Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI? 3 nhóm – 12 kỹ năng mà học sinh cần trang bị để bứt phá ở thời đại này!

“Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI?” là câu hỏi được đông đảo các thầy cô và phụ huynh quan tâm trong thời đại bùng nổ trí tuệ nhân tạo. Nhằm giúp thầy cô và phụ huynh định hướng cho học sinh dễ dàng hơn, dưới đây là bộ 12 kỹ năng quan trọng hàng đầu trong thời đại AI do Partnership for 21st Century Learning – P21 nghiên cứu và công bố.

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết, mời thầy cô và phụ huynh cùng xem qua bảng tóm tắt 3 nhóm – 12 kỹ năng học sinh cần trang bị trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) bên dưới:

Nhóm kỹ năng12 kỹ năng
Nhóm 1. Learning skills (4C)Critical thinking (Tư duy phản biện)
Creative thinking (Tư duy sáng tạo)
Collaboration (Kỹ năng hợp tác)
Communication (Kỹ năng giao tiếp)
Nhóm 2. Literacy Skills (IMT)Information Literacy (Năng lực thông tin)
Media Literacy (Hiểu biết về truyền thông)
Technology Literacy (Kiến thức công nghệ)
Nhóm 3. Life Skills (FLIPS)Flexibility (Tính linh hoạt)
Leadership (Kỹ năng lãnh đạo)
Initiative (Tinh thần tiên phong)
Productivity (Làm việc hiệu quả)
Social Skill (Kỹ năng xã hội)
Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI?
Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI?
Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI?

Bây giờ, hãy cùng FLYER đi vào khám phá chi tiết từng nhóm kỹ năng học sinh cần trau dồi, rèn luyện để có lợi thế cạnh tranh trong thời đại AI này nhé! 

1. Nhóm 1: Learning skills (4C)

Bộ kỹ năng học tập 4C chú trọng nhìn nhận những kỹ năng cốt lõi ở một người mà máy móc khó lòng thay thế được. Nắm vững bộ kỹ năng học tập cho phép người trẻ thích nghi và phát triển trong thời đại AI.

Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI?
Nhóm 1: Learning skills (4C)

1.1. Critical thinking (Tư duy phản biện)

Theo Tổ chức World Vision Việt Nam, tư duy phản biện là quá trình phân tích và đánh giá thông tin đã có theo các cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện cần rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, chi tiết và công tâm.

Tư duy phản biện chính là kỹ năng gốc rễ cho việc học hỏi, ra quyết định và giải quyết vấn đề. Học sinh có khả năng tư duy phản biện sẽ không ngừng học hỏi những điều mới mẻ, luôn tò mò và có ham muốn khám phá kiến thức thông qua việc đặt ra hàng loạt câu hỏi vì sao.

Một số cách giúp rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ:

  • Khuyến khích trẻ phản biện và thuyết phục ba mẹ dựa trên thông tin, sự kiện và lý lẽ cụ thể.
  • Người lớn có thể dạy trẻ cách tự đặt câu hỏi “việc này còn có thể dùng cách nào khác không?”.
  • Cho trẻ vừa học vừa chơi thông qua những trò chơi trí tuệ như lego, vẽ tranh hay đất nặn…
Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI 1
Cách rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ

1.2. Creative thinking (Tư duy sáng tạo)

Tư duy sáng tạo là quá trình vận dụng những kiến thức, kỹ năng của bản thân vào công việc, cuộc sống nhằm giải quyết vấn đề theo cách mới mẻ và hiệu quả. Trong thời đại thay đổi nhanh chóng như hiện nay, việc sáng tạo để thích nghi chính là chìa khóa của sự phát triển. 

Khi có khả năng sáng tạo, học sinh sẽ dám dấn thân và sẵn sàng đối mặt với thử thách. Điều này tồn tại những chướng ngại cản đường nhất định, song qua đó các em sẽ trở nên bản lĩnh và tự tin hơn. Tư duy sáng tạo là tố chất ‘hạt giống’ giúp các em trưởng thành và vươn đến thành công trong công việc, cuộc sống ở tương lai.

