Kỷ nguyên AI Edtech: Công nghệ trí tuệ nhân tạo đang thay đổi nền giáo dục Việt Nam như thế nào?

Trong thời đại công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi nhiều lĩnh vực, giáo dục không phải là ngoại lệ. Sự xuất hiện của kỷ nguyên AI Edtech đã mở ra một cuộc cách mạng mới cho cách thức tiếp cận kiến thức của cả giáo viên và học sinh. Vậy cụ thể, kỷ nguyên AI Edtech đang thay đổi nền giáo dục Việt Nam như thế nào? Hãy cùng FLYER tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Kỷ nguyên AI Edtech là gì?

Kỷ nguyên AI Edtech
Kỷ nguyên AI Edtech là gì?

1.1. AI là gì?

AI, viết tắt của Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo), là một nhánh của khoa học máy tính. AI nghiên cứu về cách giúp máy tính hoạt động giống như con người, tức là có khả năng học hỏi, suy luận, giải quyết vấn đề và tự động thực hiện các tác vụ được yêu cầu.

Các ứng dụng của AI rất đa dạng, từ các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, tài chính, sản xuất đến các ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày như trợ lý ảo, xe tự lái, nhận diện giọng nói,… Do đó, AI được xem là một trong những xu hướng công nghệ quan trọng nhất của thế kỷ 21 và có tiềm năng thay đổi toàn diện các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là giáo dục.

1.2. Edtech là gì?

Edtech là viết tắt của cụm từ “Educational Technology”, có nghĩa là công nghệ giáo dục. Đây là lĩnh vực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để cải thiện chất lượng của quá trình giảng dạy, học tập. 

Các công nghệ Edtech bao gồm phần mềm giáo dục, ứng dụng di động, thiết bị học tập, video học tập và các công nghệ khác. Theo Bà Lê Hoàng Uyên Vy – Giám đốc điều hành của Do Ventures, Edtech gồm 4 mảng chính:

  • Nội dung: Các bài học được ghi sẵn dưới dạng video hoặc ngân hàng đề thi, tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức;
  • Live-class: Cung cấp lớp học trực tuyến với giáo viên, cho phép học sinh có thể học trực tiếp hoặc theo nhóm, thuận tiện cho việc học tập từ xa;
  • OMO: Mô hình kết hợp giữa học trực tuyến và học trực tiếp, giúp học sinh có thể linh hoạt chuyển đổi giữa hai hình thức học tập để đáp ứng nhu cầu của mình;
  • B2B: Cung cấp giải pháp quản lý quy trình cho trường học hoặc tổ chức giáo dục, giúp cho việc quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục trở nên chuyên nghiệp hơn,

Với tiềm năng mà AI mang lại, việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục (Edtech) là một xu hướng tất yếu, mở ra kỷ nguyên AI Edtech. Kỷ nguyên này đang được xem là một trong những xu hướng công nghệ tiên tiến nhất, thúc đẩy sự phát triển của giáo dục thông minh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới cho học sinh và giáo viên.

2. AI và Edtech: Tác động của công nghệ trí tuệ nhân tạo tới giáo dục

Kỷ nguyên AI Edtech
Tác động của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tới giáo dục

2.1. AI tác động đến Edtech như thế nào?

Thực tế đã chứng minh, việc ứng dụng AI vào Edtech mang lại nhiều sự cải tiến tích cực trong việc giảng dạy cho cả giáo viên và học sinh. Một số tác động đáng kể có thể được nhắc đến như:

  • Cá nhân hóa các giải pháp học tập: Đây là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của AI trong giáo dục. Các thuật toán AI có thể phân tích dữ liệu của học sinh, từ đó giúp thầy cô xây dựng giáo án phù hợp với nhu cầu và phong cách học tập riêng của từng em. Cách tiếp cận này có hiệu quả cao trong việc theo dõi hiệu quả của quá trình giảng dạy.
  • Tăng tính tương tác của bài giảng khiến quá trình tiếp thu kiến thức trở nên hấp dẫn và thú vị hơn: Thay vì những buổi học truyền thống nhàm chán, AI sáng tạo các hoạt động tương tác phù hợp với trình độ kỹ năng của học sinh. Ví dụ, hệ thống chatbot được lập trình để trả lời các câu hỏi về nội dung bài giảng, đồng thời đưa ra các câu hỏi giúp học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức mới. Thầy cô có thể sử dụng các ứng dụng hỗ trợ việc giảng dạy và quản lý chất lượng sát sao hơn với từng em.
  • Cải thiện khả năng tiếp cận với Edtech cho học sinh: Bằng cách cung cấp cho học sinh trải nghiệm học tập được cá nhân hóa và đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có quyền truy cập vào các tài nguyên giáo dục chất lượng cao, AI giúp tạo ra một hệ thống giáo dục công bằng hơn. 

Ngoài ra, AI có thể phân tích dữ liệu và đề xuất các hoạt động học tập phù hợp để giúp học sinh phát triển toàn diện không chỉ về kiến thức mà cả các kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, v.v. 

Xem thêm: “Điểm mặt” 10+ Website hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh cực hữu ích dành cho các thầy cô

2.2. Kỷ nguyên AI Edtech tại Việt Nam đang phát triển như thế nào?

Tuy ở giai đoạn đầu nhưng kỷ nguyên AI Edtech tại Việt Nam đang có sự phát triển bùng nổ, với giá trị ước tính lên tới 3 tỷ USD (Innolab.asia, 2022). Theo nghiên cứu của Ken (2019), sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường E-learning Việt Nam nằm top 10 trên thế giới. 

Kỷ nguyên AI Edtech
Thị trường Edtech Việt Nam là miếng bánh béo bở mà nhiều doanh nghiệp đang tranh giành

Nguồn: www.nguyentrihien.com

Năm 2023, thị trường Edtech Việt Nam ghi nhận hơn 300 startups đang chạy đua để ứng dụng AI vào các giải pháp giáo dục, nâng cao trải nghiệm người dùng như Topica, Edupia, Point Avenue, ELSA, Prep,… Sự cạnh tranh gay gắt buộc các công ty phải cải tiến liên tục, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người học. Cùng với sự nhấn mạnh vào giáo dục hiệu quả và độc lập, kỷ nguyên AI Edtech tại Việt Nam nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh.

Dự đoán, kỷ nguyên AI Edtech vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. Cuối năm 2023, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ tăng lên 75% (DataPortal, 2022), giúp các startups AI Edtech tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng hơn. Sự nở rộ của các mô hình đầu tư giáo dục tư thục, trường quốc tế cũng dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, mở ra nhiều cơ hội cho AI Edtech. Đặc biệt, người Việt Nam rất coi trọng giáo dục, sẵn sàng chi tới 40% tổng thu nhập cho việc nâng cao kiến thức.

Tuy nhiên, kỷ nguyên AI Edtech tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức không hề nhỏ. Vì đang ở giai đoạn đầu nên thị trường AI Edtech vẫn còn nhiều lỗ hổng về hành lang pháp lý để quản lý tư liệu số và sở hữu trí tuệ, đồng thời chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực AI Edtech và startups “ăn theo”. Ngoài ra, cách học truyền thống vẫn phổ biến và phù hợp với thói quen học tập của người Việt Nam. 

Dự đoán, thị trường Việt Nam vẫn là mảnh đất “màu mỡ” cho AI Edtech. Để phát triển bền vững, không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ AI Edtech thú vị của các doanh nghiệp mà còn cần có sự thích ứng, sử dụng có chọn lọc và thông minh của các phụ huynh, học sinh vào giáo viên. Lúc đó, AI Edtech mới có thể được khai thác tối đa mọi lợi ích mà nó mang lại.

Xem thêm: Top 8 phần mềm soạn giáo án điện tử nhanh chóng, dễ dàng

3. Giáo viên cần làm gì để sẵn sàng cho Kỷ nguyên AI Edtech?

Kỷ nguyên AI Edtech
Giáo viên cần làm gì để sẵn sàng cho Kỷ nguyên AI Edtech?

3.1. Nắm vững kiến thức về công nghệ trí tuệ nhân tạo

Bằng cách khai thác sức mạnh của AI, thầy cô có thể tạo ra trải nghiệm học tập hấp dẫn và toàn diện cho tất cả học sinh. Tuy nhiên, sự thay đổi và cập nhật liên tục của công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể là thử thách không hề nhỏ.

Khi đó, việc nắm vững kiến thức về AI sẽ giúp thầy cô hiểu được cách mà công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hoạt động và được ứng dụng trong giáo dục. Từ đó, thầy cô có thể áp dụng AI hiệu quả vào trong quá trình giảng dạy và đánh giá năng lực học sinh. 

3.2. Thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với công nghệ mới

Trong thời đại công nghệ số, học sinh thường dễ bị phân tán sự chú ý bởi các thiết bị thông minh tích hợp nhiều tiện ích hấp dẫn thay vì những kiến thức khô khan được trình bày trên bảng đen. Do đó, thầy cô cần lồng ghép các phương pháp giảng dạy cho phép học sinh được tương tác nhiều hơn để gắn bài giảng với những cảm xúc tích cực, dễ nhớ và dễ hiểu. 

Đồng thời, để bài giảng trở nên trực quan, sinh động, thầy cô có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật số, phần mềm học tập, v.v. Đây đều là các công cụ đắc lực giúp tối ưu hóa chất lượng bài giảng và nâng cao sự tập trung của học sinh.

Xem thêm: Gợi ý 10+ trò chơi dạy tiếng Anh giúp khuấy động không khí lớp học tốt nhất

3.3. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc giảng dạy

Kỷ nguyên AI Edtech
Thử nghiệm triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quy trình giảng dạy ở quy mô nhỏ

Thay vì cố gắng triển khai AI trong toàn bộ chương trình giảng dạy, thầy cô nên bắt đầu thử nghiệm với quy mô nhỏ. Điều này cho phép thầy cô tích lũy kinh nghiệm và tinh chỉnh các phương pháp giảng dạy phù hợp với thực tế.

Các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy rất đa dạng. Thầy cô có thể sử dụng chatbot để trả lời câu hỏi của học sinh một cách nhanh chóng, dễ dàng tạo ra các bài kiểm tra tự động để đánh giá kiến thức của học sinh, xây dựng các chương trình học tập cá nhân hóa dựa trên nhu cầu và khả năng của từng học sinh. Không những thế, thầy cô cũng có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy để phân tích, theo dõi và đánh giá tiến trình học tập của từng em.

4. Làm thế nào để tận dụng kỷ nguyên AI Edtech hiệu quả trong giáo dục?

Kỷ nguyên AI Edtech
Cách để tận dụng kỷ nguyên AI Edtech hiệu quả trong giáo dục

4.1. Tìm hiểu nhu cầu và mục tiêu của học sinh

Kỷ nguyên AI Edtech chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của người dùng. Do vậy, trước tiên cần phải tìm hiểu rõ nhu cầu, mục tiêu và phong cách học tập của học sinh. Bằng cách đó, thầy cô có thể lựa chọn các công cụ và ứng dụng AI Edtech phù hợp nhất để cải thiện kết quả học tập của học sinh. Nếu học sinh có nhu cầu về cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, thầy cô có thể sử dụng các ứng dụng học ngôn ngữ để giúp học sinh phát triển toàn diện 4 kỹ năng hoặc kỹ năng cụ thể mà học sinh còn đang yếu.

4.2. Chọn lựa phần mềm và ứng dụng AI Edtech phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm và ứng dụng AI Edtech được phát triển để hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập như FLYER, Duolingo, ELSA Speak, Grammarly hay Coursera, v.v. AI được tích hợp vào mỗi ứng dụng nhằm mục đích khác nhau, đáp ứng nhu cầu, đặc điểm của người dùng.

Do đó, bên cạnh tìm hiểu nhu cầu và mục tiêu của học sinh, thầy cô cần phải tìm hiểu và đánh giá các sản phẩm AI Edtech trên thị trường để chọn lựa phần mềm và ứng dụng có tính năng phù hợp, từ đó, khai thác thông minh những lợi ích mà kỷ nguyên AI Edtech mang lại trong giáo dục.

Xem thêm: Đâu là phần mềm học tiếng Anh trực tuyến cho học sinh tiểu học TỐT NHẤT hiện nay?

4.3. Đào tạo và hỗ trợ giáo viên, học sinh sử dụng AI Edtech

Để sử dụng hiệu quả các công cụ AI Edtech, thầy cô và học sinh cần được đào tạo và hỗ trợ để sử dụng công nghệ đúng cách, bao gồm cách sử dụng các công cụ AI, các chiến lược giảng dạy –  học tập cũng như cách tối ưu hóa kết quả học tập.

Thầy cô cần được đào tạo về cách sử dụng AI Edtech để nâng cao chất lượng của quá trình giảng dạy, quản lý lớp học, xây dựng chương trình học tập nhanh chóng và theo dõi tiến trình của học sinh. Trong khi đó, các em có thể cải thiện kỹ năng tự học của mình khi hiểu và nắm chắc cách sử dụng AI Edtech phục vụ cho việc học.

4.4. Theo dõi và đánh giá kết quả 

Để đảm bảo rằng các công cụ AI Edtech đang được sử dụng hiệu quả, thầy cô cần phải thường xuyên theo dõi và đánh giá kết quả học tập của học sinh để kịp thời điều chỉnh và cải tiến phương pháp giảng dạy. Đồng thời, việc theo dõi sát sao cũng giúp thầy cô đánh giá được sự tiến bộ của các em trong quá trình học tập. 

5. Tổng kết

Nhìn chung, kỷ nguyên AI Edtech tại Việt Nam đang nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các phụ huynh, học sinh và giáo viên. Tuy phải đối mặt với một số thách thức nhưng AI Edtech vẫn đang phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng đến nền giáo dục Việt Nam theo chiều hướng tích cực. Bằng cách tận dụng AI Edtech, thầy cô sẽ có thể cải thiện chất lượng giáo dục, tăng cường hiệu quả học tập và cải thiện trải nghiệm học tập của học sinh một cách rõ rệt. 

Xem thêm:

Thanh Hoa
Thanh Hoa
"Do small things with great love"

Related Posts

Comments