Mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề độc lập trong tiếng Anh phân biệt như thế nào?

Trong tiếng Anh, mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề độc lập là thành phần quan trọng cấu tạo nên câu. Tuy nhiên, đây là hai loại mệnh đề rất dễ gây nhầm lẫn mà nếu không phân biệt rõ, chúng ta sẽ rất dễ mất điểm trong bài kiểm tra..  Trong bài viết này, hãy cùng FLYER tìm hiểu những điểm giống và khác nhau của hai loại mệnh đề này nhé.

Mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề độc lập trong tiếng Anh phân biệt như thế nào?

1. Mệnh đề trong tiếng Anh là gì?

Mệnh đề trong tiếng Anh là gì?

Mệnh đề trong tiếng Anh là một nhóm những từ chứa chủ từ và một động từ đã được chia. Tuy nhiên, mệnh đề không phải lúc nào cũng là một câu hoàn chỉnh. 

Mệnh đề trong tiếng Anh bao gồm 2 loại chính là mệnh đề phụ thuộc (mệnh đề phụ) và mệnh đề độc lập (mệnh đề chính). Mệnh đề độc lập thể hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh và có thể tách thành một câu đơn. Các mệnh đề phụ thuộc không thể tách thành câu nhưng chúng bổ sung thông tin cho câu. Khi sử dụng các liên từ và dấu câu thích hợp để nối các mệnh đề tạo thành câu ghép và câu phức thú vị và hấp dẫn hơn khi đọc. Mỗi loại mệnh đề đều có có đặc điểm khác nhau. 

Ví dụ: 

  • The woman who lives next door is a teacher.

Người phụ nữ sống cạnh nhà tôi là giáo viên.

-> Trong câu trên, “who lives next door” là mệnh đề phụ thuộc được chèn vào giữa 1 mệnh đề độc lập. Có thể thấy, khi bỏ mệnh đề phụ thuộc đi, câu văn vẫn đầy đủ về mặt ý nghĩa và ngữ pháp. Trong khi đó, mệnh đề phụ thuộc lại không thể đứng 1 mình.

2. Mệnh đề phụ thuộc

Mệnh đề phụ thuộc

2.1 Khái niệm

Mệnh đề phụ thuộc là một nhóm từ có chứa chủ ngữ và động từ dùng để bổ nghĩa cho câu nhưng nó không có ý nghĩa hoàn chỉnh. Nó cần phải được kết hợp với mệnh đề khác trong cùng một câu bằng một từ hay cụm từ để tạo thành một câu có ý nghĩa hoàn chỉnh. Một mệnh đề phụ thuộc kết hợp với mệnh đề độc lập sẽ tạo thành một câu phức chính phụ.

Ví dụ: 

  • Even though it rained a lot, we still went to the supermarket.

Mặc dù trời mưa nhiều, chúng tôi vẫn đi siêu thị.

-> Trong ví dụ trên, mệnh đề “even though it rained a lot” (mặc dù trời mưa nhiều) là một mệnh đề phụ thuộc. Nếu mệnh đề này đứng một mình thì nó hoàn toàn không có nghĩa. Nó được sử dụng để bổ nghĩa cho mệnh đề chính là “we still went to the supermarket” (chúng tôi vẫn đi siêu thị). 

2.2 Các loại mệnh đề phụ thuộc

Mệnh đề phụ thuộc bao gồm 3 loại chính: mệnh đề trạng ngữ, mệnh đề danh từ và mệnh đề tương đối.

2.2.1 Mệnh đề trạng ngữ

Mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề phụ thường được trả lời cho các câu hỏi như: Why (Tại sao?), When (Khi nào?), Where (ở đâu), How (như thế nào?), …

Nó được nối với mệnh đề khác trong câu bằng các liên từ phụ thuộc như although, if, when, until, as if, because

Ví dụ: 

  • I hang out in a restaurant where my favorite food is.

Tôi đến một nhà hàng nơi có đồ ăn yêu thích của tôi.

-> Trong ví dụ trên, “where my favorite food is” (nơi có đồ ăn yêu thích của tôi) là một mệnh đề trạng ngữ. Nó giải thích và bổ nghĩa cho “a restaurant” (nhà hàng) phía trước, giúp người đọc hiểu được nhà hàng mà người viết/ người nói đang nhắc tới là nhà hàng như thế nào.

