Thầy cô đang lo lắng không biết nên sử dụng phương pháp dạy luyện thi Starters, Movers, Flyers nào để phù hợp cho các con? Có rất nhiều cách ôn tập hay nhưng đâu mới là phương pháp tối ưu nhất? Trong bài viết dưới đây, FLYER sẽ bật mí cho quý thầy cô top 7 phương pháp dạy luyện thi giúp học sinh ôn tập tự tin và đạt được kết quả tốt nhất!
1. Phương pháp học quy nạp (Inductive Grammar)
Phương pháp học tập quy nạp (Inductive Grammar) là một cách tiếp cận khá mới trong giảng dạy. Khác với phương pháp giảng dạy truyền thống (phương pháp diễn dịch – Deductive Grammar), nơi mà giáo viên thường giới thiệu lý thuyết ngữ pháp trước rồi sau đó cho học sinh áp dụng vào các ví dụ, phương pháp quy nạp đặt trọng tâm vào sự khám phá và tự học.
Với phương pháp này, học sinh sẽ được học từ các cấu trúc câu cụ thể từ phim ảnh, câu chuyện và hội thoại thực tế, sau đó rút ra các quy tắc hoặc khái quát chung từ những ví dụ, giúp học sinh ghi nhớ ngữ pháp một cách tự nhiên mà còn khuyến khích sự chủ động trong học tập và phát triển kỹ năng tư duy phản biện.
1.1. Cách triển khai phương pháp Inductive Grammar
Thầy cô sẽ không đề cập đến lý thuyết hay cấu trúc ngữ pháp trong suốt quá trình dạy học theo phương pháp này, mà thay vào đó sẽ sử dụng các ví dụ trực quan như: Hình ảnh, video, ngôn ngữ hình thể hoặc tình huống cụ thể để học sinh tự đúc kết kiến thức. Trong quá trình giảng dạy, thầy cô cũng cần chuẩn bị nhiều ví dụ khác nhau để đa dạng hóa và học sinh có thể so sánh, tìm ra điểm chung.
Sau ví dụ của thầy cô, học sinh sẽ được hướng dẫn tự đặt câu với kiến thức tự mình đúc rút được. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh mô tả các hoạt động của mình trong lớp học hoặc tạo ra các tình huống giao tiếp, ví dụ như đóng vai trò chơi giả lập: “Bạn đang làm gì bây giờ?” và học sinh trả lời bằng cách áp dụng cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn vừa học.
1.2. Ví dụ cụ thể cho phương pháp dạy Inductive Grammar
Một minh họa cụ thể để dạy cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn lấy theo phương pháp học quy nạp (Inductive Grammar) thông qua ví dụ: They are playing football (Họ đang chơi đá bóng).
Các bước triển khai | Mô tả |
---|---|
Đặt vào tình huống thực tế | Giáo viên mô tả hoặc chiếu một đoạn video ngắn về một nhóm người đang chơi đá bóng. Nếu sân trường đang có nhóm học sinh chơi đá bóng, thầy cô có thể lấy đó là ví dụ minh họa trực tiếp để trực quan hơn. |
Giới thiệu mẫu câu | – Trong khi xem video hoặc hình ảnh, thầy cô sẽ miêu tả hành động “They are playing football.” bằng cách kết hợp với ngôn ngữ hình thể: – Ngón tay chỉ vào nhóm người trong hình hoặc video để minh họa từ “They”, kết hợp nói “playing football”. – Mô phỏng hành động đá bóng trong lúc đọc ví dụ để minh họa cho hành động đang diễn ra. |
Phân tích và dẫn dắt học sinh | – Hỏi học sinh: “What are they doing?” (Họ đang làm gì?) – Học sinh trả lời: “They are playing football.” (Họ đang chơi đá bóng) |
Thực hành | Thầy cô cũng có thể đưa ra thêm một số câu ví dụ khác hoặc để cho học sinh chơi trò chơi tự mô phỏng lại 1 hành động bất kì và để cho các bạn còn lại đoán, ví dụ như: “They are eating.” (Họ đang ăn.) “They are running.” (Họ đang chạy.) |
1.3. Lưu ý khi dạy luyện thi Cambridge Starters, Movers, Flyers bằng Inductive Grammar
Để dạy luyện thi Cambridge Starters, Movers, Flyers hiệu quả bằng phương pháp Inductive Grammar, quý thầy cô cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
- Tập trung vào từ vựng và cấu trúc quen thuộc trong đề thi
- Kết hợp phân tích ví dụ với kỹ năng làm bài thi Starters, Movers, Flyers, gồm Speaking, Listening và Writing
- Dành nhiều thời gian và sự kiên nhẫn
- Tạo điều kiện cho học sinh tự khám phá quy tắc ngữ pháp
- Cung cấp ngữ cảnh phong phú và thực tế
- Luôn quan tâm và sửa lỗi phát âm cho từng học sinh.
Mời quý thầy cô tham khảo video trình tự dạy ngữ pháp bằng phương pháp Inductive Grammar:
2. Phương pháp Pronunciation Formation (Phương pháp tách ghép âm)
Pronunciation Formation (tách ghép âm) là một phương pháp dạy luyện thi các chứng chỉ Cambridge được ưa chuộng, đặc biệt khi học sinh gặp phải khó khăn khi đối mặt với các phần thi Speaking và Listening. Phương pháp này bao gồm hai nội dung chính: tách âm (segmenting) và ghép âm (blending).
2.1. Tách âm (Segmenting)
Tách âm là quá trình phân tách một từ thành các âm riêng lẻ. Ví dụ: Từ “shop” có thể được tách thành các âm riêng lẻ là /ʃ/ – /ɒ/ – /p/. Việc nhận diện và phân tách các âm này giúp học sinh có thể hiểu rõ cấu trúc âm thanh của từ và dễ dàng hơn trong phát âm từng âm tiết của từ một cách chính xác. Thầy cô có thể cho các bạn học thuộc cách phát âm trong bảng IPA dưới đây:
2.2. Ghép âm (Blending)
Ghép âm bao gồm việc kết hợp các âm vị riêng lẻ để tạo thành từ hoàn chỉnh, giúp học sinh không chỉ phát âm đúng mà còn phát triển kỹ năng đọc hiểu và ghi nhớ từ vựng nhanh chóng và chính xác.
Ví dụ:
Sau khi tách âm từ “shop” thành /ʃ/ – /ɒ/ – /p/, các em sẽ ghép các âm đó lại để phát âm hoàn chỉnh từ “shop”. Kỹ thuật này không chỉ đơn thuần là việc ghép nối âm thanh mà còn giúp học sinh hình dung cách các âm vị liên kết với nhau để tạo thành từ vựng hoàn chỉnh, từ đó nâng cao khả năng đọc hiểu và phát âm một cách chính xác hơn.
2.3. Lợi ích của Pronunciation Formation trong dạy luyện thi Starters, Movers, Flyers
Bên cạnh phương pháp Inductive Grammar, việc học từ vựng dựa trên cách tách ghép âm được đánh giá là một trong những phương pháp giảng dạy luyện thi Starters, Movers, Flyers mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong việc giúp học sinh nắm bắt nhanh chóng và nhớ lâu các từ vựng mới. Phương pháp này không chỉ được coi là bước nền quan trọng trong việc xây dựng kỹ năng từ vựng tiếng Anh, mà còn góp phần nâng cao nhiều kỹ năng khác cho học sinh, từ phát âm, nghe, đến phản xạ ngôn ngữ tự nhiên.
- Phương pháp tách ghép âm giúp học sinh nắm vững cách phát âm từng âm vị theo chuẩn IPA, các em sẽ dễ dàng nhận ra và phát âm đúng từ mới, từ đó cải thiện khả năng phát âm đúng và rõ ràng, cải thiện điểm số Speaking khi làm bài thi Cambridge.
- Khi học sinh nhận diện và phát âm đúng các âm vị, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc nghe và nhận biết các từ vựng quen thuộc khi gặp chúng trong các đoạn hội thoại hoặc bài nghe.
- Phát âm và từ vựng là hai yếu tố không thể tách rời trong luyện thi Cambridge. Kỹ thuật Pronunciation Formation không chỉ giúp học sinh phát âm đúng mà còn hỗ trợ hiệu quả trong việc ghi nhớ từ vựng.
- Việc lặp lại và sửa lỗi cũng đóng vai trò quan trọng trong phương pháp này. Sau khi học sinh phát âm từng từ hoặc câu, thầy cô cần khuyến khích các em lặp lại nhiều lần để ghi nhớ và sửa lỗi phát âm ngay khi cần thiết. Lặp lại là yếu tố then chốt để học sinh có thể hoàn thiện kỹ năng phát âm của mình.
Thầy cô có thể tham khảo thêm về cách dạy phương pháp Pronunciation Formation tại đây:
3. Phương pháp Active Recall (Chủ động gợi nhớ)
Phương pháp Active Recall (chủ động gợi nhớ) là một phương pháp dạy luyện thi Starters, Movers, Flyers dựa trên nguyên lý gợi nhớ kiến thức nhằm củng cố trí nhớ dài hạn. Phương pháp Active Recall không chỉ giúp các em ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp mà còn phát triển khả năng tư duy và phản xạ nhanh. Một số hoạt động giảng dạy có thể áp dụng cho phương pháp Active Call mà thầy cô có thể tham khảo cho bài giảng của mình:
Hoạt động/ công cụ giảng dạy | Cách ứng dụng Active Call |
---|---|
Sử dụng Flashcards hoặc sử dụng Anki, Quizz,… | – Thầy cô có thể hướng dẫn các em tự thiết kế những tấm thẻ như sau: 1 mặt viết câu hỏi 1 mặt viết đáp án Vẽ thêm hình minh hoạ cho flashcard thêm phần sinh động – Sau đó, thầy cô cho các em bốc thăm flashcard bất kỳ, xem mặt câu hỏi và tự trả lời, sau đó đối chiếu với đáp án mặt sau. |
Kết hợp với phương pháp teach back (giảng lại) | – Thay vì thầy cô giảng lại kiến thức cho học sinh, chính các em sẽ là người tự giải thích hoặc giảng lại cho bạn về một quy tắc ngữ pháp hoặc từ vựng đã học. – Dạy lại cho người khác giúp học sinh gợi nhớ lại kiến thức đã học, đồng thời cũng giúp thầy cô kiểm tra được các em hiểu bài đến đâu. |
Sử dụng sơ đồ tư duy | – Thầy cô hướng dẫn học sinh tự vẽ các nhánh kiến thức từ những gì mình ghi nhớ và kết nối chúng với nhau. Sau khi học sinh vẽ xong, thầy cô sẽ cho các em đối chiếu lại với kiến thức gốc đã được học. – Sơ đồ tư duy giúp các em tổ chức thông tin rõ ràng hơn, kích thích sự sáng tạo và liên kết kiến thức theo một cách trực quan |
Sử dụng đồ vật hay liên kết với sự kiện cụ thể | – Hoạt động này giúp học sinh gợi nhớ lại kiến thức dựa trên sự kiện cụ thể, khác với cách học truyền thống thông thường sẽ làm các em dễ quên và khó huy động lại từ vựng/ ngữ pháp đã học. – Để áp dụng, thầy cô có thể gợi cho các em cách tưởng tượng ra bối cảnh thực tế để kích hoạt trí nhớ một cách tự nhiên nhất |
Thầy cô có thể tham khảo chi tiết thêm về phương pháp Active Reall tại đây:
4. Phương pháp Spaced Retition (Lặp lại cách quãng)
Spaced Repetition, hay còn gọi là Lặp lại ngắt quãng, là phương pháp dạy luyện thi Starters, Movers, Flyers dựa trên nguyên lý ôn lại thông tin theo chu kỳ có tính toán để giúp học sinh ghi nhớ thông tin tốt hơn. Thay vì học một từ vựng hoặc khái niệm một lần và mong muốn các em sẽ nhớ mãi, phương pháp này khuyến khích học sinh ôn lại từ vựng theo những khoảng thời gian cách nhau, và những khoảng thời gian này sẽ dần dần dài ra theo thời gian.
4.1. Nguyên lý của Spaced Retition và lợi ích của phương pháp
Cơ chế này dựa trên một hiện tượng trong tâm lý học gọi là Đường cong quên lãng (Forgetting Curve) do nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus phát hiện vào cuối thế kỷ 19. Theo nghiên cứu của ông, sau một khoảng thời gian học tập, chúng ta sẽ dần dần quên đi phần lớn thông tin nếu không được ôn lại. Tuy nhiên, việc lặp lại thông tin theo chu kỳ hợp lý sẽ không chỉ giúp kéo dài quá trình ghi nhớ mà còn giúp:
- Giảm nguy cơ quên kiến thức mà không cần ôn lại quá nhiều lần liên tục.
- Tối ưu hóa thời gian học tập và tăng cường khả năng ghi nhớ lâu dài.
- Phát triển kỹ năng tư duy và phản xạ ngôn ngữ: Khi các em được ôn lại từ vựng và cấu trúc câu theo chu kỳ, việc thực hành ngôn ngữ trở nên linh hoạt hơn, từ đó giúp các em phản ứng nhanh và chính xác hơn trong quá trình giao tiếp và làm bài thi.
- Thay vì phải học từ mới lặp đi lặp lại mỗi ngày, học sinh chỉ cần ôn lại từ vựng theo chu kỳ đã được tính toán trước, từ đó giảm thiểu thời gian học cho cùng khối lượng kiến thức.
- Phương pháp dạy luyện thi Starters, Movers, Flyers này cũng giúp tránh khỏi việc dạy lặp lại liên tục một cách máy móc, giữ cho quá trình học tập của các em luôn mới mẻ và không bị nhàm chán.
- Mỗi học sinh có tốc độ học và ôn tập khác nhau, vì vậy việc áp dụng phương pháp này còn cho phép thầy cô điều chỉnh lộ trình học tập phù hợp với từng cá nhân. Thầy cô có thể theo dõi tiến độ học tập của từng học sinh và điều chỉnh chu kỳ ôn tập cho phù hợp, đảm bảo rằng mỗi em đều nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để ghi nhớ kiến thức lâu dài.
4.2. Gợi ý chu kỳ ôn tập theo phương pháp dạy Spaced Repetition
Chu kỳ ôn tập sẽ phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ của từng học sinh:
Lần ôn tập | Chi tiết |
---|---|
Lần 1 | Sau khi học từ mới, học sinh sẽ chủ động ôn lại kiến thức đó sau một khoảng thời gian ngắn (ví dụ 1 ngày sau khi học). |
Lần 2 | Nếu các em đã nhớ từ vựng/ ngữ pháp đó sau lần ôn đầu tiên, chu kỳ ôn tập sẽ kéo dài hơn (3 ngày, 7 ngày, 14 ngày,…). |
Lần 3 trở đi | Khoảng cách giữa các lần ôn sẽ dần dần tăng lên (30 ngày, 60 ngày, 90 ngày), giúp kiến thức đó trở thành một phần trong trí nhớ dài hạn. |
4.3. Gợi ý công cụ dạy học theo phương pháp Spaced Retition
Điểm đặc biệt của phương pháp này là mỗi từ vựng sẽ có một chu kỳ ôn tập riêng, tùy thuộc vào mức độ ghi nhớ của từng học sinh. Hiện nay, có nhiều ứng dụng và phần mềm hỗ trợ phương pháp Spaced Repetition, giúp việc học từ vựng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Một số công cụ phổ biến bao gồm:
Công cụ / phần mềm | Công dụng |
---|---|
Anki | Thầy cô sử dụng Anki để tạo bộ từ vựng dựa trên trình độ Starters, Movers hoặc Flyers, đồng thời áp dụng tính năng lặp lại theo chu kỳ của Anki để giúp học sinh ôn tập từ vựng hiệu quả hơn. |
Quizlet | Ứng dụng Quizlet cung cấp nhiều tính năng hữu ích, như các trò chơi học tập và thẻ ghi nhớ, giúp học sinh ôn tập từ vựng và kiến thức theo chu kỳ hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả ghi nhớ và giảm căng thẳng khi ôn luyện. |
SuperMemo | SuperMemo là phần mềm đầu tiên ứng dụng nguyên lý Spaced Repetition, được phát triển với thuật toán thông minh giúp tối ưu hóa quá trình học tập theo thời gian, đảm bảo rằng học sinh ôn tập kiến thức vào đúng thời điểm trước khi quên. |
5. Phương pháp Task-based language teaching (Dạy học dựa trên nhiệm vụ)
Task-Based Language Teaching (dạy học dựa trên nhiệm vụ/dự án) là một phương pháp dạy ngôn ngữ dựa trên nhiệm vụ, nghĩa là học sinh sẽ học từ vựng/ ngữ pháp, kiến thức thông qua các hoạt động cụ thể và có mục đích rõ ràng. Thay vì tập trung vào việc học ngữ pháp hay từ vựng riêng lẻ, các em sẽ được thực hiện những nhiệm vụ tương tự như trong cuộc sống hằng ngày hoặc các tình huống, công việc thực tế để tự đúc kết ra vấn đề.
Một bài học chuẩn theo phương pháp Task-Based Language Teaching thường gồm ba giai đoạn chính mà thầy cô có thể tham khảo cho bài giảng của mình:
Giai đoạn | Nội dung |
---|---|
Giai đoạn trước nhiệm vụ (Pre-task) | – Đây là giai đoạn giáo viên giới thiệu chủ đề và cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết để học sinh hoàn thành nhiệm vụ. – Thầy cô cần chuẩn bị các slides, hình ảnh, video hoặc flashcards từ vựng theo chủ đề bài học sao cho phù hợp với trình độ của các em. |
Giai đoạn trong nhiệm vụ (Task) | – Học sinh sẽ làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ giao tiếp và giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giúp đỡ các em khi cần thiết. – Thầy cô sẽ đặt câu hỏi liên quan để học sinh tự xử lý. |
Giai đoạn sau nhiệm vụ (Post-task) | – Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên sẽ giúp học sinh phân tích và đánh giá lại quá trình thực hiện nhiệm vụ. – Đây cũng là giai đoạn để các em củng cố kiến thức ngôn ngữ vừa được sử dụng khi làm nhiệm vụ, xem lại lỗi sai và học cách cải thiện trong tương lai. |
6. Phương pháp Inquiry-Based Learning (Dạy học dựa trên yêu cầu)
Inquiry-Based Learning (IBL) là phương pháp học dựa trên sự khám phá và tìm tòi của học sinh, khuyến khích các em tự đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời thông qua nghiên cứu và phân tích. Thay vì chỉ tiếp nhận kiến thức trực tiếp từ giáo viên, học sinh sẽ chủ động tìm hiểu vấn đề và phát triển tư duy phản biện thông qua việc tự khám phá và hợp tác trong môi trường học tập.
Để ứng dụng phương pháp dạy luyện thi Starters, Movers, Flyers Inquiry-Based Learning (IBL), thầy cô có thể tham khảo quy trình giảng dạy bao gồm 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn | Nội dung |
---|---|
Xác định câu hỏi | Thầy cô đặt ra câu hỏi, hoặc hướng dẫn học sinh tự đặt ra các câu hỏi có tính chất gợi mở, có liên quan đến chủ đề mà các em đã và đang được học. |
Học sinh tiến hành nghiên cứu | – Học sinh tiến hành tìm kiếm, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách, bài báo, tài liệu trực tuyến hoặc qua phỏng vấn,…nhằm trả lời câu hỏi giáo viên đã đặt ra. – Sau khi có dữ liệu từ thông tin được thu thập, các em bắt đầu phân tích, xác định mối liên hệ giữa các thông tin để tìm ra ý nghĩa hoặc giải pháp cho vấn đề được yêu cầu. |
Trình bày và phản biện kết quả | – Học sinh trình bày kết quả của quá trình học, thảo luận với bạn bè và thầy cô, đôi khi cần phải phản biện để bảo vệ quan điểm, lập luận của mình. – Với những chủ đề lớn, thầy cô nên khuyến khích các em sử dụng powerpoint, video, tranh minh họa,… cho bài thuyết trình thêm phong phú và lôi cuốn hơn. |
7. Kỹ thuật Chain-Drilling
Chain-drilling là kỹ thuật dạy tiếng Anh hiệu quả trong việc ôn tập từ vựng, luyện tập điểm ngữ pháp hoặc cho học sinh làm quen với cấu trúc câu mới. Đây là kỹ thuật thường được áp dụng linh hoạt, cả trong luyện tập nhóm lẫn cá nhân, không chỉ giúp học sinh rèn luyện khả năng nói và phản xạ nhanh trong giao tiếp.
Chain-drilling thường được áp dụng linh hoạt trong nhiều bối cảnh giảng dạy khác nhau, từ các hoạt động nhóm đến bài tập cá nhân, rèn luyện khả năng phản xạ với các câu hỏi. Điều này giúp học sinh có thời gian suy nghĩ, chỉnh sửa và cải thiện cách diễn đạt của mình, đồng thời tăng cường sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Kỹ thuật Chain-Drilling có thể được áp dụng như 1 phương pháp dạy luyện thi Starters, Movers, Flyers theo các bước sau:
Hoạt động giảng dạy | Nội dung |
---|---|
Chuẩn bị các mẫu câu liên quan đến đề thi | – Thầy cô có thể chuẩn bị các mẫu câu đơn giản và thường gặp trong phần thi nói của Starters, Movers, Flyers như “What is your favorite color?”, “What do you like to do?”, “Can you tell me about your family?”… – Những câu hỏi này giúp học sinh làm quen với các tình huống giao tiếp thực tế trong bài thi và phát triển kỹ năng trả lời lưu loát, tự tin hơn. |
Thực hiện hỏi – đáp theo chuỗi | – Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ và bắt đầu bằng cách hỏi các câu hỏi đã chuẩn bị, sau đó yêu cầu học sinh trả lời. – Sau khi học sinh đầu tiên trả lời, học sinh đó sẽ hỏi tiếp học sinh thứ hai một câu tương tự hoặc một câu khác đã chuẩn bị trước. Quá trình này tiếp tục tuần tự từ học sinh này sang học sinh khác. – Ví dụ, học sinh A hỏi học sinh B: “What is your favorite animal?”. Học sinh B trả lời rồi hỏi lại học sinh C một câu tương tự hoặc 1 câu hỏi khác liên quan đến nội dung được học. |
Tạo áp lực thời gian và phản xạ nhanh | – Giáo viên có thể tăng dần mức độ thử thách bằng cách yêu cầu học sinh trả lời nhanh hơn hoặc đặt câu hỏi khác biệt trong cùng chủ đề. – Việc tạo áp lực thời gian không chỉ giúp các em phản xạ nhanh hơn với các câu hỏi mà còn tự tin hơn trong phần thi nói. |
Điều chỉnh theo cấp độ | – Đối với trình độ Starters, thầy cô nên sử dụng các câu hỏi và câu trả lời ngắn, đơn giản, dễ hiểu. – Đối với Movers và Flyers, các câu hỏi đưa ra cần phức tạp hơn, yêu cầu học sinh dùng nhiều thì, cấu trúc ngữ pháp khác nhau và mở rộng câu trả lời hơn để rèn luyện sự linh hoạt trong giao tiếp. |
Sửa lỗi sai | Trong hoặc sau các hoạt động kể trên, thầy cô sẽ tổng hợp và sửa lỗi phát âm, ngữ pháp cho từng học sinh, giúp các em nhận ra và tự điều chỉnh lỗi sai trong quá trình hỏi đáp. |
Thầy cô có thể tham khảo thêm về kỹ thuật Chain-Drilling qua video dưới đây:
8. Cần lưu ý gì khi áp dụng 7 phương pháp dạy luyện thi Starters, Movers, Flyers
Các kỳ thi Cambridge Starters, Movers, Flyers là những bước đầu quan trọng giúp các con làm quen với việc học tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. Để giúp các con đạt kết quả tốt trong kỳ thi này, quý thầy cô cần nắm một số lưu ý quan trọng để quá trình luyện thi trở nên hiệu quả và giúp trẻ tự tin bước vào kỳ thi:
- Mỗi cấp độ thi đều có những yêu cầu riêng về từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Khi nắm vững cấu trúc đề thi sẽ giúp quý thầy cô xây dựng lộ trình ôn tập phù hợp cho các con với từng cấp độ cụ thể. Việc này giúp xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc và phù hợp với trình độ phát triển ngôn ngữ của từng học sinh.
- Điều chỉnh phương pháp dạy luyện thi Starters, Movers Flyers phù hợp với trình độ của từng lớp sao cho phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh trong mỗi lớp, giúp các em không bị quá tải hay chán nản trong quá trình học tập. Đối với các em ở trình độ thấp hơn, cần tập trung vào những kiến thức nền tảng, trong khi đối với học sinh có khả năng cao hơn, cần khuyến khích các em thử thách bản thân với các bài tập nâng cao.
- Thay vì học từ vựng rời rạc, thầy cô có thể cho các con học tập trung vào các chủ đề quen thuộc trong bài thi. Học từ vựng theo chủ đề sẽ giúp học sinh có cảm giác thân thuộc và dễ hiểu hơn. Đây cũng là cách để các em kết nối kiến thức đã học với những gì sẽ gặp trong bài thi thực tế.
- Phần thi Reading & Writing yêu cầu học sinh nắm chắc ngữ pháp cơ bản và biết cách viết câu hoàn chỉnh. Đặc biệt ở cấp độ Flyers, các con cần viết được đoạn văn ngắn với ý tưởng mạch lạc. Thầy cô có thể tạo thói quen cho các con đọc sách tiếng Anh đơn giản hằng ngày để nâng cao vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu.
- Thầy cô cần cho các con nghe nhiều đoạn hội thoại ngắn, tương tự như trong đề thi để giúp trẻ làm quen với tốc độ và ngữ điệu tiếng Anh chuẩn. Việc luyện tập thường xuyên giúp các em phản xạ nhanh hơn khi nghe tiếng Anh, từ đó cải thiện kỹ năng nghe và giúp các em tự tin hơn khi bước vào phòng thi.
- Việc ôn luyện từ vựng và ngữ pháp cần diễn ra theo chu kỳ để đảm bảo các em sẽ không quên kiến thức. Thầy cô có thể sử dụng phương pháp Spaced Repetition kể trên để giúp các con ôn tập từ vựng và cấu trúc ngữ pháp theo chu kỳ hợp lý, từ đó ghi nhớ tốt hơn.
- Bên cạnh ứng dụng phương pháp dạy phù hợp, thầy cô cần giữ cho lớp học 1 tinh thần thoải mái trong suốt quá trình giảng dạy để các con tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Thầy cô cũng đừng quên khen ngợi và động viên khi học sinh hoàn thành bài tập và tạo không khí học tập vui vẻ, giúp các em cảm thấy hào hứng hơn khi ôn luyện.
9. Bí quyết dạy luyện thi Starters – Movers – Flyers tại TESOL Simple Education dành cho giáo viên
Khóa học phương pháp dạy luyện thi Starters – Movers – Flyers tại TESOL Simple Education được thiết kế đặc biệt dành cho những giáo viên có mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng lộ trình học tập hiệu quả và mang lại thành tích vượt trội cho học sinh của mình trong kỳ thi Starters, Movers và Flyers, cung cấp một lộ trình toàn diện về phương pháp giảng dạy, quản lý lớp học và đánh giá học sinh.
Với mong muốn giúp giáo viên xây dựng bài giảng hiệu quả, nâng cao kỹ năng giảng dạy và đảm bảo học sinh đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi, khóa học đã mang đến 5 phương pháp giảng dạy tiên tiến, bao gồm: Spaced Repetition & Active Recall, Pronunciation Formation, Color-coding Correction, Inductive Grammar, Task-based Language Teaching.
