Ba mẹ có khi nào thấy con mình trong tình trạng quên môn học này, môn học kia trước mỗi buổi lên lớp không? Để giúp cho việc học tập của trẻ được sắp xếp một cách hợp lý và tránh xảy ra tình trạng quên hay bỏ sót môn học thì việc sử dụng thời khóa biểu bằng tiếng Anh là rất cần thiết.
Trong bài viết hôm nay, FLYER sẽ chia sẻ với ba mẹ và các bé những mẹo thiết kế thời khóa biểu bằng tiếng Anh giúp trẻ quản lý thời gian học tập một cách hiệu quả hơn.
1. Tổng quan về thời khóa biểu tiếng Anh
Có lẽ thời khóa biểu đã trở nên quen thuộc với các bé rồi phải không? Vậy thời khóa biểu tiếng Anh thì sao nhỉ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua một chút về khái niệm này nhé.
1.1. Thế nào là thời khóa biểu tiếng Anh?
Thời khóa biểu tiếng Anh (timetable) là một bản kê thời gian lên lớp các môn học khác nhau của từng ngày trong tuần. Trong một số trường hợp, chúng ta có sử dụng từ schedule cũng có nghĩa là thời khóa biểu.
Ví dụ:
- The timetable for students is now available. (Thời khóa biểu dành cho học sinh đã có.)
- My schedule for this week is full. (Thời khóa biểu tuần này của tôi dày đặc.)
1.2. Những lợi ích của việc sử dụng thời khóa biểu bằng tiếng Anh
Việc tạo thời khóa biểu tiếng Anh đem lại cho trẻ những lợi ích tuyệt vời như sau:
- Giúp trẻ ghi nhớ lịch trình, lịch học một cách chính xác và đầy đủ.
- Giúp trẻ có cảm giác an toàn và thoải mái khi tuân thủ thời gian biểu: Khi tuân theo thời khóa biểu tiếng Anh, trẻ sẽ không phải cảm thấy lo sợ “Liệu mình có nhớ sai hay không?” “Hôm nay học môn Toán hay môn Ngữ Văn nhỉ?”…
- Duy trì sử dụng thời khóa biểu là yếu tố giúp trẻ phát triển bản thân.
- Giúp trẻ rèn luyện tính độc lập sớm: Đối với trẻ, thói quen học tập đều đặn và khoa học mang lại hiệu quả rất tốt. Sau dần trẻ sẽ có thể tự giác học tập đều đặn mà không cần sự giám sát từ ba mẹ.
- Học tiếng Anh: Việc ngày nào cũng tiếp xúc với thời khóa biểu tiếng Anh, trẻ sẽ có thể học thêm được từ vựng về các thứ cũng như các môn học trong tiếng Anh.
2. Cấu trúc và cách tạo một thời khóa biểu tiếng Anh
Để thời khóa biểu có thể mang lại hiệu quả tối đa trong việc giúp con quản lý thời gian thì nó cũng phải được sắp xếp một cách hợp lý nhất.
2.1. Cấu trúc
Thời khóa biểu thường sẽ gồm 3 phần chính:
- Thời gian: tùy theo từng cấp học sinh và mục đích mà thời gian được chia khác nhau. Tuy nhiên, thời gian thông thường được chia theo 2 mục: ngày 1, ngày 2, ngày 3…(theo ngày trong tháng); 8-10 giờ, 10-12 giờ…(theo giờ).
- Các thứ trong tuần: Thời khóa biểu của học sinh, sinh viên thường kéo dài từ thứ 2 cho đến chủ nhật.
- Các môn học: Đây là yếu tố cần phải có của một thời khóa biểu. Các môn học sẽ được xếp theo các ngày một cách hợp lý, phù hợp với lịch học của trẻ.
Bài viết tham khảo: 52 từ vựng các môn học trong tiếng Anh & cách dùng trong câu trẻ nhất định cần biết
2.2. 3 cách tạo một thời khóa biểu bằng tiếng Anh
Thông thường, để tạo một thời khóa biểu bằng tiếng Anh, ba mẹ và các bé có thể áp dụng một trong ba cách dưới đây:
2.2.1 Viết tay
Viết tay là cách thông dụng và phổ biến nhất, đặc biệt phù hợp với trẻ học cấp 1 và cấp 2. Trẻ chỉ cần có một tờ giấy trắng, một chiếc bút và một chiếc thước kẻ là đã có thể dễ dàng tạo được một thời khóa biểu bằng tiếng Anh hoàn chỉnh rồi.
Tuy nhiên, hình thức viết tay đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ mới có thể tạo ra một thời khóa biểu hình thức đẹp.
2.2.2 Tạo bằng Excel
Nếu trẻ cảm thấy khó khăn với việc viết tay thời khóa biểu thì tạo thời khóa biểu bằng excel sẽ là một cách nhanh gọn và tiện lợi hơn với trẻ. Tất cả những gì trẻ cần chỉ là một chiếc máy tính. Các bước tạo thời khóa biểu bằng Excel như sau:
Bước 1: Khởi động Excel và mở một trang làm việc mới.
Bước 2: Chọn ô trong phạm vi A1: E2, sau đó chọn Merge & Center.
Bước 3: Nhập dòng chữ “WEEKLY SCHEDULE” vào dải ô A1: E2, thay đổi kích thước phông chữ thành 18 và chọn Căn giữa trong nhóm Căn chỉnh.
Bước 4: Chọn các ô F1: H2, chọn Borders trong nhóm phông chữ của trang đầu, sau đó chọn All Borders.
Bước 5: Nhập “Daily Start Time” (Thời gian bắt đầu hằng ngày) vào ô F1; “Time Interval” (Khoảng thời gian) vào ô G1; và “Starting Date” (Ngày bắt đầu) vào ô H1. Chọn biểu tượng Select All (vị trí giữa 1 và A trên trang tính), sau đó bấm đúp vào dòng phân tách hai cột bất kỳ để thay đổi kích thước tất cả các ô cho vừa với nội dung.
Bước 6: Chọn ô A3 và nhập “TIME“.
Bước 7: Chọn ô A4 và nhập thời gian theo lịch trình của các bé.
Bước 8: Trong ô A5, nhập khoảng thời gian tiếp theo mà các bé có trong lịch biểu. Ví dụ , hãy nhập “7:30”, sau đó chọn A4: A5 và kéo xuống để điền tiếp thời gian cho phần còn lại trong ngày.
Bước 9: Trong ô B3, nhập các ngày trong tuần mà theo lịch trình của bé.
Bước 10: Kéo chuột sang bên phải để tự động điền các ngày còn lại trong tuần vào thời khóa biểu.
Bước 11: Chọn hàng 3. Đặt kiểu chữ in đậm và thay đổi kích thước phông chữ thành 14.
Bước 12: Thay đổi kích thước phông chữ trong Cột A thành 12.
Bước 13: Chọn biểu tượng Select All hoặc nhấn Ctrl + A và chọn Center trong nhóm căn chỉnh ở trang đầu.
Bước 14: Chọn các ô A1: H2. Chọn Fill Color và chọn màu mà các bé muốn cho các ô đã chọn.
Bước 15: Chọn một màu tô duy nhất cho mỗi ô hoặc dải ô sau:
– A3
– B3: H3
– A4: A28
– B4: H28
Bước 16: Chọn toàn bộ thời khóa biểu –> Chọn Borders –> Chọn All Borders.
Bước 17: Lưu thời khóa biểu
+ Chọn File > Export > Change File Type.
+ Chọn Template > Save As. Hộp thoại Save As sẽ mở ra.
+ Chọn vị trí muốn lưu thời khóa biểu, nhập tên cho thời khóa biểu và chọn Save để lưu.
+ Khi muốn xem thời khóa biểu, các bé hãy chọn tab Personal trên màn hình mới và chọn mẫu thời khóa biểu hiện ra bên dưới. Nó sẽ mở ra dưới dạng một sổ làm việc mới.
Một số thủ thuật giúp trẻ tạo thời khóa biểu trên excel khoa học, dễ nhìn hơn:
- Đổ viền bảng: Bôi đen toàn bộ thời khóa biểu => Chọn biểu tượng Bottom border trên thanh công cụ => Chọn định dạng viền bạn muốn
- Đổ màu những ô cùng môn học: Bôi đen toàn bộ thời khóa biểu => Chọn Conditional Formatting => Highlight Cells Rules => Nhập tên môn học ở ô thứ 1 => Chọn mã màu cho mon học ở ô thứ 2.
2.2.3 Sử dụng mẫu có sẵn
Nếu như hai cách trên không giúp ích cho trẻ, ba mẹ và trẻ có thể sử dụng các mẫu thời khóa biểu có sẵn hay còn gọi là template. Chỉ cần gõ từ khóa “timetable template” “school timetable” hoặc “schedule template” trên công cụ tìm kiếm Google, ba mẹ và trẻ có thể dễ dàng tiếp cận được với các mẫu thời khóa biểu có sẵn. Những mẫu thời khóa biểu này được thiết kế rất khoa học và đẹp mắt. Trẻ chỉ cần chọn mẫu mình thích, in ra và sau đó là điền lịch trình các môn học vào là hoàn thành rồi.
Với cách sử dụng mẫu thời khóa biểu có sẵn này thì sẽ mất một chút chi phí cho việc in ấn nhưng không quá nhiều.
3. Các mẫu thời khóa biểu bằng tiếng Anh
Có rất nhiều mẫu thời khóa biểu tiếng Anh mà trẻ có thể sử dụng, ba mẹ và các bé có thể tham khảo một số mẫu thời khóa biểu dưới đây:
3.1 Mẫu thời khóa biểu viết tay
Mẫu thời khóa biểu này là mẫu đơn giản nhất, trẻ có thể dễ dàng viết tay.
3.2 Mẫu thời khóa biểu dùng Excel
3.3. Mẫu thời khóa biểu có sẵn
4. Một số lưu ý khác
Ba mẹ và các bé hãy lưu lại một số lưu ý dưới đây để tránh mắc phải những lỗi thường gặp trong quá trình tạo thời khóa biểu:
- Viết đúng chính tả các từ tiếng Anh (các mục thứ, ngày, tháng, giờ, các môn học…).
- Viết đúng thông tin về môn học và thời gian (viết các môn học tương ứng với đúng thời gian trong lịch học để tránh tình trạng quên môn làm giảm chất lượng học tập của trẻ).
- Xem kĩ và chính xác tránh tình trạng bị nhìn nhầm các cột, hàng với nhau.
- Có thể tô màu làm nổi bật những thông tin môn học quan trọng.
Kết luận
Trên đây là bài viết tổng hợp cách tạo thời khóa biểu bằng tiếng Anh và một số mẫu thời khóa biểu tiếng Anh mà FLYER muốn chia sẻ đến ba mẹ và các bé. FLYER hi vọng rằng các bé có thể tự tạo cho mình một chiếc thời khóa biểu thật sinh động giúp ích cho việc học tập nhé. Chúc các bé học tập thật hiệu quả!
Để giúp các con rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh thật vui và hiệu quả, mời thầy cô và phụ huynh tham khảo Phòng luyện thi ảo FLYER. Đăng ký tài khoản chỉ từ 490.000đ để sử dụng kho hàng trăm đề thi tiếng Anh được FLYER biên soạn cập nhật liên tục, với đồ họa hình ảnh cực kỳ bắt mắt cùng nhiều tính năng mô phỏng game hấp dẫn với học sinh tiểu học.