điệu của học viên khi đọc.
- Get up!
- Turn off the light.
- He’ll pick you up.
- I’m waiting for you at the bus station.
- They were planning to take the kids out for a picnic this weekend.
Giải thích:
- Get up!
Nhấn âm: “Get” để nhấn mạnh yêu cầu.
Nối âm: Âm /t/ của “get” nối với “up”, tạo thành /ˈɡetʌp/.
- Turn off the light.
Nhấn âm: “Turn”, “light” nhằm nhấn mạnh yêu cầu và đối tượng được nhắc đến.
Nối âm: Âm /n/ của “turn” nối với “off”.
- He’ll pick you up.
Nhấn âm: “He’ll”, “pick”.
Nối âm: Âm /k/ của “pick” nối với “you”.
- I’m waiting for you at the bus station.
Nhấn âm: “waiting”, “station”
Nối âm: Âm /s/ của “bus” nối với “station”.
- They were planning to take the kids out for a picnic this weekend.
Nhấn âm: “planning”, “picnic” làm nổi bật việc lên kế hoạch.
Nối âm: Âm /ŋ/ của “planning” nối với “to”, âm /s/ của “kids” nối với “out”, âm /s/ của “this” nối với “weekend”.
4. Kỹ thuật giảng dạy phát âm tiếng Anh
Song song với kiến thức nền, người học cần được trang bị một số kỹ thuật “bên lề” nhưng không kém phần quan trọng để phát âm tiếng Anh chuẩn. Dưới đây là các kỹ thuật dạy phát âm tiếng Anh thầy cô cần lưu ý:
- Dạy về khẩu hình miệng: Âm thanh có xu hướng to và rõ khi khẩu hình miệng mở đủ lớn. Cùng với đó là sự kết hợp giữa chuyển động của răng, môi và lưỡi. Tuy nhiên, một số học viên cảm thấy ngại ngùng khi luyện khẩu hình. Do vậy, thầy cô cần làm mẫu trước tiên để người học xóa bỏ sự ngại ngùng ban đầu.
- Mô tả bằng hình ảnh hoặc video: Hiện nay, phần lớn các phòng học đã có máy chiếu. Thầy cô nên tận dụng lợi thế này để cho học viên xem hình ảnh minh họa của chuyển động răng, môi, lưỡi khi phát âm nguyên âm và phụ âm tiếng Anh.
- Xem phim hoặc nghe tài liệu chuẩn bản ngữ và bắt chước theo: Kỹ thuật “bắt chước” là phương pháp học tập đơn giản nhưng hiệu quả trong luyện phát âm và luyện nói. Người học chỉ cần nghe một lời thoại bất kỳ và “copy” lại nguyên văn, từ nội dung, ngữ điệu cho đến nhấn âm.
- Yêu cầu học viên tự quay video hoặc ghi âm để nghe lại giọng của chính mình: FLYER khuyến khích thầy cô cho học viên quay video để nhìn rõ khẩu hình miệng của người học khi phát âm, qua đó dễ dàng điều chỉnh cho đúng.
- Cường điệu hóa giọng nói: Đúng như tên gọi, kỹ thuật “cường điệu hóa” là khi giáo viên hát rap, nói theo vần điệu, giả giọng, đọc rõ ràng từng từ một cách hài hước… để giúp người học dễ dàng nhận thấy sự khác biệt khi phát âm các âm tiết, đồng thời tạo không khí vui vẻ trong lớp học.
Ví dụ về “cường điệu hóa” giọng nói:
Hiện nay, kỹ thuật cường điệu hóa giọng nói và dạy về khẩu hình miệng được TSE ứng dụng triệt để trong quá trình dạy phát âm tiếng Anh cho giáo viên và học viên tại cơ sở. Ngoài ra, kỹ thuật sử dụng hình ảnh/ âm thanh cũng được TSE đẩy mạnh nhằm giúp Anh ngữ trở nên dễ tiếp cận với mọi đối tượng học viên.
5. Ví dụ dạy phát âm một từ tiếng Anh đơn giản cho người mới bắt đầu
Để khép lại quy trình dạy phát âm và chia sẻ về kỹ thuật dạy phát âm tiếng Anh, FLYER đưa ra một ví dụ cụ thể.
