Thức giả định: Tổng hợp trọn kiến thức dễ hiểu nhất (+ BÀI TẬP)

Thức giả định là điểm ngữ pháp tiếng Anh có cái tên lẫn cách dùng khá “lạ” đối với nhiều người học tiếng Anh. Bạn đã bao giờ gặp và thắc mắc vì sao những câu “If I were you, I…” lại dùng động từ to be “were” thay vì “was”? Hay, liệu rằng câu “She asked that we be there on time.” có sai không khi dùng động từ “be” ngay sau chủ ngữ “we” trong mệnh đề “that”? Nếu bạn bối rối khi bắt gặp những câu tương tự hai ví dụ trên, đã đến lúc bạn cần tìm hiểu về khái niệm “thức giả định” rồi đó!

1. Khái niệm “thức giả định” 

Thức giả định là một dạng động từ đặc biệt dùng để diễn tả những tình huống giả định, không thể xảy ra hoặc không chắc sẽ xảy ra. Những tình huống đó có thể nằm ở:

  • Mong muốn của một người
  • Dự đoán của họ
  • Tưởng tượng của họ 

Mệnh đề chứa thức giả định không tuân theo những quy tắc về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ mà bạn từng học trước đây. 

Ví dụ:

  • She went shopping as if she were a rich woman.

(Cô ấy đi mua sắm như thể cô ấy là một người phụ nữ giàu có.)

-> Thông thường “she” luôn đi với động từ “was” đúng không? Tuy nhiên, trong những trường hợp giả định như trên – “như thể cô ấy là người phụ nữ giàu có” (giả định vì thực tế là cô ấy không giàu) -> “was” được đổi thành “were” để diễn đạt đúng ngữ cảnh và giúp câu trở nên trang trọng hơn. Lúc này, “were” áp dụng với mọi chủ ngữ, không tuân theo quy tắc về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.

Khái niệm “thức giả định”
Khái niệm “thức giả định”

2. Hai loại thức giả định trong tiếng Anh 

Có hai loại thức giả định trong tiếng Anh, bao gồm động từ nguyên thểđộng từ to be “were”. 

Hai loại thức giả định trong tiếng Anh
Hai loại thức giả định trong tiếng Anh

2.1. Động từ nguyên thể 

Loại thức giả định này sử dụng động từ nguyên thể đối với tất cả động từ và chủ ngữ. Nói cách khác, dù chủ ngữ trong câu là ai, động từ vẫn giữ nguyên dạng, không thay đổi. 

Ví dụ: 

  • Động từ to be:
Chủ ngữỞ câu thườngThức giả định
Iambe
Youarebe
Wearebe
Theyarebe
Heisbe
Sheisbe
Itisbe
Danh từ số ítisbe
Danh từ số nhiềuarebe
  • Động từ “work”:
Chủ ngữỞ câu thườngThức giả định
Iworkwork
Youworkwork
Weworkwork
Theyworkwork
Heworkswork
Sheworkswork
Itworkswork
Danh từ số ítworkswork
Danh từ số nhiềuworkwork
Ba trường hợp sử dụng thức giả định động từ nguyên thể
Ba trường hợp sử dụng thức giả định động từ nguyên thể

Loại thức giả định động từ nguyên thể được dùng trong một số trường hợp nhất định, cụ thể:

2.1.1. Trong mệnh đề “that” ở một số cấu trúc

Cấu trúc chứa động từ thể hiện sự yêu cầu, mong muốn

Một số động từ thể hiện sự yêu cầu, mong muốn ai đó làm gì thường được theo sau bởi mệnh đề “that” chứa thức giả định dạng động từ nguyên thể. Với trường hợp này, bạn có cấu trúc tổng quát như sau: 

S1 + V1 + that + S2 (+ not) + V2

Trong đó: 

S = Chủ ngữ

V1 = Động từ 1 (chia theo S1)

V2 = Động từ 2 (thức giả định nguyên thể, không thay đổi theo S2)

“+ not” = Thêm “not” với dạng phủ định

Dưới đây là một số động từ thường được dùng với mệnh đề “that” chứa thức giả định nguyên thể:

Động từNghĩa tiếng ViệtVí dụ
advisekhuyênThe doctor advised that I go to bed early.
(Bác sĩ khuyên tôi đi ngủ sớm.)
askyêu cầuHe asked that you bring your laptop along.
(Anh ấy yêu cầu mang theo laptop của bạn.)
commandyêu cầuHe commands that the soldiers parade through the streets.
(Anh ấy yêu cầu những người lính diễu hành qua những con đường.)
demandyêu cầuShe demanded that you pay for the item before she delivered it.
(Cô ấy yêu cầu bạn thanh toán cho món hàng trước khi cô ấy giao nó.)
desiremong muốnI desire that my application form be accepted.
(Tôi mong rằng đơn ứng tuyển của tôi được chấp nhận.)
insistđòi hỏi, nhất quyếtThey insist that you go there.
(Họ đòi hỏi bạn đến đó.)
orderra lệnhHe ordered that we not sit down.
(Ông ấy ra lệnh chúng tôi không được ngồi xuống.) 
preferthích hơnI prefer that we dine out together.
(Tôi thích chúng ta ăn ở ngoài cùng nhau hơn.)
proposeđề nghị, đề xuấtHe proposes that the room be redecorated.
(Anh ấy đề xuất căn phòng nên được trang trí lại)
recommendgợi ý, giới thiệuI recommend that you read this book.
(Tôi gợi ý bạn đọc cuốn sách này.)
requestyêu cầuShe requested that food not be brought into the meeting room.
(Cô ấy yêu cầu thức ăn không được mang vào phòng họp.) 
suggestđề xuất, gợi ýThey suggest that we eat in that restaurant.
(Họ đề xuất chúng tôi ăn ở nhà hàng đó.)

Cấu trúc chứa danh từ thể hiện sự yêu cầu, mong muốn

Để sử dụng đúng các cấu trúc này, ở mệnh đề trước “that”, danh t cần theo sau một động từ phù hợp sao cho cả cụm từ mang nghĩa “đưa ra một lời yêu cầu, mong muốn” hoặc những nghĩa tương tự. Những cụm từ này được gọi là “collocation” trong tiếng Anh.

Bên cạnh đó, mệnh đề “that” lúc này vẫn sử dụng thức giả định nguyên thể. 

Cấu trúc tổng quát: 

S1 + collocation (V1 + N) + that + S2 (+ not) + V2

Trong đó: V1 + N = Cụm từ mang nghĩa “đưa ra một lời yêu cầu, đặt ra một mong muốn” hoặc những nghĩa tương tự

Một số danh từ dùng với mệnh đề “that” chứa thức giả định nguyên thể bao gồm: 

Danh từNghĩa tiếng ViệtVí dụ
commandlời yêu cầuHe gives a command that the soldiers parade through the streets.
(Anh ấy đưa ra lời yêu cầu những người lính diễu hành qua những con đường.)
demandlời yêu cầuShe made a demand that you pay for the item before she delivered it.
(Cô ấy đưa ra yêu cầu bạn thanh toán cho món hàng trước khi cô ấy giao nó.)
ordermệnh lệnhHe gave an order that we not sit down.
(Ông ấy đưa ra một mệnh lệnh rằng chúng tôi không được ngồi xuống.) 
proposallời đề nghị, đề xuấtHe makes a proposal that the room be redecorated.
(Anh ấy đưa ra đề xuất căn phòng nên được trang trí lại)
recommendationlời gợi ý, lời giới thiệuI gave a recommendation that you read this book.
(Tôi đưa ra gợi ý bạn đọc cuốn sách này.)
requestlời yêu cầuShe made a request that food not be brought into the meeting room.
(Cô ấy đưa ra lời yêu cầu thức ăn không được mang vào phòng họp.) 
suggestionlời đề xuất, lời gợi ýThey make a suggestion that we eat in that restaurant.
(Họ đưa ra đề xuất chúng tôi ăn ở nhà hàng đó.)

Cấu trúc chứa tính từ thể hiện sự khuyên nhủ/ sự nóng lòng, khao khát, thiết tha

Đối với cấu trúc chứa tính từ + mệnh đề “that” đi kèm thức giả định nguyên thể, tính từ sẽ cần mang nghĩa khuyên nhủ hoặc thể hiện sự nóng lòng, khao khát mãnh liệt rằng một sự việc nào đó sẽ xảy ra. 

