7 phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học đơn giản mà hiệu quả giúp thầy cô tối ưu hóa các tiết học trên lớp!

Tiểu học là độ tuổi trẻ phát triển và xây dựng các kỹ năng tiếng Anh cơ bản hiệu quả nhất. Tuy nhiên, khác với người lớn, trẻ cần có một môi trường để tiếp cận tiếng Anh một cách thoải mái và thú vị hơn. Trong bài viết dưới đây, FLYER xin gửi tới thầy cô những phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, giúp thầy cô tối ưu hóa các tiết dạy trên lớp của mình. Mời thầy cô cùng tham khảo!

1. Những khó khăn khi dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học

Dạy tiếng Anh cho trẻ em là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng không kém phần thách thức đối với các thầy cô, đặc biệt là khi dạy các bạn nhỏ lớp 1. Thầy cô thông thường phải đối mặt với một số khó khăn như sau:

  • Trẻ thường thiếu sự tập trung và dễ chán nản
  • Sự khác nhau giữa trình độ và khả năng tiếp thu của từng bạn trong lớp
  • Phương pháp tiếp cận với trẻ chưa hiệu quả

2. Các phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học mà thầy cô có thể áp dụng để giúp trẻ mở rộng khả năng tiếng Anh của mình. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với học sinh sẽ giúp thầy cô tiết kiệm thời gian và đạt được kết quả tốt hơn. Trong phần dưới đây, FLYER sẽ gợi ý đến quý thầy cô một số phương pháp đã được nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả đối với các bạn nhỏ. 

2.1. Phương pháp Nghe – Nói (Audio – Lingual method)

Phương pháp Nghe – Nói được tiến hành dựa trên nguyên tắc kích thích – phản hồi – củng cố (hay còn gọi là hình thành thói quen). Phương pháp này tương đương với việc tạo ra và duy trì những thói quen với ngôn ngữ. Hình thức giảng dạy này chủ yếu bao gồm các bài huấn luyện được lặp đi lặp lại nhằm hình thành thói quen và phản xạ. Bài tập được thiết kế để dưới một dạng nhất định, chẳng hạn như thầy cô sẽ đưa ra một cụm từ hay một câu văn đúng với đầy đủ cấu trúc ngữ pháp. Học sinh sẽ tiến hành ghi nhớ và sử dụng thành thạo, sau đó dần dần thay đổi những thành phần khác nhau trong câu để tạo nên các câu văn mới. Điều này được thực hiện để giúp học sinh tránh mắc lỗi và sử dụng tiếng Anh một cách chính xác.

Phương pháp nghe ngôn ngữ cũng nhấn mạnh việc dạy nghe và nói trước khi đọc và viết. Phương pháp này được sử dụng trong các cuộc đối thoại để học sinh làm quen với việc xây dựng câu và cách phản hồi lại những câu hỏi được đặt ra. Điều cần lưu ý là việc sử dụng tiếng Việt để giải thích hay dịch nghĩa đều không được khuyến khích.

Dưới đây là ví dụ về một cuộc hội thoại mẫu áp dụng phương pháp này:

Teacher: There’s a cup on the table (repeat)

Students: There’s a cup on the table.

Teacher: spoon

Students: There’s a spoon on the table.

Teacher: Book

Students: There’s a book on the table.

Teacher: on the chair

Students: There’s a book on the chair.

Giáo viên: Có một cái tách ở trên bàn (lặp lại)

Học sinh: Có một cái tách ở trên bàn.

Giáo viên: chiếc thìa

Học sinh: Có một chiếc thìa ở trên bàn.

Giáo viên: cuốn sách

Học sinh: Có một cuốn sách ở trên bàn.

Giáo viên: ở trên ghế

Học sinh: Có một cuốn sách ở trên ghế.

Phương pháp này tuy hiệu quả nhưng cũng có nhiều nhược điểm. Chẳng hạn, nó không cho học sinh cơ hội thử nghiệm nhiều với ngôn ngữ, làm cho việc học có đôi chút cứng nhắc. Mặt khác, Audio – Lingual method hoàn toàn phù hợp với học sinh tiểu học vì nó bao gồm những cụm từ, câu văn hay cấu trúc ngữ pháp chính xác, từ đó xây dựng được nền tảng tiếng Anh đúng và vững chắc.

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học
Phương pháp Nghe – Nói

2.2. Phương pháp tiếp cận tự nhiên (The Natural Approach)

Khác với những cách thức tiếp cận với tiếng Anh thông thường, phương pháp tiếp cận tự nhiên được đánh giá cao về mức độ hiệu quả, đặc biệt đối với học sinh mới học tiếng Anh. Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với học sinh tiểu học, độ tuổi các con cần xây dựng nền tảng về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh vững chắc. 

Phương pháp này tập trung phần lớn vào khả năng nghe nói của học sinh, mục tiêu tương tự phương pháp Nghe – Nói (Audio Lingual Method) đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, nếu phương pháp Nghe – Nói đi sâu vào những cấu trúc ngữ pháp được thiết kế sẵn thì phương pháp tiếp cận tự nhiên được áp dụng tương tự với cách học sinh học ngôn ngữ mẹ đẻ.

Các nguyên tắc tiến hành phương pháp tiếp cận tự nhiên:

Giai đoạnMô tả
Tiếp nhận (Pre-production)Trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ thông qua việc lắng nghe các nguồn thông tin từ thầy cô. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành thói quen với ngôn ngữ mới, dần dần quen thuộc hơn với cách phân biệt các âm và từ vựng.
Hiểu/ Phát biểu đơn giản (Early production)Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể bắt đầu phản hồi lại với thầy cô bằng những từ, cụm từ đơn giản đầu tiên. Trẻ giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ để thể hiện điều bản thân muốn mà không cần bài học về ngữ pháp cụ thể nào.
Xuất hiện câu văn (Speech emergence)Theo thời gian, những từ đơn và cụm từ ngắn của trẻ sẽ chuyển thành những từ dài hơn. Do đó, trẻ đã bước vào giai đoạn xuất hiện lời nói. Các câu được sử dụng tuy dài hơn nhưng vẫn còn tương đối cơ bản và có thể mắc nhiều lỗi ngữ pháp, phát âm hay cách dùng từ. Tiếp theo, trẻ có xu hướng đưa ra các câu với mục đích giao tiếp với thầy cô. Tại thời điểm này, mức độ hiểu lời nói của thầy cô của trẻ đã khá cao.
Lưu loát (Intermediate fluency)Càng tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ, trẻ sẽ ngày càng giao tiếp lưu loát và có chủ đích hơn. Ở giai đoạn này, thầy cô mới thực sự giải thích về những quy tắc ngữ pháp về những nhóm từ mà trẻ đã sử dụng tự nhiên từ lâu.
Nguyên tắc của phương pháp tiếp cận tự nhiên
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học
Phương pháp tiếp cận tự nhiên

2.3. Phương pháp phản ứng toàn diện về thể chất (Total Physical Response – TPR)

TPR là phương pháp phản ứng toàn diện về thể chất, hay còn được gọi là phản xạ thông qua các vận động trên cơ thể. Phương pháp này thường được lồng ghép phổ biến nhất trong các bài học về từ vựng dành cho trẻ em. Trong đó, thầy cô sẽ liên kết từ vựng với các hoạt động trên cơ thể như một cách thức biểu đạt thú vị và dễ hiểu. 

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả đối với các bạn nhỏ trong độ tuổi tiểu học, những bạn ưa thích các hoạt động thể chất và có khả năng tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn thông qua các hoạt động này. Bên cạnh đó, do vốn từ của học sinh tiểu học còn giới hạn nên việc giải thích nghĩa của từ vựng sẽ tương đối khó khăn, thầy cô có thể sử dụng cách thức biểu đạt thông qua hành động này để thay thế.

Thông thường, thầy cô sẽ tiến hành các vận động cơ thể lặp đi lặp lại trong khi dạy từ vựng, từ đó trẻ có xu hướng liên kết các hoạt động này với từ vựng được học và ghi nhớ từ vựng hiệu quả hơn. 

Một số ưu điểm của phương pháp TPR đối với học sinh:

  • Thúc đẩy khả năng suy nghĩ bằng tiếng Anh: Với phương pháp TPR, trẻ sẽ gắn kết từ vựng với hành động tương ứng. Bằng cách này, trẻ sẽ tiếp cận với tiếng Anh một cách trực tiếp mà không cần thông qua việc dịch từ tiếng Việt. Khi cần giao tiếp hoặc viết lách, bé cũng có thể hình thành khả năng hình dung ngôn ngữ tiếng Anh ngay trong suy nghĩ.
  • Tăng khả năng phản xạ: Khi đã làm quen với cách suy nghĩ bằng tiếng Anh, học sinh sẽ phản ứng nhanh hơn trong các tình huống giao tiếp.
  • Ghi nhớ từ vựng lâu hơn: Phương pháp này hoàn toàn tối ưu khi trẻ cần ghi nhớ từ vựng mới. Bằng cách lặp lại nhiều lần các chuyển động và liên kết từ vựng với những chuyển động này, các bạn nhỏ dần dần ghi nhớ từ vựng vào tiềm thức, qua đó có thể sử dụng từ vựng một cách tự nhiên, hiệu quả.
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học
Phương pháp TPR – phản ứng toàn diện về thể chất

2.4. Phương pháp âm nhạc (Songs)

Những bài hát được sử dụng như một nguồn từ vựng tiếng Anh đa dạng dành cho bất kỳ lứa tuổi nào học tiếng Anh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Việc đan xen những bài hát tiếng Anh vào bài giảng không những giúp bé cảm thấy thích thú mà còn là một cách để học sinh ghi nhớ từ vựng một cách tự nhiên.

Thầy cô có thể lựa chọn những bài hát dựa trên những tiêu chí khác nhau như: phù hợp với lứa tuổi, sở thích của học sinh cũng như nội dung bài hát và giai điệu. Tuy nhiên, bài hát cần đảm bảo đủ các yếu tố dưới đây để mang lại hiệu quả cao nhất:

  • Lời bài hát không quá dài
  • Giai điệu không quá nhanh
  • Từ vựng tiếng Anh có tính ứng dụng cao
  • Phát âm rõ ràng

Các bước dạy tiếng Anh cho trẻ qua lời bài hát:

  • Lựa chọn bài hát với phụ đề
  • Đọc lời bài hát và tra cứu những từ mới
  • Nghe bài hát 
  • Lặp lại cho đến khi học sinh ghi nhớ các từ và câu hát
  • Áp dụng từ vựng trong bài hát vào những tình huống khác nhau

Xem thêm: 50+ bài hát tiếng Anh cho trẻ hay nhất 

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học
Phương pháp âm nhạc

2.5. Phương pháp sử dụng con rối (Puppets)

Thông thường, học sinh tiểu học có mức độ tập trung chưa cao, vì vậy mọi phương pháp dạy học một cách sáng tạo đều được sử dụng tối đa để thu hút sự chú ý của các bạn nhỏ. Trong đó, phương pháp sử dụng con rối (Puppets) là một lựa chọn đơn giản mà hiệu quả. 

Những con rối sẽ được sử dụng để đại diện cho các nhân vật trong câu chuyện, bài hát, vở kịch hay được dùng những hoạt động khác. Mục đích của phương pháp này là giúp các em hào hứng và tập trung cho bài học, trong đó thầy cô sử dụng con rối như một cách để dẫn dắt và truyền tải kiến thức cho các em. 

Phương pháp này sẽ kích thích trí tưởng tượng của học sinh, tạo ra sự thoải mái khi tương tác và đòi hỏi học sinh chăm chú lắng nghe hơn để hiểu những gì thầy cô đang nói trong lớp học. Để dạy học với sự trợ giúp của “nhân vật ảo” này, thầy cô hoàn toàn có thể tự làm thủ công vô cùng đơn giản và tiết kiệm.

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học
Phương pháp sử dụng con rối

2.6. Phương pháp sử dụng Flashcards (thẻ từ vựng)

Thông thường, công dụng chính của Flashcards là để giới thiệu từ vựng. Những tấm thẻ từ vựng nhiều màu sắc, bắt mắt chính là một trong các loại giáo cụ hiệu quả nhất giúp học sinh nhận diện và ghi nhớ từ vựng tốt hơn. 

Mỗi tấm thẻ chỉ nên bao gồm một từ vựng ngắn gọn đi kèm với hình ảnh minh họa sắc nét. Với cách dạy này, thầy cô có thể dễ dàng mô tả và tạo ấn tượng về từ vựng cho trẻ. Bên cạnh đó, thầy cô cũng có thể sử dụng các tấm thẻ này cho các trò chơi trong lớp như đố vui, đoán từ vựng,… để không khí lớp học thêm sôi động hơn.

Để có thêm ý tưởng về bộ thẻ từ vựng, FLYER mời thầy cô tham khảo danh sách những từ vựng phổ biến và thông dụng dành cho học sinh tiểu học với các cấp độ tiếng Anh sau đây:

Bộ flashcard từ vựng các cấp độ Starters, Movers, Flyers theo chuẩn Cambridge

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo website hỗ trợ tạo flashcard online giúp thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức hơn trong quá trình soạn giáo án: https://quizlet.com/features/flashcards

Xem thêm: Cách dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh tiểu học dễ thuộc và nhớ lâu

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học
Phương pháp flashcard

2.7. Phương pháp sử dụng Trò chơi (Games)

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học
Phương pháp sử dụng Trò chơi – Games

Dạy tiếng Anh thông qua các trò chơi là phương pháp không quá mới mẻ nhưng vẫn mang đến hiệu quả đáng kể nếu thầy cô vận dụng đúng cách. Các trò chơi dạy tiếng Anh giúp trẻ không những nâng cao khả năng tiếng Anh mà còn phát triển năng lực sáng tạo, tư duy logic cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả. Mỗi trò chơi cần đảm bảo cả hai yếu tố, đó là tính giáo dục và tính giải trí. Mời thầy cô tham khảo những trò chơi thú vị và đơn giản có thể tổ chức ngay tại lớp học sau đây:

10+ Trò chơi dạy tiếng Anh hiệu quả dành cho các thầy cô

Ngoài những trò chơi tương tác trực tiếp, các trò chơi online cũng có tác dụng không hề thua kém, đặc biệt khi phần lớn học sinh ngày nay đều được tiếp cận từ sớm với những thiết bị công nghệ hiện đại. Nói đến những nền tảng này không thể không nhắc đến Phòng thi ảo FLYER – một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các thầy cô trong việc giảng dạy tiếng Anh. 

Được thiết kế với giao diện bắt mắt, đồ họa sống động phù hợp với các học sinh nhỏ tuổi, kết hợp với các bài tập dưới dạng trò chơi thách đấu, Phòng thi ảo FLYER sẽ giúp các bạn nhỏ rèn luyện tiếng Anh một cách thoải mái nhất.

Mời thầy cô tham khảo những dạng bài kiểm tra và đề thi tại Flyer.vn:

https://exam.flyer.vn/exam

3. Tổng kết

Trên đây là một số phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học mà thầy cô có thể áp dụng trong lớp học của mình. Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh cũng như cách thức khác nhau, tuy nhiên mục tiêu cuối cùng vẫn là giúp trẻ có thể tiếp cận tiếng Anh một cách tốt nhất. Thầy cô hãy tham khảo và cân nhắc những phương pháp thực sự phù hợp và mang lại hiệu quả cao cho quá trình giảng dạy tiếng Anh của mình nhé.

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

Xem thêm>>>

    Đăng ký Đối tác

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Phương Thảo
    Phương Thảo
    Your second life begins when you realize you only have one.

    Related Posts