Động từ trong tiếng Anh là từ loại dùng để chỉ hành động, hoạt động và trạng thái của con người, sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Cũng như bất kỳ từ loại nào khác trong tiếng Anh, bạn không thể đặt một câu hoàn chỉnh nếu không có động từ, hoặc có thể khiến đối phương hiểu nhầm ý muốn diễn đạt khi dùng sai động từ trong câu.
Có thể thấy, động từ đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, để giúp bạn sử dụng từ loại cơ bản này đúng cách và hạn chế sai sót nhất có thể, FLYER đã tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản nhất về động từ trong tiếng Anh trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
1. Động từ trong tiếng Anh là gì?
Động từ trong tiếng Anh là từ loại dùng để chỉ hành động, hoạt động và trạng thái của con người, sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Đây là thành phần bắt buộc phải có trong câu.
Ví dụ:
- We walk to school everyday. (Chúng tôi đi bộ đến trường hằng ngày.)
-> “walk” là động từ chỉ hành động “đi bộ” của “we”. - I feel tired. (Tôi cảm thấy mệt.)
-> “feel” là động từ chỉ trạng thái “tired” của “I”.
2. Vị trí của động từ tiếng Anh
2.1. Đứng sau chủ ngữ
Động từ đứng ngay sau chủ ngữ nhằm diễn tả hành động/ trạng thái của chủ thể đó. Đây là một trong những vị trí cơ bản nhất của động từ.
Ví dụ:
- The dog likes playing in the garden. (Chú chó thích chơi ở ngoài sân.)
- He walks about two kilometers every morning. (Anh ấy đi bộ khoảng hai ki-lô-mét mỗi buổi sáng.)
2.2. Đứng sau trạng từ chỉ tần suất
Khi trong câu có các trạng từ chỉ tần suất như always (luôn luôn), usually (thường xuyên), sometimes (thỉnh thoảng), rarely (hiếm khi), never (không bao giờ),…, động từ luôn được đặt ngay sau các trạng từ này.
“Trạng từ chỉ tần suất + động từ” dùng để nói về mức độ diễn ra thường xuyên của hành động/ trạng thái của chủ thể.
Ví dụ:
- I usually go to school by bus. (Tôi thường xuyên đến trường học bằng xe buýt.)
- He rarely has breakfast. (Anh ấy ít khi ăn sáng.)
2.3. Đứng trước tân ngữ
Động từ có thể đứng trước tân ngữ nhằm mục đích diễn tả hành động tác động đến tân ngữ đó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trường hợp này chỉ áp dụng với ngoại động từ (tức động từ có tân ngữ theo sau, sẽ được đề cập rõ hơn ở phần dưới).
Ví dụ:
- Open the books, please. (Mở sách ra nào.)
- She scolds her children for breaking the flower vase. (Cô ấy mắng các con vì làm vỡ lọ hoa.)
2.4. Đứng trước tính từ
Động từ có thể đứng trước tính từ khi động từ này là động từ tobe hoặc các động từ liên kết như seem (trông có vẻ), feel (cảm thấy), sound (nghe có vẻ), smell (có mùi),…
Ví dụ:
- She is beautiful. (Cô ấy thật xinh đẹp.)
- It sounds interesting. (Nghe thú vị nhỉ.)
3. Phân loại động từ trong tiếng Anh
3.1. Phân loại theo chức năng
3.1.1. Động từ tobe
Động từ tobe trong tiếng Anh là dạng động từ đặc biệt, dùng để miêu tả trạng thái, sự tồn tại hay đặc điểm của một người hay sự vật nào đó.
Động từ tobe gồm các dạng:
- Nguyên thể: be
- Hiện tại: am/ is/ are
- Quá khứ: was/ were
Ví dụ:
- We will be there at 7PM. (Chúng tôi sẽ có mặt ở đó lúc 7 giờ tối.)
- I am a student at Hoang Le Primary School. (Tôi là học sinh tại trường tiểu học Hoàng Lê.)
- She was at home. (Cô ấy đã không ở nhà.)
3.1.2. Trợ động từ
Trợ động từ là loại động từ hỗ trợ các động từ thường hoàn thiện các cấu trúc câu phủ định, nghi vấn, cấu trúc về thì của động từ, thể bị động,… Có 3 trợ động từ trong tiếng Anh, bao gồm be, do và have.
Ví dụ:
- Tom doesn’t like potatoes. (Tom không thích khoai tây.)
- She has known the truth already. (Cô ấy đã biết sự thật rồi.)
Xem thêm: Bí kíp dùng trợ động từ chính xác mà không phải ai cũng biết (kèm bài tập)
3.1.3. Động từ khuyết thiếu
Động từ khuyết thiếu (hay còn gọi là động từ khiếm khuyết) là những động từ đặc biệt trong tiếng Anh, dùng để diễn tả một khả năng, một sự chắc chắn hay cho phép một hành động, sự việc nào đó diễn ra. Theo sau động từ khuyết thiếu luôn là một động từ nguyên thể.
Ví dụ:
- I can speak English well. (Tôi có thể nói tiếng Anh tốt.)
- You will be late for school. (Bạn sẽ bị muộn học.)
Các động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh bao gồm:
Động từ khuyết thiếu | Nghĩa tiếng Việt |
---|---|
can – could | có thể |
may – might | có khả năng xảy ra |
will – would | sẽ |
shall – should | nên |
must | phải, bắt buộc |
have to | phải, cần phải |
ought to | nên |
3.1.4. Động từ liên kết
Động từ liên kết (hay còn gọi là liên động từ) là những động từ được theo sau bởi tính từ, có chức năng liên kết chủ ngữ và tính từ trong câu. Một số động từ liên kết bao gồm seem, smell, taste (có hương vị), stay (vẫn), get (trở nên), feel,…
Ví dụ:
- The world is getting better and better. (Thế giới đang ngày càng trở nên tốt hơn.)
- I feel hungry. (Tôi cảm thấy đói bụng.)
3.1.5. Động từ thường
Động từ thường trong tiếng Anh là những động từ diễn tả hành động chính trong câu.
Ví dụ:
- I play the piano. (Tôi chơi đàn piano.)
- She learns Maths. (Cô ấy học Toán.)
3.2. Phân loại theo mối quan hệ với tân ngữ
3.2.1. Nội động từ
Nội động từ là loại động từ chỉ những hành động, sự việc không gây tác động lên đối tượng nào, vì vậy không cần có tân ngữ theo sau mà vẫn có thể diễn đạt đủ ý.
Ví dụ:
- She dances very beautifully. (Cô ấy nhảy rất đẹp.)
- I walk to school. (Tôi đi đến trường.)
3.2.2. Ngoại động từ
Ngoại động từ là loại động từ diễn tả những hành động, sự việc gây tác động lên một đối tượng nào đó, vì vậy luôn cần tân ngữ theo sau để hoàn thành nghĩa của câu.
Ví dụ:
- The cat caught the mouse. (Con mèo bắt được con chuột.)
- He eats apples everyday. (Anh ấy ăn táo mỗi ngày.)
3.2.3. Động từ vừa là ngoại động từ, vừa là nội động từ
Ngoài hai nhóm động từ trên, trong tiếng Anh có một số động từ không có phân nhóm rõ ràng mà thuộc luôn cả 2 nhóm, tức vừa có thể làm ngoại động từ, vừa có thể làm nội động từ trong câu.
