Trình tự dạy Speaking 5 bước ỨNG DỤNG NGAY cho mọi lớp học tiếng Anh 

Đặt nặng lý thuyết, chú trọng ngữ pháp, bỏ qua thực hành,… là những lý do chính khiến phần lớn học sinh Việt Nam vẫn chưa thể nói tiếng Anh trôi chảy. Do vậy, FLYER gợi ý trình tự dạy Speaking 5 bước dễ ứng dụng cho nhiều lớp học, hứa hẹn sẽ cải thiện kết quả dạy Speaking và hướng đến mục đích cuối cùng của việc học tiếng Anh: Giao tiếp và ứng dụng. Mời thầy cô cùng tham khảo.

1. Chuẩn bị tâm thế trước khi dạy Speaking

Để trình tự dạy Speaking diễn ra mượt mà và đúng hướng, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng nói tiếng Anh của bản thân, giáo viên cần hiểu rõ đối tượng học sinh và có thái độ nghiêm túc trước, trong và sau quá trình dạy – học.

Những vấn đề quan trọng thầy cô cần lưu ý trước khi tiến hành dạy Speaking:

trình tự dạy speaking
Lưu ý trước khi thực hiện trình tự dạy Speaking
  • Hiểu rõ trình độ của học sinh nhằm soạn nội dung giảng dạy học tập phù hợp, bao gồm các chủ đề, từ vựng và mẫu câu. Ví dụ, đối với học sinh tiểu học, số lượng từ vựng lý tưởng cho một câu là khoảng 4 – 10 từ. Trình độ càng cao thì số lượng từ vựng và độ dài của câu càng tăng.
  • Trau dồi kỹ năng Speaking của bản thân để học sinh có một nguồn “input” chất lượng. Chỉ khi học sinh được “nghe” đúng thì mới có thể “nói” chuẩn.
  • Tích cực tạo dựng các tình huống chân thực trên lớp, tạo cơ hội cho học sinh cọ xát với thực tế. Bởi lẽ, mức độ thành công của việc dạy Speaking chỉ được thể hiện khi người học có thể sử dụng từ vựng, mẫu câu đã học để giao tiếp.
  • Nâng cao động lực bằng cách xây dựng môi trường học tập cởi mở với các hoạt động luyện speaking như đóng kịch, chơi trò chơi, kể chuyện, thuyết trình…
  • Hiểu rõ tầm quan trọng của Speaking trong việc học tiếng Anh và mục đích cuối cùng của Speaking: Ứng dụng hàng ngày.

2. Trình tự dạy Speaking với 5 bước cho mọi lớp học

Trình tự dạy Speaking sau đây gồm 5 bước, chia thành 2 giai đoạn chính:

trình tự dạy speaking
Trình tự dạy Speaking 2 giai đoạn, 5 bước

Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước khi dạy: Gồm 2 bước:

  • Xác định mục tiêu bài học
  • Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá

Giai đoạn 2: Các hoạt động dạy Speaking: Gồm 3 bước:

  • Pre: Khởi động và cung cấp kiến thức liên quan
  • While: Thực hành nói
  • Post: Đưa feedback và hệ thống kiến thức

2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị dạy Speaking

trình tự dạy speaking
Trình tự dạy Speaking: Giai đoạn 1: Chuẩn bị

2.1.1. Bước 1: Xác định mục tiêu của lớp học

Mỗi khóa học hướng đến những mục tiêu khác nhau, và cách hiệu quả nhất để cả thầy và trò không bị “choáng” trước những mục tiêu lớn là chia nhỏ giai đoạn.

Mỗi giáo viên hãy thử trả lời các câu hỏi sau trước bài học:

trình tự dạy speaking
Trình tự dạy Speaking bước 1: Các câu hỏi cần trả lời để xác định mục tiêu của lớp học Speaking
  • Học sinh cần gì ở bài học? (Trả lời điện thoại, đặt phòng khách sạn, trò chuyện xã giao,…)
  • Trong bài học này, học sinh cần tập trung vào kỹ năng Speaking nào? (Độ chính xác, sự trôi chảy, nói chuyện phiếm, hội thoại ngắn, diễn thuyết…)
  • Cần dạy những gì để học sinh nắm được kỹ năng trên?

Tóm lại, mục tiêu bài học cần đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, từ đó thầy cô đưa ra nội dung giảng dạy và các hoạt động ứng dụng phù hợp.

2.1.2. Bước 2: Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá Speaking

Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá nên được chuẩn bị ngay trước khi lên lớp thay vì sau khi lớp học kết thúc nhằm tiết kiệm thời gian và góp phần đưa lớp học đi đúng hướng.