  • We visited Mike last weekend because he had an accident.

Chúng tôi đến thăm Mike tuần trước vì anh ấy bị tai nạn.

-> Tương tự như ví dụ bên trên, cụm từ “because he had an accident” (vì anh ấy bị tai nạn) bổ nghĩa và giải thích cho mệnh đề chính trước nó. Nhờ nó mà mọi người hiểu tại sao tuần trước bọn họ lại đến thăm Mike.

2.2.2 Mệnh đề danh từ

Mệnh đề danh từ giống như cái tên, nó có chức năng giống như một danh từ. Mệnh đề danh từ có thể là đối tượng bổ sung hoặc chủ từ trong câu. Mệnh đề này thường được bắt đầu với các từ who, which, when, thạt, where, why, how, whether,…

Ví dụ:

  • What I saw in that movie made me unable to forget.

Những gì tôi xem được trong bộ phim ấy khiến tôi không thể quên.

-> Trong ví dụ trên, mệnh đề “What I saw in that movie” (Những gì tôi xem được trong bộ phim ấy) đứng đầu câu làm chủ ngữ và có chức năng như một danh từ.

  • Who I met on the street was an old friend of mine.

Người tôi gặp trên đường là một người bạn cũ của tôi.

-> Tương tự ví dụ trên, mệnh đề “Who I met on the street” (Người tôi gặp trên đường) giúp người đọc/ người nghe biết được người bạn cũ ấy là ai.

2.2.3 Mệnh đề tương đối (mệnh đề tính ngữ)

Mệnh đề tương đối giống như một tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc đại từ trước nó (tiền tố). Mệnh đề tính ngữ được bắt đầu với các đại từ tương đối như who, which, that, when, whose, where, whom, whoever,… và cũng là chủ thể của mệnh đề.

Ví dụ:

  • This is the mountain that we traveled together 3 years ago.

Đây là ngọn núi mà chúng tôi đã đi du lịch cùng nhau 3 năm trước.

-> Mệnh đề tính ngữ ở đây là “that we traveled together 3 years ago” (chúng tôi đã đi du lịch cùng nhau 3 năm trước). Nếu không có mệnh đề trên, mọi người sẽ không hiểu ngọn núi ấy là ngọn núi nào, nó gắn với kỷ niệm gì.

  • I met my grandmother again whom I had not seen in a long time.

Tôi đã gặp lại bà ngoại, người mà tôi đã không gặp một thời gian dài.

-> Trong ví dụ trên, “whom I had not seen in a long time” (người mà tôi đã không gặp một thời gian dài) là mệnh đề tính ngữ bổ sung ý nghĩa cho “my grandmother” (bà ngoại tôi). 

Tóm lại, chúng ta có bảng sau:

Mệnh đề trạng ngữMệnh đề danh từMệnh đề tính ngữ
Chức năngĐóng vai trò như một trạng ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề chính.

Các mệnh đề trạng ngữ phổ biến trong câu: mệnh đề chỉ kết quả, nguyên nhân, nơi chốn, thời gian, cách thức,…

Thường được nối với mệnh đề chính bằng các liên từ phụ thuộc như although, if, when, until, as if, because… 
Có chức năng như một danh từ trong câu. Có thể đóng vai trò làm chủ ngữ, tân ngữ trực tiếp, gián tiếp hoặc tân ngữ của giới từ trong câu.

Mệnh đề này thường được bắt đầu với các từ who, which, when, thạt, where, why, how, whether,…
Có chức năng như một tính từ và được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ trong câu.

Thường được đặt ngay sau danh từ và thường được bắt đầu bằng một đại từ quan hệ như who, whose, which, that hay đại từ quan hệ when, where, why.
Ví dụWe visited Mike last weekend because he had an accident.
Chúng tôi đến thăm Mike tuần trước vì anh ấy bị tai nạn.
What I saw in that movie made me unable to forget.
Những gì tôi xem được trong bộ phim ấy khiến tôi không thể quên.
This is the mountain that we traveled together 3 years ago.
Đây là ngọn núi mà chúng tôi đã đi du lịch cùng nhau 3 năm trước.

3. Mệnh đề độc lập 

Mệnh đề độc lập

3.1 Khái niệm

Khác với mệnh đề phụ thuộc, mệnh đề độc lập có thể đứng độc lập giống như một câu đơn hoặc một phần của câu đa mệnh đề. Nó là mệnh đề có ý nghĩa không phụ thuộc vào mệnh đề khác trong cùng một câu. Trong 1 câu có thể có 2 hoặc nhiều mệnh đề độc lập. Hai mệnh đề độc lập thường được nối với nhau bởi liên từ như but, and, for, or, nor, so, yet,…

Ví dụ: 

  • That book was very interesting and I loved it.

Cuốn sách đó rất thú vị và mình thích nó.

-> Trong câu ví dụ trên có hai mệnh đề độc lập là “That book was very interesting” (Cuốn sách đó rất thú vị) I loved it (mình thích nó). Hai mệnh đề trên được nối với nhau bằng từ “and” và có thể tách thành hai câu đơn lẻ.

  • I traveled to Vietnam in 2012, and in 2013 we went to the UK.

Mình đã đi du lịch Việt Nam vào năm 2012, và đến năm 2013 chúng tôi đến nước Anh.

-> Tương tự như vậy với ví dụ thứ hai, hai mệnh đề “I traveled to Vietnam in 2012” (Mình đã đi du lịch Việt Nam vào năm 2012) và “ in 2013 we went to the UK” (đến năm 2013 chúng tôi đến nước Anh) là hai mệnh đề độc lập. Chúng có thể đứng riêng lẻ một mình. Tuy nhiên, việc nối chúng lại bởi liên từ “and” khiến câu văn dài và hay hơn. 

3.2 Cách đặt dấu câu khi nối hai mệnh đề độc lập với nhau

Trong tiếng Anh, khi nối hai mệnh đề độc lập với nhau, sẽ có những quy tắc về dấu cấu nhất định. Hãy cùng FLYER khám phá cách đặt dấu câu khi nối hai mệnh đề quan hệ ngay bây giờ nhé!

Cách nối hai mệnh đề độc lập với nhau

3.2.1 Sử dụng dấu phẩy trước từ nối

Mệnh đề độc lập, and
but
or
for
nor
yet
so
mệnh đề độc lập.

Ví dụ:

  • I was exhausted after a long day, so I decided to go to bed early.

Tôi đã kiệt sức sau một ngày dài, vì vậy tôi quyết định đi ngủ sớm.

3.2.2 Sử dụng dấu chấm phẩy giữa hai mệnh đề độc lập và không có từ nối

Mệnh đề độc lập; mệnh đề độc lập.

Ví dụ: 

  • I was exhausted after a long day; I decided to go to bed early.

Tôi đã kiệt sức sau một ngày dày; tôi quyết định đi ngủ sớm.

3.2.3 Sử dụng dấu chấm phẩy trước và dấu phẩy sau các từ nối dưới đây:

Mệnh đề độc lập;accordingly
also
besides
consequently
furthermore
however
moreover
nevertheless
otherwise
then
thus
still
therefore
, mệnh đề độc lập

Ví dụ: 

  • I was exhausted after a long day; therefore, I decided to go to bed early.

Tôi đã kiệt sức sau một ngày dài; do đó, tôi quyết định đi ngủ sớm.

4. Luyện tập

Bây giờ chúng ta cùng nhau làm một số bài tập để các bạn ôn tập lại kiến thức đã học và kiểm tra xem mình đã hiểu bài đến đâu nhé!!

5. Tổng kết

Trên đây là tất cả kiến thức về mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề độc lập trong tiếng Anh được FLYER tổng hợp lại. Hy vọng nó sẽ giúp bạn “nằm lòng” mảng kiến thức khó nhằn này. Hãy luyện tập mỗi ngày để có thể chinh phục nó nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt và đạt kết quả cao!

Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?

Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!

✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,

Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…

✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng

Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!

>>> Xem thêm

    ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM FLYER

    ✅ Trải nghiệm miễn phí ôn luyện phòng thi ảo chuẩn quốc tế
    ✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyên...
    ✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    2 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Related Posts