Dạy phát âm động từ “forgive” /fəˈɡɪv/ (tha thứ):
Bước 1:
- Thầy cô cho học viên nghe audio bản ngữ 3 – 4 lần và viết phiên âm IPA lên bảng.
Bước 2:
- Tách nguyên âm /ɚ/ và /ɪ/ => Phát âm từng nguyên âm to và rõ, thấy rõ khẩu hình miệng (Có thể cho học viên xem video).
- Lưu ý về sự khác nhau giữa /ɚ/ (có cong lưỡi) và /ə/ (không cong lưỡi).
- Lưu ý sự khác nhau giữa /ɪ/ (ngắn) và /i:/ (dài).
- Yêu cầu học viên đọc lại.
Bước 3:
- Tách các phụ âm /f/, /ɡ/, /v/ => Phát âm từng phụ âm to và rõ, thấy rõ khẩu hình miệng (Có thể cho học viên xem video) .
- Yêu cầu học viên đọc theo.
Bước 4:
- Ghép các nguyên âm và phụ âm theo từng âm tiết “for” và “give”.
- Đọc to và rõ từng âm tiết, thấy rõ khẩu hình miệng.
- Nhấn trọng âm (âm tiết thứ hai).
- Yêu cầu học viên đọc theo và tự phát âm lại.
Bước 5:
- Đọc lại từ “forgive” hoàn chỉnh, nhấn trọng âm.
- Yêu cầu học viên tự phát âm lại.
Bước 6: Tổ chức hoạt động/ trò chơi ôn tập.
Bước 7: Giao bài tập về nhà: Yêu cầu học viên quay video phát âm từ “forgive” to và rõ, thấy được khẩu hình miệng, nhấn âm rõ ràng.
6. Cách kiểm tra phát âm tiếng Anh chuẩn hay chưa
- Cách 1:
Chọn một câu văn tiếng Anh dài, phù hợp với trình độ hiện tại của học viên. Chẳng hạn như:
Yêu cầu học viên đọc lại câu văn cho một người bản xứ nghe. Nếu người này hiểu được 80 – 90% nội dung thì khả năng phát âm của học viên khá tốt.
- Cách 2:
Chọn một ứng dụng/ nền tảng cho phép nhận diện giọng nói bằng A.I như A.I Speaking FLYER hoặc ELSA Speak.
Yêu cầu học viên đọc một từ vựng bất kỳ phù hợp với trình độ để xem A.I có nhận diện được từ được đọc hay không.
Để giúp học viên cải thiện khả năng phát âm chuẩn đến từng âm vị, thầy cô có thể tham khảo A.I Speaking FLYER. Đặc biệt, đối với tiếng Anh trẻ em, A.I Speaking FLYER có khả năng quy đổi điểm sang số khiên chuẩn của kỳ thi Speaking trong YLE Cambridge, giúp trẻ xác xác định được trình độ của mình trước khi tham gia kỳ thi.
A.I Speaking FLYER cung cấp 10 lượt chấm chữa phát âm MIỄN PHÍ dành cho giáo viên lần đầu sử dụng. Thầy cô có thể thử ngay qua link bên dưới!
Xem thêm: Tổng hợp 8 web tra phiên âm tiếng Anh miễn phí và chuẩn xác nhất hiện nay
7. Sự khác biệt cơ bản trong phát âm tiếng Anh và tiếng Việt
Hiểu rõ sự khác biệt trong phát âm tiếng Anh và tiếng Việt giúp thầy cô đi sâu vào vấn đề cốt lõi mà học viên thường gặp khi học ngữ âm, từ đó nhanh chóng đưa ra các hướng giải quyết sáng tạo và phù hợp.
8. Tổng kết
Quy trình dạy phát âm tiếng Anh chuẩn bản xứ sẽ không đạt hiệu quả tối đa nếu học viên không được khuyến khích thực hành. Do vậy, bên cạnh việc chuẩn bị nội dung dạy học tốt, thầy cô cần tạo cơ hội cho người học được nói tiếng Anh ngay trên lớp và khuyến khích người học tự luyện tập tại nhà. Bên cạnh đó, Nghe và Nói là hai kỹ năng đi liền nhau. Giáo viên cần chắc chắn học viên có nguồn “input” tốt để phát âm chuẩn và nói tiếng Anh tốt. FLYER chúc thầy cô thành công.
Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?
FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!
✅ Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…
✅ Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp
✅ Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…
✅ Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)
Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!
Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188
>>> Xem thêm: