Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán): 15 ứng dụng thực tế

Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán) là một trong những loại đánh giá phổ biến được các thầy cô sử dụng vô cùng hiệu quả. Phương pháp đánh giá này dùng để thu thập dữ liệu về những kiến thức học sinh đã biết về chủ đề được học sắp tới, từ đó có một cái nhìn tổng quan về kiến thức, quan điểm và trạng thái cảm xúc hiện tại của các em. 

Để quá trình này được diễn ra “trôi chảy”, FLYER mời thầy cô cùng tham khảo 15 phương pháp phổ biến nhất dùng trong Diagnostic assessment.

1. Diagnostic assessment là gì?

Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán) là một bộ câu hỏi (trắc nghiệm hoặc trả lời ngắn) đánh giá nền tảng kiến thức hoặc quan điểm hiện tại của học sinh về một chủ đề/vấn đề sẽ được đề cập trong khóa học. 

Mục tiêu của Đánh giá chẩn đoán là cung cấp một cái nhìn tổng quan về các khía cạnh như điểm mạnh, điểm yếu, kiến thức và kỹ năng của học sinh. Thông qua bài kiểm tra này, thầy cô sẽ đưa ra quyết định về phương pháp giảng dạy được sử dụng.

Phương pháp này đã được áp dụng trong nhiều môn học như Vật lý, Toán học, Tâm lý,…

Ví dụ về Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán):

  • Psychology (Tâm lý học): Thầy cô khảo sát những nhận định của học sinh về các khái niệm sẽ được giảng dạy trong khóa học (ví dụ: bản chất của tâm trí hoặc hành vi).
  • Physics (Vật lý): Thầy cô sử dụng một tập hợp câu hỏi khái niệm để đánh giá hiểu biết của học sinh về các khái niệm cơ bản từ đầu khóa học.
  • English (Tiếng Anh): Học sinh được yêu cầu hoàn thành một bản khảo sát về những tác phẩm của Shakespeare mà các em đã đọc trước đó.
Diagnostic assessment (Đánh giá chuẩn đoán)
Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán) là gì?

2. Đặc điểm của Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán) 

Một số đặc trưng của Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán):

Đặc điểmDiễn giải
Thời điểm
(Timing)
Diễn ra ở đầu một đơn vị bài học, quý hoặc một khoảng thời gian cụ thể.
Mục tiêu
(Goal)
Xác định điểm mạnh và các lĩnh vực cần cải thiện cho học sinh.
Điều chỉnh việc giảng dạy hiệu quả.
Đánh giá áp lực thấp (Low-stakes assessments)Không đặt áp lực cao và không thường tính điểm.
Tập trung chủ yếu vào việc thu thập thông tin để cung cấp phản hồi và hướng dẫn cho quá trình học tập, thay vì đánh giá cuối kỳ hoặc đánh giá có tác động lớn đến điểm số của học sinh. 
Tạo ra một môi trường học tập thân thiện, khuyến khích sự tham gia và thử nghiệm của học sinh mà không gây áp lực cho các em.
Đặc điểm của Diagnostic Assessment
Diagnostic assessment (Đánh giá chuẩn đoán)
Đặc điểm của Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán)

3. Điểm mạnh, điểm yếu của Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán)

Điểm mạnh:

  • Cung cấp cho thầy cô những căn cứ để đánh giá và điều chỉnh phương pháp giảng dạy.
  • Sử dụng linh hoạt và dễ dàng trong nhiều trường hợp.
  • Không yêu cầu tiêu chuẩn cao và quy định bắt buộc.
  • Kết quả nhanh chóng.

Điểm yếu:

  • Chỉ có hiệu quả với thời điểm trước khi tham gia lớp học/khóa học.
  • Giảm mức độ hiệu quả khi sử dụng trong một nhóm lớn.
  • Đôi khi đánh giá có độ chính xác chưa cao bởi diễn ra trong thời gian ngắn.

4. So sánh Diagnostic Assessment và Formative Assessment

Bảng dưới đây là sự khác nhau của hai phương pháp đánh giá phổ biến, đó là Diagnostic Assessment và Formative Assessment. Hiểu được các tính chất và mục tiêu của hai phương pháp này, thầy cô có thể sử dụng trong thời điểm phù hợp để mang lại kết quả tốt nhất.

Tiêu chí so sánhDiagnostic assessmentFormative Assessment
Mục đíchXác định trình độ hiện tại của học sinh và điểm mạnh, yếu trong kiến thức và kỹ năng. 
Tập trung vào việc phân tích những gì học sinh đã học trong quá khứ để định hình quá trình giảng dạy tương lai.
Cung cấp phản hồi liên tục trong quá trình giảng dạy để điều chỉnh và cải thiện việc học của học sinh. 
Tập trung vào việc đánh giá quá trình học tập hiện tại, sau đó sử dụng thông tin đó để điều chỉnh phương pháp giảng dạy và hỗ trợ cá nhân hóa cho học sinh.
Thời điểmDiễn ra trước khi bắt đầu một đơn vị học, một bài giảng, hoặc một khoảng thời gian nhất định (giúp xác định trình độ hiện tại của học sinh trước khi bắt đầu quá trình học tập mới).Diễn ra trong suốt quá trình học tập, thường xuyên được thực hiện trong quá trình giảng dạy để cung cấp phản hồi và điều chỉnh liên tục.
Phạm viTập trung vào kiểm tra những gì học sinh đã học trong quá khứ, thường từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, như các giáo viên hoặc lớp học trước đó.Tập trung vào việc đánh giá quá trình học tập hiện tại của học sinh, như việc hiểu và tiếp thu nội dung đang được giảng dạy.
Tính chấtThường không đặt áp lực cao và không tính điểm. 
Tập trung vào việc cung cấp thông tin và phản hồi để tạo ra một môi trường học tập thân thiện và hỗ trợ.
Có thể đặt áp lực nhẹ và có thể tính điểm, tuy nhiên, điểm số không phải là mục tiêu chính. 
Tập trung vào việc cung cấp phản hồi để cải thiện quá trình học tập.
So sánh Diagnostic Assessment và Formative Assessment

Mặc dù Đánh giá chẩn đoán và Đánh giá quá trình là hai loại đánh giá có mục đích và thời điểm khác nhau, nhưng cùng nhằm mục tiêu cung cấp thông tin cho thầy cô để giảng dạy hiệu quả hơn và cải thiện quá trình học tập của học sinh.

5. 15 phương pháp sử dụng Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán) 

5.1. Câu hỏi theo thang đo Likert (Likert scale questions)

Câu hỏi theo thang đo Likert cho phép thầy cô đánh giá phạm vi rộng và sâu đối với kiến thức của học sinh.

Thang đo Likert được tính trên thang điểm 5 hoặc 7 điểm, còn được gọi là thang đo sự hài lòng, nhằm thu thập ý kiến (opinions), nhận thức (perceptions) và hành vi (behaviors) của học sinh. 

Ưu điểm của phương pháp này như sau:

  • Phương pháp này mang đến cho học sinh cơ hội đưa ra đánh giá CHI TIẾT về một chủ đề cụ thể bằng cách sử dụng thang đo, thường từ “rất hài lòng” đến “rất không hài lòng”. 
  • Các câu hỏi đa dạng về nội dung và sự lựa chọn. Thầy cô có thể đưa ra những câu hỏi phạm vi rộng, từ các thuật ngữ, khái niệm đến các kỹ năng cụ thể của môn học.

Phương pháp giảng dạy này cũng hoạt động tốt trong phiên bản bảng biểu. Thầy cô có thể tạo một bảng dưới đây – bao gồm một khái niệm cụ thể theo từng hàng và các mức độ hiểu biết khác nhau theo từng cột. Sau đó, thầy cô yêu cầu học sinh đánh dấu vào mỗi ô dựa trên kinh nghiệm của bản thân. 

Ví dụ về bảng đánh giá theo thang đo Likert:

Comfort level
(Mức độ)
I’ve read it and I’m very comfortable with the plot and ideas.
(Tôi đã đọc và tôi rất hiểu cốt truyện và các ý tưởng trong đó.)
I’ve read it but I’m not comfortable with the plot and ideas.
(Tôi đã đọc nhưng tôi không hiểu cốt truyện và các ý tưởng trong đó.)
I haven’t read it but I know some ideas and themes.
(Tôi chưa đọc nhưng tôi đã nắm được một số ý tưởng và chủ đề.)
I haven’t read it and I don’t know anything about the play.
(Tôi chưa đọc và tôi không biết gì về tác phẩm.)
The Legend of Sleepy Hollow
(Huyền thoại Sleepy Hollow)
The Tell-Tale Heart
(Trái tim lắng đọng)
An Occurrence at Owl Creek Bridge
(Sự kiện tại cây cầu Owl Creek)
Bảng đánh giá theo thang đo Likert

5.2. Bản đồ khái niệm (Concept map)

Với phương pháp này, học sinh được yêu cầu tạo ra một biểu đồ hình ảnh của một chủ đề lớn cho câu hỏi được đặt ra ban đầu. Các câu hỏi được đặt theo từng lĩnh vực mà thầy cô hướng đến, và nên đủ rộng để cho phép học sinh phân chia thành nhiều khía cạnh khác nhau. 

Thầy cô có thể khuyến khích học sinh tạo ra một danh sách các chủ đề liên quan trước khi xây dựng bản đồ khái niệm của mình. Khi xây dựng một bản đồ, các khái niệm được kết nối với nhau bằng cách sử dụng các từ nối như “are (là)”, “can be used for (có thể được sử dụng cho)”, “that contain (bao gồm)” … Loại đánh giá này cho thấy cách học sinh cấu trúc, kết nối và thay đổi các yếu tố liên quan đến các khái niệm khác và quan trọng hơn là có thể thể hiện những khoảng trống rõ ràng trong kiến thức trước đây của học sinh.

Ví dụ về Bản đồ khái niệm:

Câu hỏi: Đưa ra những hiểu biết của bản thân về chủ đề “Biến đổi khí hậu” 

Bản đồ khái niệm dưới đây giúp hình dung mối quan hệ giữa các khái niệm trong chủ đề “Biến đổi khí hậu” và làm rõ sự tương tác giữa các yếu tố khác nhau.

Climate Change

├── Greenhouse Effect

│   ├── Global Temperature Rise

│   ├── Climate Change in Coastal Areas

│   ├── Environmental Changes

│   ├── Sources of Emissions

│   ├── Air Pollution

│   ├── Climate Change and Animals

│   ├── Species Adaptation Capability

│   ├── Climate Change and Agriculture

│   └── El Nino and La Nina Phenomena

└── Impacts of Climate Change

    ├── Environmental Impacts

    ├── Impacts on Humans

    │   ├── Health

    │   ├── Food Security

    │   └── Economy

    └── Impacts on Ecosystems

        ├── Habitat Loss

        ├── Biodiversity

        ├── Extinction

        └── Food System Changes

5.3. Parallel Activity (Hoạt động song song)

Giải thích ngắn gọn: Yêu cầu học sinh thực hiện một hoạt động tương tự như thầy cô đang làm để kiểm tra hiểu biết và kỹ năng của các em. 

Một ví dụ về việc tiến hành Đánh giá chẩn đoán trong môn tiếng Anh kết hợp với phương pháp Parallel Activity:

Thầy cô  thực hiện hai hoạt động song song:

Hoạt động chính (Main Activity): Học sinh được yêu cầu viết một đoạn văn ngắn miêu tả một kỉ niệm đáng nhớ của mình. Các em phải sử dụng ngữ pháp và từ vựng phù hợp để diễn đạt ý tưởng và cảm xúc.

Parallel Activity (Hoạt động song song):

  • Nhóm A: Học sinh trong nhóm này tham gia vào một hoạt động thảo luận nhóm. Các em được giao nhiệm vụ đọc và xem xét bài viết của các bạn trong nhóm, sau đó cung cấp phản hồi và đề xuất cách cải thiện cho nhau về ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu.
  • Nhóm B: Học sinh trong nhóm này được thầy cô hướng dẫn thực hiện một hoạt động sửa lỗi. Trong đó, thầy cô đưa ra một bài viết mẫu có chứa các lỗi ngữ pháp và cấu trúc câu thường gặp. Các học sinh phải nhận diện và sửa lỗi trong bài viết.

Bằng cách sử dụng phương pháp Parallel Activity, thầy cô tạo ra một môi trường học tập tích cực và tương tác giữa các học sinh. Học sinh có cơ hội tự viết và cải thiện kỹ năng viết của mình thông qua bài viết cá nhân, cùng với đó là việc học hỏi và hoạt động cộng tác trong nhóm. Kết quả của hoạt động song song này sẽ giúp thầy cô đánh giá kiến thức và khả năng viết tiếng Anh của học sinh, đồng thời cung cấp phản hồi cá nhân và tập trung vào việc cải thiện các khía cạnh cần thiết để phát triển kỹ năng viết tiếng Anh của học sinh.  

5.4. Một số phương pháp khác 

Ngoài những phương pháp học thuật, thầy cô có thể tham khảo một số hoạt động thú vị cho bài đánh giá chẩn đoán. Các hoạt động này sẽ được thực hiện vào trước buổi học nhằm giúp thầy cô nắm được khả năng của mỗi em học sinh trước khi bước vào bài học tiếp theo.

Phương phápGiải thíchVí dụ
Conference/Interview
Hội thoại/Phỏng vấn
Gặp gỡ và trò chuyện cá nhân với học sinh để đánh giá sự hiểu biết và tiến bộ của các em.Thầy cô tổ chức một cuộc phỏng vấn cá nhân với học sinh để thảo luận về tiến độ trong 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh. Qua cuộc trò chuyện, thầy cô có thể đánh giá và đưa ra nhận xét cho học sinh.
Posters
Áp phích
Yêu cầu học sinh tạo ra áp phích hoặc bảng thông tin để trình bày kiến thức hoặc ý tưởng.Học sinh được yêu cầu tạo một áp phích trình bày về một vùng đất nước hoặc một sự kiện lịch sử bằng tiếng Anh. 
Performance Tasks
Thực hiện nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh thực hiện một nhiệm vụ hoặc dự án để thể hiện kỹ năng và kiến thức của họ.Học sinh thực hiện một bài thuyết trình bằng tiếng Anh về một chủ đề cụ thể. 
Mind Maps
Bản đồ tư duy
Học sinh tạo ra sơ đồ tư duy hoặc biểu đồ để tổ chức ý tưởng và thông tin.Học sinh tạo một sơ đồ tư duy về từ vựng tiếng Anh liên quan đến một chủ đề nhất định. Sơ đồ tư duy sẽ giúp các em tổ chức từ vựng và hiểu cách các từ liên quan đến nhau.
Gap-Closing
Điền vào chỗ trống
Yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hoặc đoạn văn bằng cách điền vào chỗ trống còn thiếu.Thầy cô cung cấp một đoạn văn bằng tiếng Anh với các chỗ trống, yêu cầu học sinh điền vào các từ hoặc cụm từ thích hợp để hoàn thành nghĩa của đoạn văn.
Student Surveys
Khảo sát học sinh
Yêu cầu học sinh hoàn thành một bảng khảo sát hoặc phiếu khảo sát để cung cấp thông tin về sự hiểu biết, ý kiến và ý thích của họ.Học sinh được yêu cầu điền vào một phiếu khảo sát về các vấn đề liên quan đến việc học tiếng Anh như các phương pháp giảng dạy yêu thích, khó khăn gặp phải và yêu cầu hỗ trợ.
Anticipation Guides
Bảng dự đoán
Yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn hoặc xem một video, sau đó trả lời các câu hỏi hoặc đưa ra ý kiến đồng ý/không đồng ý với các lập luận trong đề bài nhằm kiểm tra kiến thức đã học trước khi tiếp cận bài học chính.Học sinh đọc một đoạn văn về một chủ đề tiếng Anh sắp học, sau đó điền vào một bảng đồng ý/không đồng ý với các lập luận liên quan đến nội dung đó.
Graffiti Walls
Tường vẽ graffiti
Tạo ra một bảng hoặc không gian nơi học sinh có thể viết hoặc vẽ ý tưởng, câu hỏi hoặc ghi chú liên quan đến một chủ đề hoặc bài học.Thầy cô tạo ra một “bức tường viết” trong lớp học tiếng Anh, yêu cầu học sinh viết các từ vựng mà các em biết hoặc câu hỏi về một chủ đề sắp học.
Word SplashĐưa ra một danh sách các từ vựng hoặc cụm từ liên quan đến một chủ đề và yêu cầu học sinh sử dụng chúng để tạo thành câu hoặc văn bản.Thầy cô đưa ra một danh sách từ vựng tiếng Anh về công việc, yêu cầu học sinh sử dụng các từ đó để viết một đoạn văn ngắn về công việc mơ ước của các em.
KWL (Know-Want-Learned) 
Biết-Muốn-Học
Phương pháp KWL bao gồm ba bước chính:
– Know (Biết): Học sinh trình bày những gì các em đã biết về chủ đề hoặc nội dung cụ thể. Các em có thể chia sẻ kiến thức hiện có, kinh nghiệm hoặc suy nghĩ cá nhân về chủ đề đó.
– Want (Muốn): Học sinh đặt câu hỏi và diễn đạt những gì các em muốn tìm hiểu hoặc muốn biết về chủ đề. 
– Learn (Học): Trong giai đoạn này, giáo viên hoặc học sinh sẽ đưa ra kế hoạch học tập và nghiên cứu để tìm hiểu những gì học sinh muốn biết. Có thể sử dụng các tài liệu, nguồn tài nguyên, hoạt động thực hành hoặc bài giảng để giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập của mình.
Giáo viên đưa ra một chủ đề hoặc cấu trúc ngữ pháp. Sau đó, yêu cầu học sinh đưa ra 3 khía cạnh các em đã biết về nội dung này.
Một số phương pháp dùng trong Diagnostic assessment

6. Áp dụng công nghệ trong Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán)

Phòng thi ảo FLYER là một nền tảng học tập, luyện thi tiếng Anh dành cho các bạn học sinh trong độ tuổi từ 6-15 tuổi với những cấp độ tiếng Anh khác nhau. Trong quá trình giảng dạy, thầy cô hoàn toàn có thể sử dụng đa dạng các đề thi có trên FLYER cho bài đánh giá chẩn đoán.

Mời thầy cô tham khảo những tính năng nổi bật có tại Phòng thi ảo FLYER:

  • Cung cấp câu hỏi đa dạng: Mỗi đề thi thử có đầy đủ các dạng câu hỏi khác nhau như điền từ, chọn đáp án, sắp xếp câu,…, nhờ đó có thể đánh giá một cách toàn diện kiến thức của học sinh về chủ đề được kiểm tra.
  • Tự động chấm điểm: Kết quả được trả một cách nhanh chóng giúp thầy cô tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác của quá trình đánh giá.
  • Phản hồi chi tiết: Sau khi học sinh hoàn thành bài đánh giá, các em đều nhận được phản hồi chi tiết về kết quả và những lỗi phổ biến nếu có. Tính năng này cho phép thầy cô và học sinh nắm rõ những khía cạnh cần cải thiện và tăng cường kiến thức còn thiếu ở các em.
  • Theo dõi tiến độ: Thầy cô có thể theo dõi sự cải thiện của học sinh thông qua tính năng bản báo cáo học tập. 

7. Tổng kết

Trên đây là 15 hoạt động thú vị mà thầy cô có thể áp dụng trong Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán). Mỗi hoạt động tập trung vào những khía cạnh học tập khác nhau của học sinh, vì vậy thầy cô nên cân nhắc lựa chọn hoạt động phù hợp nhất.

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

Xem thêm>>>

    Đăng ký Đối tác

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Phương Thảo
    Phương Thảo
    Your second life begins when you realize you only have one.

    Related Posts