Với những ai đang học tiếng Anh chắc hẳn đều biết để đưa ra lời gợi ý thì chúng ta sử dụng từ “suggest”. Tuy nhiên, các bạn đã biết sau suggest cộng với gì chưa? Nếu chưa biết hay còn đang chưa chắc chắn về cấu trúc suggest thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm vựng mọi kiến thức trong vòng 5 phút. Hãy cùng FLYER tìm hiểu chi tiết sau suggest cộng với gì nhé!
1. Các cấu trúc câu với “suggest”
1.1 Cấu trúc 1: S + suggest + danh từ/cụm danh từ
Trong cấu trúc này, danh từ/ cụm danh từ đóng vai trò là tân ngữ của động từ “suggest”
Ví dụ:
- I suggest spaghetti with a red wine for dinner.
Tôi gợi ý món mì Ý với rượu vang đỏ cho bữa tối.
- Linh suggested some milk with bread for breakfast.
Linh gợi ý một chút sữa với bánh mì cho bữa sáng.
- He suggested a new song of his favorite singer.
Anh ấy đề xuất một bài hát mới của ca sĩ anh yêu thích.
Lưu ý: Trong trường hợp bạn muốn nhắc đến đối tượng nhận được lời đề nghị, yêu cầu, chúng ta sử dụng “suggest something to somebody”.
Ví dụ:
- My teacher suggested an English course to me.
Giáo viên của tôi đã đề xuất một khóa học tiếng Anh cho tôi.
- Can you suggest a good restaurant to me?
Bạn có thể gợi ý một nhà hàng ngon cho tôi không?
- He suggested me a good English learning app.
Anh ấy đã gợi ý cho tôi một app học tiếng Anh hay.
1.2 Cấu trúc 2: S + suggest + mệnh đề “that”
Khi muốn đưa ra một đề xuất hay quan điểm cá nhân, bạn có thể dùng mệnh đề “that” theo sau động từ suggest. Bạn cũng có thể lược bỏ “that’ trong các tình huống không trang trọng.
Ví dụ:
- I suggest (that) we go out to have lunch.
Tôi yêu cầu chúng ta ra ngoài ăn trưa.
- My boss suggested (that) everybody go camping in the next summer.
Sếp tôi gợi ý mọi người có thể đi cắm trại vào mùa hè tới.
- The doctor suggests that he does exercises regularly.
Bác sĩ yêu cầu anh ấy tập thể dục thường xuyên.
Lưu ý: Dạng phủ định, chúng ta thêm “not” vào phía trước động từ của mệnh đề “that”
Ví dụ:
- My teacher suggests we not spend too much time playing video games.
Giáo viên đề nghị chúng ta không nên dành quá nhiều thời gian để chơi trò chơi điện tử.
1.3 Cấu trúc 3: S + suggest + V-ing
Chúng ta sử dụng cấu trúc “S + suggest + V-ing” khi nhắc đến một hành động nhưng không nói đầy đủ người nào sẽ làm hành động đó.
Ví dụ:
- He suggested planting trees in the garden.
Anh ấy đề nghị trồng cây trong vườn.
- I suggested going swimming together in summer. (
Tôi đề xuất cùng nhau đi bơi vào mùa hè.
- She suggested watching a movie in break time.
Cô ấy đề nghị xem phim trong thời gian giải lao.
1.4 Cấu trúc 4: S + suggest + wh-question word (Suggest + từ để hỏi)
Chúng ta cũng có thể sử dụng các từ để hỏi như “where, what, when, who, how” theo sau động từ suggest.
Ví dụ:
- Could you suggest where I might be able to buy Vietnamese food?
Bạn có thể gợi ý cho tôi 1 chỗ để tôi có thể mua đồ ăn Việt Nam không?
- Could you suggest which dress I should wear tonight?
Bạn có thể gợi ý xem tối nay tôi nên mặc chiếc váy nào không?
- Could you suggest when we can hold a year-end party?
Bạn có thể gợi ý khi nào chúng ta có thể tổ chức tiệc cuối năm không?
Lưu ý: Chúng ta không sử dụng “to-V” sau động từ “suggest”.
Vậy để trả lời cho câu hỏi “Sau suggest cộng với gì?” thì câu trả lời sẽ là: Sau suggest, ta cộng với…
- Danh từ/ cụm danh từ
- Mệnh đề “that”
- V-ing
- Từ để hỏi Wh: What, when, where, who, how
2. Cách sử dụng cấu trúc Suggest
2.1 Khuyên một người (nhóm người) cụ thể
“Suggest” khi được sử dụng với ý nghĩa là khuyên ai đó thường có những đặc điểm cần lưu ý sau:
– Với cấu trúc câu “suggest + that + S + V” thường có động từ giả định đi theo sau hoặc có trợ động từ “should” ở mệnh đề that, cụ thể: suggest + that + S + should + V
Ví dụ:
- I suggested that Marry (should) exercise more.
Tôi đề nghị Marry (nên) tập thể dục nhiều hơn.
- My mom suggests that I (should) do my homework before going out with my friends.
Mẹ tôi đề nghị tôi (nên) làm bài tập về nhà trước khi đi chơi với bạn bè.
– Dùng thì hiện tại tiếp diễn với “suggest” cho thấy người nói muốn giải thích hay đề nghị điều gì đó.
Ví dụ:
- I’m suggesting that we do something to solve this problem.
Tôi đang định đề nghị làm chuyện gì đó để giải quyết vấn đề này.
- Are you suggesting (that) I’m lazy?
Anh ám chỉ tôi lười biếng phải không?
– Trong văn phong nói, chúng ta có thể dùng cấu trúc “suggest that” như sau:
Ví dụ:
- I suggested that she should buy a new house.
- I suggested that she buy a new house.
2.2 Sử dụng để đề cử, tiến cử một người (vật)
Cấu trúc “suggest something/somebody for something” thường được dùng nhằm để đề cử hay tiến cử ai đó.
Ví dụ:
- We suggested Mr. Brown for the position of CEO.
Chúng tôi đã đề cử ông Brown cho vị trí Giám đốc điều hành.
- All of us suggested Minh for the position of class president.
Tất cả chúng tôi đã đề cử Minh cho chức vụ lớp trưởng.
2.3 Sử dụng để nhắc nhở, xem xét điều gì đó
Ngoài ra, chúng ta có thể dùng cấu trúc suggest khi muốn nhắc nhở, xem xét một vấn đề nào đó.
Ví dụ:
- The glove suggests that she had been to his house.
Chiếc găng tay cho thấy cô ấy đã từng đến nhà anh ta.
- This dumbbell suggests that he does exercise at home.
Quả tạ này cho thấy anh ấy tập thể dục ở nhà.
2.4 Áp dụng trong các tình huống trang trọng
Dưới đây là một số lưu ý cho cách sử dụng suggest trong các tình huống trang trọng, lịch sự:
– Trường hợp không phải tất cả người nghe/ đọc đều có thể làm theo lời khuyên mà bạn đưa ra.
Ví dụ:
- Why suggest going to Ha Long bay in June when the bay is the most jammed?
Sao lại khuyên đi tới vịnh Hạ Long vào tháng Sáu khi mà lúc này vịnh đông nghịt người?
– Trường hợp muốn nhấn mạnh điều mình đề nghị, thay vì người thực hiện hành động đó.
Ví dụ:
- Long also suggests going with your mother to his appointments.
Long cũng đề nghị đi cùng mẹ bạn đến các cuộc hẹn của anh ấy.
– Nếu muốn tránh ám chỉ người nghe là người có vấn đề, không muốn làm người nghe xấu hổ thì sẽ dùng cấu trúc “suggest + danh động từ“.
Ví dụ:
- I suggest planning ahead.
Tôi đề nghị nên lập kế hoạch trước tiên.
- I suggest not talking in class.
Tôi đề nghị không nói chuyện trong lớp.
2.5 Đưa ra gợi ý gián tiếp, không nói rõ
Cuối cùng, cấu trúc suggest còn được sử dụng để đưa ra lời gợi ý gián tiếp, ẩn ý không rõ ràng.
Ví dụ:
- I didn’t tell him to leave, I only suggested it.
Tôi đâu có bảo anh ấy đi đâu, tôi chỉ gợi ý thôi mà.
3. Cấu trúc suggest tường thuật gián tiếp
Khi chuyển đổi cấu trúc suggest từ tường thuật trực tiếp sang gián tiếp sẽ có dạng:
Câu trực tiếp:
Shall we/ Why don’t we/ Let’s + V-infinitive
Hoặc:
How/ What about + V-ing
Khi đổi sang gián tiếp sẽ là:
S + suggested + V-ing
Hoặc:
S + suggested + that + S + V
Ví dụ:
- “Why don’t we go to the movie theatre tonight?”, Jane said.
Tại sao chúng ta không đi xem phim vào tối nay nhỉ? = Jane suggested that we go to the movie theatre tonight. = Jane suggested going to the movie theatre tonight.
- “How about having dinner outside?”, Linh said.
Chúng ta ra ngoài ăn tối đi. = Linh suggested that we have dinner outside. = Linh suggested having dinner outside.
- “Let’s go camping this weekend.”
Cuối tuần đi cắm trại thôi. = I suggested that we go camping this weekend. = I suggested going camping this weekend.
4 Lưu ý khi dùng suggest
– Không dùng cấu trúc “Suggest + O + to V” khi đề nghị ai đó làm gì. Thay vào đó, ta sử dụng cấu trúc “Suggest + that + clause”.
Ví dụ:
- SAI:
She suggested me to go out for dinner. - ĐÚNG: She suggested that I should go outside for dinner.
Cô ấy gợi ý tôi nên ra ngoài ăn tối.
– Không dùng “to V” sau “suggest”. Thay vào đó, ta sử dụng cấu trúc “Suggest + Gerund (V-ing)”.
Ví dụ:
- SAI:
She suggests to have the roof fixed as soon as possible. - ĐÚNG: She suggests having the roof fixed as soon as possible.
Cô ấy đề nghị nên sửa phần mái càng sớm càng tốt.
– Ngoài nghĩa đề xuất, đề nghị, đưa ra lời khuyên, “suggest” còn có nghĩa là ám chỉ (=imply).
Ví dụ:
- Are you suggesting (that) I’m stupid?
Anh đang ám chỉ tôi ngu dốt phải không?
– Cụm từ “Suggest itself to somebody” có nghĩa là chợt nảy ra, nghĩ ra điều gì.
Ví dụ:
- A solution suddenly suggested itself to me.
Tôi chợt nghĩ ra một giải pháp.
5. Bài tập luyện tập cấu trúc suggest
Để nắm vững mảng kiến thức sau suggest cộng với gì này, hãy cùng FLYER luyện tập với các bài dưới đây nhé.
Bài viết trên đây là những chia sẻ chi tiết về các cách sử dụng và các cấu trúc câu với “suggest” mà FLYER muốn mang đến cho các bạn. Cũng như nắm chắc được sau suggest cộng với gì. Qua đây, FLYER hy vọng bạn có thể áp dụng những cấu trúc này một cách thuần thục và dễ dàng trong học tập cũng như giao tiếp. Chúc các bạn có những giây phút học tập vui vẻ và bổ ích!
Mời các bạn cùng ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER để được trải nghiệm những đề ôn luyện kết hợp các trò chơi hấp dẫn và giao diện đẹp mắt. Bằng phương pháp học tiếng Anh mới mẻ và vô cùng thu hút, FLYER sẽ giúp cho việc ôn luyện tiếng Anh của các bạn trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
>>> Xem thêm: