Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể học tốt tiếng Anh vì các lý do như: không biết sẽ bắt đầu từ đâu, không xác định được trình độ hiện tại của mình, không thể tự vạch ra lộ trình đúng đắn, không áp dụng phương pháp học tập phù hợp,… Trong bài viết này FLYER sẽ bật mí cho bạn cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu vô cùng đơn giản mà lại siêu tiết kiệm thời gian. Cùng khám phá ngay nhé!
1. Cách luyện kỹ năng nghe cho người mới bắt đầu
Kỹ năng nghe thường quyết định hiệu quả của việc học các kỹ năng còn lại. Thế nhưng, nhiều người mới bắt đầu học tiếng Anh lại thường bỏ qua kỹ năng này. Thấu hiểu được điều đó, FLYER sẽ gợi ý bạn cách luyện kỹ năng nghe theo từng giai đoạn vô cùng dễ áp dụng cho người mới bắt đầu.
1.1. Giai đoạn 1
Khi mới bắt đầu, người học thường gặp khó khăn rất lớn trong việc nghe và hiểu tiếng Anh. Chính vì thế, ở giai đoạn này, bạn đừng vội luyện nghe những đoạn văn dài hay những đoạn hội thoại có độ khó cao. Thay vào đó, hãy tập trung nghe file audio của những mẫu câu cơ bản. Điều này giúp bạn làm quen với cách phát âm và nhịp điệu của người bản xứ. Hãy chú ý cách nhấn nhá, những từ khóa quan trọng trong câu được diễn đạt thế nào, cũng như sự khác biệt khi diễn đạt câu khẳng định và câu phủ định.
1.2. Giai đoạn 2
Trong giai đoạn này, hãy bắt đầu nghe những đoạn văn, đoạn hội thoại ngắn để hiểu thêm về sự kết nối giữa các câu trong tiếng Anh. Ở những bài đầu tiên, có thể bạn sẽ bị ngợp bởi lượng kiến thức tương đối lớn mà bản thân nhận được. Thế nhưng, hãy cứ kiên trì nghe lại nhiều lần cho đến khi nghe được một bài hoàn chỉnh. Khi luyện nghe, hãy lưu ý chọn những bài nghe có câu hỏi trắc nghiệm bên dưới để dễ dàng đánh giá được hiệu quả nghe của bạn.
Bí quyết để tăng sự hứng thú cho buổi học chính là hãy chọn những chủ đề yêu phù hợp với sự quan tâm, yêu thích của bản thân. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng phương pháp nghe chép chính tả để có thể kết hợp cả bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết cùng một lúc. Đây là một trong những phương pháp học tiếng Anh cho người mới bắt đầu vô cùng hiệu quả.
1.3. Giai đoạn 3
Khi chuyển sang giai đoạn 3, kỹ năng nghe của bạn đã ở mức độ trung bình – khá. Lúc này, hãy thử tăng trình listening thông qua việc xem phim. Phương pháp học tập kết hợp giải trí này giúp bạn học được cách diễn đạt tự nhiên cũng như các từ vựng, tiếng lóng mà người bản xứ ưa chuộng để áp dụng vào giao tiếp hàng ngày. Ngoài xem phim, bạn còn có thể áp dụng các phương pháp luyện nghe thụ động khác như nghe nhạc, nghe podcast tiếng Anh để tăng vốn từ vựng và giúp não bộ có thể phản xạ một cách nhanh chóng với tiếng Anh.
2. Cách luyện kỹ năng nói cho người mới bắt đầu
Bất kỳ người học tiếng Anh nào cũng hướng đến mục tiêu cuối cùng là có thể giao tiếp tự nhiên, trôi chảy như người bản xứ. Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng này không phải là điều đơn giản. Chính vì thế, FLYER sẽ bật mí cho bạn cách luyện nói phù hợp với từng trình độ ngay sau đây!
2.1. Giai đoạn 1
Luyện phát âm chính là việc đầu tiên bạn nên làm để giao tiếp tiếng Anh thật chuẩn. Việc học phát âm nên được bắt đầu bằng việc luyện tập các âm trong bảng phiên âm IPA, tiếp đó là các từ vựng đơn lẻ rồi mới đến những câu dài. Ngoài ra, bạn cũng nên học thêm những từ vựng và ngữ pháp cơ bản như: chia thì, hòa hợp chủ ngữ với động từ, câu điều kiện,… trong giai đoạn này.
2.2. Giai đoạn 2
Ở giai đoạn đoạn 2, bạn nên học thêm các nguyên tắc về trọng âm và nối âm để câu nói trở nên tự nhiên hơn. Để rèn luyện 2 yếu tố này, FLYER gợi ý bạn áp dụng phương pháp Shadowing. Cách luyện tập rất đơn giản: bạn chỉ cần chọn một bộ phim, TV Show hay podcast phù hợp với sở thích, sau đó lặp lại những gì mà bản thân nghe được trong các chương trình này. Bạn cũng nên lưu ý cách phát âm, nhấn nhá, ngắt nghỉ mà người nói thể hiện. Hãy luyện tập đến khi có thể nói giống đến 90% những gì nghe được, kỹ năng nói của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, hãy chú trọng học những ngữ pháp nâng cao hơn để có thể nói được những câu dài và nhiều ý hơn.
Xem thêm: Luyện phát âm tiếng Anh qua phim hoạt hình
2.3. Giai đoạn 3
Phản xạ chính là yếu tố bạn nên chú trọng sau khi đã học được cách phát âm cũng như ngữ điệu. Để rèn luyện phản xạ, bạn hãy tập suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Anh thay vì tiếng Việt. Ngoài ra, hãy đăng ký vào các câu lạc bộ, các cộng đồng sinh hoạt liên quan đến tiếng Anh để có cơ hội trao đổi, giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều hơn. Bạn cũng sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên cũng như được hướng dẫn cách sửa lỗi phát âm, nhấn nhá,… khi tham gia sinh hoạt tại các cộng đồng này.
Xem thêm: Top 12 app luyện nói tiếng Anh phổ biến – hiệu quả nhất
3. Cách luyện kỹ năng đọc cho người mới bắt đầu
Nhiều người thường nhầm lẫn kỹ năng đọc chỉ được áp dụng trong phần thi reading của các kỳ thi tiếng Anh. Tuy nhiên, trong cuộc sống, bạn vẫn cần phải tiếp xúc với nhiều loại tài liệu bằng tiếng Anh khác nhau như: tra cứu tài liệu tiếng Anh, đọc sách, báo, tạp chí,… Việc rèn luyện kỹ năng đọc sẽ giúp bạn tiếp thu được những kiến thức vô cùng mới mẻ, bổ ích. Để rèn luyện kỹ năng đọc, bạn cần lưu ý 3 yếu tố:
3.1. Ôn lại ngữ pháp cơ bản
Tương tự như khi học kỹ năng nói, bạn cần phải ôn luyện lại các ngữ pháp cơ bản nếu muốn chinh phục kỹ năng đọc. Hãy bắt đầu với cách chia các thì trong tiếng Anh, tiếp đến là các cấu trúc có độ khó cao hơn như câu so sánh, câu bị động,…
3.2. Luyện đọc mỗi ngày
Luyện đọc mỗi ngày cũng là một trong những cách rèn luyện kỹ năng đọc rất hiệu quả cho người mới bắt đầu. Hãy bắt đầu bằng việc đọc bất cứ những gì bạn yêu thích bằng tiếng Anh như blog, báo, truyện tranh… Điều này sẽ giúp não bộ của bạn tiếp thu được cách diễn đạt đa dạng cũng như vốn từ phong phú từ các dạng tài liệu khác nhau.
3.3. Luyện tập kỹ năng Skimming và Scanning
Nắm bắt các kỹ năng đọc hiểu cơ bản như skimming và scanning cũng là cách để quá trình đọc của bạn trở nên hiệu quả hơn.
- Kỹ năng Skimming: Skimming là kỹ năng đọc lướt toàn bộ văn bản, giúp bạn tăng tiến độ và giảm thiểu được thời gian đọc hiểu. Bạn có thể bắt đầu luyện tập kỹ năng này từ những đoạn văn ngắn, đơn giản, sau đó tăng dần cấp độ lên các đoạn văn dài hơn, có nhiều luận điểm hơn. Sau khi rèn luyện kỹ năng này, bạn sẽ bất ngờ về khả năng nắm ý cũng như tư duy đọc tổng quát của mình.
- Kỹ năng Scanning: Kỹ năng Scanning giúp bạn rà soát nhanh những thông tin cụ thể hoặc tìm thông tin để trả lời một cách nhanh chóng. Kỹ năng Scanning góp phần bổ trợ cho quá trình đọc lướt, giúp việc đọc của bạn trở nên hiệu quả hơn.
4. Cách luyện kỹ năng viết cho người mới bắt đầu
Kỹ năng viết cũng là một trong những kỹ năng quan trọng trong tiếng Anh. Tương tự với các kỹ năng khác, bạn hãy bắt đầu quá trình luyện viết của mình từ việc ôn lại các từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp cơ bản. Tiếp đến, bạn nên luyện viết từng câu đơn đơn giản rồi tăng dần độ khó ở các thể loại như: viết thư, viết blog, viết email,…. Đừng quên thường xuyên đọc sách, báo,… bằng tiếng Anh để làm phong phú cách diễn đạt của bản thân bạn nhé!
5. Từ vựng tiếng Anh cho người mới bắt đầu theo chủ đề
5.1. Từ vựng chủ đề đời sống
Một trong những cách học tiếng Anh nhanh nhất chính là vận dụng kiến thức tiếng Anh đã học vào đời sống hằng ngày. Thay vì suy nghĩ rằng “Mình sẽ đi lau nhà”, hãy chuyển suy nghĩ ấy về tiếng Anh “I’ll clean the house” để hình thành tư duy phản xạ tiếng Anh trong trí não của mình. Ngoài cụm từ “clean the house” vẫn còn rất nhiều từ vựng liên quan đến chủ đề đời sống mà FLYER muốn gửi đến bạn, cùng khám phá nhé!
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa |
---|---|---|
Clean | /kliːn/ | Lau chùi |
Hug | /hʌɡ/ | Ôm |
Drink | /drɪŋk/ | Uống |
Eat | /iːt/ | Ăn |
Dust | /dʌst/ | Quét bụi |
Shake hand | Bắt tay | |
Make the bed | Dọn dẹp giường | |
Put on makeup | Trang điểm | |
Shave | /ʃeɪv/ | Cạo râu |
Sleep | /sliːp/ | Ngủ |
5.2. Từ vựng chủ đề công sở
Công sở là một trong những môi trường sử dụng tiếng Anh với tần suất cao. FLYER xin gửi đến bạn các từ vựng tiếng Anh chủ đề công sở được sử dụng phổ biến sau đây:
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa |
---|---|---|
Full-time | /ˌfʊl ˈtaɪm/ | Làm toàn thời gian |
Part-time | /ˌpɑːtˈtaɪm/ | Làm bán thời gian |
Permanent | /ˈpɜː.mə.nənt/ | Làm dài hạn |
Temporary | /ˈtem.pər.ər.i/ | Làm tạm thời |
Internship | /ˈɪn.tɜːn.ʃɪp/ | Thực tập |
Recruitment | /rɪˈkruːt.mənt/ | Sự tuyển dụng |
Candidate | /ˈkæn.dɪ.dət/ | Ứng viên |
Interview | /ˈɪn.tə.vjuː/ | Phỏng vấn |
Promotion | /prəˈməʊ.ʃən/ | Thăng chức |
Salary | /ˈsæl.ər.i/ | Lương |
Perk | /pɜːk/ | Thù lao thêm |
Working hours | /ˈwɜː.kɪŋ aʊəz/ | Giờ làm việc |
Sick leave | /ˈsɪk ˌliːv/ | Nghỉ ốm |
Resign | /rɪˈzaɪn/ | Từ chức |
Director | /daɪˈrek.tər/ | Giám đốc |
Team leader | /tiːm ˈliː.dər/ | Trưởng nhóm |
Secretary | /ˈsek.rə.tər.i/ | Thư ký |
Officer (staff) | /ˈɒf.ɪ.sər/ | Cán bộ, viên chức |
Labour | /ˈleɪ.bər/ | Người lao động |
Expert | /ˈek.spɜːt/ | Chuyên gia |
Collaborator | /kəˈlæb.ə.reɪ.tər/ | Cộng tác viên |
Trainee | /ˌtreɪˈniː/ | Thực tập sinh |
Apprentice | /əˈpren.tɪs/ | Người học việc |
Employee | /ɪmˈplɔɪ.iː/ | Người làm công, nhân viên |
5.3. Từ vựng chủ đề du lịch
Chẳng ai có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của những chuyến đi đến những vùng đất mới. Thế nhưng bạn đã biết những từ vựng được sử dụng phổ biến khi đi du lịch chưa? Nếu chưa thì hãy cùng FLYER tìm câu trả lời ngay nhé!
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa |
---|---|---|
Tourism | /ˈtʊə.rɪ.zəm/ | Ngành du lịch |
Tourist | /ˈtʊə.rɪst/ | Khách du lịch |
Tour guide | /tʊər ɡaɪd/ | Hướng dẫn viên du lịch |
International tourism | /ˌɪn.təˈnæʃ.ən.əl ˈtʊə.rɪ.zəm/ | Du lịch quốc tế |
Domestic Travel | /dəˈmes.tɪk ˈtræv.əl/ | Du lịch trong nước |
Peak season | /piːk ˈsiː.zən/ | Mùa cao điểm |
Low season | /ləʊ ˈsiː.zən/ | Mùa vắng khách |
Account payable | /əˈkaʊnt peɪ/ | Tiền phải trả |
Airline schedule | /ˈeə.laɪn ˈʃedʒ.uːl/ | Lịch bay |
Availability | /əˌveɪ.ləˈbɪl.ə.ti/ | Còn hàng/còn trống |
Check time | /tʃek taɪm/ | Thời gian vào cửa |
Check in | /tʃek ɪn/ | Thủ tục vào cửa |
Deposit | /dɪˈpɒz.ɪt/ | Đặt cọc |
Destination | /ˌdes.tɪˈneɪ.ʃən/ | Điểm đến |
Passport | /ˈpɑːs.pɔːt/ | Hộ chiếu |
Visa | /ˈviː.zə/ | Thị thực |
Transfer | /trænsˈfɜːr/ | Đưa đón |
Guide book | /ɡaɪd bʊk/ | Sách hướng dẫn |
Timetable | /ˈtaɪmˌteɪ.bəl/ | Lịch trình |
Ticket | /ˈtɪk.ɪt/ | Vé |
Booking file | /ˈbʊk.ɪŋ faɪl/ | Thông tin đặt chỗ |
Excursion | /ɪkˈskɜː.ʃən/ | Chuyến tham quan |
Voyage | /ˈvɔɪ.ɪdʒ/ | Chuyến du lịch xa |
Journey | /ˈdʒɜː.ni/ | Hành trình |
Safari | /səˈfɑː.ri/ | Thám hiểm thiên nhiên |
Sightseeing | /ˈsaɪtˌsiː.ɪŋ/ | Cuộc tham quan |
Transit | /ˈtræn.zɪt/ | Quá cảnh |
5.4. Từ vựng chủ đề học tập
Học tập, học đường là một chủ đề vô cùng gần gũi và quen thuộc đối với bất kỳ ai. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách gọi tên các môn học cũng như các loại trường học trong tiếng Anh. Nếu bạn cũng gặp vấn đề như trên thì đừng bỏ qua bảng sau đây nhé!
Từ vựng | Phiên âm | Dịch nghĩa |
---|---|---|
Public school | /ˌpʌb.lɪk ˈskuːl/ | Trường công lập |
Private school | /ˌpraɪ.vət ˈskuːl/ | Trường tư nhân |
Elementary school | /el.ɪˈmen.tər.i ˌskuːl/ | Trường tiểu học |
High school | /ˈhaɪ ˌskuːl/ | Trường trung học phổ thông |
University | /ˌjuː.nɪˈvɜː.sə.ti/ | Trường đại học |
Undergraduates | /ˌʌn.dəˈɡrædʒ.u.ət/ | Sinh viên |
Graduate | /ˈɡrædʒ.u.ət/ | Cử nhân |
Graduation ceremony | /ˌɡrædʒ.uˈeɪ.ʃən ˈser.ɪ.mə.ni/ | Lễ tốt nghiệp |
Degree | /dɪˈɡriː/ | Văn bằng |
Certificate | /səˈtɪf.ɪ.kət/ | Chứng chỉ |
Drop out | /drɒp aʊt/ | Bỏ học |
Môn học ở cấp Trung học phổ thông | ||
Art | /ɑːt/ | Môn mỹ thuật |
Literature | /ˈlɪt.rə.tʃər/ | Môn ngữ văn |
Biology | /baɪˈɒl.ə.dʒi/ | Môn sinh học |
Physics | /ˈfɪz.ɪks/ | Môn vật lý |
Maths | /mæθs/ | Môn toán |
History | /ˈhɪs.tər.i/ | Môn sử |
Chemistry | /ˈkem.ɪ.stri/ | Môn hóa học |
Geography | /dʒiˈɒɡ.rə.fi/ | Môn địa lý |
Ngành học cấp Đại học | ||
Law | /lɔː/ | Luật học |
Economics | /ˌiː.kəˈnɒm.ɪks/ | Kinh tế học |
Politics | /ˈpɒl.ə.tɪks/ | Chính trị học |
Sociology | /ˌsəʊ.siˈɒl.ə.dʒi/ | Xã hội học |
Architecture | /ˈɑː.kɪ.tek.tʃər/ | Kiến trúc |
Philosophy | /fɪˈlɒs.ə.fi/ | Triết học |
Media | /ˈmiː.di.ə/ | Truyền thông |
Psychology | /saɪˈkɒl.ə.dʒi/ | Tâm lý học |
Technology | /tekˈnɒl.ə.dʒi/ | Công nghệ |
6. Một số bí quyết học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Trong giai đoạn đầu, nhiều người học tiếng Anh sẽ rất dễ cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Điều này xuất phát từ nhiều lý do khách quan và chủ quan như không có thời gian học, không tiếp thu được kiến thức, không có phương pháp học đúng đắn,… Hiểu được điều đó, trong phần này FLYER sẽ bật mí 3 bí quyết giúp bạn luôn giữ được lửa trong quá trình học tiếng Anh. Cùng tham khảo ngay nhé!
6.1. Xác định mục tiêu
Trước khi bắt tay vào học, bạn cần phải xác định thật kỹ mục tiêu học tiếng Anh của bản thân. Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn biết được bản thân cần làm gì và đi đúng hướng hơn. Ngoài ra, mục tiêu cũng sẽ là yếu tố thôi thúc bạn, giúp bạn không cảm thấy nản chí hay muốn từ bỏ trong quá trình học.
Sau khi xác định được mục tiêu lớn, bạn nên lập ra kế hoạch tiến đến mục tiêu ấy bằng cách liệt kê các mục tiêu ngắn hạn, có thể hoàn thành trong thời gian ngắn (1 tuần, 1 tháng,…). Ví dụ, mục tiêu học tiếng Anh của bạn là để giao tiếp với người nước ngoài, bạn có thể dành 1 tháng đầu tiên cho việc luyện phát âm, tháng tiếp theo bạn có thể dành cho việc luyện các mẫu câu cơ bản,… Phương pháp này sẽ giúp bạn có một kế hoạch học tiếng Anh đúng đắn, chi tiết, hiệu quả.
6.2. Chọn đúng phương pháp
Nếu sự cố gắng của bản thân quyết định 50% kết quả học tiếng Anh thì phương pháp học tập chính là yếu tố quyết định 50% còn lại. Tùy vào cấu trúc não bộ mà mỗi người sẽ có xu hướng tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức khác nhau. Chính vì thế, bạn không nên áp dụng một cách máy móc phương pháp học tập của người khác mà hãy dành thời gian xác định phương pháp học tập phù hợp của bản thân bằng cách tự đặt các câu hỏi như:
- Bạn thích học lý thuyết hay thực hành hơn?
- Bạn thích học thông qua cách viết truyền thống hay qua các yếu tố trực quan như hình ảnh, bản biểu,…?
- Bạn thích học theo nhóm hay học cá nhân?
Sau khi trả lời những câu hỏi trên, FLYER tin rằng bạn cũng sẽ phần nào định hình được phương pháp học tập cho bản thân. Ví dụ, nếu là một người yêu thích hình ảnh trực quan, sinh động, bạn không nên ép buộc bản thân phải học bằng sách truyền thống. Thay vào đó, bạn có thể học tập thông qua các nguồn tài liệu có chứa hình ảnh sinh động như phim ảnh, truyện tranh,…
6.3. Học tiếng Anh mỗi ngày
Kiên trì dành ít nhất một tiếng mỗi ngày để học tiếng Anh chính là cách nhanh nhất để bạn đạt được mục tiêu của mình. Điều này giúp bạn không bị quên kiến thức, đồng thời, bạn còn có thể cảm nhận được sự tiến bộ của bản thân qua mỗi ngày.
Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với việc ngồi vào bàn và học lý thuyết, bạn có thể áp dụng các phương pháp khác như nghe podcast, xem phim tiếng Anh để luyện kỹ năng nghe, viết nhật ký bằng tiếng Anh để trau dồi kỹ năng viết,… Giữ cho bản thân luôn tiếp xúc với tiếng Anh thông qua các hoạt động hằng ngày cũng là một cách học tiếng Anh hiệu quả.
7. Bài tập tiếng Anh cho người mới bắt đầu
8. Tổng kết
Vừa rồi FLYER đã giới thiệu đến bạn cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu cực kỳ chi tiết ở cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Mong rằng bài viết này có thể góp phần giúp bạn khám phá ra được phương pháp cũng như lộ trình học tiếng Anh phù hợp với bản thân. Đừng quên ôn luyện ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để ngày càng tiến bộ bạn nhé!
Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?
Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!
✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,
✅ Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…
✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking
✅ Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng
Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!
>>>Xem thêm