Ngữ điệu trong tiếng Anh – Nắm vững 4 quy tắc cơ bản để phát âm tự nhiên và chính xác nhất

Trong giao tiếp bằng tiếng Anh, việc sử dụng ngữ điệu là điều rất quan trọng. Một sự thay đổi hoặc biến thể trong ngữ âm có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của những gì bạn nói. Hãy tưởng tượng bạn vào một nhà hàng và gọi món “tráng miệng” (dessert) nhưng bạn lại sử dụng sai ngữ điệu và phát âm thành “sa mạc” (desert). Việc này sẽ gây ra tình huống khá buồn cười đúng không nào, và còn có thể xảy ra những tình huống tương tự nếu người nói không nắm vững các quy tắc phát âm ngữ điệu trong tiếng Anh. Vậy hãy cùng FLYER đọc hết bài viết này để khám phá các quy tắc phát âm giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp của mình thêm nhé!

1. Ngữ điệu trong tiếng Anh là gì?

Ngữ điệu là cách giọng nói lên hoặc xuống trong lời nói, thường đi kèm với trọng âm và nhịp điệu để tạo ra ý nghĩa của câu. 

Tùy thuộc vào ngữ điệu, một câu nói có thể cho ra những sắc thái khác nhau. Sự biến đổi của ngữ điệu tùy thuộc vào các tình huống và hình thức giao tiếp.

Bốn ngữ điệu chính trong tiếng Anh là: ngữ điệu xuống giọng, ngữ điệu lên giọng, ngữ điệu tăng-giảm và ngữ điệu giảm-tăng.

Tìm hiểu thêm về cách đánh trọng âm trong tiếng Anh

2. Chức năng của ngữ điệu trong tiếng Anh

Chức năng của ngữ điệu trong tiếng Anh
Chức năng của ngữ điệu trong tiếng Anh

2.1. Thể hiện thái độ của người nói

Ngữ điệu được sử dụng để truyền đạt ý định và cảm xúc của người nói. 

Một số cảm xúc mà người nói thường thể hiện qua ngữ điệu:

  • Niềm hạnh phúc
  • Sự tức giận
  • Ngạc nhiên
  • Vui mừng
  • Do dự
  • Mỉa mai
  • Bối rối
  • Nhiệt tình…

Ví dụ:

Khi nhận được một chiếc bánh sinh nhật bất ngờ từ một người bạn, bạn có thể nói:

Did you get that for me?

-> Ngữ điệu tăng lên, đặc biệt từ “me” ở cuối câu, thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú của bạn.

2.2. Thể hiện đúng ngữ pháp của câu nói

Trong văn nói, ngữ điệu có chức năng như một dấu câu và thường tương ứng với việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp. Cụ thể, ngữ điệu được dùng để::

  • Báo hiệu sự khác biệt giữa một câu trần thuật và một câu hỏi.
  • Phân biệt giữa câu hỏi “Wh” (Wh-questions) với câu hỏi yêu cầu trả lời có hoặc không (Yes/No).

2.3. Nhấn mạnh từ quan trọng trong câu

Ngữ điệu có chức năng trọng âm nhằm nhấn mạnh hoặc tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ quan trọng hoặc những từ mang nội dung người nói muốn truyền đạt. 

Ví dụ:

  • That’s my favourite book

Đó là cuốn sách yêu thích của tôi.

→ Đây chỉ là một câu nói trung lập về một sự việc.

  • That’s my favourite book.

→ Bằng cách nhấn mạnh từ “yêu thích”, bạn làm rõ hơn cảm nhận của mình về cuốn sách.

Ngoài ra, ngữ điệu cũng được dùng để nhấn mạnh 2 ý tương phản trong một câu.

Ví dụ:

  • Emily grew up in ↑California, but now she lives in ↑New York.

Emily lớn lên ở California, nhưng bây giờ cô ấy sống ở New York.

2.4. Ngữ điệu giúp nội dung câu nói trở nên rõ ràng và dễ nhớ hơn

Ngữ điệu làm cho các ý tưởng dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Nếu một người nói quá dài nhưng không nhấn trọng âm các từ chính và thay đổi ngữ điệu, bạn khó có thể hiểu được ngay nội dung câu nói của họ (tương tự một văn bản không có bất kỳ dấu câu nào).

3. Một số quy tắc của ngữ điệu trong tiếng Anh

3.1. Quy tắc ngữ điệu lên giọng

Quy tắc ngữ điệu lên giọng
Quy tắc ngữ điệu lên giọng

Ngữ điệu lên giọng là ngữ điệu mà cao độ của giọng nói được nâng lên ở cuối câu. Ngữ điệu đi lên dùng để thể hiện cảm xúc tích cực, mạnh mẽ hoặc để nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu.

Ngữ điệu này thường gặp trong các trường hợp sau: 

3.1.1. Lên giọng ở cuối câu hỏi “Yes/No” (Yes/No question)

Hầu hết ở mọi câu hỏi “Yes/No”,người nói đều sẽ lên giọng ở cuối câu.

Ví dụ:

  • Are you ↑Italian?

Bạn có phải người Ý không?

  • Does he know about ↑this?

Anh ấy có biết về điều này không?

  • Will he ↑agree?

Anh ấy có đồng ý không?

  • May I borrow your ↑car?

Tôi có thể mượn xe của bạn không?

3.1.2. Lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi

Bạn sử dụng ngữ điệu lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi để thể hiện sự không chắc chắn. 

Ví dụ:

  • You prefer this restaurant, do ↑you?

Bạn thích nhà hàng này hơn phải không?

  • The rules were changed, weren’t ↑they?

Các quy tắc đã thay đổi phải không?

3.1.3. Lên giọng khi thể hiện cảm xúc

Bạn thường lên giọng khi muốn diễn tả sự ngạc nhiên, vui mừng, bất ngờ hoặc một cảm xúc mạnh mẽ nào đó…

Ví dụ: 

  • Excuse ↑me? 

Tôi xin lỗi?

  • I like ↑it!

Tôi thích nó!

  • Real↑ly? 

Thật không? 

3.2. Quy tắc ngữ điệu xuống giọng

Quy tắc ngữ điệu xuống giọng
Quy tắc ngữ điệu xuống giọng

Ngữ điệu xuống giọng là ngữ điệu mà cao độ của giọng nói giảm xuống ở cuối câu. Ngữ điệu này dùng để:

  • Báo hiệu việc kết thúc một nội dung, chỉ ra rằng người nói không còn gì để thêm vào câu. Ngữ điệu xuống giọng đặc biệt hữu ích khi trả lời câu hỏi của người khác hoặc khi kết thúc một chủ đề thảo luận.
  • Bày tỏ ý kiến một cách mạnh mẽ, thể hiện sự chắc chắn vào điều bạn nói.

Ngữ điệu xuống giọng thường sử dụng trong các trường hợp sau:

3.2.1. Xuống giọng ở cuối câu hỏi “Wh” (“Wh-” question)

“Wh-questions” là các câu hỏi có chứa các từ để hỏi như “what”, “where”, “when”, “who”, “whose”, “why”, “how”. Bạn thường xuống giọng ở từ cuối cùng với dạng câu hỏi này.

Ví dụ:

  • What’s your ↓name? 

Tên của bạn là gì?

  • Where do you ↓live?

Bạn sống ở đâu ?

  • Why did they do ↓that?

Tại sao họ lại làm như vậy?

  • Whose car is ↓this?

Chiếc xe hơi này của ai?

3.2.2. Xuống giọng cuối câu hỏi đuôi (tag questions)

Bạn thường dùng ngữ điệu xuống giọng trong câu hỏi đuôi khi tìm kiếm sự xác nhận hoặc sự đồng ý. 

Ví dụ:

  • He’s the one you told me about, isn’t he?

Anh ấy là người mà bạn đã nói với tôi, phải không?

  • You didn’t enjoy the party, did you?

Bạn không thích bữa tiệc phải không?

3.2.3. Xuống giọng ở cuối câu trần thuật (statements)

Bạn thường dùng ngữ điệu xuống giọng khi có sự chắc chắn và rõ ràng trong câu trần thuật. 

Ví dụ:

  • Nice to meet ↓you.

Rất vui được gặp bạn.

  • We should keep ↓going.

Chúng ta nên tiếp tục.

  • The books on the table are ↓mine.

Những cuốn sách trên bàn là của tôi.

Tìm hiểu thêm về câu trần thuật trong tiếng Anh

3.2.4. Xuống giọng ở cuối câu mệnh lệnh (commands)

Ở từ cuối của câu mệnh lệnh, bạn có thể xuống giọng khi nhấn mạnh ý muốn truyền tải trong câu.

Ví dụ:

  • Put that ↓down!

Đặt nó xuống!

  • Leave books on the ↓desk.

Để những quyển sách lên bàn làm việc.

3.2.5. Xuống giọng ở cuối câu cảm thán (exclamations)

Việc xuống giọng ở cuối câu cảm thán nhằm mục đích nhấn mạnh vào cảm xúc của người nói.

Ví dụ:

  • How nice of ↓you!

Bạn thật tốt!

  • That’s wonderful!

Điều đó thật tuyệt vời!

3.3. Quy tắc ngữ điệu lên giọng – xuống giọng

Quy tắc ngữ điệu lên giọng - xuống giọng
Quy tắc ngữ điệu lên giọng – xuống giọng

Ngữ điệu tăng – giảm (lên – xuống) là ngữ điệu lên cao rồi hạ xuống trong một câu. 

Ngữ điệu này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn thu hút sự chú ý hoặc nhấn mạnh vào một chi tiết cụ thể trong câu. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ngữ điệu tăng – giảm khi muốn thể hiện sự không đồng ý một cách lịch sự.

Ngữ điệu tăng – giảm thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

3.3.1. Ngữ điệu trong tiếng Anh trong cụm từ giới thiệu (introductory phrases)

Những cụm từ giới thiệu: “actually”, “as a matter of fact”, “by the way”… (thực sự, thực tế là, nhân tiện…) cho thấy trong câu có một nội dung chưa kết thúc, vì vậy bạn sử dụng ngữ điệu lên – xuống trong trường hợp này.  

Ví dụ:

  • As a matter of fact, I do know ↑where he ↓does.

Thực tế là tôi biết anh ấy làm việc ở đâu.

  • By the way, have you ↑seenthat ↓film?

Nhân tiện, bạn xem bộ phim đó chưa?

  • In my opinion, this ↑car is way too ↓expensive.

Theo tôi, chiếc xe này quá đắt.

3.3.2. Ngữ điệu trong tiếng Anh trong câu liệt kê

Trong câu liệt kê, ngữ điệu sẽ lên cao ở những từ đầu và xuống thấp vào từ cuối để chỉ ra rằng danh sách hoặc sự liệt kê đã kết thúc. 

Ví dụ:

  • We like playing ↑football, ↑basketball, ↑volleyball and ↓tennis.

Chúng tôi thích chơi đá banh, bóng rổ, bóng chuyền và quần vợt.

  • I left ↑work, came ↑home, took a ↑shower, and went to ↓bed.

Tôi tan làm, trở về nhà, đi tắm và đi ngủ.

3.3.3. Ngữ điệu trong tiếng Anh trong câu suy nghĩ 

Bạn dùng ngữ điệu lên-xuống khi trong câu có những nội dung chưa được nói hết, chưa kết thúc. 

Ví dụ:

  • I bought the ↑book, but I didn’t read ↓it.

Tôi đã mua quyển sách, nhưng tôi không đọc nó.

  • If you work ↑hard, you’ll pass the ↓exam.

Nếu bạn chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kỳ thi.

Ngữ điệu lên-xuống được sử dụng khi người nói do dự trong việc trình bày ý tưởng của mình và chưa thể kết thúc câu nói. 

Ví dụ:

A: What was the house like? 

B: Well, it ↑seemed ↓nice…(but it’s too small)

A: Nơi này như thế nào? 

B: Vâng, nó có vẻ đẹp…(nhưng nó quá nhỏ)

3.3.4. Ngữ điệu trong câu hỏi lựa chọn

Ngữ điệu lên-xuống cũng được sử dụng để hỏi về sự lựa chọn giữa hai hoặc nhiều thứ. 

Ví dụ:

  • Are they going to travel in ↑May or ↓June?

Họ định đi du lịch vào tháng 5 hay tháng 6?

  • Would you like to meet ↑Saturday or ↓Sunday?

Bạn muốn gặp nhau vào thứ bảy hay chủ nhật?

3.4. Quy tắc ngữ điệu xuống giọng – lên giọng

Quy tắc ngữ điệu xuống giọng - lên giọng
Quy tắc ngữ điệu xuống giọng – lên giọng

Với quy tắc này, ngữ điệu sẽ tuân theo nhịp giảm – tăng (xuống – lên): giọng nói đi xuống và sau đó tăng lên. Ngữ điệu xuống – lên thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

3.4.1. Trong câu nói có sự không chắc chắn hoặc sử dụng cụm từ dự kiến

Ví dụ:

  • They ↓don’t need any help at the ↓mo↑ment. (but they may need in future)

Họ không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào lúc này. (nhưng có thể sẽ cần trong tương lai)

3.4.2. Trong câu hỏi yêu cầu thông tin hoặc mời ai đó làm gì

Ngữ điệu này khiến những câu hỏi yêu cầu thông tin hoặc lời mời trở nên lịch sự hơn.

Ví dụ:

  • Is this your ↓mobile ↑phone?

Đây có phải điện thoại của bạn không?

  • Would you like ↓coffee?

Bạn dùng thêm cà phê nhé?

4. Một số phương pháp luyện ngữ điệu trong tiếng Anh hiệu quả

Phương pháp luyện ngữ điệu trong tiếng Anh hiệu quả
Phương pháp luyện ngữ điệu trong tiếng Anh hiệu quả

Đọc cùng với một đoạn video có phụ đề tiếng Anh theo phương pháp Shadowing: Với phương pháp này, bạn xem qua video một lần, sau đó xem lại và luyện nói cùng lúc với video, đừng quên cố gắng theo kịp tốc độ và ngữ điệu nhé.

Đánh dấu ngữ điệu trước khi đọc: Trước khi đọc một văn bản, bạn đánh dấu trên đó những vị trí bạn nên đọc lên hay xuống giọng. Bạn có thể vẽ mũi tên phía trên các từ hoặc sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào khác phù hợp với bạn.

Thực hành ngữ điệu bằng cách phóng đại: Ví dụ ở chỗ cần tăng giọng, bạn lên giọng thật cao. Thực tế, trong khi giao tiếp, bạn sẽ không nói như vậy, nhưng đó là cách tốt khi luyện tập ngữ điệu.

Thử các ngữ điệu khác nhau: Chọn một câu và nói theo nhiều ngữ khác nhau để thể hiện những cảm xúc khác nhau, chẳng hạn như nâng cao và hạ giọng, đặt trọng âm cho các từ khác nhau, ghi âm và nghe lại âm thanh của bạn xem bạn có thể hiện rõ sự ngạc nhiên, tức giận hay vui mừng không.

Ghi âm lại những gì bạn nói: Bạn chọn một đoạn văn có các loại câu khác nhau, đọc và ghi lại, sau đó nghe bản ghi âm của chính mình nói, và tự đánh giá (Giọng bạn có tăng và giảm theo cách nghe có vẻ tự nhiên không? Bạn có nói giống người bản xứ không?)

Để hình dung rõ hơn phần lý thuyết trên, bạn hãy cùng FLYER tìm hiểu cách sử dụng ngữ điệu trong tiếng Anh trực quan thông qua đoạn video sau nhé:

5. Bài tập ngữ điệu trong tiếng Anh

5. Tổng kết

Việc sử dụng sai ngữ điệu trong tiếng Anh sẽ gây ra nhiều hiểu lầm không đáng có, đôi khi còn gây khó chịu cho người đối diện nữa. Do vậy, bạn hãy thường xuyên ôn luyện các quy tắc phát âm bao gồm các trường hợp sử dụng ngữ điệu lên giọng, xuống giọng, ngữ điệu lên giọng – xuống giọng và ngữ điệu xuống giọng – lên giọng để có thể sử dụng thành thạo và hạn chế những hiểu lầm kể trên nhé. Bên cạnh đó, sau khi đã nắm vững lý thuyết, bạn đừng quên áp dụng chúng vào thực tế để nâng tầm kỹ năng giao tiếp của bản thân nha!

Để luyện ngữ điệu tiếng Anh thật hiệu quả và trau dồi thêm các kiến thức tiếng Anh khác, bạn có thể ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER. Chỉ với vài bước đăng ký đơn giản, bạn sẽ được trải nghiệm ngay các tính năng mô phỏng game hấp dẫn được tích hợp vào những bài học và đề thi tiếng Anh cũng sẽ mang đến cho bạn những giờ học thú vị và hiệu quả!

Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?

Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!

✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,

Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…

✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng

Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!

Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để cập nhật những kiến thức và tài liệu tiếng Anh mới nhất bạn nhé!

>>>Xem thêm

    ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM FLYER

    ✅ Trải nghiệm miễn phí ôn luyện phòng thi ảo chuẩn quốc tế
    ✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyên...
    ✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Duy Anh Mai
    Duy Anh Maihttps://flyer.vn/
    Tốt nghiệp đại học FPT với chứng chỉ TOEFL 100. Từng làm sáng tạo nội dung hoàn toàn bằng tiếng Anh cho thương hiệu thời trang đến từ Pháp: Yvette LIBBY N'guyen Paris và Công ty TNHH Âm Nhạc Yamaha Việt Nam. Mục tiêu của tôi là sáng tạo ra những nội dung mang kiến thức về tiếng Anh độc đáo, bổ ích nhưng cũng thật gần gũi và dễ hiểu cho nhiều đối tượng người đọc khác nhau.

    Related Posts