Một số động từ thuộc nhóm này bao gồm:
Động từ | Nghĩa tiếng Việt | Ví dụ |
---|---|---|
begin | bắt đầu | – She begins the lesson at 7:00. (Cô ấy bắt đầu tiết học lúc 7 giờ.) -> Ngoại động từ – The lesson will begin at 7:00. (Tiết học sẽ bắt đầu lúc 7 giờ.) -> Nội động từ |
change | thay đổi | – I changed the meeting room. (Tôi đã thay đổi phòng họp.) -> Ngoại động từ – She has changed. (Cô ấy đã thay đổi rồi.) -> Nội động từ |
cook | nấu ăn, nấu nướng | – She can cook this type of soup. (Cô ấy có thế nấu món súp này.) -> Ngoại động từ – She can cook. (Cô ấy biết nấu ăn.) -> Nội động từ |
fly | bay | – I fly the kites. (Tôi thả diều.) -> Ngoại động từ – The plane flies to Japan. (Máy bay bay đến Nhật Bản.) -> Nội động từ |
3.3. Phân loại theo ý nghĩa
3.3.1. Động từ thể chất
Động từ thể chất là loại động từ diễn tả hành động cụ thể của vật chất, bao gồm các chuyển động của cơ thể hay việc sử dụng một công cụ nào đó để tạo ra một hành động khác.
Ví dụ:
- The cat is lying on the rooftop. (Con mèo đang nằm trên mái nhà.)
- He runs fast so as not to be late for school. (Anh ấy chạy nhanh để không bị muộn học.)
3.3.2. Động từ chỉ trạng thái
Động từ chỉ trạng thái là những động từ dùng để mô tả trạng thái, suy nghĩ, cảm nhận, giác quan và các hoạt động nhận thức nói chung của chủ thể.
Ví dụ:
- Paul feels tired today. He has been working all day. (Paul cảm thấy mệt mỏi. Anh ấy đã làm việc cả ngày.)
- Do you recognize him? He is a famous actor. (Bạn có nhận ra anh ta không? Anh ta là diễn viên nổi tiếng đấy.)
- I understand the problem you are facing. (Tôi hiểu vấn đề bạn đang đối mặt.)
- I love your hat. (Tôi thích chiếc mũ của bạn.)
4. Chia động từ trong tiếng Anh
4.1. Chia động từ trong tiếng Anh theo thì và dựa vào chủ ngữ
Nếu trong câu chỉ xuất hiện một động từ theo sau chủ ngữ thì động từ đó được chia theo thì và dựa vào chủ ngữ.
Ví dụ:
- Cats catch mice. (Mèo bắt chuột.)
-> Câu diễn tả một sự thật hiển nhiên nên dùng ở thì hiện tại đơn, chủ ngữ “Cats” là số nhiều. Vì vậy, động từ được chia là “catch”. - Look! The cat is jumping out of the window. (Nhìn kìa! Con mèo đang nhảy ra khỏi cửa sổ.)
-> Câu diễn tả hành động đang diễn ra ở thời điểm nói nên dùng ở thì hiện tại tiếp diễn, chủ ngữ “The cat” là số ít. Vì vậy, động từ được chia là “is catching”. - I ate pancakes yesterday. (Tôi đã ăn bánh kếp vào hôm qua.)
-> Câu diễn tả hành động trong quá khứ nên dùng ở thì quá khứ đơn. Vì vậy động từ được chia là “ate”.
4.2. Chia động từ trong tiếng Anh theo dạng
Trong trường hợp câu có 2 động từ, bạn sẽ chia động từ thứ hai theo 1 trong 4 dạng sau đây:
- Bare infinitive: Động từ nguyên mẫu không “to”.
- To infinitive: Động từ nguyên mẫu có “to” (To inf).
- Gerund: Động từ thêm đuôi “ing” hay còn gọi là danh động từ (V-ing).
- Past participle: Động từ ở dạng quá khứ phân từ (PP).
Cách chia động từ này có 2 cấu trúc thường gặp như sau:
- V1 – O – V2: Hai động từ cách nhau bởi tân ngữ.
- V1 – V2: Hai động từ xuất hiện liền kề nhau.
Trong cả hai dạng trên, V1 (động từ thứ nhất) sẽ được chia theo thì và V2 (động từ thứ hai) sẽ được chia theo 1 trong 4 dạng trn tùy thuộc vào V1.
Ví dụ:
- I saw my mother buying a really nice birthday cake. (Tôi thấy mẹ tôi mua một chiếc bánh sinh nhật cực kì đẹp.)
-> Cấu trúc trong câu có “saw my mother buying” thuộc dạng “V1 – O – V2”. Trong đó, “O” là “my mother”, V1 “see” là động từ chỉ giác quan, vì vậy, V2 “buy” theo sau sẽ được chia theo dạng “V-ing”, tức “buying”. - I need to complete this homework before 10 p.m. (Tôi cần hoàn thành chỗ bài tập về nhà này trước 10 giờ tối.)
-> Cấu trúc trong câu có “need to complete” thuộc dạng “V1 – V2”. Trong đó, V1 là “need”, vì vậy, V2 “complete” theo sau cần được chia theo dạng “to V”, tức “to complete”.
Xem thêm: Tổng hợp cách chia động từ trong Tiếng Anh chinh phục mọi dạng bài tập
5. Bảng 100 động từ phổ biến nhất trong tiếng Anh
Để bạn dễ dàng hình dung về động từ trong tiếng Anh, FLYER gợi ý cho bạn bảng 100 động từ tiếng Anh phổ biến nhất. Hãy ghi chép lại, đồng thời luyện tập đặt ví dụ cho từng từ và học ví dụ đó (thay vì học từ riêng lẻ) để việc ghi nhớ đạt hiệu quả cao hơn bạn nhé!
Từ vựng tiếng Anh | Phiên âm | Nghĩa tiếng Việt |
---|---|---|
add | /æd/ | thêm |
admit | /ədˈmɪt/ | thừa nhận |
announce | /əˈnaʊns/ | thông báo |
approach | /əˈprəʊtʃ/ | tiếp cận |
arrange | /əˈreɪndʒ/ | sắp xếp |
attend | /əˈtend/ | tham dự |
avoid | /əˈvɔɪd/ | tránh |
believe | /bɪˈliːv/ | tin |
bleed | /bliːd/ | chảy máu |
boil | /bɔɪl/ | luộc |
book | /bʊk/ | đặt chỗ |
borrow | /ˈbɒr.əʊ/ | mượn |
breathe | /briːð/ | thở |
build | /bɪld/ | xây |
call | /kɔːl/ | gọi (ai, là gì) |
care | /keər/ | quan tâm |
communicate | /kəˈmjuː.nɪ.keɪt/ | giao tiếp |
consider | /kənˈsɪd.ər/ | cân nhắc |
continue | /kənˈtɪn.juː/ | tiếp tục |
control | /kənˈtrəʊl/ | điều khiển |
damage | /ˈdæm.ɪdʒ/ | phá hỏng |
decorate | /ˈdek.ə.reɪt/ | trang trí |
decrease | /dɪˈkriːs/ | giảm |
describe | /dɪˈskraɪb/ | miêu tả |
design | /dɪˈzaɪn/ | thiết kế |
develop | /dɪˈvel.əp/ | phát triển |
discover | /dɪˈskʌv.ər/ | khám phá |
ease | /iːz/ | xoa dịu |
enroll | /ɪnˈrəʊl/ | nhập học |
escape | /ɪˈskeɪp/ | trốn khỏi |
exchange | /ɪksˈtʃeɪndʒ/ | trao đổi |
exercise | /ˈek.sə.saɪz/ | tập thể dục |
expect | /ɪkˈspekt/ | mong đợi |
experience | /ɪkˈspɪə.ri.əns/ | trải nghiệm |
explore | /ɪkˈsplɔːr/ | khám phá |
face | /feɪs/ | hướng về |
follow | /ˈfɒl.əʊ/ | theo đuổi |
follow | /ˈfɒl.əʊ/ | tuân theo |
forecast | /ˈfɔː.kɑːst/ | dự báo |
grill | /ɡrɪl/ | nướng |
grow | /ɡrəʊ/ | lớn lên |
harvest | /ˈhɑː.vɪst/ | thu hoạch |
hike | /haɪk/ | đi bộ đường dài |
hurt | /hɜːt/ | làm bị đau |
improve | /ɪmˈpruːv/ | cải thiện |
inform | /ɪnˈfɔːm/ | báo tin |
injure | /ˈɪn.dʒər/ | gây thương tích |
invite | /ɪnˈvaɪt/ | mời |
know | /nəʊ/ | biết |
lack | /læk/ | thiếu |
last | /lɑːst/ | kéo dài |
lend | /lend/ | cho vay |
live | /lɪv/ | sinh sống |
manage | /ˈmæn.ɪdʒ/ | quản lý |
mean | /miːn/ | có ý định |
memorise | /ˈmem.ə.raɪz/ | học thuộc |
mix | /mɪks/ | trộn |
offer | /ˈɒf.ər/ | đề xuất |
open | /ˈəʊ.pən/ | mở (một dịch vụ) |
owe | /əʊ/ | nợ |
party | /ˈpɑː.ti/ | tiệc tùng |
persuade | /pəˈsweɪd/ | thuyết phục |
pickle | /ˈpɪk.əl/ | muối chua |
plant | /plɑːnt/ | trồng |
pour | /pɔːr/ | rót |
pray | /preɪ/ | cầu nguyện |
prepare | /prɪˈpeər/ | chuẩn bị |
prepare | /prɪˈpeər/ | chuẩn bị |
prevent | /prɪˈvent/ | phòng tránh |
protect | /prəˈtekt/ | bảo vệ |
raise | /reɪz/ | tăng |
recommend | /ˌrek.əˈmend/ | đề xuất |
rely | /rɪˈlɑɪ/ | dựa dẫm |
remain | /rɪˈmeɪn/ | giữ nguyên |
respect | /rɪˈspekt/ | tôn trọng |
revise | /rɪˈvaɪz/ | ôn tập |
roast | /rəʊst/ | nướng bỏ lò |
save | /seɪv/ | tiết kiệm |
serve | /sɜːv/ | phục vụ |
share | /ʃeər/ | chia sẻ |
sign | /saɪn/ | kí tên |
snack | /snæk/ | ăn vặt |
spell | /spel/ | đánh vần |
spend | /spend/ | tiêu tiền |
spoil | /spɔɪl/ | bị hỏng |
stay | /steɪ/ | giữ nguyên |
stir | /stɜːr/ | khuấy |
stir-fry | /ˈstɜː.fraɪ/ | xào |
succeed | /səkˈsiːd/ | thành công |
suffer | /ˈsʌf.ər/ | chịu đựng |
sunbathe | /ˈsʌn.beɪð/ | tắm nắng |
surprise | /səˈpraɪz/ | làm bất ngờ |
surround | /səˈraʊnd/ | bao quanh |
taste | /teɪst/ | nếm thử |
tell | /tel/ | kể (cho ai) |
throw | /θrəʊ/ | ném |
tidy | /ˈtaɪ.di/ | dọn dẹp |
try | /traɪ/ | thử |
understand | /ˌʌn.dəˈstænd/ | hiểu |
welcome | /ˈwel.kəm/ | hoan nghênh |
6. Bài tập động từ trong tiếng Anh
7. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ kiến thức cô đọng nhất về động từ trong tiếng Anh. FLYER hi vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ nắm được cách dùng chính xác của động từ trong tiếng Anh, qua đó không còn “hoang mang” khi làm các dạng bài tập về từ loại này và hơn nữa, có thể áp dụng chúng hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày nhé. Chúc bạn học tốt!
Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?
Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!
✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,
✅ Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…
✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking
✅ Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng
Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!
Xem thêm: