Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence): Học ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao bằng sơ đồ!

Phương pháp sơ đồ hóa câu (Diagramming sentence) tuy còn khá mới lạ trong giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam nhưng đã từng rất phổ biến ở Hoa Kỳ. Mặc dù sơ đồ hóa câu không hẳn là phần tất yếu của việc học tiếng Anh nhưng nó rất phù hợp để hiểu sâu ngữ pháp và thực hành phân tích câu, đặc biệt là đối với những học sinh thích học trực quan (visual learners). Sau đây, FLYER sẽ giải thích về diagramming sentence, cách vẽ sơ đồ hóa câu kèm ví dụ để giúp thầy cô hiểu hơn về phương pháp này.

1. Phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) là gì?

1.1. Sơ đồ hóa là gì?

Sơ đồ hóa là việc thể hiện thông tin, dữ liệu hoặc ý tưởng dưới dạng sơ đồ, biểu đồ hoặc hình ảnh minh họa nhằm đơn giản hóa các thông tin, giúp người học dễ hiểu và dễ nhớ hơn. 

Một số loại sơ đồ hóa phổ biến:

  • Mind map (Sơ đồ tư duy)
  • Fishbone Diagram (Biểu đồ xương cá)
  • Flowchart (Sơ đồ dòng chảy)
  • Biểu đồ cây

1.2. Phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) là gì?

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) là gì?

Phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) là một kỹ thuật dạy và học ngôn ngữ bằng cách chia nhỏ các thành phần câu như danh từ, động từ, giới từ, mạo từ dưới dạng sơ đồ trực quan. Mục đích của diagramming sentence là làm rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong câu. Học sinh cũng có thể dễ dàng nhận biết các loại từ và cách chúng hoạt động trong câu.

Sơ đồ câu chuẩn hóa các loại đường, mỗi đường tượng trưng cho một thành phần câu. Ví dụ: đường chéo, đường nét đứt,… Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất được gọi là hệ thống Reed-Kellogg. Bài viết này tập trung vẽ sơ đồ theo phương pháp này.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Ví dụ về phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) đơn giản

Giải thích: Dấu gạch ở giữa chia cách giữa chủ ngữ và động từ.

Thành phần câu:

  • She: Chủ ngữ danh từ
  • dances: Vị ngữ động từ

Phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) đơn giản cho người mới bắt đầu:

https://www.youtube.com/watch?v=deiEY5Yq1qI

2. Vì sao phương pháp sơ đồ hóa câu hiệu quả?

Theo tâm lý học nhận thức, việc sử dụng hình ảnh và sơ đồ giúp cải thiện khả năng hiểu và ghi nhớ của người học. Sơ đồ hóa câu giúp chuyển đổi dạng thông tin văn bản sang dạng hình ảnh, do đó thông tin trở nên dễ tiếp cận hơn.

Dựa vào lý thuyết học tập đa giác quan, quá trình hình tượng hóa sơ đồ có sự kết hợp giữa thị giác (hình ảnh) và ngữ nghĩa (văn bản) giúp cải thiện khả năng hiểu và ghi nhớ thông tin.

Ngoài ra, việc phân chia, sắp xếp thành phần câu theo từng nhóm cụ thể giúp làm rõ và đơn giản hóa các câu có ngữ pháp phức tạp. Để sơ đồ hóa câu thành công, người học cũng cần chủ động tham gia phân tích và xây dựng sơ đồ (học tập chủ động).

3. Cách vẽ sơ đồ hóa câu tiếng Anh cụ thể cấp cơ bản

Trước khi đi sâu vào việc lập sơ đồ câu để giảng dạy hiệu quả, thầy cô nên cùng học sinh điểm qua những yếu tố cấu thành câu: gồm các thành phần và vai trò của chúng trong câu. Từ đó học sinh mới có thể giúp đặt đúng vị trí từng thành phần trên sơ đồ câu.

3.1. Bảng tóm lược thành phần phổ biến và vai trò của chúng trong câu tiếng Anh

Xem thêm: Cấu trúc câu trong tiếng Anh

Xem thêm: Phân biệt 9 từ loại Tiếng Anh: Cách dùng, ví dụ, bài tập chi tiết

Mời thầy cô điểm qua một số ký hiệu trong vẽ sơ đồ hóa câu cơ bản cần nắm:

Đường kẻ ngang (đường cơ sở/ trục chính)Chứa những thành phần chủ chốt như danh từ chủ ngữ, vị từ động ngữ và tân ngữ trực tiếp. 
Đường kẻ dọc vượt đường cơ sởPhân tách chủ ngữ danh từ với vị ngữ động từ.
Đường chéoChứa mạo từ, các từ bổ nghĩa.
Đường nét đứtChứa thành phần phụ của câu như tính từ/ trạng từ bổ nghĩa hoặc liên từ; có thể nằm dọc hoặc ngang.

3.2. Vẽ sơ đồ chủ ngữ danh từ và vị ngữ động từ

Đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất của lập sơ đồ hóa câu. 

Trước tiên, thầy cô đặt một câu tiếng Anh cơ bản gồm một chủ ngữ là danh từ và một động từ chính.

  • Cows eat.

Bò thì ăn. 

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Sơ đồ hóa câu cơ bản với chủ ngữ và động từ

Tiếp đó, hướng dẫn học sinh vẽ một đường kẻ ngang (đường cơ sở) và một đường thẳng đứng nhỏ ở giữa vượt quá đường cơ sở, tạo thành một dấu cộng lớn.

Bên trái đường thẳng đứng, viết danh từ “Cows”.
Bên phải đường thẳng đứng, viết động từ “eat”.

3.3. Thêm tân ngữ trực tiếp

  • Cows eat grass.

Loài bò ăn cỏ.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Thêm tân ngữ trực tiếp trong sơ đồ hóa câu

Trong câu này, “grass” là danh từ trực tiếp nhận hành động, tức là tân ngữ trực tiếp.

Các bước vẽ sơ đồ hóa câu có thêm tân ngữ trực tiếp:

Bên phải động từ, đặt bút trên đường kẻ ngang, vẽ lên một đường thẳng đứng ngắn.
Bên phải đường kẻ sọc vừa vẽ, viết vào tân ngữ trực tiếp “grass”.

3.4. Thêm mạo từ và từ bổ nghĩa

Mạo từ đứng trên một đường chéo bên dưới từ mà nó xác định.

Từ bổ nghĩa (tính từ, trạng từ,…) đứng trên một đường chéo bên dưới từ mà nó bổ nghĩa.

3.4.1. Ví dụ 1: Thêm mạo từ và trạng từ bổ nghĩa đuôi -ly

  • The cow eats grass slowly.

Con bò ăn cỏ một cách từ tốn.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Thêm mạo từ và trạng từ đuôi -ly cho sơ đồ hóa câu

Học sinh lập sơ đồ hóa câu có mạo từ và trạng từ đuôi -ly theo các bước sau:

Đặt bút ở đầu đường cơ sở, vẽ xuống đường chéo (1) ngay dưới danh từ “cow”.
Viết mạo từ “The” xéo theo đường chéo (1) vừa kẻ.
Từ đường cơ sở, vẽ xuống đường chéo (2) bên dưới động từ “eats”.
Viết xéo theo đường chéo (2) trạng từ “slowly”.

Phân tích thành phần câu:

  • Mạo từ “The” xác định cho danh từ “cow”.
  • Trạng từ “slowly” bổ nghĩa cho động từ “eats”.

3.4.2. Ví dụ 2: Thêm tính từ bổ nghĩa

  • The old cow eats green grass slowly.

Con bò già ăn cỏ xanh một cách chậm rãi.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Thêm tính từ bổ nghĩa trong sơ đồ hóa câu

Câu trên xuất hiện thêm:

  • Tính từ “old” bổ nghĩa cho danh từ “cow”.
  • Tính từ “green” bổ nghĩa cho danh từ “grass”. 

3.5. Thêm cụm giới từ

Trước tiên, giáo viên cần giúp học sinh nhớ lại cấu trúc của cụm giới từ: 

Giới từ + (the/ a/ an) + danh từ

Trong sơ đồ hóa câu, các giới từ nằm trên một đường chéo bên dưới từ mà nó bổ nghĩa. 

Danh từ sau giới từ được ghi trên một đường kẻ ngang song song với đường cơ sở, nối với điểm kết thúc của đường giới từ.

  • The old cow eats grass in the field.

Con bò già ăn cỏ trên cánh đồng.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Phương pháp sơ đồ hóa câu (Diagramming sentence) với cụm giới từ

Câu trên xuất hiện cụm giới từ “in the field”.

Thầy cô hướng dẫn các bước vẽ sơ đồ hóa câu có thêm cụm giới từ cho học sinh:

Đặt bút trên đường cơ sở tại vị trí từ mà giới từ bổ nghĩa (trong trường hợp này là động từ “eats”), kẻ xuống một đường chéo và viết giới từ “in” trên đường chéo vừa kẻ. Đường này gọi là “đường giới từ”.
Cuối đường chéo giới từ, kẻ một đường song song với đường cơ sở. Viết danh từ “field” lên trên đường ngang này.
Mạo từ “the” kẻ chéo xuống ngay dưới từ mà nó xác định, tức là danh từ  “field”.

Phân tích thành phần câu để học sinh nhớ lại kiến thức:

  • Chủ ngữ danh từ: cow
  • Vị ngữ động từ: eats
  • Tân ngữ trực tiếp: grass
  • Giới từ: in
  • Danh từ đứng sau giới từ: field

3.6. Thêm tân ngữ gián tiếp

Tân ngữ gián tiếp thường được liên kết với động từ bằng một đường chéo ghi “to” hoặc “for”. Đường chéo này lại nối với một đường ngang song song với đường cơ sở ghi tân ngữ trực tiếp.

  • The farmer offers the grass to the cow.

Người nông dân cung cấp cỏ cho con bò.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Lập sơ đồ hóa câu có thêm tân ngữ gián tiếp

Phân tích thành phần câu, giúp học sinh ôn lại kiến thức:

  • Chủ ngữ danh từ: farmer
  • Mạo từ xác định danh từ: The
  • Động từ: offers
  • Tân ngữ trực tiếp: grass
  • Tân ngữ gián tiếp: cow 
  • Mạo từ xác định tân ngữ: the

3.7. Thêm yếu tố bổ sung cho chủ ngữ

Yếu tố bổ sung cho chủ ngữ là từ/ cụm từ đứng sau động từ liên kết như tobe, become, seem, appear, feel, sound, taste nhằm biểu thị trạng thái hoặc đặc điểm của chủ ngữ. Thành phần này thường xuất hiện ở dạng tính từ.

Yếu tố bổ sung chủ ngữ được phân chia với động từ liên kết bằng một đường chéo \ và nằm ngay trên đường cơ sở.

  • Her mother is lovely.

Mẹ cô ấy rất dễ mến.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) có yếu tố bổ sung cho chủ ngữ

Hướng dẫn học sinh phân tích thành phần câu mới:

  • Động từ liên kết: “is” (tobe)
  • Yếu tố bổ sung cho chủ ngữ: “lovely” (tính từ)

3.8. Thêm trạng từ 

Trạng từ là một thành phần bổ nghĩa, do đó nó sẽ đứng ở một đường chéo ngay phía dưới và song song với từ mà nó bổ nghĩa (thường là tính từ hoặc động từ). 

3.8.1. Ví dụ 1: Trạng từ chỉ mức độ

  • Robert likes really sweet lattes.

Robert thích uống latte siêu ngọt.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Phương pháp lập sơ đồ hóa câu có thêm trạng từ chỉ mức độ

Trong câu này xuất hiện trạng từ “really” bổ nghĩa cho tính từ “sweet”. 

Học sinh cần vẽ một đường chéo song song với đường chéo tính từ “sweet”, sau đó nối 2 đường này lại với nhau.

3.8.2. Ví dụ 2: Trạng từ chỉ nơi chốn

  • Juliet ran away with Romeo.

Juliet chạy trốn với Romeo.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Phương pháp lập sơ đồ hóa câu có thêm trạng từ nơi chốn

Thầy cô cùng học sinh luyện phân tích thành phần câu:

  • Chủ ngữ danh từ: Juliet
  • Vị ngữ động từ: ran
  • Trạng từ bổ nghĩa cho động từ: away
  • Cụm giới từ: with Romeo

4. Cách sơ đồ hóa câu tiếng Anh nâng cao

Sơ đồ hóa câu nâng cao dành cho những câu được cấu thành bởi nhiều yếu tố ngữ pháp phức tạp bên cạnh những thành phần chính như động từ nối, liên từ, nhiều danh từ hoặc nhiều chủ ngữ. 

Đây là phần kiến thức khá khó đối với một số người học, do vậy bản thân giáo viên cần thành thạo trong phương pháp lập sơ đồ hóa câu mới có thể hỗ trợ học sinh trong việc luyện tập. 

Ngoài ra, trước mỗi phần học nhỏ, giáo viên nên giải thích những thuật ngữ trong ngữ pháp tiếng Anh để học sinh hiểu rõ về những thành phần câu mà các em sắp vẽ.

Có hàng chục cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh phức tạp và dưới đây là những cấu trúc thường gặp.

4.1. Lập sơ đồ hóa câu với các cụm từ ghép

Trước tiên, thầy cô cần giải thích cụm từ ghép là gì.

Cụm từ ghép gồm hai hay nhiều danh từ/ tính từ/ động từ cấu thành. Các từ này có thể được liên kết với nhau bởi liên từ hoặc gồm danh từ/ đại từ đi kèm các từ bổ nghĩa.

  • You and I are good friends.

Bạn và tôi là bạn tốt của nhau.

  • The beautiful girl looks happy.

Cô gái xinh đẹp trông thật hạnh phúc.

Tiếp theo, thầy cô cần đưa ra nhiều ví dụ khác nhau để cụ thể hóa các bước lập sơ đồ với các cụm từ ghép.

4.1.1. Ví dụ 1: Cụm danh từ 

Cụm danh từ ghép gồm hai hay nhiều danh từ cấu thành. Các danh từ này được liên kết bởi liên từ “and” hoặc “or”.

Trong sơ đồ hóa câu, liên từ kết nối danh từ nằm trên một đường nét đứt kẻ dọc.

  • Alex and I discuss politics.

Alex và tôi bàn về chính trị.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Lập sơ đồ hóa câu với cụm danh từ có liên từ

4.1.2. Ví dụ 2: Cụm tính từ 

Cụm tính từ ghép gồm nhiều tính từ, có thể được liên kết bởi liên từ hoặc không. Khi liên từ kết nối hai tính từ, nó được nằm trên một đường nét đứt kẻ ngang.

  • The young and talented baker creates new recipes everyday.

Người thợ bánh trẻ và tài năng sáng tạo công thức mới mỗi ngày.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Lập sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) với cụm tính từ ghép có liên từ

4.1.3. Ví dụ 3: Cụm vị ngữ động từ ghép

Cụm vị ngữ động từ ghép gồm hai hay nhiều động từ được liên kết với nhau bởi liên từ nhằm mô tả các hành động mà chủ ngữ thực hiện.

  • We clean the house and paint the wall.

Chúng tôi dọn nhà và sơn tường.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Lập sơ đồ hóa câu với cụm vị ngữ động từ

4.2. Lập sơ đồ hóa câu với câu ghép gồm 2 mệnh đề độc lập

Thầy cô giới thiệu sơ về khái niệm câu ghép:

Câu ghép được tạo thành bởi hai hay nhiều mệnh đề độc lập. Các mệnh đề này có thể được liên kết với nhau bởi liên từ (conjunctions), dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

4.2.1. Ví dụ 1: Câu ghép có thêm liên từ

  • She studies hard, and she plays soccer.

Cô ấy học hành chăm chỉ, và cô ấy chơi cả đá banh.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Phương pháp sơ đồ hóa câu ghép có liên từ

Câu trên có thêm liên từ “and” để nối hai mệnh đề với nhau. Học sinh cần sử dụng nét đứt để thể hiện mối liên kết giữa hai mệnh đề thông qua liên từ “and”.

Nhớ lại các thành phần câu:

  • Chủ ngữ danh từ: She
  • Vị ngữ động từ: “studies” và “plays”
  • Từ bổ nghĩa: hard
  • Tân ngữ trực tiếp: soccer
  • Liên từ: and

4.2.2. Ví dụ 2: Câu ghép có thêm trạng từ phủ định “not”

  • Rachel couldn’t find a plate, so she put the noodles in a bowl.

Rachel không thể tìm thấy cái đĩa, nên cô ấy đựng mì trong một cái tô.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Lập sơ đồ hóa câu ghép có trạng từ phủ định “not”

Câu trên xuất hiện trạng từ phủ định “n’t” (not) để phủ định cho “could”. Do đó, “not” sẽ nằm ở đường chéo ngay dưới động từ “could”.

4.2.3. Ví dụ 3: Câu ghép thêm yếu tố sở hữu (sở hữu cách, tính từ/ đại từ sở hữu)

  • Joey is afraid of grammar, and Ross’s weakness is vocabulary.

Joey sợ ngữ pháp, và điểm yếu của Ross chính là từ vựng.

Thành phần học sinh cần chú ý trong câu trên là liên từ “and” và tính từ sở hữu “Ross’s”. Chủ ngữ danh từ trong vế hai của câu này là “weakness” và “Ross’s” đóng vai trò xác định cho chủ ngữ danh từ.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Phương pháp lập sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) câu ghép có sở hữu cách

Các thành phần câu khác:

Thành phần câuVị trí trong sơ đồ
Động từ liên kết “is”Bên phải dấu gạch qua đường cơ sở, sau chủ ngữ “Joey”.
Vị ngữ tính từ “afraid”Bên phải dấu gạch chéo \ trên đường cơ sở, sau “is”.
Giới từ “of”Đường chéo dưới từ mà nó bổ nghĩa, tức là từ “afraid”.

4.3. Lập sơ đồ hóa câu ghép với mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc

Câu ghép với mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc thường được liên kết bởi các liên từ như that, because, although, if, when, since.

4.3.1. Ví dụ 1: Mệnh đề độc lập đứng trước

  • I distance myself from people because I am not fond of society.

Tôi xa lánh mọi người vì tôi không thích xã hội.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Cách lập sơ đồ hóa câu ghép có mệnh đề độc lập đứng trước

4.3.2. Ví dụ 2: Mệnh đề phụ thuộc đứng trước

  • Because she was tired, she went to bed early.

Vì cô ấy mệt, cô ấy đi ngủ sớm.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Cách lập sơ đồ hóa câu ghép có mệnh đề phụ thuộc đứng trước

4.4. Lập sơ đồ hóa câu hỏi

Phần này không quá khó đối với học sinh nhưng FLYER xếp vào phần sơ đồ hóa nâng cao vì các em cần biết cách trả lời cho từng câu hỏi và dựa vào câu trả lời đó để vẽ sơ đồ.

  • Where is the restaurant?

Nhà hàng ở đâu?

=> Vẽ sơ đồ hóa dựa vào câu trả lời: The restaurant is (somewhere). (Nhà hàng ở đâu đó).

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) câu hỏi

“Where” đang đóng vai trò như một trạng từ chỉ nơi chốn bổ nghĩa cho động từ “is”. Do vậy, “where” nằm trên đường chéo ngay bên dưới từ mà nó bổ nghĩa.

Như vậy, học sinh có thể xác định được các thành phần câu còn lại như bình thường:

  • Chủ ngữ danh từ “restaurant”
  • Mạo từ “The” xác định cho chủ ngữ
  • Động từ “is”

4.5. Lập sơ đồ hóa câu có danh động từ

4.5.1. Ví dụ 1: Danh động từ làm chủ ngữ

  • Talking is fun.

Trò chuyện rất vui.

Thoạt tiên khi nhìn vào câu này, học sinh sẽ ngay lập tức đặt “Talking” vào vị trí của chủ ngữ danh từ: đó là ở bên trên đường cơ sở và ở bên trái đường kẻ dọc qua trục ngang chính.

Tuy nhiên “Talking” không phải là một chủ ngữ danh từ mà là một chủ ngữ danh động từ (gerund). Đường kẻ thể hiện chủ ngữ danh động từ được vẽ như trong sơ đồ dưới đây.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Lập sơ đồ hóa câu có danh động từ làm chủ ngữ

4.5.2. Ví dụ 2: Danh động từ làm tân ngữ trực tiếp

  • Their nine-year-old daughter loves cooking delicious meals.

Con gái 9 tuổi của họ thích nấu những bữa ăn ngon.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence) - Ví dụ
Phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) câu có danh động từ làm tân ngữ

Trong câu này, thầy cô cần nhấn mạnh: “cooking” không có vai trò như động từ “cook” (nấu) mà đóng vai trò như một danh từ ám chỉ việc nấu ăn và bổ nghĩa cho động từ “loves” đứng trước nó.

Do đó, “cooking” chính là một tân ngữ trực tiếp trong câu trên.

4.5.3. Ví dụ 3: Danh động từ đứng sau giới từ và đứng đầu câu

  • Looking at the clouds in the sky, Anni thought of being an angel.

Nhìn những đám mây trên trời, Anni nghĩ về việc trở thành thiên thần.

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence) - Ví dụ
Phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) câu có danh động từ đứng đầu câu và sau giới từ

Câu này xuất hiện hai danh động từ:

  • “Looking”: đứng đầu câu để bắt đầu một mệnh đề, thể hiện một hành động xảy ra đồng thời với động từ chính.
  • “being”: làm tân ngữ của giới từ “of”, biểu thị trạng thái mà Anni đang nghĩ đến.

5. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp sơ đồ hóa câu?

Không phải tự nhiên mà ngày nay, phương pháp sơ đồ hóa câu đã không còn quá phổ biến trong cộng đồng dạy và học tiếng Anh. Bên cạnh những tác động tích cực đối với người học, thầy cô cũng dễ dàng nhận thấy một số bất cập ngay trong quá trình luyện tập sơ đồ hóa câu.

  • Ưu điểm:
Hiểu rõ về cấu trúc câu tiếng Anh: Sơ đồ trực quan giúp học sinh thấy rõ mối liên kết giữa các thành phần câu. Từ đó cải thiện khả năng phân tích và viết câu phức tạp.
Cải thiện kỹ năng tiếng Anh: Củng cố kiến thức ngữ pháp thông qua sơ đồ, tăng cường khả năng sử dụng ngữ pháp trong viết và nói.
Tăng cường tư duy: Sắp xếp thành phần câu theo hệ thống đòi hỏi suy nghĩ logic và có tổ chức.
Tăng cường khả năng học tập chủ động.
  • Nhược điểm:
Tốn nhiều thời gian, đặc biệt là với những câu phức tạp.
Sơ đồ hóa câu có thể trở nên phức tạp đối với những câu dài.
Không phù hợp với mọi đối tượng học sinh do không phải em nào cũng giỏi phân tích cấu trúc ngữ pháp hay tư duy logic.
Thiếu tính thực tiễn trong giao tiếp do chỉ luyện tập trên giấy.

6. Ứng dụng phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) trong lớp học

Để giảm bớt tính “học thuật” của phương pháp sơ đồ hóa câu thông thường, trong các tiết học tiếng Anh, thầy cô có thể gia tăng cảm hứng học tập cho học sinh bằng cách kết hợp lập sơ đồ hóa câu với yếu tố “game hóa”. Chẳng hạn như mỗi một lần vẽ đúng sơ đồ hóa đúng, học sinh sẽ được tặng một phần thưởng.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tạo ra những “Thử thách và Cấp độ” bằng cách cho học sinh vẽ sơ đồ hóa câu từ đơn giản đến phức tạp nhằm khuyến khích học sinh vượt qua thử thách.

Giáo viên cũng có thể thúc đẩy sự cạnh tranh phù hợp trong lớp học bằng việc Thách đấu: Các em học sinh được thành lập nhóm và cùng nhau phân tích ngữ pháp, đội nào hoàn thành sơ đồ đầu tiên sẽ là người chiến thắng.

Tham khảo các yếu tố game hóa trong giảng dạy tiếng Anh tại FLYER:

https://www.youtube.com/watch?v=IPpN1VT7i80&t=43s

7. Câu hỏi thường gặp về phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence)

Phương pháp sơ đồ hoá câu (Diagramming sentence)
Câu hỏi thường gặp về phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence)
Câu 1: Phương pháp sơ đồ hóa câu (Diagramming sentence) khác gì so với phương pháp học tập ngữ pháp thông thường?

 

Sơ đồ hóa câu

Cách học tập thông thường

Hình thức

Sử dụng sơ đồ trực quan để thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần trong câu. Học sinh cần vẽ các đường, ký hiệu trong sơ đồ để minh họa các từ với vai trò tương ứng.

Tập trung vào bài giảng lý thuyết và công thức, bài tập viết hoặc phân tích bằng lời. 

Yêu cầu

Đòi hỏi người học phải có tư duy phân tích và hiểu rõ về thành phần câu và ngữ pháp tiếng Anh.

Học sinh cần chăm chỉ luyện tập mới có thể áp dụng và ghi nhớ ngữ pháp.

Tính phổ biến

Không phù hợp với mọi đối tượng.

Dễ tiếp cận.

Tính thực tiễn

Mang tính học thuật cao, không thể áp dụng trong nhiều trường hợp.

Có thể ứng dụng trong thực tiễn như viết email, tham gia hội thoại, đọc hiểu tài liệu.

Câu 2: Nguồn gốc của phương pháp sơ đồ hóa câu?

– Năm 1847, một hiệu trưởng trường học tên là Stephen Watkins Clark đã phát triển một loại sơ đồ trông giống như bong bóng để giúp học sinh của mình thấy được mối liên hệ giữa các khái niệm ngữ pháp. 
– Khoảng 30 năm sau, Alonzo Reed và Brainerd Kellogg, các giáo sư tại Học viện Bách khoa Brooklyn và giáo viên ngữ pháp, đã chỉnh sửa lại khái niệm sơ đồ hóa câu trong cuốn sách: “Higher Lessons in English” (Những bài học nâng cao trong tiếng Anh).
– Phương pháp sơ đồ hóa câu nhanh chóng trở nên phổ biến trong các trường học ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX và được coi là công cụ giảng dạy ngữ pháp hiệu quả.

Câu 3: Có website nào tự động vẽ sơ đồ hóa câu không?

Câu trả lời hiện tại là Chưa có, tuy nhiên tồn tại một số website hỗ trợ lập sơ đồ hóa câu bằng cách vẽ sẵn những ký hiệu đường cho từng thành phần câu. Chẳng hạn như:
Let’s Diagram
Draw.io

8. Tổng kết

Tổng hợp một số sơ đồ hóa câu cơ bản:

Tóm lại, phương pháp sơ đồ hóa câu (diagramming sentence) có thể được ứng dụng vào một vài thời điểm trong lớp để đổi mới bài học. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp sử dụng xuyên suốt để dạy ngữ pháp bởi tính phức tạp và mất thời gian của nó. Thầy cô có thể kết hợp dạy ngữ pháp truyền thống với lập sơ đồ hóa câu nhằm rèn luyện khả năng tư duy phân tích cho học sinh. 

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

>>> Xem thêm:

    Đăng ký Đối tác

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Tâm Trần
    Tâm Trần
    "Muốn thay đổi vận mệnh, trước tiên hãy thay đổi tính cách".

    Related Posts