Thầy cô và gia đình có thể tạo điều kiện rèn luyện tư duy sáng tạo cho trẻ như:

  • Để con tiếp xúc và tham gia các hoạt động âm nhạc như kể chuyện, hát, nghe nhạc, chơi nhạc cụ, múa, nhảy…
  • Để con học một ngôn ngữ mới tại trung tâm hoặc tại nhà.
  • Cho con tham gia các hoạt động thể thao cùng bạn bè hàng ngày hoặc hàng tuần…
Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI 1
Cách rèn luyện tư duy sáng tạo cho trẻ

Tìm hiểu thêm: 50+ bài hát tiếng Anh cho trẻ hay nhất mà ba mẹ không thể bỏ qua

1.3. Collaboration (Kỹ năng hợp tác)

Kỹ năng hợp tác chính là khả năng hỗ trợ liên cá nhân nhằm thực hiện một công việc hay giải quyết một vấn đề cụ thể. Kỹ năng hợp tác cho phép học sinh hiểu, chấp nhận những ý kiến, quan điểm trái chiều, đáp ứng được những kỳ vọng trong công việc, tạo nên mối quan hệ tích cực giữa các em với các mối quan hệ xung quanh.

Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI?
Kỹ năng hợp tác là gì?

Kỹ năng hợp tác trong những năm trở lại đây đã được các trường học quan tâm và tạo môi trường phát triển cho học sinh hơn rất nhiều. Các môn thể thao đội nhóm như bóng chuyền, bóng đá, các câu lạc bộ tình nguyện là môi trường tốt để học sinh rèn luyện kỹ năng hợp tác.

Trong vòng tròn gia đình, ba mẹ cho phép các con tham gia vào phụ giúp công việc gia đình cũng là cách để con nâng cao kỹ năng hợp tác. Từ đó, các thành viên trong gia đình có thể thấu hiểu, cảm thông, hỗ trợ và yêu thương nhau nhiều hơn.

1.4. Communication (Kỹ năng giao tiếp)

Giao tiếp là hành động trình bày, truyền tải ý tưởng, thông điệp, cảm xúc từ người này đến người khác. Thông qua việc giao tiếp, học sinh được thể hiện quan điểm, chính kiến, góc nhìn của bản thân, đồng thời lắng nghe những đóng góp và khía cạnh tư duy của người đối diện. 

Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI
Định nghĩa của kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp xây nền móng cho nhân cách văn hóa và giá trị của mỗi con người. Vì vậy, việc trẻ em được gia đình, nhà trường hướng dẫn cách giao tiếp, ứng xử từ sớm và thường xuyên là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, ba mẹ cần chủ động nói chuyện với các con nhiều hơn, đồng thời, điều chỉnh hành vi và lời nói của bản thân một cách có văn hóa, bởi trẻ em có khả năng tiếp thu thụ động và tái hiện những gì các em nhìn được và nghe thấy.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp giáo trình giao tiếp tiếng Anh tiểu học cực bổ ích mà thầy cô không thể bỏ qua!

2. Nhóm 2: Literacy Skills (IMT)

Bộ kỹ năng IMT chú trọng nâng cao khả năng nhận thức số, hiểu biết cách thức vận hành của thời đại để thế hệ trẻ sẵn sàng bước vào và làm chủ kỷ nguyên mới.

Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI
Nhóm 2: Literacy Skills (IMT)

2.1. Information Literacy (Năng lực thông tin)

Nội hàm của năng lực thông tin liên quan đến khả năng làm chủ thế giới thông tin của mỗi người học, thông qua 3 khía cạnh: tiếp cận thông tin; tương tác với thông tin; hiểu về các khía cạnh đạo đức, pháp luật trong việc khai thác và sử dụng thông tin.

Năng lực thông tin giúp cho mỗi học sinh có thể tiếp cận và sử dụng thông tin một cách hiệu quả và đúng đắn.

Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI
Tác dụng của năng lực thông tin

Nhà trường và gia đình có thể kết hợp cùng các ban ngành tổ chức các chương trình nâng cao năng lực thông tin cho các em như:

  • Các buổi hướng dẫn tra cứu, lưu trữ và sử dụng thông tin trên môi trường internet.
  • Các hoạt động giới thiệu các kênh hỗ trợ học tập phù hợp với độ tuổi cho các em.

2.2. Media Literacy (Hiểu biết về truyền thông)

Theo National Association for Media Literacy Education, hiểu biết về truyền thông là khả năng truy cập, phân tích, đánh giá, tạo ra thông điệp và sử dụng các loại phương tiện truyền thông.

Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI
Định nghĩa của kỹ năng hiểu biết truyền thông

Mỗi học sinh cần được trang bị kiến thức nhất định liên quan đến kỹ năng này. Thứ nhất là để các em hiểu được tác động của những phương tiện truyền thông lên cuộc sống của chính mình. Thứ hai là để bản thân có khả năng tạo ra, lan truyền những thông điệp một cách hiệu quả, văn minh, hợp pháp và có trách nhiệm.

Để có thể giúp học sinh trau dồi hiểu biết về truyền thông, thầy cô và gia đình có thể cho các em tham gia các buổi tập huấn về ứng xử trên không gian mạng; nên và không nên làm gì trên mạng xã hội; hay giới thiệu các em tiếp cận các kênh phù hợp với lứa tuổi.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra các khuyến nghị cho việc sử dụng phương tiện truyền thông của trẻ em. Đó là:

  • Đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tránh phương tiện dựa trên màn hình trừ khi trò chuyện qua video.
  • Với trẻ từ 18 tháng đến 24 tháng, ba mẹ nên chọn chương trình có chất lượng cao (nội dung phù hợp) và theo dõi con mình.
  • Trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi, giới hạn thời gian trên màn hình đến một giờ mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên, thiết lập các giới hạn nhất quán về thời gian sử dụng phương tiện truyền thông…

2.3. Technology Literacy (Kiến thức về công nghệ)

Sớm trang bị và không ngừng cập nhật những kiến thức về công nghệ cho phép học sinh tham gia vào sự ‘tiến hóa’ chung của nhân loại.

Khi hiểu sự vận hành của công nghệ, các em không còn sợ hãi bị tụt hậu, không cố nhìn vào những thách thức; mà còn tìm thấy cho mình những cơ hội của sự phát triển, thậm chí là điều hướng dòng chảy của công nghệ.

Thầy cô và ba mẹ nên giải thích cho con rằng các thiết bị công nghệ không phải là đồ chơi, do đó hãy sử dụng chúng một cách an toàn và hiệu quả, phục vụ tối đa mục đích học tập.

Người lớn hãy thảo luận với trẻ về lợi ích của công nghệ cũng như những rủi ro. Trẻ càng lớn càng nên được giải thích chi tiết về cách bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư.

Tìm hiểu thêm: Ứng dụng “gamification” vào giảng dạy tiếng Anh trên lớp học cho trẻ em

3. Nhóm 3: Life Skills (FLIPS)

Nhóm kỹ năng sống FLIPS hướng đến phát triển con người một cách toàn diện. Các phẩm chất – kỹ năng này là bệ phóng nâng đỡ giúp thế hệ trẻ dễ dàng hội nhập, phát triển mạnh mẽ và vươn mình trong môi trường quốc tế năng động, chuyên nghiệp.

Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI
Nhóm 3: Life Skills (FLIPS)

3.1. Flexibility (Tính linh hoạt)

Linh hoạt là khả năng ứng biến nhanh chóng và điều chỉnh kịp thời về thể chất cũng như tinh thần để thích nghi hoàn cảnh, đặc biệt trong những tình huống không mong đợi, không lường trước.

Tính linh hoạt thể hiện qua khả năng quan sát, tìm hiểu, khiêm tốn và sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp. Với những khả năng này, học sinh có thể đưa ra được các giải pháp xử lý đúng đắn, kịp thời mà không bị ảnh hưởng quá lớn về mặt tâm lý trong bất kỳ tình huống nào.

Đây là một kỹ năng khó, cần nhiều thời gian để rèn luyện. Trong quá trình trau dồi tính linh hoạt, trẻ rất cần sự quan sát, hỗ trợ định hướng từ phía thầy cô và gia đình.

  • Khuyến khích con quan sát và đặt câu hỏi về thế giới xung quanh.
  • Nói chuyện với các em, chia sẻ những bài học, kinh nghiệm sống theo cách đơn giản, dễ hiểu.
  • Dạy trẻ cách nhận biết các mối nguy hiểm và cách phòng tránh.
  • Hướng dẫn con tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn.
Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI
Cách rèn luyện kỹ năng linh hoạt cho trẻ

3.2. Leadership (Kỹ năng lãnh đạo)

Kỹ năng lãnh đạo là khả năng thiết lập và quản trị mục tiêu, quản lý đội nhóm thông qua kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra.

Kỹ năng lãnh đạo giúp trẻ xây dựng được sự tự tin, mạnh dạn, sẵn sàng dấn thân, học hỏi và chịu trách nhiệm.

Trước khi trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần được hướng dẫn rèn luyện khả năng tự lãnh đạo bản thân thông qua việc xây dựng lối sống kỷ luật và trách nhiệm, đơn giản từ thói quen đúng giờ.

Thầy cô, phụ huynh có thể: 

  • Dạy con cách đặt ra mục tiêu trong học tập và cuộc sống cũng như rèn cho con tính kiên trì, nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
  • Động viên, khích lệ các em xung phong trở thành nhóm trưởng, đội trưởng dẫn dắt đồng đội hoàn thành mục tiêu chung.
  • Hướng dẫn trẻ học cách lắng nghe, nói lên quan điểm của mình.
  • Hướng dẫn trẻ cách gọi tên cảm xúc, giữ thái độ bình tĩnh khi đối mặt với khó khăn.

3.3. Initiative (Tinh thần tiên phong)

Tinh thần tiên phong là tâm thế chủ động, sẵn sàng bắt đầu một cái mới. Khởi sự có thể thành công hoặc thất bại nhưng trên hết, nhờ tinh thần chủ động mà người trẻ học được cách thích ứng linh hoạt với hoàn cảnh.

Học sinh cần có những kỹ năng gì trong thời đại AI
Định nghĩa của tinh thần tiên phong

Một số gợi ý cho gia đình và nhà trường có thể hỗ trợ học sinh rèn luyện tinh thần tiên phong như:

  • Quan tâm, nhắc nhở các em phát huy sự tự giác trong bài tập nhóm, chủ động đóng góp những ý tưởng mới, sáng tạo.
  • Tổ chức các hoạt động, phong trào nghiên cứu, thực hành khoa học với các đề tài vừa sức.

3.4. Productivity (Làm việc hiệu quả)

Làm việc hiệu quả là khả năng hoàn thành nhiệm vụ cụ thể trong thời gian nhất định. Học và ứng dụng được kỹ năng làm việc năng suất sẽ khiến học sinh đạt được thành tích học tập tốt và có nhiều hơn thời gian cho các hoạt động đời sống khác. 

Làm việc năng suất liên quan mật thiết đến quản lý thời gian và quản lý kỳ vọng. Trong những bước đầu hướng dẫn trẻ, thầy cô và phụ huynh không nên tạo áp lực bởi điều này sẽ gây cảm giác khó chịu, chống đối ở trẻ.

Sự xao nhãng ở trẻ khá cao nên người lớn cần nhiều sự kiên nhẫn khi đồng hành cùng bé. Ba mẹ, thầy cô thể bắt đầu từ những việc nhỏ hàng ngày để tạo thành thói quen và nâng dần mức độ phù hợp với sự phát triển của trẻ.

3.5. Social skill (Kỹ năng xã hội)

Kỹ năng xã hội là năng lực tương tác với người khác bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Con người luôn có nhu cầu giao tiếp, trao đổi suy nghĩ, cảm xúc với nhau; nhờ đó mà mối quan hệ, hiểu biết lẫn nhau ngày càng mở rộng và được củng cố. 

Người có kỹ năng xã hội tốt có thể xây dựng và duy trì mạng lưới mối quan hệ chuyên nghiệp, hiệu quả và có thể sẵn lòng hỗ trợ nhau khi cần. Do đó, việc định hướng trẻ kết bạn, chủ động giao tiếp, học hỏi, giúp đỡ người khác là điều vô cùng cần thiết.

Tổng kết

Trên đây là 3 nhóm – 12 kỹ năng học sinh cần trang bị trong thời đại trí tuệ nhân tạo. FLYER hi vọng thầy cô và phụ huynh có thể chọn được những kỹ năng phù hợp để hướng dẫn cho học sinh. Quan trọng nhất là thầy cô và phụ huynh hãy luôn tạo ra một môi trường phát triển lành mạnh cho trẻ, đồng thời kết hợp với các hoạt động ngoại khóa để trẻ có thể thực hành và áp dụng kiến thức một cách tự nhiên, hiệu quả.

Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?

Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!

✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,

Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…

✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng

Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!

Tìm hiểu thêm:

    ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM FLYER

    ✅ Trải nghiệm miễn phí ôn luyện phòng thi ảo chuẩn quốc tế
    ✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyên...
    ✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Thanh Hoa
    Thanh Hoa
    "Do small things with great love"

    Related Posts