Quản lý tiếng ồn trong lớp: Bí quyết tạo không gian lớp học yên tĩnh

Quản lý tiếng ồn trong lớp là một trong những vấn đề mà giáo viên thường xuyên gặp phải. Một lớp học yên tĩnh sẽ là điều kiện thuận lợi giúp học sinh tập trung cao độ và đạt hiệu quả học tập tốt nhất. Vậy làm thế nào để quản lý tiếng ồn hiệu quả cho lớp học? Với bài viết này, FLYER sẽ chia sẻ với quý thầy cô những bí quyết hữu ích để tạo ra một không gian học tập yên tĩnh và chuyên nghiệp.

 1. Tiếng ồn trong lớp ảnh hưởng thế nào đến giáo viên và học sinh?

Môi trường học tập yên tĩnh là điều cần thiết để học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Mọi tiếng ồn, dù là tiếng nói chuyện, tiếng chuông điện thoại hay tiếng thi công công trình từ bên ngoài, đều là “kẻ thù” của việc học. Những âm thanh này không chỉ làm giảm khả năng tập trung của học sinh mà còn khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn khi truyền đạt kiến thức. 

Tiếng ồn trong lớp ảnh hưởng thế nào đến giáo viên và học sinh
Tiếng ồn trong lớp ảnh hưởng thế nào đến giáo viên và học sinh

1.1. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với học sinh

Đối với học sinh, tiếng ồn trong lớp học có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập và sức khỏe của các em, chẳng hạn như:

  • Giảm khả năng tập trung: Tiếng ồn làm phân tán sự chú ý của học sinh, khiến các em khó tập trung vào bài học, từ đó giảm hiệu quả tiếp thu kiến thức.
  • Căng thẳng, mệt mỏi gia tăng: Môi trường học tập ồn ào khiến học sinh căng thẳng, mệt mỏi, làm giảm khả năng sáng tạo và tư duy.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Tiếng ồn kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, mất ngủ, giảm khả năng miễn dịch.
  • Thành tích học tập giảm: Tất cả các yếu tố trên kết hợp lại dẫn đến việc giảm sút thành tích học tập của học sinh.

1.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với giáo viên

Còn với giáo viên, tiếng ồn không chỉ làm giảm hiệu quả bài giảng mà còn tạo thêm căng thẳng trong công việc của thầy cô:

  • Mất nhiều thời gian để kiểm soát lớp: Giáo viên phải dành nhiều thời gian và công sức để nhắc nhở học sinh giữ trật tự, gây ảnh hưởng đến tiến độ bài giảng.
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Giảng dạy trong môi trường ồn ào khiến giáo viên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Giảm hiệu quả giảng dạy: Tiếng ồn làm giảm hiệu quả giảng dạy của giáo viên, khiến bài giảng trở nên nhàm chán và khó hấp dẫn học sinh.
  • Ảnh hưởng đến giọng nói: Việc phải nói lớn để át tiếng ồn có thể gây hại cho dây thanh quản của giáo viên.

2. Những nguyên nhân gây ra tiếng ồn trong lớp 

Những nguyên nhân gây ra tiếng ồn ở trong lớp học
Những nguyên nhân gây ra tiếng ồn ở trong lớp học

Quản lý tiếng ồn trong lớp học luôn là một trong những thách thức lớn đối với các giáo viên. Với mong muốn có thể tạo ra được một môi trường học tập yên tĩnh và hiệu quả, quý thầy cô cần xác định được các nguyên nhân chủ yếu gây ra tiếng ồn.

Nguyên nhân khách quanNguyên nhân chủ quan
Tác động của môi trường bên ngoài với các tiếng ồn từ hành lang, các lớp học lân cận, hoặc công trình xây dựng bên ngoài.Khi các học sinh không chú ý đến bài học hoặc trò chuyện với bạn bè.
Âm thanh phát ra khi di chuyển bàn ghế, sử dụng sách vở hoặc dụng cụ học tập.Khi các hoạt động trong lớp diễn ra liên tục hoặc thiếu trật tự, học sinh sẽ dễ mất tập trung hơn và trở nên ồn ào.
Phòng học có cách âm kém hoặc có số lượng học sinh lớn thường dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của tiếng ồn.Sử dụng điện thoại hoặc thiết bị công nghệ trong lớp không phù hợp, không đúng lúc.
Các tiếng ồn thường tăng lên vào cuối ngày hoặc trong các buổi học kéo dài.Xuất phát từ sự thiếu kỷ luật của học sinh.
Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tiếng ồn trong lớp học

3. Gợi ý biện pháp quản lý tiếng ồn trong lớp

3 biện pháp quản lý tiếng ồn trong lớp cho giáo viên
3 biện pháp quản lý tiếng ồn trong lớp cho giáo viên

Trong quá trình giảng dạy, tạo nên được một không gian học tập lý tưởng luôn là mục tiêu mà các thầy cô hướng tới. Sau đây, FLYER xin chia sẻ 3 biện pháp quản lý tiếng ồn đơn giản nhưng hiệu quả để quý thầy cô dễ dàng áp dụng.

   3.1. Thiết lập quy định về tiếng ồn đối với học sinh

Thiết lập các quy định về quản lý tiếng ồn trong lớp
Thiết lập các quy định về quản lý tiếng ồn trong lớp

Quý thầy cô có thể cùng học sinh thống nhất các quy tắc cụ thể như giữ trật tự trong giờ học, không nói chuyện riêng và hạn chế tạo ra tiếng động khi di chuyển bàn ghế hoặc sử dụng đồ dùng học tập. Các quy định này nên được tạo thành bảng hoặc gắn lên tường để học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ và thực hiện. 

Bên cạnh đó, việc tạo động lực cho học sinh bằng cách khen thưởng những em thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng với các em vi phạm, sẽ góp phần duy trì môi trường lớp học yên tĩnh hơn.

Tham khảo thêm 4 cách ổn định lớp học nhanh nhất dành cho thầy cô:

4 cách ổn định lớp học nhanh nhất dành cho thầy cô

   3.2. Sử dụng kỹ thuật giảng dạy tương tác

Áp dụng kỹ thuật tương tác vào quản lý tiếng ồn trong lớp 
Áp dụng kỹ thuật tương tác vào quản lý tiếng ồn trong lớp 

Khuyến khích học sinh tương tác nhiều hơn trong lớp học cũng có thể giúp quản lý tiếng ồn trong lớp. Bởi khi học sinh tham gia tích cực vào buổi học, các con sẽ ít có cơ hội gây ra sự mất trật tự. Một số kỹ thuật tăng tương tác trong lớp học:

  • Tăng tương tác lớp học với ICQs.
  • Ứng dụng Gamification vào giảng dạy góp phần tăng tương tác cho lớp học. Lúc này, công nghệ chính là một “trợ thủ đắc lực”, thu hút được sự chú ý của học sinh, tăng sự tương tác và tạo ra một môi trường học tập năng động. Một trong những app dạy và quản lý lớp học ứng dụng Gamification hiệu quả thầy cô có thể tham khảo là FLYER School.
  • Máy chiếu, video, phần mềm tương tác chính là những công cụ hữu ích giúp thầy cô quản lý tiếng ồn trong lớp hiệu quả. 
  • Tổ chức các trò chơi tập thể, chẳng hạn như chiếu trò chơi lên máy chiếu để tất cả học sinh có thể tham gia. Những hoạt động này không chỉ thu hút sự chú ý của học sinh, giúp tăng  sự gắn kết trong lớp mà còn giúp giảm tiếng ồn không mong muốn. 

Khi tất cả học sinh tham gia vào một hoạt động chung, sự chú ý bị phân tán sẽ giảm đi, đồng thời tạo ra một không gian học tập năng động nhưng có trật tự. Đó cũng là một cách hiệu quả để thúc đẩy học sinh học tập thông qua hình thức giải trí.

   3.3. Hạn chế tổ chức các lớp học quá đông hoặc ghép lớp

Quản lý tiếng ồn trong lớp một cách hiệu quả để tạo không gian yên tĩnh
Quản lý tiếng ồn trong lớp một cách hiệu quả để tạo không gian yên tĩnh

Bố trí lớp học đông người có thể làm giảm hiệu quả giảng dạy vì giáo viên khó kiểm soát được toàn bộ học sinh. Khi số lượng học viên quá đông, sự tương tác giữa thầy cô và học sinh cũng bị hạn chế đáng kể. Lớp học đông còn khiến các con dễ mất tập trung vào bài học và thường xuyên nói chuyện riêng với bạn.

Chính vì vậy, chia lớp thành các nhóm nhỏ sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp thầy cô quản lý tiếng ồn trong lớp c tốt hơn. Nhờ đó, học sinh sẽ chủ động hơn trong học tập, dễ dàng tương tác với giáo viên và bạn bè và giảm thiểu tiếng ồn khi học.

4. Các công cụ và tài nguyên hỗ trợ quản lý tiếng ồn khác

Các công cụ và tài nguyên giúp quản lý tiếng ồn trong lớp
Các công cụ và tài nguyên giúp quản lý tiếng ồn trong lớp

Ngoài các biện pháp quản lý tiếng ồn nêu trên, giáo viên có thể sử dụng nhiều công cụ và tài nguyên khác để tạo không gian học tập yên tĩnh, giúp học sinh tập trung hơn:

4.1. Thiết kế phòng học chống ồn

Thầy cô tham khảo một số gợi ý thiết kế phòng học chống ồn sau:

  • Sử dụng các vật liệu cách âm như tấm xốp, mút xốp, thảm trải sàn để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài. 
  • Lắp đặt cửa sổ kính hai lớp hoặc sử dụng rèm cửa dày để cản tiếng ồn từ bên ngoài. Sắp xếp bàn ghế hợp lý, không quá gần nhau, tạo khoảng cách vừa phải, giúp hạn chế tiếng ồn khi học sinh di chuyển.
  • Sử dụng các tấm dán cách âm trên cửa, cửa sổ và tường lớp học để giảm tiếng ồn từ hành lang hoặc từ các lớp học khác. 

4.2. Sử dụng công cụ đo tiếng ồn

Có nhiều ứng dụng miễn phí trên điện thoại thông minh đo mức độ tiếng ồn trong lớp học, giúp thầy cô nhận biết khi nào tiếng ồn vượt quá mức cho phép để kịp thời điều chỉnh. Ví dụ: 

  • Ứng dụng Decibel X
  • Ứng dụng Noisy Pro 
  • Ứng dụng Sound Meter

Quý thầy cô có thể tham khảo thêm về mẹo quản lý tiếng ồn trong lớp hiệu quả để truyền năng lượng tới học sinh:

Mẹo quản lý lớp học hiệu quả

5. Kết luận

Một môi trường học tập yên tĩnh là nền tảng cho sự thành công của mỗi buổi học. Quản lý tiếng ồn trong lớp đạt hiệu quả sẽ giúp thầy cô tạo ra không gian học tập yên tĩnh, thoải mái, giúp học sinh tập trung hơn và nâng cao chất lượng giảng dạy. Với những giải pháp đơn giản trong bài viết này, FLYER hy vọng quý thầy cô và các em học sinh sẽ có những giờ học hiệu quả nhất.

FLYER SCHOOLnền tảng luyện thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (Cambridge, TOEFL Primary), hỗ trợ giáo viên tiếng Anh đem đến những giờ học giàu tương tác, hiệu quả cao mà tiết kiệm tối đa chi phí và nguồn lực. Đồng thời, giúp giáo viên tối ưu khâu quản lý học sinh.

9 TÍNH NĂNG NỔI BẬT DÀNH CHO GIÁO VIÊN, TRUNG TÂM ANH NGỮ, TRƯỜNG HỌC:

1. Kho 1700+ đề thi thử, ôn luyện bám sát format đề thi thật -> tiết kiệm 80% chi phí & nguồn lực soạn tài liệu.

2. Hệ thống tự động chấm & chữa bài làm của học sinh -> giảm gánh nặng giảng dạy & tăng tương tác với HS.

3. Hệ thống quản lý chi tiết, dễ dàng theo dõi tiến độ học của từng học sinh, kết quả bài làm, lưu trữ lịch sử học tập, thống kê điểm, đánh giá năng lực,… chỉ với 1 app online.

4. Giao bài tập, kiểm tra trình độ, tạo lớp online chỉ với vài thao tác đơn giản.

5. App ôn luyện tại nhà dành cho HS -> giá trị gia tăng cộng thêm để thu hút tuyển sinh, tăng chất lượng giảng dạy mà không cần tốn chi phí xây dựng app.

6. Tạo các hoạt động học thú vị, giàu tương tác với tính năng Thách đấu, mini game từ vựng, quizzes,…

7. Hỗ trợ số hoá tài liệu giảng dạy riêng theo nhu cầu & tích hợp phòng thi ảo riêng cho trung tâm/ trường học.

8. Chấm điểm Speaking với AI

9. Hỗ trợ cả phiên bản website trên máy tính và app trên điện thoại:

Tải app IOS

Tải app Andoird

 >>> Tìm hiểu thêm về cách ứng dụng Phòng thi ảo vào giảng dạy tiếng Anh Tiểu học tại đây!

Xem thêm>>>

    Đăng ký Đối tác

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Related Posts