Phiếu điểm TOEFL Junior KHOE năng lực Tiếng Anh của bạn như thế nào?

Khi nhận được kết quả thi TOEFL Junior, nhiều thí sinh chỉ quan tâm đến tổng điểm mà bỏ qua các thông tin khác trên phiếu điểm. Thực tế là phiếu điểm TOEFL Junior cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng phản ánh trình độ các kĩ năng của thí sinh, từ đó xây dựng lộ trình ôn luyện tối ưu nhất. Trong bài viết dưới đây, FLYER tổng hợp các thông tin hữu ích trên chứng chỉ và phiếu điểm TOEFL Junior trong bài viết dưới đây.

1. Sơ lược về bài thi TOEFL Junior

Bài thi TOEFL Junior là thước đo khách quan và đáng tin cậy về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh trung học cơ sở, bao gồm cả tiếng Anh học thuật (academic English) và tiếng Anh thường thức (social English). Đây là bài thi trắc nghiệm 4 phương án với  tổng số 126 câu hỏi chia làm 3 phần: Nghe hiểu, Ngữ pháp và từ vựng, và Đọc hiểu. Mỗi phần bao gồm 42 câu hỏi.

Tất cả các thi sinh tham gia kì thi TOEFL Junior đều nhận được phiếu điểm. Thí sinh cũng có thể đề nghị IIG Việt Nam cấp thêm chứng chỉ nếu có nhu cầu.

2. Các thông tin trên phiếu điểm TOEFL Junior bố mẹ và con cần nắm

2.1 Tổng điểm: Total score

Tổng điểm của bài thi đi kèm mô tả năng lực tổng quát của thí sinh.

Tổng điểm (total score) 830 và cấp độ hoàn thành (cấp độ 4) của thí sinh (Ảnh: IIG Vietnam)

Bảng dưới đây cho thấy các cấp độ của tổng điểm và mô tả năng lực, trình độ CEFR tương ứng của bài thi TOEFL Junior.

Cấp độTổng điểmNhận xétCEFR
  Những mô tả này thể hiện thành tích ở các trường trung học cơ sở sử dụng tiếng Anh để giảng dạy. Một học sinh tiêu biểu ở cấp độ này:Một học sinh điển hình ở cấp độ này đã đạt được các điểm CEFR ở cấp độ phần sau:

5

Superior

(Vượt trội)

845–900Luôn thể hiện khả năng hiểu của các tài liệu viết và nói phức tạp, dựa trên kiến ​​thức về cấu trúc ngôn ngữ và từ vựng phức tạp.B2 cho tất cả các phần
4
Accomplished

(Hoàn thiện)

785–840Thường thể hiện khả năng hiểu các tài liệu viết và nói phức tạp, dựa trên kiến ​​thức về cấu trúc ngôn ngữ và từ vựng phức tạp.B1 cho tất cả các phần
3
Expanding

(Mở rộng)

730–780Thể hiện khả năng hiểu một số tài liệu viết và nói phức tạp và hầu hết các tài liệu cơ bản, dựa trên kiến ​​thức về cấu trúc ngôn ngữ và từ vựng cơ bản.Chủ yếu là B1 cho tất cả các phần, nhưng đôi khi A2
2
Progressing

(Phát triển ngôn ngữ)

655–725Thỉnh thoảng thể hiện khả năng hiểu các tài liệu nói và viết cơ bản, dựa trên kiến ​​thức về cấu trúc ngôn ngữ và từ vựng cơ bản.Chủ yếu là A2 cho tất cả các phần, nhưng đôi khi A1 cho Đọc và Nghe
1
Emerging

(Nắm bắt ngôn ngữ)

600–650Có thể hiểu một số văn bản viết và nói rất cơ bản, dựa trên kiến ​​thức về cấu trúc ngôn ngữ và từ vựng cơ bản, nhưng cần phát triển hơn nữa các kỹ năng ngôn ngữ và khả năng hiểu này.Chủ yếu là A1 cho Nghe và Đọc; chủ yếu là A2 cho Language, Form and Meaning

2.2. Điểm các phần thi Nghe hiểu, Từ vựng và Ngữ pháp, Đọc hiểu

Điểm số của bài thi TOEFL Junior được xác định bởi số lượng các câu hỏi mà thí sinh trả lời đúng. Số lượng các câu trả lời đúng của mỗi phần được quy đổi sang điểm số nằm trong khoảng điểm từ 200 đến 300.

Điểm các phần thi trong phiếu điểm TOEFL Junior (Ảnh: IIG Vietnam)

2.3. Mô tả năng lực tiếng Anh

Thông qua mô tả năng lực tiếng Anh điển hình cho mức điểm mà thí sinh đạt được, giúp thí sinh xác định điểm mạnh và điểm cần cải thiện của mình.

Mô tả năng lực của thí sinh thông qua điểm Nghe hiểu:

Kết quảNăng lực hiện tại
Từ 290 đến 300
  • Thí sinh có thể hiểu được những ý chính, cho dù là ý được thể hiện rõ ràng hay ngụ ý trong đoại nói dài về chủ đề học thuật và phi học thuật.
  • Có thể xác định được những chi tiết quan trọng trong đoại nói dài về chủ đề học thuật và phi học thuật.
  • Có thể đưa ra suy luận dựa vào trọng âm hay ngữ điệu của người nói.
  • Có thể thường xuyên hiểu được các thành ngữ sử dụng trong đoạn nói dài và phức tạp hơn.
  • Có thể nắm được cách thức sử dụng thông tin của người nói (ví dụ: đưa ra so sánh hoặc cung cấp một căn cứ để hỗ trợ cho một ý kiến tranh luận) trong một đoạn nói dài về chủ đề học thuật và phi học thuật.
Từ 250 đến 285
  • Thí sinh có thể hiểu được những ý chính được thể hiện rõ ràng trong các đoạn nói dài về chủ đề học thuật và phi học thuật, có ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.
  • Có thể xác định được các chi tiết quan trọng trong các đoạn nói dài về chủ đề học thuật và phi học thuật, có ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.
  • Có thể đưa ra suy luận trong đoạn nói ngắn có ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.
  • Có thể hiểu được một số thành ngữ thông thường, được sử dụng trong đoạn nói có độ phức tạp vừa phải.
  • Có thể nắm được cách thức sử dụng thông tin của người nói (ví dụ: đưa ra so sánh hoặc cung cấp một căn cứ để hỗ trợ cho một ý kiến tranh luận) trong một ngữ cảnh quen thuộc.
Từ 225 đến 245
  • Thí sinh có thể hiểu được ý chính của một thông báo ngắn gọn trong lớp học nếu ý chính đó được thể hiện rõ ràng.
  • Có thể hiểu được những chi tiết quan trọng nếu được thể hiện rõ ràng và nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện hoặc hội thoại ngắn.
  • Có thể hiểu được lời diễn giải thông tin trực tiếp với ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.
  • Có thể hiểu mục đích của người nói trong những đoạn nói ngắn có ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.
Điểm số dưới 225
  • Thí sinh hiểu được ý chính và những chi tiết quan trọng của thông báo, cuộc trò chuyện ngắn và hội thoại đơn giản.
  • Nắm được mục đích của người nói trong các cuộc trò chuyện ngắn với ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.
  • Diễn giải được thông tin với ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.

Mô tả năng lực thí sinh thông qua điểm Ngữ pháp và Từ vựng:

Kết quảNăng lực hiện tại
Từ 280 đến 300
  • Thí sinh thường xuyên nhận biết được ý nghĩa và cách dùng chính xác của các cấu trúc ngữ pháp nâng cao (ví dụ: mệnh đề quan hệ) trong văn bản học thuật và phi học thuật.
  • Có vốn từ vựng rộng, bao gồm cả những từ vựng cơ bản về chủ đề học thuật
  • Thường xuyên nhận biết được cách kết hợp câu để tạo thành đoạn văn có nghĩa và có tính liên kết trong văn bản học thuật và phi học thuật.
Từ 250 đến 275
  • Thí sinh thường xuyên nhận biết được ý nghĩa và cách dùng chính xác của các cấu trúc ngữ pháp cơ bản (ví dụ: tính từ so sánh) trong văn bản học thuật và phi học thuật, nhưng không thường xuyên nhận biết được ý nghĩa và cách dùng của các cấu trúc ngữ pháp nâng cao.
  • Có vốn từ vựng tốt, gồm những từ ngữ sử dụng trong các văn bản phi học thuật, thông dụng sử dụng hàng ngày.
  • Thường nhận biết được cách kết hợp câu để tạo thành đoạn văn có nghĩa và có tính liên kết trong văn bản phi học thuật, nhưng đôi khi gặp khó khăn với văn bản học thuật.
Từ 210 đến 245
  • Thí sinh đôi khi nhận biết ý nghĩa và cách dùng chính xác các cấu trúc ngữ pháp cơ bản nhất (ví dụ: thì động từ quá khứ đơn hoặc hiện tại đơn) trong văn bản chủ đề phi học thuật.
  • Có vốn từ vựng phổ thông, chủ đề phi học thuật.
  • Đôi khi nhận biết được cách kết hợp câu để tạo thành đoạn văn có nghĩa và có tính liên kết trong văn bản phi học thuật, nhưng thường xuyên gặp khó khăn đối với văn bản học thuật.
Dưới 210 điểm
  • Hiểu được cách kết hợp câu để tạo thành đoạn văn có nghĩa và có tính liên kết.
  • Cần mở rộng vốn từ vựng phổ thông.
  • Cần tăng cường kiến thức và kỹ năng sử dụng các cấu trúc ngữ pháp cơ bản (ví dụ: sự hòa hợp chủ vị và giới từ đơn giản).

 

Mô tả năng lực thí sinh thông qua điểm Đọc hiểu:

Kết quảNăng lực hiện tại
Từ 280 đến 300
  • Thí sinh có thể hiểu được ý chính trong văn bản học thuật và phi học thuật ngay cả khi ý chính không được thể hiện rõ ràng.
  • Có thể hiểu được chính xác các chi tiết quan trọng trong văn bản học thuật và phi học thuật, gồm cả văn bản có độ phức tạp cao về ngôn ngữ.
  • Có thể đưa ra suy luận hiệu quả khi đọc, gồm cả những suy luận cần thiết để hiểu được mục đích của tác giả khi đưa vào văn bản một thông tin cụ thể nào đó (ví dụ: so sánh hoặc đưa ra căn cứ để hỗ trợ một ý kiến tranh luận) trong văn bản học thuật và phi học thuật.
  • Thường xuyên suy luận được thái độ hay quan điểm của nhân vật trong một câu chuyện hư cấu. Thường xuyên hiểu được ngôn ngữ hình tượng và có thể đoán nghĩa của từ mới dựa vào ngữ cảnh, thậm chí trong cả văn bản học thuật có sử dụng ngôn ngữ phức tạp.
Từ 245 đến 275
  • Thí sinh có thể hiểu ý chính được thể hiện rõ ràng trong văn bản học thuật và phi học thuật.
  • Thường xuyên xác định được các chi tiết quan trọng trong văn bản học thuật và phi học thuật ngay cả khi ngữ cảnh có lúc không rõ ràng và từ vựng sử dụng trong văn bản không quen thuộc.
  • Đôi khi có thể đưa ra suy luận chính xác, gồm cả những suy luận cần thiết để hiểu được mục đích của tác giả khi đưa vào văn bản một thông tin cụ thể nào đó
  • Thường xuyên xác định được các sự kiện hoặc cốt truyện trong một câu chuyện hư cấu. · Thường xuyên đoán được nghĩa của từ mới dựa trên ngữ cảnh cụ thể của văn bản đơn giản.
Từ 210 đến 240
  • Thí sinh đôi khi có thể xác định các ý chính được thể hiện rõ ràng trong văn bản phi học thuật.
  • Đôi khi có thể xác định các chi tiết cơ bản trong văn bản học thuật và phi học thuật với ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.
  • Thường xác định được vị trí của các thông tin cơ bản trong văn bản phi tuyến tính như lịch biểu, thực đơn sử dụng từ vựng thông dụng sử dụng hàng ngày, phi học thuật.
  • Đôi khi có thể đưa ra những suy luận đơn giản trong các văn bản phi học thuật đơn giản. · Đôi khi có thể đoán được nghĩa của từ mới dựa trên ngữ cảnh trong các văn bản phi học thuật đơn giản.
Dưới 210 điểm
  • Thí sinh xác định được các ý chính và chi tiết quan trọng trong văn bản có ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng. · Đưa ra được những suy luận dựa trên văn bản với ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng.
  • Xác định được vị trí của các thông tin cơ bản trong văn bản phi tuyến tính như lịch biểu, thực đơn, v.v.
  • Đoán được nghĩa của từ mới dựa trên ngữ cảnh.

2.4  Trình độ theo Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR) được quy đổi từ điểm của mỗi phần

Điểm từng phần của thí sinh sẽ được quy đổi sang Khung tham chiếu chung Châu Âu(CEFR) để giúp thí sinh hiểu ý nghĩa của điểm số đạt được. Điểm bài thi TOEFL Junior cho phép thí sinh xác định trình độ của mình trên một quy chuẩn mang tính toàn cầu.

Điểm thành phần quy đổi theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu ÂU (Ảnh: IIG Vietnam)

2.5 Điểm Lexile®

Điểm Lexile trên phiếu điểm TOEFL Junior (Ảnh: IIG Vietnam)

Chi tiết các sử dụng điểm Lexile, công cụ giúp thí sinh cải thiện kĩ năng đọc hiểu sau kì thi, xin xem lại LINK này.

3. Chứng chỉ TOEFL Junior

Chứng chỉ TOEFL Junior (TOEFL Junior Certificate of Achievement) là sự chứng nhận về trình độ tiếng Anh của thí sinh. Để nhận chứng chỉ, thí sinh vui lòng liên hệ IIG Việt Nam để được cấp thêm.

Chứng chỉ bao gồm các thông tin:

  • Tên thí sinh
  • Điểm phần Nghe hiểu, phần Ngữ pháp và Từ vựng, phần Đọc hiểu và mức độ hoành thành dựa trên tổng điểm
  • Ngày thi và địa điểm thi
  • Đơn vị tổ chức thi

Chứng chỉ TOEFL Junior có kích thước phù hợp để đóng khung. Chứng chỉ này có các màu khác nhau, tùy thuộc vào tổng điểm thí sinh đạt được.

  • Thí sinh đạt mức 5 (mức độ Vượt trội): Chứng chỉ màu vàng
  • Thí sinh đạt mức 4 (mức độ Hoàn thiện): Chứng chỉ màu bạc
  • Thí sinh đạt mức 3 (mức độ Mở rộng): Chứng chỉ màu đồng
  • Thí sinh đạt mức 2 (mức độ Phát triển ngôn ngữ): Chứng chỉ màu xanh lá
  • Thí sinh đạt mức 1 (mức độ Nắm bắt ngôn ngữ): Chứng chỉ màu xanh lam

Lưu ý:

Kết quả thi TOEFL Junior có giá trị trong vòng 02 năm. Bài thi TOEFL Junior KHÔNG:

  • dựa trên bất kỳ chương trình đào tạo cụ thể nào.
  • có liên kết trực tiếp đến kết quả bài thi TOEFL iBT®
  • dùng để dự đoán kết quả bài thi TOEFL iBT, hay thay thế cho bài thi TOEFL iBT, TOEFL PBT, hoặc TOEFL ITP

Phụ huynh cũng có thể tham khảo phòng luyện thi ảo TOEFL của FLYER tại đây với lượng đề thi được biên soạn cập nhật liên tục: https://flyer.vn/ 

Nguồn: ets.org

    ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM FLYER

    ✅ Trải nghiệm miễn phí ôn luyện phòng thi ảo chuẩn quốc tế
    ✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyên...
    ✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Thuan Duong
    Thuan Duonghttps://flyer.vn/
    Làm việc với giáo viên bản ngữ trong các lớp tiếng Anh nhiều trình độ từ khi học đại học, hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại ĐHNN – ĐHQG Hà Nội năm 2014, mình yêu thích tìm hiểu các nền tảng & công nghệ dạy-học tiếng Anh thú vị & mang tính thực tiễn cao.

    Related Posts