Cấu trúc tổng quát:

S1 + tobe + adj + that + S2 (+ not) + V

Trong đó: adj = Tính từ

Một số tính từ diễn đạt sự khuyên nhủ được dùng với mệnh đề “that” chứa thức giả định nguyên thể gồm:

Tính từNghĩa tiếng ViệtVí dụ
advisablenên, đáng thực hiệnIt is advisable that you go to bed early.
(Bạn nên đi ngủ sớm.)
bestkhôn ngoanIt is best that you listen to the teacher carefully.
(Việc bạn lắng nghe cô giáo một cách cẩn thận là rất khôn ngoan.)
crucialquan trọng, cần thiếtIt is crucial that you shut down your computer after work.
(Việc bạn tắt máy vi tính sau giờ làm việc là rất quan trọng.)
desirableđáng mong muốn, đáng khao khátIt is desirable that your life be full of happiness.
(Cuộc sống tràn ngập hạnh phúc rất đáng khao khát.)
essentialcần thiết, thiết yếuIt is essential that parents spend time playing with their children every day.
(Việc bố mẹ dành thời gian chơi với con mỗi ngày là thiết yếu.)
imperativecực kỳ quan trọng, cấp thiếtIt is imperative that we build a house for the poor here.
(Việc chúng tôi xây một căn nhà cho những người nghèo ở đây là cực kỳ cấp thiết.)
importantquan trọngIt is important that you drink enough water.
(Việc bạn uống đủ nước là rất quan trọng.)
necessarycần thiếtIt is necessary that you practice English every day.
(Việc bạn luyện tập tiếng Anh mỗi ngày là cần thiết.)
urgentcấp thiết, cấp báchIt is urgent that you reply to his email.
(Việc bạn trả lời email của anh ấy là rất cấp bách.)
vitalcực kỳ quan trọng, cần thiếtIt is vital that we protect the environment together.
(Việc chúng ta cùng nhau bảo vệ môi trường là cực kỳ quan trọng.) 

Xem thêm: Nằm lòng 2 cấu trúc “Necessary” hay mà dễ vận dụng trong bài kiểm tra.

Ngoài ra, thức giả định nguyên thể còn được sử dụng với một số tính từ thể hiện sự khao khát mãnh liệt điều gì đó, như:

Tính từNghĩa tiếng ViệtVí dụ
adamantquyết liệt, khó thay đổi quan điểm, quyết địnhShe’s adamant that she not text him.
(Cô ấy quyết liệt không nhắn tin cho anh ấy.)
anxiousước ao, khao khátI’m anxious that we meet each other again soon.
(Tôi ước chúng tôi gặp lại nhau sớm.)
determinedquả quyết, kiên quyếtWe’re determined that we win the game.
(Chúng tôi kiên quyết thắng trận đấu.)
eagertha thiết, khao khátThey’re eager that they visit the landscape.
(Họ khao khát ghé thăm vùng đất đó.) 
keenmong muốn mãnh liệt, thiết thaWe’re keen that we talk to him.
(Chúng tôi tha thiết nói chuyện với anh ấy.)
3 trường hợp sử dụng thức giả định nguyên thể trong mệnh đề “that”
3 trường hợp sử dụng thức giả định nguyên thể trong mệnh đề “that”

2.1.2. Dùng “be” sau “if” hoặc “whether” 

Trong tiếng Anh – Anh, động từ “be” thường được sử dụng trong mệnh đề “if” hoặc “whether” ở những ngữ cảnh trang trọng. Cấu trúc này không mang nghĩa “nếu” mà được hiểu theo nghĩa “Dù cho ai đó làm gì (hoặc không), sự việc vẫn diễn ra”.

Lưu ý: Trường hợp này không áp dụng với động từ nào khác ngoài “be”. 

Cấu trúc tổng quát: 

If/ Whether + S1 + be (+ not) + O, S2 + V

Trong đó: V = Động từ được chia theo S2

Ví dụ: 

  • If they be not there, I still try to make an appointment with them.

(Dù cho họ không có ở đó, tôi vẫn cố gắng lên một cuộc hẹn với họ.)

  • Whether you be at school or not, you still have to finish the homework.

(Dù bạn có ở trường hay không, bạn vẫn phải hoàn thành bài tập về nhà.) 

Dùng thức giả định nguyên thể “be” sau “if”/ “whether”
Dùng thức giả định nguyên thể “be” sau “if”/ “whether”

2.1.3. Dùng trong những thành ngữ nhất định

Một số thành ngữ dùng thức giả định động từ nguyên thể và do động từ này nằm trong một cụm cố định.

Một số thành ngữ được đề cập có thể là: 

Thành ngữ với thức giả định nguyên thểNghĩa tiếng Việt
Bless you!Chúc bạn mau khỏe nhé!
God bless America!Cầu chúc nước Mỹ an lành!
Long live the President!Ủng hộ vị tổng thống!
Heaven forbid!Mong rằng điều gì không xảy ra!
Heaven help us!Chúng ta sẽ được cứu giúp!
Dùng thức giả định nguyên thể trong những thành ngữ cố định
Dùng thức giả định nguyên thể trong những thành ngữ cố định

Xem thêm: Thành ngữ tục ngữ trong tiếng Anh hay

2.2. Động từ to be “were” 

Tương tự loại thức giả định đầu tiên, thức giả định với “were” sẽ không thay đổi theo chủ ngữ của câu, cụ thể: 

Chủ ngữĐộng từ to be trong thức giả định
Iwere
Youwere
Wewere
Theywere
Hewere
Shewere
Itwere
Danh từ số ítwere
Danh từ số nhiềuwere

Thức giả định “were” được sử dụng thay cho “was” trong một số mệnh đề sau: 

Mệnh đề chứa thức giả định “were”Dịch nghĩaVí dụ
IfNếuIf I were you, I wouldn’t do that.
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không làm điều đó.)
As ifNhư thểShe played with the children as if she were the same age as them.
(Cô ấy chơi với bọn trẻ như thể cô trạc tuổi chúng.)
WishƯớcI wish I were young.
(Tôi ước gì mình còn trẻ.)
SupposeCho rằng, cho làThey supposed that the military ministers were tough and strict.
(Họ cho rằng các bộ trưởng quân sự rất khó tính và nghiêm khắc.)

Lưu ý: Bạn vẫn có thể dùng “was” trong những trường hợp trên, tuy nhiên sẽ kém trang trọng hơn so với “were”. 

Thức giả định “were”
Thức giả định “were”

3. Tổng kết về thức giả định trong tiếng Anh

Như vậy, bạn đã hoàn thành toàn bộ kiến thức về thức giả định trong tiếng Anh. Trước khi bước sang phần luyện tập, FLYER sẽ giúp bạn củng cố lại bài học trên với 2 ý chính sau:

  • Thức giả định là một dạng động từ đặc biệt dùng để diễn tả những tình huống giả định, không thể xảy ra hoặc không chắc sẽ xảy ra. Những tình huống đó có thể nằm ở mong muốn, dự đoán hoặc tưởng tượng của một người.
  • Có 2 loại thức giả định:
    • Động từ nguyên thể (sau mệnh đề “that” trong một số cấu trúc, “be” trong mệnh đề “if”/ “whether”, trong những thành ngữ cố định).
    • Động từ to be “were” (if, as if, wish, suppose). 
Tổng kết về thức giả định trong tiếng Anh
Tổng kết về thức giả định trong tiếng Anh

Sau đây, hãy cùng bắt tay vào luyện tập ngay bạn nhé!

4. Bài tập về thức giả định 

Tổng kết 

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã phần nào quen thuộc với khái niệm “thức giả định trong tiếng Anh” rồi đúng không? Thức giả định thực chất không khó, tuy nhiên lượng kiến thức cần ghi nhớ lại khá nhiều. Do đó, bạn không nên chủ quan mà hãy chăm chỉ ôn luyện bài học thường xuyên để tránh quên và có thể vận dụng ngay khi cần nhé! 

Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?

Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!

✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,

Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…

✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng

Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!

>>> Xem thêm:

Comments

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Kim Cat
Kim Cat
“Anyone who stops learning is old, whether at twenty or eighty. Anyone who keeps learning stays young. The greatest thing in life is to keep your mind young.” – Henry Ford

Related Posts