Tìm hiểu về khóa học tại: Khóa học Phương pháp dạy luyện thi Starters – Movers – Flyers
Sau khi hoàn thành khóa học tại TESOL Simple Education, bạn sẽ nhận được những quyền lợi đặc biệt sau:
- Nắm vững và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá của kỳ thi Starters, Movers, Flyers, từ đó giúp học sinh đạt kết quả cao.
- Tự soạn slide bài giảng một cách hấp dẫn mà vẫn dễ dàng truyền tải kiến thức một cách hiệu quả, giúp học sinh tập trung hơn vào bài học và đạt được kết quả tốt nhất.
- Thiết kế chương trình học và bài kiểm tra đầu vào phù hợp với khả năng hiện tại của các em.
- Sở hữu chứng chỉ hoàn thành khóa học phương pháp dạy luyện thi Starters – Movers – Flyers từ Tổ chức kiểm định chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Anh quốc tế ALAP (Anh Quốc).
Vì thế, để có thể trang bị đầy đủ các kỹ năng nhằm giúp học sinh tự tin và thành công trong các kỳ thi Starters, Movers, Flyers, bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc tham gia khóa học phương pháp dạy luyện thi Starters – Movers – Flyers tại TESOL Simple Education nhé.
10. Tổng kết
Phương pháp dạy luyện thi Starters, Movers, Flyers đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữa lý thuyết và thực hành, giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phát triển kỹ năng tiếng Anh một cách toàn diện và tự tin hơn trong giao tiếp. Trong quá trình ôn luyện, thầy cô cần chú trọng đến việc phát triển đồng đều cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua các hoạt động sinh động và tương tác, như trò chơi, thảo luận nhóm, hay các bài tập đóng vai thực tế. Đồng thời, thầy cô cũng đừng quên khen thưởng kịp thời, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh, tạo động lực học tập tích cực để các em thêm tự tin và hứng thú hơn khi bước vào kỳ thi Cambridge, từ đó đạt được kết quả tốt nhất.
Phòng thi ảo FLYER hiện có 200+ đề luyện thi Flyers Cambridge (đủ các phần thi Listening, Reading, Writing. Riêng Speaking ~10 đề và liên tục được cập nhật) cho bé trải nghiệm toàn bộ bài thi đầy đủ một cách chân thực nhất.
- Đề thi được biên soạn theo chuẩn format mới nhất của Cambridge, sát đề thi thật tới 90%
- Hệ thống tự động chấm, trả đáp án giúp con dễ dàng ôn tập lại, tự học tại nhà hiệu quả
- Luyện Nói với AI chấm, chữa chi tiết và sửa phát âm cho trẻ
- Bài tập đa tương tác, mô phỏng game giúp kích thích não bộ & sự hứng thú của trẻ
- Nhiều tính năng học tập vui nhộn: thách đấu cùng bạn bè, bài luyện tập ngắn, ôn luyện từ vựng,…
Bên cạnh đó, tính năng hữu ích với ba mẹ là Báo cáo học tập, giúp ba mẹ dễ dàng theo dõi tiến độ học tập của con. Hệ thống tự động lưu trữ mọi kết quả bài thi của con, cũng như dựa vào đó để đưa ra nhận xét về năng lực hiện tại, điểm mạnh & điểm con cần khắc phục.
Và hơn cả là ba mẹ có thể tiết kiệm đến 80% chi phí ôn luyện cho con khi luyện thi trên Phòng thi ảo FLYER đó!
Xem thêm >>>
- Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence): Học ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao bằng sơ đồ!
- Tăng tương tác lớp học với ICQs – Instruction Check Questions: Bí quyết giúp thầy cô sử dụng câu hỏi hiệu quả trong giảng dạy
- Tương tác hiệu quả với phụ huynh nhờ mạng xã hội với 3 mẫu báo cáo Zalo tình hình học tập của học sinh