Đặc điểm tâm lý trẻ tiểu học và tính chất của các phương pháp học Reading khá đối nghịch nhau. Trong khi trẻ ở lứa tuổi này thích vận động và vui chơi, các phương pháp học Reading như skimming (đọc lướt), scanning (đọc quét),… lại đòi hỏi sự tập trung cao độ và tĩnh lặng từ người học. Vậy, làm sao để dạy Reading cho trẻ thật thú vị mà vẫn đảm bảo hiệu quả? Mời thầy cô tham khảo 13 hoạt động dạy Reading trong bài viết này.
1. 13 hoạt động dạy Reading cho trẻ tiểu học
13 hoạt động dạy Reading sau đây có thể áp dụng cho lớp online và offline, cũng như cả 3 bước giảng dạy: Pre-reading (Trước khi đọc), While-reading (Trong khi đọc) và Post-reading (Sau khi đọc). Ở mỗi hoạt động, FLYER đã gợi ý các bước giảng dạy phù hợp. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu lớp học và khả năng sáng tạo, thầy cô có thể tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt.
1.1. Truy tìm kho báu
Chuẩn bị: “Kho báu” – Những mảnh giấy chứa các câu văn, đoạn văn được cắt từ một câu chuyện tiếng Anh bất kỳ.
Thầy cô | – Giấu “kho báu” xung quanh lớp học. – Hướng dẫn học sinh cách tham gia (có thể cho học sinh xem mẫu “kho báu” để các em tìm dễ hơn). |
Học sinh | – Bắt đầu truy tìm và thu thập “kho báu”. – Sắp xếp các “kho báu” theo trình tự phù hợp để hình thành câu chuyện có ý nghĩa. – Học sinh đưa ra đáp án đúng trong khoảng thời gian ngắn nhất sẽ giành chiến thắng. |
Bước giảng dạy gợi ý: Pre-reading, While-reading hoặc Post-reading.
1.2. Sắp xếp trình tự câu chuyện
Chuẩn bị: Bộ các mảnh giấy bị xáo trộn, trong mỗi mảnh giấy chứa một phần khác nhau của một câu chuyện bằng tiếng Anh. Số lượng bộ tùy thuộc vào số lượng học sinh/ nhóm học sinh tham gia.
Thầy cô | – Phát cho học sinh bộ các mảnh giấy đã chuẩn bị. – Yêu cầu học sinh đọc và sắp xếp các phần theo trình tự phù hợp. |
Học sinh | Đọc và sắp xếp các phần trong một khoảng thời gian nhất định. |
Bước giảng dạy gợi ý: Pre-reading, While-reading hoặc Post-reading.
1.3. Ghép hình – Jigsaw
Chuẩn bị: Các “mảnh ghép” – là các phần trong một câu chuyện bằng tiếng Anh.
Thầy cô | Phát cho mỗi học sinh/ nhóm học sinh một “mảnh ghép” để các em tự đọc. |
Học sinh | – Tự đọc phần của mình, sau đó lần lượt trình bày tóm tắt nội dung cho cả lớp. – Trong lúc một bạn trình bày, những thành viên còn lại lắng nghe và ghi chú các điểm chính. – Sau khi tất cả “mảnh ghép” đã được trình bày, cả lớp cùng nhau tổng hợp, thảo luận và sắp xếp lại chúng theo trình tự phù hợp để tạo thành câu chuyện hoàn chỉnh. |
Bước giảng dạy gợi ý: Pre-reading, While-reading hoặc Post-reading.
1.4. Thẻ dự đoán
Chuẩn bị:
- Một câu chuyện bằng tiếng Anh, trong đó các phần nội dung được chia nhỏ và viết trong những mảnh giấy khác nhau.
- Bộ thẻ dự đoán (có chỗ trống để học sinh ghi dự đoán của mình).
Thầy cô | – Cho học sinh đọc một phần của câu chuyện đã chuẩn bị. – Phát cho các em bộ thẻ dự đoán, yêu cầu các em viết ra những dự đoán về diễn biến tiếp theo của câu chuyện. |
Học sinh | Đọc phần câu chuyện được phát và viết ra các dự đoán theo hướng dẫn của thầy cô. |
Thầy cô | – Sau khi học sinh hoàn thành, thầy cô cung cấp phần truyện còn lại để các em đối chiếu, tìm điểm khác biệt giữa những dự đoán của mình so với đáp án. – Dành lời khen cho các dự đoán sáng tạo của học sinh. – Thực hiện các bước giảng dạy tiếp theo. |
Bước giảng dạy gợi ý: Pre-reading.
1.5. Đóng vai và tái hiện câu chuyện
Chuẩn bị: Một câu chuyện bằng tiếng Anh.
Thầy cô | – Cho học sinh đọc câu chuyện đã chuẩn bị. – Chọn ngẫu nhiên một vài học sinh và phân vai cho các em. – Lưu ý, thầy cô nên phân chia thời gian cho nhiều lượt diễn trong một tiết học, để tất cả học sinh đều được tham gia vào bài học. |
Học sinh | – Đóng vai, tái hiện các hành động và cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, trong khoảng thời gian nhất định. – Các thành viên khác: Quan sát, học hỏi cho lượt diễn của mình và đặt câu hỏi cho các “nhân vật”. |
Bước giảng dạy gợi ý: While-reading hoặc Post-reading.
1.6. Cuộc đối thoại vui nhộn
Chuẩn bị: Một đoạn hội thoại của các nhân vật trong một câu chuyện bằng tiếng Anh.
Thầy cô | – Phân vai cho học sinh, yêu cầu mỗi em nói lời thoại tương ứng với nhân vật của mình. – Ở hoạt động này, học sinh có thể ở yên tại chỗ ngồi của các em, không cần lên trước lớp để diễn. – Tuy nhiên để hoạt động thêm phần thú vị và hiệu quả, thầy cô hãy khuyến khích học sinh kết hợp biểu cảm của nhân vật trong khi nói, thông qua tone giọng, ngôn ngữ cơ thể và sự nhấn nhá phù hợp. |
Học sinh | – Học sinh được phân vai: Nói lời thoại của nhân vật tương ứng. – Các học sinh còn lại: Lắng nghe để nắm nội dung của cuộc hội thoại và trả lời câu hỏi. |
Thầy cô | – Đặt câu hỏi về nội dung đoạn hội thoại. – Cho cả lớp cùng đọc đoạn hội thoại để củng cố nội dung và học từ vựng. |
Bước giảng dạy gợi ý: While-reading hoặc Post-reading.
1.7. Phỏng vấn nhân vật
Chuẩn bị:
- Một câu chuyện bằng tiếng Anh.
- Bộ lá thăm chứa tên của các nhân vật trong câu chuyện.
Thầy cô | – Cho học sinh đọc câu chuyện đã chuẩn bị. – Chọn ngẫu nhiên các học sinh lên bốc thăm. Yêu cầu mỗi em đóng giả nhân vật mà em bốc thăm được. |
Học sinh | – Học sinh đóng giả nhân vật: Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật (tên, tuổi, đặc điểm, tính cách, sở thích,…). – Các thành viên còn lại: Đặt các câu hỏi phỏng vấn để “nhân vật” trả lời. Nội dung câu hỏi cần liên quan đến câu chuyện. |
Bước giảng dạy gợi ý: While-reading hoặc Post-reading.
1.8. Vẽ truyện tranh
Chuẩn bị:
- Một câu chuyện bằng tiếng Anh.
- Giấy in sẵn các khung nhỏ để học sinh vẽ truyện tranh. Số lượng tùy thuộc vào số học sinh/ nhóm học sinh tham gia.
Thầy cô | – Cho học sinh đọc câu chuyện đã chuẩn bị. – Phát cho học sinh giấy in khung truyện tranh đã chuẩn bị, yêu cầu các em tạo một chuỗi tranh minh họa tổng hợp các diễn biến chính của câu chuyện. – Khuyến khích học sinh sáng tạo, vẽ thêm các bong bóng thoại và ghi lại lời thoại của các nhân vật. |
Học sinh | – Vẽ và trình bày truyện tranh của mình trước lớp. – Thuyết trình nhanh về truyện tranh cho lớp (không bắt buộc). – Treo các phần truyện đã vẽ xung quanh lớp học và chấm điểm lẫn nhau. – Tranh của học sinh/ nhóm học sinh nào được chấm số điểm cao nhất, học sinh/ nhóm học sinh đó giành chiến thắng. |
Bước giảng dạy gợi ý: While-reading hoặc Post-reading.
1.9. Sơ đồ câu chuyện
Chuẩn bị: Một câu chuyện bằng tiếng Anh.
Thầy cô | – Cho học sinh đọc câu chuyện đã chuẩn bị. – Yêu cầu các em tạo sơ đồ câu chuyện, bao gồm địa điểm, các sự kiện và nhân vật trong câu chuyện. |
Học sinh | – Đọc câu chuyện và tạo sơ đồ theo hướng dẫn của thầy cô. – Lần lượt trình bày sơ đồ của mình lên trước lớp và thuyết trình thêm nếu có thể. |
Bước giảng dạy gợi ý: While-reading hoặc Post-reading.
1.10. Chiếc túi bí ẩn
Chuẩn bị:
- Một câu chuyện bằng tiếng Anh.
- Một chiếc túi chứa các đồ vật có trong câu chuyện học sinh sắp đọc.
Thầy cô | – Lần lượt gọi ngẫu nhiên từng học sinh lấy một món đồ ra khỏi túi. – Cho học sinh đoán xem món đồ em lấy được liên quan thế nào đến câu chuyện. |
Học sinh | Lấy đồ vật ra khỏi túi và đoán theo yêu cầu của thầy cô. |
Thầy cô | – Cho học sinh đọc câu chuyện hoàn chỉnh. – Yêu cầu các em giải thích lại về các mối liên hệ giữa những đồ vật. – Thực hiện các bước giảng dạy tiếp theo. |
Bước giảng dạy gợi ý: Pre-reading.
1.11. “Tôi là ai?”
Chuẩn bị: Một câu chuyện bằng tiếng Anh.
Thầy cô | – Cho học sinh đọc câu chuyện đã chuẩn bị. – Yêu cầu các em viết mô tả về những nhân vật hoặc món đồ trong câu chuyện, nhưng không nhắc đến đối tượng được mô tả. |
Học sinh | – Viết các mô tả theo yêu cầu của giáo viên. – Trao đổi các đoạn mô tả cho nhau, lần lượt đọc to các mô tả mình nhận được theo sự phân công của thầy cô. – Các thành viên còn lại: Lắng nghe và đoán xem đối tượng nào đang được nhắc đến trong đoạn mô tả. |
Bước giảng dạy gợi ý: While-reading hoặc Post-reading.
1.12. Bức tường câu hỏi
Chuẩn bị:
- Một câu chuyện bằng tiếng Anh.
- Một khoảng tường trống trong lớp, có thể trang trí thêm để khơi gợi hứng thú học tập và trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
Thầy cô | – Cho học sinh đọc câu chuyện đã chuẩn bị. – Yêu cầu học sinh ghi lên “bức tường câu hỏi” các câu hỏi bất kỳ liên quan đến bài đọc, số lượng câu hỏi không giới hạn. – Khuyến khích các em trả lời câu hỏi lẫn nhau, nhằm thúc đẩy các cuộc thảo luận tìm hiểu sâu hơn về bài đọc. |
Học sinh | – Trả lời câu hỏi lẫn nhau. – Học sinh có nhiều câu trả lời đúng nhất trong khoảng thời gian nhất định sẽ giành chiến thắng. |
Bước giảng dạy gợi ý: While-reading hoặc Post-reading.
1.13. Hỏi xoáy đáp xoay
Chuẩn bị: Một câu chuyện bằng tiếng Anh.
Thầy cô | – Chia học sinh thành các nhóm nhỏ. – Yêu cầu các em đọc kỹ câu chuyện và đặt 5-7 câu hỏi liên quan trong ít phút. – Sau đó, thầy cô ngưng cho học sinh đọc truyện. – Yêu cầu học sinh mỗi nhóm lần lượt đọc câu hỏi đã chuẩn bị cho nhóm còn lại trả lời. |
Học sinh | – Nhóm đặt câu hỏi: Thay phiên đọc câu hỏi cho các nhóm còn lại. – Các nhóm trả lời: Nhớ lại nội dung câu chuyện và đưa ra đáp án trong khoảng thời gian nhất định. – Nhóm nào có nhiều câu trả lời chính xác nhất trong khoảng thời gian quy định, nhóm đó giành chiến thắng. |
Bước giảng dạy gợi ý: While-reading.
Xem thêm: Website tổng hợp các ý tưởng hoạt động, tạo trò chơi trực tuyến
2. Tổng kết
Nhóm hoạt động | Hoạt động | Bước giảng dạy gợi ý | Học sinh tham gia theo cá nhân/ nhóm |
---|---|---|---|
Sắp xếp, ghép nối các phần trong bài đọc | Truy tìm kho báu | Pre-reading, While-reading hoặc Post-reading | Cá nhân/ Nhóm |
Sắp xếp trình tự câu chuyện | Pre-reading, While-reading hoặc Post-reading. | Cá nhân/ Nhóm | |
Ghép nối – Jigsaw | Pre-reading, While-reading hoặc Post-reading | Cá nhân/ Nhóm | |
Thẻ dự đoán | Pre-reading | Cá nhân/ Nhóm | |
Đóng vai | Đóng vai và tái hiện câu chuyện | While-reading hoặc Post-reading | Nhóm |
Cuộc đối thoại vui nhộn | While-reading hoặc Post-reading | Cá nhân | |
Phỏng vấn nhân vật | While-reading hoặc Post-reading | Cá nhân/ Nhóm | |
Sáng tạo | Vẽ truyện tranh | While-reading hoặc Post-reading | Cá nhân/ Nhóm |
Sơ đồ câu chuyện | While-reading hoặc Post-reading. | Cá nhân/ Nhóm | |
Khơi dậy tính tò mò ở học sinh | Chiếc túi bí ẩn | Pre-reading | Cá nhân |
“Tôi là ai?” | While-reading hoặc Post-reading. | Cá nhân | |
Hỏi – đáp | Bức tường câu hỏi | While-reading hoặc Post-reading | Cá nhân/ Nhóm |
Hỏi xoáy đáp xoay | While-reading | Nhóm |
Với 13 hoạt động dạy Reading trong bài viết, FLYER mong rằng đây sẽ nguồn tham khảo hữu ích giúp bài giảng của thầy cô thêm thú vị và hiệu quả. Tuy nhiên thầy cô cần lưu ý, đây chỉ là các hoạt động bổ trợ cho mục đích chính – giúp học sinh tích lũy kiến thức và xây dựng kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh. Do đó, bên cạnh những hoạt động này, thầy cô đừng quên chuẩn bị từ vựng, ngữ pháp trọng tâm cũng như các bài tập đọc hiểu thuần để học sinh luyện tập nhé.
Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?
FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!
✅ Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…
✅ Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp
✅ Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…
✅ Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)
Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!
Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188
Xem thêm >>>