Flipped classroom (Lớp học đảo ngược) không phải là một phương pháp giáo dục mới trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, mô hình này trước đây chỉ phổ biến trong lĩnh vực y học, vật lý, toán học. Đến nay, lớp học đảo ngược đã có thể ứng dụng trong mọi môn học với hình thức tài liệu đa dạng như video, văn bản, slides thuyết trình,… Trong bài viết này, FLYER cung cấp thông tin quan trọng về mô hình flipped classroom, giúp thầy cô “thu gọn bức tranh toàn cảnh” qua 7 bước “đảo ngược” lớp học truyền thống.
1. Flipped classroom là gì?
1.1. Khái niệm
Flipped classroom (Lớp học đảo ngược) có trình tự học tập ngược lại hoàn toàn so với lớp học truyền thống. Trong đó, học sinh được yêu cầu tự nghiên cứu tài liệu (dạng văn bản, video, ghi âm,…) ở nhà, sau đó thực hành ngay tại lớp thông qua thảo luận, làm bài tập, thí nghiệm,…
Lớp học đảo ngược thúc đẩy học sinh tham gia học tập và tương tác với bạn bè, thầy cô. Quá trình tự đọc tài liệu ở nhà giúp tăng cường khả năng tự học.
Khái niệm lớp học đảo ngược (flipped classroom):
1.2. Nguồn gốc
Năm 1984, thành viên Viện Khoa học Sư phạm Liên Xô Militsa Nechkina lần đầu tiên đề xuất mô hình lớp học đảo ngược.
Năm 2007, Jonathan Bergmann và Aaron Sams, các giáo viên Hóa trường trung học Woodland Park, bắt đầu thực hành phương pháp giảng dạy đảo ngược bằng cách ghi lại nội dung các bài giảng và đăng lên mạng để hỗ trợ những học sinh bỏ lỡ buổi học.
2. Lớp học đảo ngược được xây dựng dựa trên các yếu tố nào?
Mặc dù có thể được miêu tả theo nhiều cách khác nhau, 4 “trụ cột” của lớp học đảo ngược bao gồm:
Yếu tố | Diễn giải |
---|---|
Môi trường học tập linh hoạt | Cung cấp mốc thời gian linh hoạt phù hợp với tiến độ của học sinh, thay đổi môi trường liên tục từ nhà riêng/ quán cà phê đến lớp học, phòng thí nghiệm,… |
Văn hóa học tập | Nuôi dưỡng khả năng tự học/ tự suy ngẫm, cho phép học sinh tìm hiểu các chủ đề sâu hơn. |
Nội dung có chủ đích | Giáo viên quyết định những nội dung nào sẽ cho học sinh tự nghiên cứu và nội dung nào sẽ được giảng trực tiếp trên lớp. |
Sự chuyên nghiệp của giáo viên | Giáo viên cần giám sát học sinh trong giờ học và sau giờ học (với sự hỗ trợ của phụ huynh), thường xuyên góp ý, phản hồi, tương tác để đảm bảo không tạo ra lỗ hổng kiến thức. |
3. Ưu và nhược điểm của flipped classroom
Ưu và nhược điểm của phương pháp này phần lớn phụ thuộc vào bản thân những người tham gia học tập và giảng dạy.
3.1. Ưu điểm
Khi được sử dụng đúng cách, mô hình lớp học đảo ngược có thể mang lại những hiệu quả bất ngờ cho giáo viên và học sinh.
Một số ưu điểm của mô hình flipped classroom được thể hiện rõ trong bảng so sánh giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược dưới đây:
Lớp học đảo ngược | Lớp học truyền thống |
---|---|
Cho phép học sinh nắm quyền kiểm soát quá trình học tập, từ đó cải thiện nhiều kỹ năng đi kèm: tự học, tự phân tích, tập trung,… | Giáo viên kiểm soát lớp học và tổ chức các hoạt động trong lớp. Điều này gây khó khăn với một số học sinh khó tập trung. |
Tăng cường sự tương tác giữa học sinh và giáo viên trong quá trình thực hành, tranh luận, đối thoại. | Học sinh chỉ tương tác khi được giáo viên chỉ định phát biểu hoặc thảo luận giữa giờ. |
Thuận tiện, tiết kiệm chi phí cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau vì có sẵn tài liệu được cấp trên mạng. Học sinh cũng có thể tham khảo nhiều nguồn khác nhau. | Học sinh bắt buộc phải dùng tài liệu giấy và chỉ được dùng tài liệu trong phạm vi cho phép (như sách giáo khoa, giáo trình). |
Kích thích trí tò mò của học sinh bởi một vài câu hỏi thường nảy sinh trong quá trình các em tự nghiên cứu tài liệu. | Học sinh thường nghiên cứu thụ động bằng cách trả lời các câu hỏi có sẵn trong sách hoặc do giáo viên đặt ra. |
Đánh giá đúng khả năng hơn bởi học sinh chịu trách nhiệm tìm hiểu những thông tin được cung cấp và thể hiện sự am hiểu thông qua quá trình thực hành trên lớp. | Kết quả thi có thể chưa phản ánh đúng năng lực vì tình trạng “gian lận”. |
3.2. Nhược điểm
Mỗi phương pháp giảng dạy đều có mặt lợi và mặt hại. Hiểu được cả hai khía cạnh này sẽ giúp thầy cô lường trước những rủi ro có thể xảy ra trong lớp học đảo ngược.
- Khoảng cách về “công nghệ”: Trong thời đại giáo dục chuyển đổi số, giáo viên thường chuẩn bị các tài liệu học tập và video bài giảng bằng các công cụ kỹ thuật số. Điều này gây khó khăn cho một vài học sinh hoặc thậm chí là giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt.
- Tạo ra sự “phân hóa” giữa học sinh trong lớp: Trong môi trường tự học và tự định hướng, một số em có thể bị tụt lại so với các bạn cùng trang lứa bởi rào cản trong việc tiếp thu, khả năng tự học kém,…
- Tăng trách nhiệm cá nhân: Một số học sinh, sinh viên phải làm thêm để trang trải cuộc sống. Việc phải tự nghiên cứu tài liệu đòi hỏi trách nhiệm cao, thời gian, trí óc,.. ở người học. Thậm chí, áp lực sẽ càng tăng khi những kiến thức các em tự đọc ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Chi phí tăng: Phương pháp lớp học đảo ngược đòi hỏi giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt, kỹ năng quản lý thời gian và sử dụng thiết bị công nghệ. Giáo viên cần đầu tư cho các khóa học nếu chưa đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện mô hình mới.
- Định hướng học tập chưa hiệu quả: Một số thầy cô định hướng lớp học đảo ngược là hoàn toàn bác bỏ thời gian giảng bài qua giáo án và chỉ cho học sinh giải đề trên lớp cho đúng với mục đích “học để thi”. Điểm này đặc biệt dễ mắc phải đối với giáo viên Việt Nam.
Bên cạnh đó, môi trường Việt Nam nói riêng và giáo dục Châu Á nói chung còn một số rào cản nhất định trong việc giao tiếp giữa học sinh với ba mẹ, giữa phụ huynh với nhà trường,… Trong khi đó, để lớp học đảo ngược phát huy tác dụng tối đa thì sự góp mặt của tất cả các đối tượng này là điều tất yếu.
4. Vì sao lớp học đảo ngược có hiệu quả?
Tác phẩm “How People Learn?” của John Bransford, Ann Brown và Rodney Cocking đưa ra 2 ý giải thích về sự thành công của lớp học đảo ngược, đó là:
Ý 1: Để phát triển năng lực trong một lĩnh vực, học sinh phải: – Có nền tảng kiến thức thực tế tốt – Hiểu sâu các khái niệm, sự kiện, ý tưởng – Sắp xếp kiến thức một cách khoa học |
Flipped classroom đáp ứng được cả 3 đòi hỏi nói trên, tạo cơ hội cho học sinh ứng dụng kiến thức mới vào thực tế trong thời gian trên lớp và được phản hồi nhanh chóng từ bạn bè và giáo viên. Từ đó, học sinh có thể sửa chữa những quan niệm sai lầm, sắp xếp kiến thức mới sao cho dễ tiếp cận hơn.
Ý 2: Sự “siêu nhận thức” giúp học sinh kiểm soát việc học của chính mình bằng cách: – Xác định mục tiêu học tập – Theo dõi tiến độ đạt được chúng |
Điều này được đáp ứng thông qua các hoạt động trên lớp kèm theo sự tương tác với bạn bè và giáo viên. Khả năng nhận thức của học sinh có thể tăng lên và dẫn đến “siêu nhận thức”.
5. Học sinh nghĩ gì về lớp học đảo ngược?
Người học thời đại 4.0 quan tâm đến việc ứng dụng kiến thức vào thực tế nhiều hơn là “học để thi” (mặc dù tư tưởng này vẫn còn tồn tại). Do vậy, mô hình flipped classroom có thể giúp họ đáp ứng nhu cầu này thay vì học lý thuyết một cách thụ động.
Một số lo ngại nhất định khi học sinh mới tiếp cận với lớp học đảo ngược:
- Sợ phải “tự dạy mình”.
- Bối rối trước các chủ đề thảo luận hoặc giải quyết vấn đề bởi việc tự nghiên cứu ở nhà không hiệu quả.
- Phải làm quá nhiều bài tập và thực hành.
- Sợ bị tụt lại so với các bạn.
Tuy nhiên, trong nhiều cuộc khảo sát thực tế, tỷ lệ học sinh chấp nhận mô hình học đảo ngược thường cao hơn (từ 80% – hơn 90%) tỷ lệ học sinh không chấp nhận. Trong đó, hình thức tài liệu được ủng hộ nhiều hơn cả là dạng video (tỷ lệ bình chọn khoảng 60%).
Tóm lại, học sinh quan tâm nhiều đến tài liệu được cung cấp. Do đó, việc tìm ra được dạng tài liệu thú vị và thích hợp với phần đông học sinh có thể giải quyết phần lớn những nỗi sợ “học đảo ngược” trong các em. Ngoài ra, những rào cản tâm lý hoàn toàn phá bỏ được nhờ sự quan tâm từ phía giáo viên và gia đình, thông qua việc lắng nghe, đối thoại và động viên con trẻ.
6. Làm thế nào để “đảo ngược” lớp học truyền thống?
Một bức tranh toàn cảnh về lớp học đảo ngược có thể khiến thầy cô choáng ngợp. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ dễ tiếp cận hơn nếu nhìn vào từng bước thực hiện.
Dưới đây là 7 bước “đảo ngược” lớp học truyền thống FLYER gợi ý tới quý thầy cô:
6.1. Bước 1: Quyết định công nghệ sẽ ứng dụng
- Dùng công nghệ thấp (tự quay video giảng bài, chụp ảnh giáo án) hay công nghệ cao (video dạng animation, phim ảnh, slides,…)?
- Những thiết bị cần sử dụng? (Laptop, điện thoại thông minh, tripod,…?)
- Nền tảng sẽ đăng tải tài liệu? (Thư viện riêng của trường, youtube, mạng xã hội, Google Drive?)
6.2. Bước 2: Quyết định các nội dung sẽ đưa vào tài liệu
- Nội dung là bài giảng thuần túy?
- Có nên chèn âm nhạc/ hình ảnh vào không?
- Sử dụng tình huống thực tế để mở đầu bài giảng được không?
- Có cần chèn thêm “quãng nghỉ” giữa video để học sinh suy nghĩ không?
Lưu ý: Các hình thức nội dung có thể được kết hợp với nhau để tài liệu thêm phần hiệu quả. Tuy nhiên, thầy cô không nên quá “tham” trong việc lựa chọn hình thức nội dung vì điều này dễ gây xao lãng và xa rời mục đích chính.
6.3. Bước 3: Tạo tài liệu
Tài liệu nghiên cứu cần đáp ứng đủ các tiêu chí:
- Cung cấp các khái niệm, ví dụ cơ bản.
- Câu hỏi để học sinh tự nghiên cứu (hoặc để học sinh tự chọn câu hỏi nghiên cứu).
- Ngắn gọn nhưng đủ ý để học sinh không bị quá tải.
Một số lưu ý khi tạo tài liệu thầy cô cần quan tâm:
- Nếu tài liệu ở dạng video, thời lượng là bao nhiêu phút?Nếu dùng powerpoint, số lượng slides là bao nhiêu?
- Cần thêm “cảm xúc” cho bài giảng bằng cách: kể chuyện, liên hệ với những điều học sinh quan tâm (như tình yêu, công nghệ, làm đẹp,…), nói đùa,…
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi nếu được.
- Tận dụng số liệu thống kê, biểu đồ, case study,… để chứng minh cho nội dung lý thuyết.
6.4. Bước 4: Phương thức xác minh học sinh đã nghiên cứu tài liệu
Để biết học sinh đã nghiêm túc nghiên cứu tài liệu hay chưa, thầy cô có thể ứng dụng một số mẹo sau:
- Yêu cầu học sinh trả lời câu đố về nội dung có trong tài liệu.
- Tạo một “dấu hiệu bí mật” trong tài liệu (như hình ảnh, bài hát) và hỏi học sinh về “dấu hiệu” đó khi lên lớp.
- Đề nghị học sinh giảng giải về điểm mà các em cảm thấy ấn tượng trong tài liệu.
Nói cách khác, việc “xác minh” này chính là cụm từ “kiểm tra bài cũ” trong lớp học truyền thống. Mặc dù cùng mang mục đích chính là theo dõi trách nhiệm học tập của học sinh, nhưng việc này có nhiều cách thể hiện khác nhau.
6.5. Bước 5: Quản lý thời gian
Việc soạn tài liệu nghiên cứu để “đảo ngược” lớp học cần thêm một khoảng thời gian bên cạnh việc soạn giáo án. Do đó, thầy cô nên chọn khung thời gian cố định để hoàn thành và đảm bảo tuân thủ kế hoạch.
Ví dụ:
- Hoàn thành tài liệu trong 1 tuần vào ngày Chủ Nhật.
6.6. Bước 6: Lựa chọn các hoạt động trên lớp
Có nhiều hoạt động học đảo ngược quen thuộc và dễ ứng dụng. Chẳng hạn như:
- Nghiên cứu theo nhóm
- Thảo luận
- Tranh luận
- Thuyết trình
- Câu đố và trò chơi
- Chia sẻ ý tưởng theo cặp
- …
Vận dụng hoạt động học đảo ngược trước buổi học trực tuyến:
6.6. Bước 7: Kiên trì và cải thiện
Một ý tưởng mới khi ứng dụng vào thực tế luôn cần có thời gian để điều chỉnh, hoàn thiện. Mỗi tuần, thầy cô nên tổng kết lại ý kiến góp ý từ học sinh cũng như ghi chú điểm tốt/ chưa tốt của tài liệu và cải tiến trong tuần tiếp theo.
7. Công cụ giúp giáo viên tiếng Anh áp dụng lớp học đảo ngược
FLYER SCHOOL là nền tảng luyện thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (Cambridge, TOEFL Primary), hỗ trợ giáo viên tiếng Anh đem đến những giờ học giàu tương tác, hiệu quả cao mà tiết kiệm tối đa chi phí và nguồn lực. Đồng thời, giúp giáo viên tối ưu khâu quản lý học sinh.
9 TÍNH NĂNG NỔI BẬT DÀNH CHO GIÁO VIÊN, TRUNG TÂM ANH NGỮ, TRƯỜNG HỌC:
1. Kho 1700+ đề thi thử, ôn luyện bám sát format đề thi thật -> tiết kiệm 80% chi phí & nguồn lực soạn tài liệu.
2. Hệ thống tự động chấm & chữa bài làm của học sinh -> giảm gánh nặng giảng dạy & tăng tương tác với HS.
3. Hệ thống quản lý chi tiết, dễ dàng theo dõi tiến độ học của từng học sinh, kết quả bài làm, lưu trữ lịch sử học tập, thống kê điểm, đánh giá năng lực,… chỉ với 1 app online.
4. Giao bài tập, kiểm tra trình độ, tạo lớp online chỉ với vài thao tác đơn giản.
5. App ôn luyện tại nhà dành cho HS -> giá trị gia tăng cộng thêm để thu hút tuyển sinh, tăng chất lượng giảng dạy mà không cần tốn chi phí xây dựng app.
6. Tạo các hoạt động học thú vị, giàu tương tác với tính năng Thách đấu, mini game từ vựng, quizzes,…
7. Hỗ trợ số hoá tài liệu giảng dạy riêng theo nhu cầu & tích hợp phòng thi ảo riêng cho trung tâm/ trường học.
8. Chấm điểm Speaking với AI
9. Hỗ trợ cả phiên bản website trên máy tính và app trên điện thoại:
>>> Tìm hiểu thêm về cách ứng dụng Phòng thi ảo vào giảng dạy tiếng Anh Tiểu học tại đây!
8. Các mô hình lớp học đảo ngược
8.1. Lớp học đảo ngược thông thường
Giáo viên đăng các slides nội dung lên nền tảng phù hợp để học sinh xem trước khi đến lớp. Sau đó, giáo viên hỗ trợ học sinh làm bài tập và thảo luận trong giờ học.
8.2. Lớp học đảo ngược theo nhóm
Học sinh được xếp vào các nhóm có số lượng theo quy định để cùng nhau tìm hiểu chủ đề bài học tại nhà. Trên lớp, các nhóm thuyết trình về nội dung đã nghiên cứu và trả lời các câu hỏi được đặt ra.
8.3. Lớp học đảo ngược tranh luận
Học sinh tiếp thu thông tin tại nhà và tham gia một cuộc tranh luận tại lớp để chứng minh cho một nhận định nào đó. Không khí buổi tranh luận diễn ra khá cạnh tranh, học sinh cần sử dụng kỹ năng phản biện, phân tích, đánh giá,… trong suốt quá trình tranh luận.
Ví dụ về một buổi tranh luận trong lớp:
8.4. Lớp học đảo ngược thảo luận
Học sinh tự giác thu thập thông tin trước khi đến lớp thông qua tài liệu và những nguồn khác. Sau đó, học sinh thảo luận sâu hơn về chủ đề đã tìm hiểu trước đó. Quá trình diễn ra cuộc thảo luận thoải mái hơn một cuộc tranh luận thông qua việc bổ sung/ đóng góp ý kiến, nêu lên quan điểm, chia sẻ cảm nhận,…
8.5. Lớp học đảo ngược quy mô nhỏ
Lớp học đảo ngược quy mô nhỏ là sự kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống với giảng dạy đảo ngược. Giáo viên dành thời gian giảng dạy trên lớp (với nội dung được giản lược) trong khi vẫn cung cấp cho học sinh những lợi ích của lớp học đảo ngược. Mô hình này được đánh giá là phù hợp và phổ biến ở Việt Nam.
Ví dụ về lớp học đảo ngược quy mô nhỏ:
8.6. Lớp học đảo ngược “giả”
Học sinh giữ nguyên cách tiếp cận thông tin trực tuyến rồi tham gia vào lớp học thực hành. Tuy nhiên, các em sẽ dùng máy tính của nhà trường.
Phương pháp này có lợi với một số học sinh không có điều kiện sử dụng công nghệ hay Internet. Tuy nhiên, lớp học “giả” này kém linh hoạt bởi học sinh không thể nghiên cứu tài liệu độc lập.
9. Lớp học đảo ngược trên thực tế?
Đến thời điểm hiện tại, phương pháp giảng dạy flipped classroom (lớp học đảo ngược) đã được ứng dụng rộng rãi ở các trường trung học và Đại học trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, nhiều trường trung học và Đại học đã xây dựng kho tài liệu trực tuyến (E-learning). Kênh dạy học trực tuyến của các trường học được Bộ GD-ĐT công nhận là kênh dạy học chính thức, lâu dài.
Thực hành lớp học đảo ngược tại Việt Nam:
Trong phạm vi quốc tế, các trường đại học hàng đầu cũng đã ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược.
Ví dụ:
- Đại học Harvard ứng dụng thành công trong môn Vật Lý.
- Đại học Clemson sử dụng video trong môn Khoa học sức khỏe.
- Khóa học Đọc tiếng Anh đại học: Sinh viên xem cách đọc nguyên âm/ phụ âm thông qua video minh họa. Phương pháp này được triển khai xuyên suốt 16 tuần.
Tham khảo thêm: Adaptive learning (Học tập thích ứng) hỗ trợ thầy cô như thế nào trong việc giảng dạy?
Tổng kết
“Làm mới” một lớp học truyền thống không phải là một quá trình dễ dàng. Mặc dù vậy, những lợi ích có thật mà mô hình flipped classroom (lớp học đảo ngược) mang lại sẽ là động lực để thầy cô tiếp tục cố gắng. Trong kỷ nguyên AI Edtech và hướng tới thời tại công nghệ 5.0 trong tương lai, lớp học đảo ngược hứa hẹn sẽ là phương pháp học tập chủ động được ứng dụng rộng rãi. FLYER chúc quý thầy cô giữ vững tinh thần để góp phần cải tiến nền giáo dục nước nhà.
Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?
FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!
✅ Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…
✅ Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp
✅ Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…
✅ Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)
Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!
Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188
>>> Xem thêm: