Phần thi Speaking (Nói) là phần thi được nhiều thí sinh Việt Nam quan tâm nhất trong bài thi IELTS, bởi sự khác biệt so với lối học tiếng Anh truyền thống, dẫn đến những trở ngại lớn trong quá trình ôn luyện. Lộ trình học Speaking IELTS được gợi ý trong bài viết dưới đây có thể phần nào giúp bạn xóa bỏ rào cản khi bắt đầu học Speaking, qua đó từng bước chinh phục phần thi này.
Trước khi bắt đầu, hãy cùng FLYER kiểm tra trình độ với bài test sau đây để chọn cho mình lộ trình phù hợp nhất nhé!
1. Lộ trình học Speaking IELTS 3 giai đoạn chi tiết
1.1. Lộ trình học Speaking IELTS giai đoạn 1: Part 1 (1-2 tháng)
Trước khi bắt đầu học Speaking IELTS, bạn phải hiểu rõ cấu trúc đề thi Speaking IELTS. Ở giai đoạn này, bạn cần nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ pháp, từ vựng và phát âm.
Thời gian ôn tập: Trong khoảng từ 1 – 2 tháng. Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 2-3 giờ để học.
1.1.1. Làm quen cấu trúc bài thi Speaking IELTS
Bài thi Speaking IELTS kéo dài khoảng 15 phút. Cấu trúc đề thi bao gồm ba phần (Part): Part 1, Part 2 và Part 3.
Part 1: Introduction (giới thiệu) | Thời gian kéo dài từ 4-5 phút. Câu hỏi xoay quanh về bản thân và các chủ đề đời sống hàng ngày như gia đình, bạn bè, công việc, học tập,… |
Part 2: Individual long turn (trình bày cá nhân) | Thời gian: 1 phút để chuẩn bị, tối đa 2 phút để trình bày bài nói. Giám khảo đưa thí sinh một đề thi về một chủ đề cụ thể (cue card) kèm gợi ý, giấy nháp và bút chì. Sau khi thí sinh trình bày, giám khảo sẽ hỏi thêm về bài nói 2-3 câu. |
Part 3: Discussion (Thảo luận) | Thời gian kéo dài từ 4-5 phút. Câu hỏi mở rộng liên quan đến part 2, câu hỏi mang kiến thức xã hội bao quát hơn nhằm đánh giá khả năng trình bày và bảo vệ quan điểm của thí sinh. |
Bạn có thể lựa chọn hình thức thi Speaking IELTS theo hai dạng bao gồm: Speaking trực tiếp (face-to-face) hoặc qua video call. Dù bất kể hình thức nào, bạn vẫn phải đến trung tâm tổ chức thi IELTS để làm bài. Buổi thi sẽ được giám khảo ghi âm lại toàn bộ quá trình.
Xem thêm: Cấu trúc bài thi IELTS Speaking
Band điểm IELTS Speaking chi tiết nhất, 4 tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking
1.1.2. Phát âm
Phát âm là nền tảng cho việc nói tiếng Anh đúng, chuẩn và tốt. Trong giai đoạn này bạn cần luyện tập các âm đơn trong IPA và từ đơn. Sau đó nâng cao dần lên các câu đơn giản, đoạn văn ngắn và các dạng văn bản phức tạp hơn.
Để phát âm tốt và trôi chảy, bạn có thể áp dụng phương pháp shadowing (lặp lại theo bài nghe của người bản xứ). Đồng thời luyện tập trước gương, ghi âm và nghe lại mình đã phát âm đúng hay chưa để dần cải thiện.
Xem thêm video: Phiên âm IPA
1.1.3. Từ vựng
Part 1 của bài thi Speaking IELTS thường xoay quanh các chủ đề quen thuộc như gia đình, bạn bè, quê quán, công việc,… Nhằm lên kế hoạch chinh phục giai đoạn 1 hiệu quả, bạn có thể tham khảo danh sách từ vựng đầy đủ trong bài viết dưới đây:
Top các chủ đề Speaking part 1 thường gặp trong bài thi IELTS bạn cần biết
Với khối lượng từ vựng trên, bạn có thể học thông qua sơ đồ tư duy hoặc flashcards, ghi chú nghĩa của từ, cách phát âm, và cách sử dụng trong câu một cách cẩn thận để ghi nhớ và ôn lại dễ dàng.
Khi học từ mới, hãy cố gắng kết hợp chúng với các từ đã biết để tạo ra các câu phức tạp hơn. Điều này giúp bạn nhớ từ lâu và sử dụng linh hoạt hơn.
Ngoài ra, FLYER gợi ý bạn áp dụng kỹ thuật lặp lại ngắt quãng nhằm ôn lại và ghi nhớ từ vựng một cách hiệu quả nhất.
1.1.4. Ngữ pháp
Để chuẩn bị tốt cho phần thi Speaking IELTS Part 1, việc nắm vững ngữ pháp là điều không thể bỏ qua. Bạn nên lập kế hoạch học ngữ pháp trong vòng 1-2 tháng, mỗi ngày dành ra 30 phút đến 1 giờ để học các cấu trúc ngữ pháp quan trọng và cách sử dụng chúng. Bên cạnh đó, việc luyện tập đều đặn và áp dụng những gì đã học vào giao tiếp hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện khả năng ngôn ngữ và tự tin hơn trong kỳ thi.
Ở giai đoạn đầu của quá trình ôn thi IELTS Speaking, bạn cần tập trung chủ yếu vào các chủ điểm ngữ pháp quan trọng sau:
Nội dung ôn tập | Ví dụ | |
---|---|---|
Các thì cơ bản | Nắm vững kiến thức và áp dụng thành thạo 4 thì cơ bản: hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn. | Hiện tại đơn: I read books every evening. (Tôi đọc sách mỗi buổi tối.) Hiện tại tiếp diễn: My mom is watching TV in the living room. (Mẹ tôi đang xem tivi trong phòng khách.) Hiện tại hoàn thành: I have finished my homework. (Tôi đã hoàn thành bài tập về nhà.) Quá khứ đơn: I visited my grandparents last weekend. (Tôi đã đến thăm ông bà tôi vào cuối tuần trước.) |
Câu bị động | Nắm vững kiến thức lý thuyết câu bị động của các thì cơ bản: hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn. Cấu trúc: be + quá khứ phân từ (V-ed/ 3) | Hiện tại đơn: English is taught in many schools (Tiếng Anh được dạy ở nhiều trường học.) Hiện tại tiếp diễn: The cake is being baked by my mom. (Bánh đang được mẹ tôi nướng.) Hiện tại hoàn thành: The project has been finished ahead of schedule. (Dự án đã được hoàn thành trước thời hạn.) Quá khứ đơn: The school was built in 1990. (Ngôi nhà đã được xây dựng vào năm 1990.) |
Câu điều kiện | Câu điều kiện bao gồm hai mệnh đề, một mệnh đề điều kiện (if) và một mệnh đề chính (mệnh đề kết quả). Câu điều kiện có 4 loại chính: Loại 0, 1, 2, 3. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bạn cần nắm vững cách dùng của câu điều kiện loại 1 và loại 2. | Câu điều kiện loại 1: If it rains, we will stay at home. (Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ ở nhà.) Câu điều kiện loại 2: If I were you, I would take that job. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nhận công việc đó.) |
Câu so sánh | Đây là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng, được sử dụng rất nhiều trong bài thi IELTS Speaking. Trong giai đoạn đầu, bạn cần tập trung vào cấu trúc so sánh hơn và hơn nhất. Cấu trúc so sánh hơn: – Với tính từ/ trạng từ ngắn: S + V + adj/ adv + -er + than + O/ N/ clause/ pronoun – Với tính từ/ trạng từ dài: S + V + more + adj/ adv + than + O/ N/ clause/ pronoun Cấu trúc so sánh nhất: – Với tính từ/ trạng từ ngắn: S + V + the + adj/ adv + -est (+ O/ N/ clause/ pronoun) – Với tính từ/ trạng từ dài: S + V + the most + adj/ adv (+ O/ N/ clause/ pronoun) | So sánh hơn: She is taller than her sister. (Cô ấy cao hơn em gái của cô ấy.) So sánh nhất: He is the tallest student in the class. (Anh ấy là học sinh cao nhất trong lớp.) |
Mệnh đề quan hệ | Mệnh đề quan hệ là cấu trúc ngữ pháp thường gặp trong bài thi speaking IELTS để bổ sung thông tin chi tiết về một danh từ hoặc một đại từ trong câu. Cấu trúc câu với mệnh đề quan hệ đứng sau chủ ngữ: S + Đại từ quan hệ + S + V + O + V + O Cấu trúc câu với mệnh đề quan hệ đứng sau tân ngữ: S + V + O + Đại từ quan hệ + S + V + O | Mệnh đề quan hệ đứng sau chủ ngữ: The man who is standing over there is my father. (Người đàn ông đang đứng ở đằng kia là bố của tôi.) Mệnh đề quan hệ đứng sau tân ngữ: I saw the movie that you recommended. (Tôi đã xem bộ phim mà bạn giới thiệu.) |
Trong đó:
- S: chủ ngữ
- V: động từ
- adj/ adv + -er: tính từ/ trạng từ đuôi “-er”
- adj/ adv + -est: tính từ/ trạng từ đuôi “-est”
- O: tân ngữ
- N: danh từ
- clause: mệnh đề
- pronoun: đại từ
1.1.5. 10 dạng câu hỏi và câu trả lời mẫu Speaking Part 1
Khi chuẩn bị cho bất cứ kỳ thi nào, bạn không thể không tìm hiểu các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi thực tế. Việc này giúp bạn luyện thi có định hướng và có trọng tâm hơn.
Ở giai đoạn đầu của quá trình ôn thi IELTS Speaking, bạn cần tập trung chủ yếu vào Part 1, cụ thể là các dạng câu hỏi sau:
Dạng câu hỏi | Nội dung | Ví dụ |
---|---|---|
Like/ Dislike (thích/ không thích cái gì) | Đây là dạng câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong bài thi IELTS Speaking. Những câu hỏi thông dụng với “Like/ Dislike” là: Do you like (doing) something? What do you like to do in …? What do you like about something?Are there any + Nouns + you don’t like? Ví dụ: Do you like reading books? What colour do you dislike? | Do you like reading books?(Bạn có thích đọc sách không?) -> Yes, reading books is right up my alley. Whenever I have spare time, I will go to the library near my house to read books. My favorite genre is thriller. It kinda helps me to let my hair down and to satisfy my curiosity. (Có, đọc sách đúng là sở thích của tôi rồi. Cứ khi nào có thời gian rảnh là tôi lại đến thư viện gần nhà để đọc sách. Thể loại sách tôi thích là trinh thám. Nó giúp tôi thư giãn và thoả mãn tính tò mò.) |
How often (tần suất) | Đây là dạng hỏi tần suất thực hiện một hành động nào đó. Câu hỏi phổ biến với dạng này là: How often do you do something? Do you often do something? Ví dụ: How often do you go shopping? How often do you have holidays? | How often do you go to the gym? (Bạn có hay đi tập gym không?) ->I hit the gym on a daily basis. It can help me to get into shape and to be stronger by burning redundant calories and building up muscle. (Tôi đến phòng gym mỗi ngày. Hoạt động này giúp tôi giữ dáng và khoẻ hơn bằng cách đốt cháy năng lượng dư thừa và làm cơ bắp săn chắc.) |
Important (quan trọng) | Loại câu hỏi thường xuất hiện thứ 3 đó là dạng “Is something important?” Dạng câu hỏi này thường xuất hiện dưới những câu hỏi như: Is something important? Is it important to do something? Ví dụ: Are computers important to you? Is reading important to you? | Are computers important to you? (Máy tính có quan trọng với bạn không?) -> Yes, definitely, computers play an integral part in my daily life. By using computers, I can keep contact with my friends who are studying abroad easily, just by making a video call. Furthermore, it helps me enrich my knowledge about the subjects I’m learning at school. (Có, máy tính đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của tôi. Tôi dùng máy tính để giữ liên lạc với bạn bè học ở nước ngoài, đơn giản là bằng cách gọi video cho họ. Thêm vào đó, tôi cũng có thể mở rộng kiến thức cho các môn học ở trường.) |
Difficult (khó) | Dạng câu hỏi thứ tư là dạng “Is something difficult?” (cái gì đó có khó không). Ví dụ: Is it difficult to learn to play a musical instrument? Is it difficult to learn another language? | Is it difficult to learn another language? (Việc học một ngôn ngữ mới có khó không? -> I think that learning a language is extremely difficult. When you first begin learning, it can be very confusing to remember lots of unfamiliar words and grammar. But after a while, everything feels much more comfortable and you can really start getting to grips with this language, by hard work and effort. (Tôi nghĩ việc học một ngôn ngữ mới rất khó. Khi bạn mới bắt đầu, việc nhớ rất nhiều từ vựng và ngữ pháp thực sự khá dễ gây nhầm lẫn. Nhưng sau 1 thời gian, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn và bạn có thể bắt đầu làm chủ ngôn ngữ đó, bằng sự chăm chỉ và nỗ lực.) |
Prefer (thích) | Dạng câu hỏi thường xuyên xuất hiện thứ năm đó là dạng câu hỏi “prefer X or Y?” (thích X hay Y hơn). Ví dụ: Do you prefer eating out or cooking at home? Do you prefer writing letters or sending emails? | Do you prefer eating out or cooking at home? (Bạn thích ăn ngoài hay ăn ở nhà?) -> I prefer preparing meals by myself at home rather than having meals outside. Home-cooked food is much healthier since I know for sure what ingredients I am eating. (Tôi thích ăn những bữa ăn mình tự nấu ở nhà hơn là ăn ngoài. Đồ ăn ở nhà thường tốt cho sức khoẻ hơn vì tôi biết rõ thành phần được sử dụng.) |
Popular (phổ biến) | Dạng câu hỏi phổ biến thứ 6 là dạng “Is something popular?” (cái gì có phổ biến không). Dạng câu hỏi này thường được xuất hiện với các câu hỏi như: What + noun + is/ are popular in your country/ hometown/ school?Is/ are + noun + popular in your country/ hometown/ school? Ví dụ: What sports are popular in your country? Are bikes popular in your country? | What sports are popular in your country? (Ở đất nước của tôi, bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất.) -> In my country, football is by far the most popular sport. It’s played by people of all ages and is a major part of our culture. There are numerous local leagues and a strong national team that often participates in international tournaments. (Nó được chơi bởi mọi lứa tuổi và là một phần quan trọng trong văn hóa của chúng tôi. Có rất nhiều giải đấu địa phương và một đội tuyển quốc gia mạnh mẽ thường tham gia các giải đấu quốc tế.) |
Different (khác biệt) | Dạng câu hỏi tiếp theo đó là dạng “Is X different from Y?” (X có khác Y không?). Dạng câu hỏi này thông thường sẽ so sánh một thứ của bạn “ở hiện tại” và trong “quá khứ”. Ví dụ: Is your major now different from what you had in mind? Is your favorite food now different from that in the past? | Is your style of clothes now different compared to 10 years ago? (Phong cách ăn mặc của bạn giờ có khác 10 năm trước không?) -> Yes, my style of clothes now is completely different from what I wore 10 years ago. One decade ago, I just wore uniforms or casual clothes on a daily basis because it was requirements of my school. However, now I take more pride in my appearance by putting on much more fashionable clothes like skirts or dresses. (Có, cách ăn mặc của tôi đã khác rất nhiều so với 10 năm trước. 10 năm trước, tôi chỉ mặc quần áo đồng phục hoặc quần áo thường ngày vì đó là yêu cầu của trường học. Nhưng giờ tôi đã để ý đến ăn mặc hơn, tôi hay mặc những quần áo thời trang hơn, như những bộ váy.) |
How has X change (thay đổi như thế nào) | Dạng câu hỏi phổ biến tiếp theo đó là dạng “How has something changed?”. Dạng câu hỏi này thường xuất hiện dưới hình thức câu hỏi như sau: How has something changed recently/ in recent decade/ in recent years? Has something changed recently/ in recent decades/ in recent years? Ví dụ: How has your hometown changed recently? Has your style of clothes changed for the past ten years? | How has your hometown changed recently? (Gần đây, quê hương của bạn có thay đổi không?) -> My hometown has certainly changed a lot in recent years. Not so long ago, most people had to live in low-rise housing, but now because of rapid development, there are more high-rise buildings with well-furnished apartments. Furthermore, streets used to be very narrow but now they are broader, so traffic is less congested. (Quê hương của tôi đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây. Không lâu trước, hầu hết mọi người phải sống trong nhà thấp nhưng giờ thì mọi thứ phát triển nhanh, có nhiều toà nhà cao tầng với các căn hộ được trang bị đầy đủ thiết bị. Thêm vào đó, các con phố ngày xưa khá nhỏ nhưng giờ chúng đã rộng hơn, phương tiện ít tắc nghẽn hơn.) |
Learn (học) | Dạng câu hỏi này thường xuất hiện dưới dạng câu hỏi: Did you ever learn to do something?How did you learn to do something? Ví dụ: Did you learn how to swim when you were young? Did you learn to play any musical instrument? | Did you learn how to swim when you were young? (Lúc còn nhỏ, bạn có học bơi không?) -> Yes, I did learn to swim when I was at grade 10. I learned it from my father who possesses a personality like a teacher. He gave me step-by-step instructions and supportive guidelines, and he was incredibly encouraging but quite strict because he was determined to teach me to swim after one week. Fortunately, I was gradually good at swimming. (Có, tôi học bơi khi tôi học lớp 19. Bố dạy tôi, bố giống như 1 giáo viên vây. Bố cung cung cấp hướng dẫn lần lượt từng bước và cũng luôn cổ vũ tôi, nhưng cũng rất nghiêm khắc bì bố quyết tâm sẽ dạy tôi học bơi sau chỉ 1 tuần. May quá, tôi cũng dần dần biết bơi.) |
Want/ hope (muốn/ hy vọng) | Dạng câu hỏi này thường được xuất hiện dưới các câu hỏi như sau: What do you want/ hope to do in the future? Do you want/ hope to do something in the future? Ví dụ: What place do you want to go traveling when you are still young? What do you want to do when you finish university? | What place do you want to go traveling when you are still young? (Bạn muốn đi đâu khi bạn còn trẻ?) -> Well, I would like to have the chance to visit France when I am still young. I hope to achieve this ambition because it is well-known for romantic landscapes enchanting everyone’s soul. I have watched many tourism programmes showing breathtaking views and exotic architectural works in this nation, so really want to visit it at least once. (Tôi muốn ghé thăm Pháp khi còn trẻ. Tôi thực sự mong có thể hoàn thành giấc mơ này vì Pháp khá nổi tiếng với những cảnh đẹp lãng mạn hấp dẫn mọi người. Tôi đã từng xem nhiều chương trình du lịch mô tả cảnh đẹp và kiến trúc lạ của Pháp nên rất muốn đến thăm ít nhất 1 lần.) |
1.2. Lộ trình học speaking IELTS giai đoạn 2: Part 2 (2-4 tháng)
Sau khi đã nắm vững kiến thức lý thuyết và thực hành của Part 1 Speaking IELTS, bạn nên tiếp tục luyện tập và phát triển 3 yếu tố quan trọng trong quá trình luyện thi bao gồm ngữ pháp, từ vựng và phát âm.
Thời gian ôn tập: Trong khoảng từ 2–4 tháng. Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 2-3 giờ để học tiếng Anh.
1.2.1. Ngữ pháp
Nội dung ôn tập | Ví dụ | |
---|---|---|
Các thì cơ bản | Sử dụng một cách thành thạo và linh hoạt các thì đã học ở giai đoạn trước. Nắm vững kiến thức về hai thì: Hiện tại hoàn thành tiếp diễn và tương lai tiếp diễn. | Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: I have been studying English for three hours. (Tôi đã học tiếng Anh suốt ba giờ và vẫn đang học.) Thì tương lai tiếp diễn: At 7 PM tomorrow, they will be watching a movie. (Vào 7 giờ tối mai, họ xem phim.) |
Câu điều kiện | Học cách sử dụng và cấu trúc của câu điều kiện loại 3. Câu điều kiện loại 3 sử dụng thì quá khứ hoàn thành để diễn tả, giả định một hành động và kết quả của nó đã không xảy ra trong quá khứ. Cấu trúc: If + S + had + Vpp, S + would/ could/ should + have + VII | Câu điều kiện loại 3: If she had studied harder, she could have passed the exam. (Nếu cô ấy học chăm chỉ hơn, cô ấy đã có thể đậu kỳ thi.) |
So sánh ngang bằng | So sánh ngang bằng được dùng để diễn tả sự tương đồng hoặc ngang bằng về tính chất, mức độ, hoặc trạng thái giữa hai đối tượng. Đối với tính từ: S + be + as + adj + as + N/ Pronoun Đối với trạng từ: S + V + as + adv + as + N/ Pronoun (+ V) | So sánh ngang bằng với tính từ: She is as tall as her sister. (Cô ấy cao bằng chị của cô ấy.) So sánh ngang bằng với trạng từ: My mother sings as beautifully as a professional singer. (Mẹ tôi hát hay như một ca sĩ chuyên nghiệp.) |
Mệnh đề quan hệ rút gọn (reduced relative clause) | Mệnh đề quan hệ rút gọn là một dạng của mệnh đề quan hệ mà trong đó, một số từ hoặc cụm từ được lược bỏ để làm cho câu ngắn gọn và súc tích hơn. Mệnh đề quan hệ rút gọn thường được sử dụng trong bài thi Speaking IELTS để tránh sự lặp lại và làm cho câu văn mượt mà hơn. | Mệnh đề quan hệ rút gọn: The man who is standing over there is my father. (Người đàn ông đang đứng đằng kia là chú tôi.) |
1.2.2. Phát âm
Để cải thiện phát âm cho phần thi IELTS Speaking, bạn cần tiếp tục luyện tập bảng phiên âm IPA. Giai đoạn này đòi hỏi bạn phải thành thạo các âm cơ bản trong tiếng Anh, nắm vững các quy tắc nhấn trọng âm và biết cách nối âm một cách tự nhiên.
Ở phần thi Part 2 của IELTS Speaking, bạn sẽ có 1 phút chuẩn bị và tối đa 2 phút để trình bày ý tưởng của mình. Thời gian này tuy không dài nhưng đủ để bạn thể hiện khả năng ngôn ngữ. Vì vậy, hãy tận dụng tối đa thời gian này bằng cách luyện tập phát âm chuẩn xác và nói một cách tự tin, liên tục. Tránh ngắt quãng giữa các câu và cố gắng duy trì ngữ điệu tự nhiên.
1.2.3. Từ vựng
Trong giai đoạn này, ngoài việc học cách sử dụng và ý nghĩa của từ vựng, bạn nên mở rộng kiến thức bằng cách học các từ đồng nghĩa và trái nghĩa nhằm sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, tránh lặp từ khi nói. Ngoài ra, bạn có thể nâng cấp vốn từ vựng của mình với các thành ngữ, collocation và cụm động từ cơ bản để bài nói của mình thêm phong phú.
Part 2 là phần thi mà bạn sẽ cần nói một cách chi tiết và liên tục về một chủ đề cụ thể trong vòng 1-2 phút. Vì vậy, việc sử dụng từ ngữ đúng theo chủ đề là rất quan trọng. Các chủ đề thường gặp trong phần thi này bao gồm:
- People (Con người)
- Sports (Thể thao)
- Food & Drinks (Đồ ăn & Thức uống)
- Social issues (Các vấn đề xã hội)
- Technology (Công nghệ)
- Culture & History (Văn hóa & Lịch sử)
- Place (City & Country) (Nơi chốn (Thành phố & Đất nước))
1.2.4. Bài mẫu Speaking Part 2
Trong quá trình ôn thi, bạn cần thu thập sẵn ý tưởng ở nhiều chủ đề khác nhau thông qua các bài mẫu, phim ảnh, sách báo, bài đăng trên mạng xã hội,… Chỉ khi bạn làm phong phú vốn hiểu biết của mình, bạn mới có thể tận dụng tối ưu 1 phút chuẩn bị và nhờ đó thực hiện bài nói hiệu quả trong vòng 2 phút.
Dưới đây là một số bài Speaking Part 2 mẫu mà bạn có thể tham khảo:
Chủ đề | Nội dung | Bài mẫu |
---|---|---|
Describe a person (mô tả người) | Chủ đề này thường gồm 2 nhóm đối tượng: Người thân quen (thành viên gia đình, bạn thân, thầy cô giáo) hoặc người nổi tiếng, thành công (ca sĩ, diễn viên, giám đốc…). Câu hỏi gợi ý thường xuất hiện: Who is she/he? How did you know him/her? What did they do to make you interested? How do you feel about him/her? Ví dụ: Describe a person you admire. Describe a famous person in your country | Topic: Describe a person you admire. (Mô tả một người bạn ngưỡng mộ.) Bài mẫu tham khảo: Describe a person you admire |
Describe an object (mô tả vật) | Chủ đề thường yêu cầu mô tả một đồ vật cụ thể mà bạn biết như một món quà, một thiết bị,… Câu hỏi gợi ý thường xuất hiện: What is it? When and where did you get/ see it? What is it for? How interesting and useful is it? How do you feel? Ví dụ: Describe an interesting photo. Describe a gift that you recently gave to others. | Topic: Describe a gift that you recently gave to others. (Mô tả một món quà bạn nhận được gần đây.) Bài mẫu tham khảo: Describe a gift that you recently gave to others |
Describe a place/building (mô tả địa điểm) | Chủ đề này yêu cầu mô tả một địa điểm cụ thể. Câu hỏi gợi ý thường xuất hiện: What is it/ Where is it? When was it built/ When was the first time you visited/ how often do you visit? What did you do there/ what do people often do there/ what happened there/ what’s inside? How do you feel? Ví dụ: Describe a beautiful garden you like. Describe a place where you feel quiet/ peaceful | Topic: Describe a school that you went to when you were a child.( Mô tả ngôi trường mà bạn đã học khi còn nhỏ.) Bài mẫu tham khảo: Describe a school that you went to when you were a child |
Describe an experience (mô tả trải nghiệm) | Chủ đề yêu cầu mô tả một trải nghiệm cụ thể mà bạn đã trải qua. Câu hỏi gợi ý: What was the experience? Where and when it happened? What you did? And explain why it was memorable. Ví dụ: Describe an occasion when you met someone for the first time. Describe an interesting conversation you had with someone. | Topic: Describe an interesting conversation you had with your friend. (Mô tả một cuộc trò chuyện thú vị với bạn của bạn.) Bài mẫu tham khảo: Describe an interesting conversation you had with your friend |
Describe a media (mô tả phương tiện truyền thông) | Chủ đề thường yêu cầu mô tả một phương tiện truyền thông cụ thể mà bạn yêu thích hoặc thường sử dụng. Câu hỏi gợi ý: What it is? How often you access it? What kind of content it provides? And explain why you enjoy it. Ví dụ: Describe a game show or a program you watched on TV. Describe a film you would like to share with your friends. | Topic: Describe a website that you often use. (Mô tả một trang web bạn thường sử dụng.) Bài mẫu tham khảo: Describe a website that you often use |
1.3. Lộ trình học Speaking IELTS giai đoạn 3: Part 3 (2-3 tháng)
Trong giai đoạn này, bạn cần ôn tập lại phần kiến thức trong Part 1 và Part 2, củng cố lại ngữ pháp và trau dồi thêm từ vựng để chuẩn bị cho quá trình học part 3 đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, bạn nên bắt đầu luyện full đề thi để làm quen với cấu trúc và dạng câu hỏi của bài thi IELTS Speaking thực tế.
Thời gian ôn tập: Trong khoảng từ 2 – 3 tháng. Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 2-3 giờ để học tiếng Anh.
1.3.1. Ngữ pháp
Trong giai đoạn ôn tập cho phần thi Speaking Part 3 của IELTS, bạn nên tổng hợp và ôn luyện lại những ngữ pháp đã học ở 2 giai đoạn đầu bao gồm: các thì cơ bản, câu so sánh, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, câu bị động.
Bên cạnh đó, bạn nên mở rộng kiến thức bằng cách học thêm các ngữ pháp nâng cao bao gồm:
Kết hợp câu phức và câu ghép sẽ giúp bạn liên kết các ý tưởng một cách logic và mạch lạc, làm cho bài nói trở nên phong phú và thuyết phục hơn.
1.3.2. Từ vựng
Part 3 của phần thi Speaking IELTS là một cuộc trao đổi về các vấn đề chuyên sâu và phức tạp với giám khảo. Để chuẩn bị tốt cho phần thi này, bạn nên chú trọng việc nâng cao từ vựng từ các chủ đề Part 2.
Ngoài ra, bạn cần học thêm các cụm từ như “In my opinion,…”, “Personally…”, “I think that…” để trình bày quan điểm cá nhân một cách rõ ràng, hơn nữa giúp bạn có thêm thời gian để suy nghĩ câu hỏi của giám khảo.
Ngoài ra, bạn cần biết cách paraphrase – dùng từ vựng và các cách diễn đạt khác nhau để thể hiện sự linh hoạt trong ngôn ngữ của mình.
Ví dụ:
Reading books allows us to gain knowledge and understand the world better. (Đọc sách cho chúng ta kiến thức và hiểu biết tốt hơn về thế giới.)
-> Paraphrase câu khác: By reading books, we can acquire information and enhance our comprehension of the world.
Bên cạnh đó, để mở rộng vốn từ vựng, hãy thường xuyên đọc sách, báo, và blog tiếng Anh với các chủ đề đa dạng. Những nguồn tài liệu này không chỉ giúp bạn trau dồi thêm từ mới mà còn phong phú hóa vốn hiểu biết của bạn, giúp bạn “nhảy số” nhanh chóng trước câu hỏi được đưa ra.
1.3.3. 5 dạng câu hỏi Speaking Part 3 phổ biến
Speaking Part 3 tập trung vào việc thảo luận sâu với giám khảo về các chủ đề đã được đề cập tới trong Part 2. Để chuẩn bị tốt phần thi này, ngoài việc nắm vững kiến thức ngữ pháp và từ vựng phong phú, bạn nên tìm hiểu và luyện tập các dạng câu hỏi thường gặp khi thi.
Dưới đây là một số câu hỏi Speaking Part 3 mẫu mà bạn có thể tham khảo:
Nội dung | Bài mẫu | |
---|---|---|
Câu so sánh (comparing) | Dạng câu hỏi này thường yêu cầu so sánh hai hay nhiều đối tượng, tình huống, hoặc quan điểm để đưa ra nhận xét hoặc đánh giá. Ví dụ: Is the weather in North Vietnam the same as the weather in South Vietnam? | Is the weather in North Vietnam the same as the weather in South Vietnam? (Thời tiết ở miền Bắc Việt Nam có giống thời tiết ở miền Nam Việt Nam không?) -> No, the weather in North and South Vietnam is quite different. In North Vietnam, there are four distinct seasons with cold winters and hot, humid summers. In contrast, South Vietnam has a tropical climate with only two seasons: a hot, humid dry season and a rainy season with heavy showers. While both regions are warm, the North experiences more seasonal variation, whereas the South has a more consistent tropical climate year-round. (Không, thời tiết ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam khá khác biệt. Ở miền Bắc có bốn mùa rõ rệt với mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Trong khi đó, miền Nam có khí hậu nhiệt đới với chỉ hai mùa: mùa khô nóng ẩm và mùa mưa với những cơn mưa lớn. Dù cả hai khu vực đều ấm áp, miền Bắc có sự thay đổi theo mùa nhiều hơn, còn miền Nam duy trì khí hậu nhiệt đới ổn định quanh năm.) |
Câu hỏi dự đoán (predicting) | Câu hỏi dự đoán yêu cầu bạn đưa ra những suy nghĩ hoặc dự đoán về các xu hướng, sự kiện hoặc thay đổi trong tương lai. Ví dụ: What will schools be like in the future? | What will houses be like in the future? (Nhà cửa sẽ như thế nào trong tương lai?) -> Well I think there will be a number of major changes related to this issue. Initially, I guess that we might begin to see houses that are made of plastic materials because these will be much cheaper and easier to construct. At the same time, I suppose it’s quite probable that we may have houses under the sea. And who knows, it could even be possible that we’ll see the arrival of houses on the moon. (Tôi nghĩ sẽ có một số thay đổi lớn. Đầu tiên, tôi đoán rằng chúng ta có thể bắt đầu thấy những ngôi nhà làm từ vật liệu nhựa vì chúng sẽ rẻ hơn nhiều và dễ xây dựng hơn. Đồng thời, tôi cũng cho rằng có khả năng chúng ta sẽ có những ngôi nhà dưới biển. Và ai biết được, có thể chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của những ngôi nhà trên mặt trăng.) |
Câu hỏi vì sao (why) | Yêu cầu giải thích lý do hoặc nguyên nhân cho một vấn đề, sự kiện hoặc hiện tượng. Ví dụ: Why is it important to learn a foreign language? | Why do so many people want to be famous? (Tại sao có rất nhiều người muốn nổi tiếng?) -> In my opinion, I guess I would have to say that there are probably a number of factors involved. One key factor would be because they think they would be able to make more money and have a better living condition. It means they can afford a big house and possess an expensive car. And splurging on some luxurious vacations every year is something within their reach. And another explanation for people’s desire to be famous might be that they want to have status in life, and they want their talents and achievements to be recognized by a large number of people. By doing this, they can gain happiness and satisfaction for themselves. (Theo tôi có một số yếu tố liên quan. Một yếu tố chính có thể là bởi họ nghĩ rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn và có điều kiện sống tốt hơn. Điều này có nghĩa là họ có thể đủ khả năng mua một ngôi nhà lớn và sở hữu một chiếc xe đắt tiền. Và việc chi tiêu cho những kỳ nghỉ xa xỉ hàng năm là điều trong tầm tay của họ. Một lý do khác cho mong muốn nổi tiếng của mọi người có thể là họ muốn có địa vị trong xã hội và muốn tài năng cũng như thành tích của mình được nhiều người công nhận. Bằng cách này, họ có thể đạt được sự hạnh phúc và thỏa mãn cho bản thân.) |
Câu hỏi có lợi và có hại (advance/ disadvance) | Dạng câu hỏi này thường yêu cầu phân tích các mặt tích cực và tiêu cực của một vấn đề, hiện tượng hoặc sự kiện Ví dụ: What are the advantages/ disadvantages of the Internet? | What are the advantages of travelling by trains? (Đâu là những lợi ích của việc di chuyển bằng tàu lửa?) Well, I suppose that there are quite a few benefits of travelling by train. But I would probably say the thing that really stands out is that trains are extremely reasonably- priced, especially for long-distance travel, which means you can travel from one side of Vietnam to the other for a few hundred thousand dongs. Along with this, a further merit is that you can have a comfortable sleep on long train journeys, unlike the planes where you just have a tight space to take a seat, let alone a large space to lie. (Tôi nghĩ rằng có khá nhiều lợi ích khi đi lại bằng tàu hỏa. Nhưng điểm nổi bật nhất có lẽ là tàu hỏa có giá cả rất hợp lý, đặc biệt là cho những chuyến đi dài, điều này có nghĩa là bạn có thể di chuyển từ đầu này của Việt Nam đến đầu kia chỉ với vài trăm nghìn đồng. Thêm vào đó, một lợi ích khác là bạn có thể có giấc ngủ thoải mái trong các chuyến đi dài trên tàu, khác với máy bay, nơi bạn chỉ có một không gian hẹp để ngồi, chứ chưa nói đến việc có không gian rộng để nằm.) |
Câu hỏi vấn đề/ nguyên nhân/ giải pháp (problem/ cause/ solution) | Câu hỏi thường yêu cầu bạn phân tích một vấn đề cụ thể, xác định nguyên nhân của nó, và đưa ra các giải pháp khả thi. Ví dụ: What problems are associated with the increasing use of the Internet? | What are the problems associated with the increase in the use of private cars? (Có những vấn đề nào liên quan đến việc gia tăng sử dụng ô tô cá nhân?) -> Obviously I suppose there are a few problems involved in the increase in the use of private cars. Firstly, one fundamental concern is that it can lead to an increase in pollution. This is clearly alarming because this can cause a lot of respiratory diseases among people of all ages, and the health condition, in general, would be adversely affected. Additionally, another concern is that cars consume large amounts of energy resources. And the consequence of this is that we will soon have to face with a global energy crisis, which makes our living condition worse gradually. (Tôi cho rằng có một số vấn đề liên quan đến việc gia tăng sử dụng ô tô cá nhân. Trước tiên, mối lo ngại cơ bản là nó có thể dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm. Điều này thực sự đáng báo động vì nó có thể gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp cho người ở mọi lứa tuổi, và tình trạng sức khỏe nói chung sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Thêm vào đó, một mối lo ngại khác là ô tô tiêu tốn lượng lớn tài nguyên năng lượng. Hệ quả của điều này là chúng ta sẽ sớm phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng toàn cầu, điều này làm cho điều kiện sống của chúng ta dần tồi tệ hơn.) |
1.3.4. Luyện full đề
Sau khi tích lũy đủ kiến thức và vốn từ vựng nhất định, bạn cần bước vào giai đoạn thực hành luyện đề dưới điều kiện của một bài thi thực tế.
Hãy ghi âm bài nói của mình, hoặc tốt hơn là tận dụng các phần mềm hỗ trợ cải thiện Speaking như FLYER Speaking AI để tối ưu hóa quá trình luyện thi.
Ngoài ra, bạn nên tham khảo các bài mẫu phù hợp với trình độ của mình để học hỏi thêm về từ vựng, cấu trúc và cách diễn đạt hữu ích.
Cuối cùng, bạn nên rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian và phản xạ nhanh khi trả lời câu hỏi của giám khảo. Để phát triển 2 kỹ năng này, cách tốt nhất chính là luyện tập suy nghĩ bằng tiếng Anh và trau chuốt dần cách diễn đạt sao cho ngắn gọn mà vẫn thể hiện được hết ý tưởng cần trình bày.
Bên cạnh đó, khi brainstorm (suy nghĩ) ý tưởng, bạn có thể áp dụng phương pháp A.R.E.A trong ảnh trên để trả lời câu hỏi. Đặc biệt trong Part 3 của Speaking IELTS, giám khảo sẽ đánh giá khả năng trả lời những vấn đề trừu tượng và học thuật của bạn. Để trả lời một cách mượt mà và đạt điểm cao, đừng ngại áp dụng ngay công thức siêu hiệu quả này nhé.
2. Tài liệu học Speaking IELTS
2.1. Tài liệu học Speaking IELTS giai đoạn 1
2.1.1. Ngữ pháp: IELTS Language Practice
IELTS Language Practice là cuốn sách hiệu quả cho người mới bắt đầu muốn trau dồi ngữ pháp tiếng Anh để chinh phục bài thi Speaking IELTS.
Sách được chia làm 4 phần chính bao gồm: Grammar, Vocabulary, Words and phrases, Answer.
Sách có nhiều hình ảnh minh hoạ, cấu trúc ngữ pháp được trình bày rõ ràng và bài tập thực hành đa dạng giúp người học nắm vững kiến thức và vận dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể.
Link mua sách: IELTS Language Practice
2.1.2. Phát âm: Pronunciation in Use
“English Pronunciation in Use” bao gồm 3 cuốn tương đương với 3 cấp độ: Elementary (sơ cấp), Intermediate (trung cấp) đến Advanced (nâng cao)
Cuốn sách phù hợp với cả những người mới bắt đầu tiếp xúc phát âm tiếng Anh và người đã có nền tảng phát âm tương đối vững chắc.
Mặc dù được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhưng với thiết kế logic, giải thích dễ hiểu cùng bố cục rõ ràng, bạn có thể dễ dàng sử dụng sách dù chỉ mới là “tân binh”.
Link mua sách: Pronunciation in Use
2.1.3. Từ vựng: Vocabulary in Use – Elementary
“English Vocabulary In Use” được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Cambridge. Bộ sách gồm 3 quyển theo từng trình độ, phù hợp với nhiều đối tượng học tiếng Anh. Ở giai đoạn đầu, bạn nên sử dụng cuốn có trình độ “Elementary”. Đây là cuốn sách đầu tiên trong bộ sách, phù hợp với người mới bắt đầu, bao gồm 60 bài học về từ vựng, ngữ pháp cơ bản.
Link mua sách: Vocabulary in Use – Elementary
2.2. Tài liệu học Speaking IELTS giai đoạn 2
Đầu sách | Nội dung | |
---|---|---|
Ngữ pháp | English Grammar in Use | “English Grammar in Use” bao gồm 3 cuốn sách với 115 chủ điểm ngữ pháp khác nhau từ cơ bản đến nâng cao. Link mua: English Grammar in Use |
Phát âm | Collins – Speaking for IELTS | Nội dung xoay quanh các chủ đề thường xuất hiện trong phần thi Speaking IELTS như: family (gia đình), study (học tập), hobby (sở thích),…Sách đi kèm với bản audio giúp bạn luyện tập khả năng nghe nói, tự tin và tăng tốc đạt số điểm mục tiêu của mình. Link mua: Collins – Speaking for IELTS |
Từ vựng | Vocabulary in Use – Pre Intermediate & Intermediate | Sách bao gồm 100 unit với hơn 2000 từ vựng tiếng Anh thuộc các chủ đề nâng thường gặp trong IELTS: People (Con người), Life (Cuộc sống), Work (Công việc),…Cuốn sách phù hợp với những người có nền tảng tiếng Anh cơ bản. Link mua: Vocabulary in Use – Pre Intermediate & Intermediate |
2.3. Tài liệu học Speaking IELTS giai đoạn 3
2.3.1. Từ vựng: 15 days’ practice for IELTS Speaking
“15 days’ practice for IELTS Speaking” là 1 trong 4 quyển nằm trong bộ sách “15 days’ practice for IELTS”
Đây là cuốn sách được đánh giá là đáng “đồng tiền bát gạo” bởi cung cấp cho người học lộ trình phát triển từng kỹ năng Speaking trong vòng 15 ngày, mỗi ngày tập trung vào 1 mảng khác nhau của bài thi.
Link mua sách: 15 days’ practice for IELTS speaking
2.3.2. Sách luyện đề: Cambridge IELTS Academic
Bộ sách “Cambridge IELTS” bao gồm 19 quyển cung cấp các đề thi mẫu bám sát với cấu trúc và định dạng của kỳ thi IELTS thực tế.
Mỗi cuốn sách trong bộ “Cambridge IELTS” bao gồm bốn đề thi hoàn chỉnh. Mỗi đề thi có cả bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết.
Link mua sách: Cambridge IELTS Academic
2.3.3. Website: Road to IELTS, British Council IELTS, Preply
Bên cạnh việc học tập thông với các tài liệu giấy, bạn nên tìm hiểu các website để mở rộng vốn kiến thức của mình. Dưới đây là các trang web hỗ trợ quá trình tự học IELTS Speaking mà bạn nên tham khảo:
2.3.4. Video: TED Talk, BBC Learning English, Oxford online English
Bên cạnh đó, học Speaking tiếng Anh thông qua các kênh YouTube nổi tiếng như TED Talk, BBC Learning English, và Oxford Online English là một phương pháp hiệu quả và thú vị để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của bạn.
3. Những lưu ý trong quá trình học Speaking IELTS
3.1. Tập phát âm đúng
Phát âm đúng cách là một trong 4 tiêu chí chấm điểm Speaking IELTS. Khi bạn phát âm đúng, giám khảo sẽ dễ dàng hiểu và đánh giá cao phần trình bày của bạn.
Như đã đề cập ở phần trên, bạn cần chú trọng vào học bảng phiên âm IPA. Ngoài ra, bạn nên xem, nghe các video tiếng Anh của người bản xứ, sau đó cố gắng bắt chước cách phát âm, ngữ điệu và tốc độ nói của họ.
Điều này không chỉ giúp bạn “ăn” điểm cao trong bài thi Speaking IELTS mà còn giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
3.2. Trau dồi từ vựng Speaking IELTS theo chủ điểm
Bài thi Speaking IELTS được đánh giá dựa trên bốn tiêu chí, trong đó có một tiêu chí quan trọng là Lexical Resource (Nguồn từ vựng). Vì vậy, bạn cần trau dồi vốn từ vựng và luyện tập mỗi ngày. Tuy nhiên, cần chọn lọc từ vựng để học theo chủ đề, tránh sự nhàm chán và quá tải.
3.3. Sử dụng cấu trúc ngữ pháp đa dạng
Trong bài thi Speaking IELTS, việc sử dụng cấu trúc ngữ pháp đa dạng là một yếu tố quan trọng giúp bạn ghi điểm cao. Bạn nên cố gắng linh hoạt sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản và phức tạp đan xen nhau.
Việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp nâng cao hay các cấu trúc đặc biệt sẽ là một điểm cộng trong mắt giám khảo. Tuy nhiên, nếu bạn chưa hoàn toàn nắm vững cách sử dụng chúng, việc cố gắng đưa vào những cấu trúc phức tạp có thể làm giảm đi sự tự tin trong phần thi.
Thay vào đó, việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhưng đa dạng có thể mang lại sự thoải mái và tự tin sẽ giúp bạn thể hiện khả năng tiếng Anh một cách rõ ràng và tự nhiên. Giám khảo sẽ đánh giá cao sự lưu loát và chính xác của bạn hơn là việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp không thành thạo.
3.4. Tuyệt đối không học thuộc trả lời
Trong phần thi Speaking IELTS, việc học thuộc lòng câu trả lời từ những bộ đề dự đoán là điều bạn nên tránh. Đây không phải là một bài kiểm tra theo kiểu học thuộc bài cũ, mà là một cuộc phỏng vấn nhằm đánh giá kỹ năng ngôn ngữ của bạn. Giám khảo có thể dễ dàng nhận ra nếu bạn đã “học vẹt” câu trả lời và điều này có thể ảnh hưởng đến điểm số cuối cùng của bạn.
Thay vì ghi nhớ câu trả lời theo cách máy móc, bạn nên tập trung vào việc học những từ khóa và cụm từ chính cho từng chủ đề. Sau đó, hãy trình bày ý tưởng của mình một cách tự nhiên và linh hoạt nhất.
4. Những câu hỏi thường gặp về lộ trình học Speaking IELTS
4.1. Tiêu chí chấm điểm Speaking IELTS là gì?
Bài thi Speaking IELTS được chấm dựa trên bốn tiêu chí chính:
- Fluency and Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc)
- Lexical Resource (Nguồn từ vựng)
- Grammatical Range and Accuracy (Phạm vi và độ chính xác của ngữ pháp)
- Pronunciation (Phát âm)
Mỗi tiêu chí được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 9, và điểm cuối cùng là trung bình cộng của bốn tiêu chí này.
4.2. Làm thế nào để cải thiện kỹ năng nói cho bài thi IELTS?
Để cải thiện kỹ năng nói cho bài thi IELTS, bạn nên duy trì thói quen luyện tập nói tiếng Anh thường xuyên. Một cách hiệu quả mà FLYER khuyên bạn là trò chuyện qua các phần mềm trực tuyến, nơi bạn có thể giao tiếp với người bản ngữ hoặc các học viên khác để cải thiện khả năng nói của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động bên ngoài như đi du lịch và giao tiếp với người nước ngoài. Dù chỉ là những cuộc trò chuyện đơn giản, nhưng việc luyện nói hàng ngày sẽ giúp bạn phát triển độ nhanh nhạy và phản xạ trong giao tiếp, đồng thời giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh trong các tình huống khác.
4.3. Nên làm gì khi mắc lỗi sai trong quá trình thi Speaking IELTS?
Trong quá trình thi Speaking IELTS, mắc lỗi sai là điều bình thường, và cách xử lý lỗi sai có thể sẽ ảnh hưởng đến điểm số của bạn.
Đầu tiên, bạn cần giữ bình tĩnh và tiếp tục nói như bình thường. Khi nhận ra mình đã mắc lỗi, đừng hoảng loạn mà hãy tự sửa lỗi nếu cần. Ví dụ, bạn có thể nói: “I went to the market yesterday… oh, I mean, the supermarket.”
Đừng quá lo lắng về những lỗi nhỏ, hãy tập trung vào việc giữ mạch cho bài nói và trình bày ý tưởng một cách mạch lạc và logic. Điều quan trọng là bạn phải giữ sự tự tin và tiếp tục trình bày các ý tưởng của mình mà không bị sao nhãng, mất tự nhiên.
Cuối cùng, hãy luyện tập kỹ năng xử lý tình huống nếu trình bày sai bằng cách thực hành nói trước gương hoặc với bạn bè trong quá trình luyện thi.
4.4. Nên làm như thế nào khi không hiểu câu hỏi của giám khảo?
Trong khi thi Speaking IELTS, nếu bạn không hiểu câu hỏi của giám khảo hoặc không nghe kịp câu hỏi, bạn hãy lịch sự yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi bằng cách nói như sau: “I’m sorry, could you please repeat the question?” hoặc “Pardon, could you say that again, please?” Yêu cầu giám khảo nhắc lại sẽ không ảnh hưởng đến điểm số của bạn, nên hãy giữ bình tĩnh và lắng nghe kỹ hơn khi giám khảo lặp lại câu hỏi.
Nếu bạn vẫn không hiểu sau khi câu hỏi được nhắc lại, bạn có thể yêu cầu giám khảo diễn giải câu hỏi bằng cách nói: “Could you explain what you mean by…?” hoặc “I’m not sure I understand, could you elaborate, please?” Hãy cố gắng nắm bắt ý chính của câu hỏi và đưa ra câu trả lời phù hợp.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng không nên hỏi quá nhiều lần, vì điều này có thể khiến giám khảo nghĩ rằng bạn gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các filler words như “well”, “like”, “um”, “uh”,… nếu chưa đưa ra được câu trả lời, bởi các từ này có thể khiến bạn bị trừ điểm mạch lạc.
4.5. Có thể ghi chú (take note) trong quá trình thi Speaking IELTS không?
Trong quá trình thi Speaking IELTS, bạn sẽ không được phép ghi chú (take note), ngoại trừ phần thi part 2.
Trong phần thi Speaking Part 1 và Part 3, bạn sẽ phải trả lời các câu hỏi trực tiếp của giám khảo ngay lập tức sau khi câu hỏi được đưa ra. Không có thời gian để ghi chú hoặc suy nghĩ lâu, vì vậy, việc luyện tập phản xạ nhanh và tư duy nhanh là rất quan trọng.
Tuy nhiên, trong phần thi Speaking Part 2, bạn sẽ có cơ hội ghi chú. Giám khảo sẽ đưa cho bạn một chủ đề cùng với một tờ giấy và bút. Bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị và ghi chú những ý tưởng chính của mình trước khi bắt đầu nói trong tối đa 2 phút.
5. Tổng kết
Trên đây là lộ trình học IELTS Speaking giúp bạn nâng band điểm nhanh chóng trong vòng 6 tháng. Ngoài tập trung ôn luyện kiến thức, việc xây dựng lộ trình và phương pháp học phù hợp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy kiên trì luyện tập mỗi ngày để đạt được mục tiêu đã đề ra bạn nhé. FLYER chúc bạn thành công!
Phòng luyện thi ảo IELTS online giúp bạn ôn luyện “trúng & đúng”!!
✅ Truy cập kho đề thi thử IELTS chất lượng, tiết kiệm chi phí mua sách/ tài liệu đáng
✅ Trả điểm & kết quả tự động, ngay sau khi hoàn thành bài
✅ Giúp học sinh tiếp thu tiếng Anh tự nhiên & hiệu quả nhất với các tính năng mô phỏng game: thách đấu bạn bè, bảng xếp hạng,…
Trải nghiệm ngay phương pháp luyện thi IELTS khác biệt!
DD
Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ FLYER qua hotline 0868793188.
Xem thêm >>>