Thiết kế không gian học tập tiếng Anh sao cho khoa học, hiệu quả? 11 tips gợi ý dành cho thầy cô

Một không gian học tập lý tưởng không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là nơi nuôi dưỡng niềm yêu thích học hỏi, khơi gợi sự sáng tạo và phát triển toàn diện cho học sinh. Với môn tiếng Anh, việc tạo ra một môi trường học tập sinh động, gần gũi và thực tế là yếu tố quan trọng để giúp học sinh tự tin giao tiếp và đạt hiệu quả cao. Bài viết này sẽ giới thiệu đến thầy cô một số gợi ý để thiết kế không gian học tập tiếng Anh lý tưởng, tạo ra những trải nghiệm học tập mới mẻ và cho học sinh.

1. Tạo ra không gian giàu ngôn ngữ Anh

Để tạo ra một không gian giàu ngôn ngữ Anh, thầy cô có thể trang trí lớp học bằng các poster, tranh ảnh, bảng chữ cái, câu khẩu hiệu liên quan đến chủ đề học. Việc dán nhãn tiếng Anh cho các đồ vật trong lớp như cửa, bàn ghế, bảng, đồ dùng học tập sẽ giúp học sinh làm quen với từ vựng một cách tự nhiên. Ngoài ra, việc tạo một góc tiếng Anh nhỏ để trưng bày các sản phẩm học tập của học sinh cũng là một ý tưởng hay.

Tips thiết kế không gian học tập cho lớp học tiếng Anh
Tips thiết kế không gian học tập cho lớp học tiếng Anh

2. Thay đổi vị trí bàn ghế của học sinh 

Việc thay đổi cách sắp xếp bàn ghế thường xuyên sẽ tạo sự mới lạ và phù hợp với các hoạt động khác nhau. Thay vì sắp xếp bàn ghế theo hàng truyền thống, thầy cô có thể xếp bàn ghế hình chữ U để thảo luận nhóm, xếp thành vòng tròn để tạo không gian mở hoặc sử dụng các loại ghế lười, ghế đệm, bàn đứng,… để tạo ra không gian học tập thoải mái cho các em.

3. Chia nhỏ các không gian trong lớp học theo mục đích

Chia nhỏ không gian lớp học thành các khu vực chức năng sẽ giúp học sinh tập trung hơn vào từng hoạt động. 

  • Một góc yên tĩnh với sách, tạp chí bằng tiếng Anh sẽ là nơi lý tưởng để học sinh đọc và tìm hiểu kiến thức mới. 
  • Một khu vực riêng để các nhóm học sinh cùng nhau thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhóm. 
  • Một không gian sáng tạo với các vật liệu như màu vẽ, giấy, bút sẽ giúp học sinh thỏa sức sáng tạo và thể hiện bản thân.
thiết kế không gian học tập - Chia không gian lớp học thành các khu vực chức năng 
Chia không gian lớp học thành các khu vực chức năng 

4. Lựa chọn màu sắc cho lớp học

Với các em nhỏ, màu sắc rực rỡ như đỏ, cam, vàng, xanh lá cây sẽ tạo ra một không gian vui tươi, sinh động và thu hút sự chú ý của trẻ. Những màu sắc này giúp kích thích thị giác, khơi dậy sự tò mò và tạo điều kiện cho trẻ học tập hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc kết hợp các hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu như các con vật, hoa quả, đồ vật quen thuộc cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc học tiếng Anh.

Đối với học sinh lớn hơn, thầy cô cần chú ý đến yếu tố trang nhã và tạo cảm giác thoải mái cho các em. Những màu trung tính như xanh dương nhạt, xanh lá cây nhạt, màu be, hoặc màu xám sẽ giúp học sinh tập trung hơn vào việc học. Tuy nhiên, để tránh không gian trở nên quá nhàm chán, thầy cô nên kết hợp thêm một số màu sắc nổi bật như màu vàng hoặc màu cam ở những điểm nhấn như bảng, tranh ảnh.

Thiết kế không gian học tập cho lớp học tiếng Anh
Thiết kế không gian học tập cho lớp học tiếng Anh

5. Khuyến khích hoạt động theo cặp/ nhóm

Hoạt động theo cặp hoặc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ là một phương pháp dạy học hiệu quả, giúp học sinh tăng cường khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc nhóm. Để khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động này, thầy cô có thể:

  • Thiết kế các bài tập nhóm: Tạo ra các bài tập yêu cầu học sinh phải làm việc cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Tổ chức các trò chơi: Tổ chức các trò chơi đòi hỏi sự hợp tác và giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Chuẩn bị các công cụ như bảng trắng, bút màu, giấy A3 hoặc các thiết bị trình chiếu để các nhóm có thể trình bày ý tưởng của mình.
  • Đánh giá nhóm: Đánh giá kết quả làm việc của cả nhóm để khuyến khích tinh thần hợp tác giữa các bạn học sinh.

6. Xây dựng tình huống giao tiếp thực tế

Một cách khác để thiết kế không gian học tập lý tưởng cho học sinh đó là xây dựng lên các tình huống giao tiếp thực tế. Các tình huống có thể là mua sắm, đặt phòng khách sạn, hỏi đường, hỏi thăm sức khoẻ,… Ngoài ra, tổ chức hoạt động diễn kịch bằng tiếng Anh cũng là cách hiệu quả để thầy cô tạo ra không khí vui vẻ trong lớp học và giúp học sinh ghi nhớ từ vựng hiệu quả hơn.

7. Ứng dụng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm học tập của học sinh. Thầy cô có thể sử dụng các phần mềm, ứng dụng học tiếng Anh trên máy tính, điện thoại để tạo ra các bài học sinh động và hấp dẫn, kết hợp với các mô hình học Blended-learning (học tập kết hợp)

Gợi ý công cụ hỗ trợ dạy – học:

  • LMS (Learning Management System): Các nền tảng như Google Classroom, Moodle, Canvas cho phép giáo viên quản lý lớp học, chia sẻ tài liệu, giao bài tập và theo dõi tiến độ học tập của học sinh.
  • Các ứng dụng tạo bài tập tương tác: Kahoot!, Quizizz, Socrative giúp tạo ra các bài kiểm tra, trò chơi tương tác, tăng tính hấp dẫn cho bài học.
  • Các trang web học tiếng Anh: Duolingo, Memrise, BBC Learning English cung cấp các bài học về từ vựng, ngữ pháp và giao tiếp.
  • FLYER School: Nền tảng học tập trực tuyến ứng dụng công nghệ mới nhất, giúp các trường và trung tâm tiếng Anh tối ưu hóa quá trình giảng dạy. Với kho tài liệu đa dạng, hệ thống bài tập tự động chấm điểm và công cụ quản lý lớp học hiệu quả, FLYER School giúp học viên tự tin chinh phục các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, đồng thời hỗ trợ giáo viên theo dõi và đánh giá tiến độ học tập của từng học viên.
thiết kế không gian học tập - Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo 7 mô hình học kết hợp phổ biến sau:

  • Mô hình học tập Gamification (Học tập có yếu tố trò chơi)
  • Face-to-Face Drive (Lớp học cận truyền thống)
  • Mô hình Flex (Học tập linh hoạt)
  • Mô hình Online Lab (Phòng thực hành trực tuyến)
  • Mô hình Rotation (Lớp học luân phiên)
  • Mô hình Self-Blended (Tự học kết hợp) 
  • Online Driver model (Học tập trực tuyến)

8. Xây dựng văn hóa lớp học cởi mở

Một lớp học cởi mở là nơi mà học sinh cảm thấy thoải mái để chia sẻ ý kiến, đặt câu hỏi và hợp tác với nhau. Văn hóa lớp học này không chỉ khuyến khích sự sáng tạo mà còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. 

Để xây dựng văn hoá lớp học cởi mở, thay vì những câu hỏi có câu trả lời đúng-sai, thầy cô hãy đặt những câu hỏi khuyến khích học sinh suy nghĩ và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Ngoài ra, thầy cô có thể tạo ra nhiều tình huống làm việc nhóm trong giờ học để thầy trò có thể giao tiếp một cách thoải mái.

9. Ứng dụng Project-based language learning và Task-based lessons

Các phương pháp dạy học hiện đại như Project-based learning (học tập qua dự án) và Task-based lessons (bài học với nhiệm vụ được chia nhỏ) sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình học tập. Thay vì chỉ học lý thuyết, học sinh sẽ được thực hành bằng cách làm các dự án, hoàn thành các nhiệm vụ thực tế.

Gợi ý hoạt động ​​Project-based learning:

  • Chia nhóm học sinh trong lớp, đưa ra đề bài tạo một video giới thiệu về một lễ hội truyền thống của Việt Nam bằng tiếng Anh.
  • Cho các nhóm học sinh thiết kế một poster quảng bá cho một điểm du lịch nổi tiếng bằng tiếng Anh.
  • Phân tích và đưa ra giải pháp về một vấn đề môi trường.
  • Yêu cầu học sinh phân tích một bộ phim thông qua 1 bài thuyết trình nhóm.

Gợi ý hoạt động ​​Task-based learning:

  • Giáo viên cung cấp cho học sinh một số thông tin về chuyến bay, chẳng hạn như điểm đi, điểm đến, ngày khởi hành. Học sinh làm việc theo cặp, một người đóng vai khách hàng và một người đóng vai nhân viên bán vé. Các em sẽ thực hiện cuộc gọi điện thoại để đặt vé máy bay, sử dụng các cụm từ và cấu trúc ngữ pháp liên quan đến việc đặt vé.
  • Ngoài ra, thầy cô có thể thiết kế một số hoạt động khác như gọi điện đặt bàn ở nhà hàng, hỏi đường, mua sắm,…
Thiết kế không gian học tập lý tưởng cho học sinh
Thiết kế không gian học tập lý tưởng cho học sinh – ứng dụng Project-based language learning và Task-based lessons

10. Sử dụng hiệu quả yếu tố văn hóa trong lớp học

Mục tiêu cao nhất của quá trình học một ngôn ngữ mới là hoà nhập liên văn hoá và giao tiếp hiệu quả với bạn bè quốc tế. Kết hợp các yếu tố văn hóa vào bài học sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về ngôn ngữ các em đang học và con người nơi đó. Thầy cô có thể tổ chức các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, tìm hiểu về các lễ hội để giúp học sinh khám phá văn hóa của các nước nói tiếng Anh.

Để thiết kế không gian học tập đa văn hóa, thầy cô nên trưng bày các vật dụng, tranh ảnh, sách báo liên quan đến các nền văn hóa khác nhau. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa cũng giúp học sinh hiểu biết và tôn trọng sự đa dạng văn hóa.

11. Tạo “Writable Spaces”

Tạo ra những “Writable Spaces” (không gian trống) để học sinh có thể tự do viết, vẽ, ghi chú sẽ giúp các em phát triển khả năng tư duy sáng tạo. Đây có thể là những khoảng không gian đủ lớn để học sinh có thể vẽ/ viết trực tiếp lên được, có thể là bàn, tường hoặc bất cứ mặt phẳng lớn nào tuỳ vào thầy cô thiết kế. 

Lý do “Writable Spaces” quan trọng:

  • Khuyến khích sự tự do: Khi có một không gian để tự do viết vẽ, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc thể hiện ý tưởng của mình mà không sợ bị đánh giá.
  • Phát triển tư duy sáng tạo: Việc ghi chép, vẽ sơ đồ giúp học sinh hình thành các kết nối mới, kích thích sự tư duy đa chiều.
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ: Khi tự tay viết hoặc vẽ, thông tin sẽ được ghi nhớ lâu hơn và sâu sắc hơn.
  • Tạo ra một môi trường học tập năng động: Những bức tường đầy màu sắc, những bảng viết đầy những ý tưởng sẽ tạo ra một không gian học tập sống động và hấp dẫn.
Thiết kế không gian học tập lý tưởng bằng cách tạo ra nhiều “Writable Spaces”
Thiết kế không gian học tập lý tưởng bằng cách tạo ra nhiều “Writable Spaces”

12. Câu hỏi thường gặp về thiết kế không gian học tập

1. Làm thế nào để tạo ra một không gian học tập phù hợp với tất cả học sinh?

Tạo ra một không gian linh hoạt, cho phép học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi, loại hình hoạt động và các công cụ học tập phù hợp. Bên cạnh đó, việc lắng nghe ý kiến đóng góp của học sinh và thường xuyên điều chỉnh không gian cũng là một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người.

2. Những khó khăn nào có thể gặp phải khi thiết kế không gian học tập và cách khắc phục?

Một trong những khó khăn thường gặp khi thiết kế không gian học tập là hạn chế về diện tích và nguồn lực. Để khắc phục, thầy cô có thể tận dụng tối đa không gian có sẵn bằng cách sử dụng các đồ nội thất đa năng, sắp xếp hợp lý và tận dụng ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, việc tìm kiếm các giải pháp thiết kế sáng tạo và tiết kiệm chi phí cũng là một ý tưởng hay.

3. Công nghệ có vai trò gì trong việc thiết kế không gian học tập?

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế không gian học tập hiện đại. Thầy cô có thể sử dụng các thiết bị công nghệ như máy tính, bảng tương tác, máy chiếu để tạo ra các bài học sinh động và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, các ứng dụng học tập trực tuyến cũng giúp học sinh tiếp cận với kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thiết kế không gian học tập?

Các yếu tố chính: 
– Ánh sáng: Ưu tiên không gian có ánh sáng tự nhiên.
– Màu sắc: Màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của học sinh.
– Âm thanh: Một không gian yên tĩnh là cần thiết để tập trung. Tuy nhiên, một chút âm thanh nền nhẹ nhàng cũng có thể giúp học sinh học tập hiệu quả hơn.
– Nội thất: Bàn ghế, tủ sách, rèm cửa… cần được sắp xếp hợp lý, tạo sự thoải mái và tiện nghi cho các em.
– Công nghệ: Các thiết bị công nghệ như máy tính, máy chiếu, loa… cần được bố trí hợp lý để hỗ trợ việc học tập.

13. Tổng kết

Việc tạo ra một không gian học tập lý tưởng là một quá trình đòi hỏi sự sáng tạo, kiên trì và sự hợp tác của cả giáo viên và học sinh. Bằng cách áp dụng các gợi ý trên, thầy cô có thể tạo ra một môi trường học tập tiếng Anh sinh động, hiệu quả và đầy cảm hứng, giúp học sinh yêu thích môn học và đạt được kết quả cao.

Để tìm hiểu về giải pháp giáo dục FLYER SCHOOL, FLYER for Students, quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại form này hoặc liên hệ Zalo: 0338431068.

>>> Tìm hiểu thêm về FLYER School: https://schools.flyer.vn/

Xem thêm:

    Đăng ký Đối tác

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Thúy Quỳnh
    Thúy Quỳnh
    Your time is limited, so don’t waste it living someone else’s life. Don’t be trapped by dogma, which is living with the results of other people’s thinking. Don’t let the noise of others’ opinions drown out your own inner voice. And most important, have the courage to follow your heart and intuition.

    Related Posts