Trong tiếng Anh hay tiếng Việt, ta đều cần dùng những từ nối để diễn đạt trôi chảy hơn, liên kết ý trước với ý sau. Nhờ đó, người nghe, người đọc có thể dễ hình dung hơn về nội dung mà ta truyền đạt hay sự logic giữa chúng. Những từ có tác dụng như vậy trong tiếng Anh thường được gọi là liên từ. Bài viết dưới đây của FLYER sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về liên từ trong tiếng Anh, đặc biệt là những liên từ phổ biến nhé!
1. Khái niệm về liên từ tiếng Anh
Liên từ trong tiếng Anh, hay còn gọi là “Conjunction words”, là từ vựng được sử dụng để liên kết 2 từ, cụm từ hoặc mệnh đề lại với nhau.
Ví dụ: and, but, so, therefore, yet, or,…
2. Phân loại liên từ trong tiếng Anh
2.1. Theo cấu tạo của liên từ
Dựa theo cấu tạo của liên từ ta có 3 loại liên từ sau:
- Từ đơn:
Ví dụ: and, but, because, although
- Từ ghép (thường kết thúc bằng “as” hoặc “that”):
Ví dụ: as long as, in order that, provided that,…
- Liên từ đi cùng với trạng từ hoặc tính từ: ví dụ: so…that
2.2. Theo chức năng của liên từ trong câu
Theo chức năng thì liên từ được chia thành 3 loại:
- Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)
- Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)
- Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)
2.2.1. Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)
Liên từ kết hợp được sử dụng để kết nối hai (hoặc nhiều hơn) đơn vị từ tương đương nhau (VD: kết nối 2 từ vựng, 2 cụm từ hoặc 2 mệnh đề trong câu).
Ví dụ:
- I like playing tennis and watching movies.
Tôi thích chơi tennis và xem phim.
- There weren’t many fresh apples so I came home with nothing.
Không có nhiều táo tươi ngon nên tôi về nhà mà không mua được gì.
* Mẹo giúp nhớ các liên từ kết hợp: Chúng ta sẽ nhớ những chữ cái đầu tiên của liên từ và liên kết chúng lại thành từ: F A N B O Y S:
FANBOYS (F – for, A – and, N – nor, B – but, O – or, Y – yet, S – so)
* Bảng sau sẽ diễn giải rõ hơn về các liên từ kết hợp kèm ví dụ:
Liên từ kết hợp | Cách sử dụng | Ví dụ |
---|---|---|
For (vì) | Giải thích lý do hoặc mục đích (dùng giống because) + Lưu ý: Khi đóng vai trò là một liên từ trong câu, for chỉ đứng ở giữa câu, sau for phải sử dụng một mệnh đề và trước for phải có dấu phẩy (,) | I go to school on foot everyday, for I want to keep fit. Tôi đi bộ đến trường mỗi ngày, vì tôi muốn giữ dáng |
And (và) | Thêm / bổ sung một thứ vào một thứ khác | My mother went shopping and hanged out with her friends yesterday. Hôm qua mẹ tôi đi mua sắm và đi chơi với những người bạn của bà ấy. |
Nor (đều không) | Dùng để bổ sung một ý phủ định vào ý phủ định đã được nêu trước đó. | I don’t like watching news nor reading newspaper. I’m just keen on talking to my friends. Tôi không thích xem tin tức và đọc báo. Tôi chỉ yêu thích nói chuyện với bạn của tôi. |
But (nhưng) | Dùng để diễn tả sự đối lập, ngược nghĩa | This house is small but warm. Ngôi nhà này nhỏ nhưng ấm áp. |
Or (hoặc) | Dùng để trình bày thêm một lựa chọn khác. | You can play soccer or tennis here. Bạn có thể chơi bóng đá hoặc quần vợt ở đây. |
Yet (nhưng) | Dùng để giới thiệu một ý ngược lại so với ý trước đó (tương tự but) | I and Tam are classmates, yet I haven’t ever talked to him. Tôi và Tâm là bạn cùng lớp nhưng tôi chưa từng nói chuyện với anh ấy. |
So (vì thế) | Dùng để nói về một kết quả hoặc một ảnh hưởng của hành động/sự việc được nhắc đến trước đó. | She isn’t at home now, so I will wait for her. Cô ấy chưa về nhà nên tôi sẽ đợi cô ấy. |
2.2.2. Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)
Liên từ tương quan là liên từ được sử dụng để kết nối 2 đơn vị từ với nhau; đặc biệt hai đơn vị từ đó luôn đi thành cặp không thể tách rời.
Ví dụ:
- She’s not only beautiful but also smart.
Cô ấy không chỉ xinh đẹp có mà còn thông minh nữa.
Liên từ tương quan | Cách sử dụng | Ví dụ |
---|---|---|
Either…or… (hoặc là…hoặc là…) | Dùng để diễn tả sự lựa chọn: hoặc là cái này, hoặc là cái kia. | I have to choose either going home or staying here. Tôi phải lựa chọn hoặc là về nhà hoặc là ở đây. |
Neither…nor… (không…và không…) | Dùng để diễn tả phủ định kép: không cái này cũng không cái kia. | I want neither the pizza nor the sandwich. I’ll just need some biscuits. Tôi không muốn cả pizza lẫn bánh sandwich.Tôi chỉ cần một ít bánh quy. |
Both….and… (cả…và…) | Dùng để diễn tả lựa chọn kép: cả cái này lẫn cả cái kia. | I want both the milk and the bread. I’m very hungry now. Tôi muốn cả sữa và bánh mì. Bây giờ tôi đang rất đói. |
Not only…but also…(không những ….mà cả…) | Dùng để diễn tả lựa chọn kép: không những cái này mà cả cái kia | I have to study English not only on Saturday but also on Sunday. Tôi phải học tiếng Anh không những thứ Bảy mà cả Chủ Nhật. |
Whether…or… (cái …hay cái…) | Dùng để diễn tả nghi vấn giữa 2 đối tượng: liệu cái này hay cái kia. | I didn’t know whether she came home or went shopping. Tôi không biết liệu cô ấy về nhà hay đi mua sắm. |
As…as… (…như…) | Dùng để so sánh ngang bằng: bằng, như | She isn’t as weight as her younger sister. Cô ấy không nặng như em gái của cô ấy. |
Such…that… So…that… (quá…đến nỗi mà…) | Dùng để diễn tả quan hệ nhân – quả: quá đến nỗi mà +) Such + N + that +) So + Adj + that | – The boy has such a good voice that he can easily capture everyone’s attention. Cậu bé có một giọng nói hay đến mức mà cậu ấy có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người. – The weather was so cold that noone could swim in the pool. Thời tiết lạnh đến nỗi mà không ai có thể bơi trong hồ. |
Scarcely…when No sooner…than (ngay khi…thì…) | Dùng để diễn tả quan hệ thời gian: ngay khi | I had scarcely walked in the door when my phone rang and I had to do my work. Tôi vừa bước vào cửa thì máy điện thoại tôi reo và tôi phải làm nốt việc của mình. |
Rather…than (thà…hơn là…) | Dùng để diễn tả lựa chọn: hơn là, thay vì | She’d rather going outside than staying at home. Cô ấy thích ra ngoài hơn là ở trong nhà. |
2.2.3. Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)
Liên từ phụ thuộc được sử dụng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, có vai trò gắn kết mệnh đề này và mệnh đề chính trong câu. Mệnh đề phụ thuộc có thể đứng trước hoặc đứng sau mệnh đề chính nhưng mệnh đề phụ thuộc phải luôn được bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc.
Ví dụ:
- Although she’d got a broken leg, she still passed the exam.
Mặc dù cô ấy bị gãy chân, nhưng cô ấy vẫn vượt qua kỳ thi.
-> Ở đây, “She’d got a broken leg” là mệnh đề phụ thuộc, được gắn kết với mệnh đề chính là “She still passed the exam” thông qua liên từ phụ thuộc although.
Liên từ phụ thuộc | Cách sử dụng | Ví dụ |
---|---|---|
After / Before (sau / trước khi) | Dùng để diễn tả thời gian, một việc xảy ra sau/ trước một việc khác | He went home immediately after he finished his work. Anh ấy về nhà ngay sau khi hoàn thành công việc của mình. |
Although/ Though/ Even though (Mặc dù…nhưng…) | – Dùng để biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic – Dùng với mệnh đề | Although the weather was hot, they walked along the streets. Mặc dù trời nóng nhưng họ vẫn đi bộ dọc những con phố. |
In spite of/ Despite + phrase (Mặc dù…nhưng…) Despite/ In spite of the fact that + clause (Mặc dù sự thật là…nhưng…) | – Dùng để biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic – Despite/ In spite of dùng với cụm danh từ/ danh từ | Despite the hot weather/ In spite of the fact that the weather was hot, they walked along the streets. Mặc dù trời nóng nhưng họ vẫn đi bộ dọc những con phố. |
As (Khi/ Vì) | Dùng để diễn tả hai hành động cùng xảy ra (khi) hoặc diễn tả nguyên nhân (bởi vì) | As this is the first time I come here, please show me the way. Vì đây là lần đầu tiên tôi ở đây, làm ơn hãy chỉ đường cho tôi. |
As long as (chừng nào mà, miễn là) | Dùng để diễn tả điều kiện | I don’t care who you are, where you’re from, don’t care what you did as long as you love me. Tôi không quan tâm bạn là ai, bạn đến từ đâu, không quan tâm bạn đã làm gì miễn là bạn yêu tôi |
As soon as (ngay khi mà) | Dùng để diễn tả quan hệ thời gian | As soon as the father arrived, they started their dinner. Ngay khi ông bố về đến, họ bắt đầu ăn tối. |
Because/ since + clause (bởi vì) | – Dùng để diễn tả nguyên nhân, lý do – Sau liên từ này là mệnh đề | I didn’t go to school today because it rained so heavily. Hôm nay tôi không đi học bởi vì trời mưa rất nhiều. |
Because of/ due to + phrase (bởi vì) | – Dùng để diễn tả nguyên nhân, lý do – Sau liên từ này là danh từ hoặc cụm danh từ | I didn’t go to school today because of flu. Hôm nay tôi không đi học vì tôi bị cảm. |
Even if (kể cả khi) | Dùng để diễn tả điều kiện giả định mạnh | Even if the electricity goes out, I’ll continue my work. Ngay cả khi mất điện, tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình. |
If/ Unless (nếu / nếu không.., thì…) | Dùng để diễn tả điều kiện | You cannot catch up with our lesson unless you do your homework now. Nếu bạn không làm bài tập về nhà ngay giờ, bạn sẽ không thể theo kịp bài học của chúng ta. |
Once (một khi) | Dùng để diễn tả ràng buộc về thời gian | Once you’ve tried it, you cannot remove it. Một khi bạn đã thử nó, bạn không thể bỏ nó được. |
Now that (vì giờ đây) | Dùng để diễn tả quan hệ nhân quả theo thời gian | Now that I’ve found my cat, I won’t let her go. Vì bây giờ tôi đã tìm thấy con mèo của tôi, tôi sẽ không để nó đi nữa. |
So that/ In order that (để) | Dùng để diễn tả mục đích | We left early so that we would caught the bus. Chúng tôi ra sớm để đón xe buýt. |
Until (cho đến khi) | Dùng để diễn tả quan hệ thời gian, thường dùng với câu phủ định | He hasn’t come home until now. Anh ấy vẫn chưa về nhà cho đến bây giờ . |
When (khi) | Dùng để diễn tả quan hệ thời gian | When she cries, I don’t know what to do. Khi cô ấy khóc, tôi không biết làm gì. |
While (trong khi / nhưng) | Dùng để diễn tả quan hệ thời gian hoặc sự ngược nghĩa giữa 2 mệnh đề (= whereas) | I was washing the dishes while my sister was washing the windows. Tôi đang rửa chén đĩa trong khi chị tôi đang lau dọn cửa sổ. |
In case/ In the event that(trong trường hợp, phòng khi) | Dùng để diễn tả giả định về một hành động có thể xảy ra trong tương lai | In case it rains, please carry your umbrella with you. Trong trường hợp trời mưa, làm ơn mang theo ô với bạn nhé. |
2.3. Theo mục đích diễn tả của liên từ
2.3.1. Liên từ diễn tả thời gian
Gồm một số liên từ phổ biến sau:
- While:
Ví dụ:
She was eating breakfast while her husband was preparing for the party.
Cô ấy đang ăn khi chồng cô ấy chuẩn bị cho bữa tiệc.
- When:
Ví dụ:
When you develop these products, it is important to conduct a market research.
Khi bạn phát triển những sản phẩm này thì quan trọng là phải nghiên cứu thị trường
- Since:
Ví dụ:
He has worked for this company since he was 25.
Anh ấy đã làm việc ở công ty này kể từ khi anh ấy 25 tuổi.
- Before:
Ví dụ:
Before you leave the house, remember to lock the door.
Trước khi bạn rời khỏi nhà, nhớ phải khóa cửa nhé.
- After:
Ví dụ:
After he opened the door, he got a surprise from his family.
Sau khi anh ấy mở cửa, anh ấy có một bất ngờ từ gia đình của anh ấy.
- As soon as:
Ví dụ:
As soon as I come home, please let her know.
Ngay khi tôi đến nhà, làm ơn hãy cho cô ấy biết.
2.3.2. Liên từ diễn tả lý do
Một số liên từ diễn tả lý do đó là: because, since, as (Ví dụ đã nêu ở trên)
2.3.3. Liên từ diễn tả điều kiện:
Các liên từ thường dùng trong tiếng Anh
- If/once:
Ví dụ:
If you want to see him, call me any time
Nếu bạn muốn gặp anh ấy, hãy gọi cho tôi bất cứ khi nào.
- Unless:
Ví dụ:
Unless Tom appears, I will say goodbye to everyone.
Trừ phi anh ấy xuất hiện, còn không tôi sẽ tạm biệt mọi người.
- As long as:
Ví dụ:
He agrees to pick up the baby as long as he is not busy.
Anh ấy đồng ý đón đứa trẻ miễn là anh ấy không bận.
Ví dụ:
I will return the money I borrowed him provided that I have enough money.
Tôi sẽ trả tiền mà tôi mượn của anh ấy miễn là tôi có đủ tiền.
3. 100 liên từ phổ biến nhất trong tiếng Anh
Trên đây là một số cách phân loại liên từ trong tiếng Anh. Bây giờ hãy cũng FLYER ngó qua 100 liên từ phổ biến nhất nhé, chắc chắn sẽ giúp ích cho việc giao tiếp và sử dụng tiếng Anh của bạn đó.
4. Nguyên tắc dùng dấu phẩy với liên từ
4.1. Nguyên tắc dùng dấu phẩy với liên từ kết hợp
- Nếu liên từ kết hợp được dùng để liên kết 2 mệnh đề độc lập (mệnh đề có thể đứng riêng như một câu – có nghĩa) thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy (,).
Ví dụ:
I took a book with me on my holiday, yet I didn’t read a single page.
Tôi mang một quyển sách đi trong chuyến du lịch, tuy nhiên tôi chưa đọc một trang nào.
-> “I took a book with me on my holiday” và “I didn’t read a single page” là mệnh đề độc lập nên phải có dấu phẩy.
- Nếu liên từ được dùng để kết nối 2 cụm từ (câu không hoàn chỉnh) hoặc từ (ví dụ trong danh sách liệt kê bên trên) thì không cần dùng dấu phẩy (,).
Ví dụ:
I drink coffee every morning to stay awake and energized.
Tôi uống cà phê mỗi sáng để tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
(“stay awake” và “energized” không phải mệnh đề độc lập nên không phải có dấu phẩy).
- Khi liệt kê từ các đơn vị trở lên, ta dùng dấu phẩy ở giữa các đơn vị trước; với đơn vị cuối cùng ta có thể dùng hoặc không dùng dấu phẩy.
Ví dụ:
Minh, Phuong and I love swimming in the Pink pool.
Minh, Phương và tôi yêu việc đi bơi ở hồ Pink.
4.2. Nguyên tắc dùng dấu phẩy với liên từ phụ thuộc
Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước mệnh đề độc lập thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy.
Tuy nhiên khi mệnh đề độc lập đứng trước thì không cần có dấu phẩy giữa hai mệnh đề.
5. Một số cấu trúc viết lại câu với liên từ
Liên từ được sử dụng hiệu quả trong diễn đạt để tránh lặp từ, lặp ý trong câu hoặc để liên kết giữa các ý với nhau. Do đó, ta có thể vận dụng liên từ để tạo ra những câu mới từ câu gốc mà nghĩa vẫn không đổi. Một số cấu trúc phổ biến như sau:
Since, As, Because + S + V + …= Because of, Due to, As a result of + Noun/ V-ing
Ví dụ:
Because I am the main leader, I am responsible for this accident. = Because of being the main leader, I am responsible for this accident.
Bởi vì tôi là người lãnh đạo chính, nên tôi có trách nhiệm với tai nạn này.
S + be + too + adj/adv + to + V = S + be + so + adj + that + S + can’t + V
Ví dụ:
He is too young to drive a motorbike. = He is so young that he can’t drive a motorbike.
Anh ấy quá trẻ để lái xe máy.
S + be + so + Adj. + that … = It + be + such + Noun + that
Ví dụ:
The film is so interesting that I have seen it three times. = It is such an intersting film that I have seen it three times.
Bộ phim này hay đến mức mà tôi xem nó ba lần rồi.
S + didn’t + V (bare) + …. until … <=> It was not until + … + that + …
Ví dụ:
I didn’t come home until my mother called me = It was not until my mother called me that he I camehome.
Mãi cho đến khi mẹ gọi tôi mới về nhà.
6. Bài tập về liên từ trong tiếng Anh
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
7. Tổng kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản về liên từ. Nhưng việc hiểu và ứng dụng lại không hề đơn giản nếu như ta không có sự trau dồi hàng ngày. Chính vì vậy, mỗi người học cần kết hợp cả nắm ý và sử dụng, luyện tập thường xuyên để tạo thành phản xạ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương thức ôn luyện tiếng Anh thật vui và hiệu quả, hãy ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER. Tại FLYER, các tài liệu và bài kiểm tra đều được biên soạn sát với đề thi/kiểm tra thực tế. Không chỉ ôn luyện tiếng Anh, bạn còn có thể trải nghiệm giao diện và các tính năng mô phỏng game trên FLYER như mua vật phẩm, bảng thi đua xếp hạng v..v…, kết hợp cùng đồ họa sinh động, vui mắt giúp, giúp việc học tiếng Anh trở nên thật thú vị.
Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.
>>> Xem thêm