Mỗi thầy cô sẽ có hệ thống khác nhau, tuy nhiên cần đáp ứng đánh giá được các điều cơ bản sau:

trình tự dạy speaking
Trình tự dạy Speaking bước 2: Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá
  • Types: Thầy cô đang đánh giá dạng speaking nào? Ví dụ: Đối thoại ngắn (small dialogue), trò chuyện xã giao (small talks), hội thoại (conversation), thảo luận (discussion), phỏng vấn (interview),…
  • Skills: Thầy cô muốn đánh giá kỹ năng speaking nào? Ví dụ: Thay phiên (turn-taking), duy trì (maintaining), đặt câu hỏi (asking questions), diễn đạt (using expressions),…
  • Rating scale: Xây dựng thang đánh giá cho từng kỹ năng Speaking với thang điểm từ thấp – cao.

Trong đó, thang đánh giá (speaking rating scale) có vai trò chủ chốt để xác định tính hiệu quả của bài học, đòi hỏi thầy cô cần có kinh nghiệm giảng dạy tốt và kỹ năng đánh giá chuẩn chỉnh.

trình tự dạy speaking
Trình tự dạy Speaking: Thang đánh giá (Speaking rating scale examples)

Phân biệt các dạng Speaking và Sự khác biệt giữa dialogue, conversation, small talk:

2.2. Các hoạt động dạy Speaking trên lớp

Đến với phần trọng tâm của trình tự dạy Speaking là các hoạt động dạy Speaking trên lớp. Một tiết học Speaking có thể được phân thành 3 giai đoạn chính:

trình tự dạy speaking
Trình tự dạy Speaking: 3 giai đoạn chính của lớp học Speaking
  • Bước 3: Pre: Khởi động và cung cấp nội dung kiến thức
  • Bước 4: While: Thực hành Speaking
  • Bước 4: Post: Nhận xét và đánh giá

2.2.1. Bước 3: Pre: Khởi động và cung cấp nội dung kiến thức

Giai đoạn đầu của trình tự dạy Speaking trên lớp tập trung vào 2 yếu tố chính:

trình tự dạy speaking
Trình tự dạy Speaking bước 3: Lead-in/ Warm-up và cung cấp dữ liệu input
  • Thu hút sự chú ý của học sinh vào tiết học (5 – 10 phút)
  • Cung cấp từ vựng, mẫu câu thuộc chủ đề bài học (10 – 15 phút)

Trong 5 – 10 phút đầu buổi học, thầy cô cần giúp học sinh chuẩn bị tâm lý cho một tiết học đầy tương tác và cởi mở bằng hoạt động lead-in (dẫn nhập) hoặc warm-up (khởi động).

Hoạt động lead-in đơn giản: Đặt câu hỏi, chiếu video hoặc kể chuyện ngắn.

Với chủ đề bài học là “Animals”, thầy cô có thể đặt một câu đố vui: 

  • I am a pet animal. I love bones. I am human’s best friend. Who am I?

Tôi là một vật nuôi. Tôi thích xương. Tôi là bạn thân nhất của con người. Tôi là ai?

Hoạt động warm-up thú vị: Hangman, Odd one out, Pictionary,…

trình tự dạy speaking
Học sinh cần đạt được gì sau bước 3?

Trong vòng 10 – 15 phút tiếp theo, giáo viên cần cung cấp nội dung học tập có hệ thống nhằm chuẩn bị tốt cho giai đoạn thực hành. 

Nội dung này bao gồm các từ vựng và mẫu câu thuộc chủ đề bài học, đi kèm với đó là phiên âm từ – trọng âm từ – trọng âm câu – ngữ điệu – nối âm – bối cảnh sử dụng từ/ câu – ví dụ mẫu. 

Thầy cô có thể đặt câu hỏi “trả bài” hoặc yêu cầu học sinh đọc từ và câu ngay trong bước này để tận dụng thời gian thực hành.

Lưu ý: Thầy cô không nên đi quá sâu vào phần lý thuyết hay ngữ pháp trong một lớp học Speaking. Thay vào đó, những nội dung này nên được chuẩn bị trước, học sinh cũng nên được khuyến khích đọc trước lý thuyết ở nhà và dành phần lớn thời gian trên lớp để luyện nói.

2.2.2. Bước 4: While: Thực hành Speaking

trình tự dạy speaking
Trình tự dạy Speaking bước 4: Thực hành!

Trọng tâm của trình tự dạy Speaking trên lớp chính là thực hành và luyện tập nói. Thầy cô cần khuyến khích các em lên tiếng bằng cách tổ chức các hoạt động học tập thú vị và đảm bảo sự phù hợp với lứa tuổi. 

Kỹ thuật dạy Speaking từ John Kay (British Council) (Vui lòng bật chế độ dịch tự động nếu cần): 

Hoạt động Speaking cho người mới bắt đầu (Vui lòng bật chế độ dịch tự động nếu cần):

Trò chơi Speaking cho học sinh nhỏ tuổi (Vui lòng bật chế độ dịch tự động nếu cần):

Một số hoạt động Speaking thú vị do FLYER sưu tầm:

Ngoài ra, để quá trình dạy Speaking nâng cao hiệu quả, thầy cô cần “làm gương” cho học sinh để các em bớt phần rụt rè. 

Nhiệm vụ của giáo viên là đi xung quanh tương tác với cả lớp, quan sát và tìm hiểu học sinh đang nói gì, giọng điệu thế nào, cách phát âm ra sao, đang im lặng hay hứng khởi lên tiếng, thường mắc lỗi sai gì… 

Đây có thể là một thách thức với sĩ số lớp học tại trường học Việt Nam (thường gồm 25 – 30 học sinh). Mặc dù vậy, giáo viên không nên bỏ qua bất kỳ cơ hội dạy học nào và cần cố gắng hết sức mình. 

Trong trường hợp phần lớn học sinh quá e ngại cất giọng nói, thầy cô cần “chậm hóa” trình tự dạy Speaking bằng cách yêu cầu các em lặp lại lời nói của mình hoặc cho phép các em trò chuyện với bạn học thay vì nói trực tiếp với giáo viên. 

Gợi ý một số giải pháp phá bỏ rào cản Speaking cho học sinh:

  • Thầy cô đọc mẫu câu trước (kèm hành động và biểu cảm tự nhiên) rồi yêu cầu cả lớp bắt chước theo.
  • Đảo ngược trình tự: Để học sinh đặt câu hỏi và giáo viên là người trả lời.
  • Giáo viên đi xung quanh lớp học và tương tác bằng thái độ cởi mở, thân thiện.

Gợi ý thêm: 100+ Tongue twisters vui nhộn giúp trẻ luyện tập phát âm hiệu quả cho giờ học Speaking

2.2.3. Bước 5: Post: Đưa feedback và hệ thống lại kiến thức

trình tự dạy speaking
Trình tự dạy Speaking bước 5: Đưa feedback và tổng hợp kiến thức

Giai đoạn cuối dành cho việc nhận xét, feedback nhằm giúp học sinh tự soi chiếu và sửa lỗi sai của bản thân trong khi nói. Để tiết kiệm thời gian cho việc này, thầy cô cần tự thu thập dữ liệu trong khi di chuyển xung quanh và tương tác với lớp ở giai đoạn While trước đó. Ngoài ra, việc suy đoán trước những lỗi sai học sinh có thể mắc phải (Bước 2) cũng giúp các vấn đề khi nói của các em trở nên rõ ràng hơn.

Sau khi đưa feedback, học sinh cần tự suy ngẫm và tự tổng hợp lại toàn bộ kiến thức đã học bằng cách ghi chú, vẽ mindmap hay kẻ bảng. Cuối cùng, giáo viên sẽ là người chốt lại nội dung bài học và đưa ra bài tập về nhà.

Tham khảo quy trình dạy Speaking của Simple Education:

3. Lỗi thường gặp trong trình tự dạy Speaking

Ngay cả khi đã soạn trước giáo án và có nhiều năm kinh nghiệm dạy nghề, đôi khi thầy cô vẫn có thể mắc phải những lỗi nhỏ này.

  • Không cập nhật giáo án thường xuyên: Ngôn ngữ luôn thay đổi theo thời gian, có thể xuất hiện nhiều từ/ cụm từ mới trong quá trình sử dụng. Do vậy, thầy cô cần liên tục trau dồi và tự cung cấp “dữ liệu input” cho bản thân để truyền đạt lại cho học sinh những kiến thức hợp thời đại.
  • Không còn luyện nói: Mặc dù giáo viên đã có thời gian luyện tập ngay khi dạy Speaking tại lớp, việc dành chút thời gian để tự luyện tại nhà cũng chẳng hề thừa. Bởi lẽ, tiếng Anh nói riêng và ngôn ngữ nói chung sẽ ngày càng đòi hỏi kỹ năng cao hơn, mức độ cạnh tranh trong nghề cũng sẽ càng tăng lên.
  • Phương pháp dạy và học hàn lâm: Đặt nặng ngữ pháp, lý thuyết, bỏ qua thực hành hoặc thực hành rất ít,… chính là những lý do chính nhiều học sinh đạt điểm cao nhưng không nói được tiếng Anh. Để thoát khỏi cảnh thầy đọc – trò chép, thầy cô cần học hỏi và thay đổi phương thức dạy học, làm sao để tạo không khí cởi mở và sôi động nhất cho lớp học, tập trung thực hành trên lớp và yêu cầu học sinh đọc trước lý thuyết ở nhà.
  • Bỏ qua rào cản lên tiếng của học sinh: Đây là một trong những lý do chính khiến cho trình tự dạy Speaking không mang lại kết quả như kỳ vọng. Giáo viên cần tự mình vượt qua sự ngượng ngùng ban đầu để làm gương cho học sinh, liên tục sáng tạo những hoạt động Speaking thú vị, sử dụng biểu cảm – giọng nói – ngôn ngữ cơ thể để thể giải thích từ vựng hoặc mẫu câu. Nói cách khác, thầy cô cần trở thành người bạn của học sinh trong khi thực hành nói.
  • Chỉ sử dụng tiếng Việt để dạy tiếng Anh: Theo báo VNEXPRESS năm 2023, học sinh yếu giao tiếng tiếng Anh vì giáo viên dạy bằng tiếng Việt. Thực trạng này trong trường phổ thông sẽ còn tiếp diễn nếu thầy cô không thay đổi tư duy và nhận thức rõ ràng: Sử dụng tiếng Việt trong lớp tiếng Anh khiến học sinh mất đi môi trường để giao tiếp.

4. Tăng hiệu quả cho trình tự dạy Speaking trên lớp

Hầu hết vấn đề sẽ dần được cải thiện nếu giáo viên nhận thức rõ các lỗi sai trong trình tự dạy Speaking và có biện pháp khắc phục. 

Bên cạnh việc liên tục trau dồi kiến thức và dữ liệu đầu vào cho bản thân, việc quan trọng hơn cả là làm sao để xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện và cởi mở cho mọi lớp học, dù là trong trường phổ thông hay các trung tâm ngoại ngữ. 

trình tự dạy speaking
Các gợi ý tăng hiệu quả giảng dạy Speaking trên lớp
  • Trò chơi có thể tạo ra bầu không khí mà học sinh kỳ vọng và thúc đẩy các em luyện nói. Đây cũng là phương tiện có khả năng kích thích học sinh thể hiện ý tưởng và khiến các em tự tin hơn trước những trở ngại như thiếu vốn từ hay thiếu động lực. (Theo Improving EFL student’s speaking performance by using games in the classroom, My An – Pham Ho, 2018). Gợi ý một số trò chơi thú vị: Tell me a story (Kể chuyện), Changing partners (Đổi bạn cặp), Spot the difference (Tìm điểm khác biệt),…
  • Tạo môi trường học tập tương tác – hỗ trợ, nơi học sinh cảm thấy thoải mái khi thực hành kỹ năng nói của mình. Tập trung vào các hoạt động Speaking như: group discussion (thảo luận nhóm), debate (tranh luận), role-playing (đóng vai) là những cách hiệu quả để cung cấp trải nghiệm nói thực tế và nâng cao kỹ năng fluency (trôi chảy). (Theo Improving Student’s Speaking Efficiency, Zahro Mamadaliyeva – Gulchehra Shoxobova, 2024).
Hoạt động theo nhóm, theo cặp: Tạo tinh thần thoải mái và tự tin để luyện nói
Khuyến khích học sinh sử dụng từ ngữ, cấu trúc đơn giản: Yêu cầu về độ khó khi Nói nên thấp hơn yêu cầu về độ khó của kỹ năng Đọc, Viết.
Chọn chủ đề luyện nói quen thuộc: Nên chọn chủ đề gần gũi như your hobbies (sở thích), favorite game (trò chơi yêu thích), what do you do when stressed? (bạn làm gì khi bị stress?),…
Hướng dẫn các hoạt động Discussion (Thảo luận): Đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm nhận thức được trách nhiệm và đóng góp của mình.

Để  “hiện thực hóa” các biện pháp khắc phục kể trên và giúp trình tự dạy Speaking đạt hiệu quả cao, thầy cô cần có đủ các kỹ năng giảng dạy phù hợp như: Kiểm tra và đánh giá năng lực tiếng Anh của học sinh, cách thức sử dụng giáo trình và tài nguyên giảng dạy, cách thức tổ chức các hoạt động trong lớp, cách thức soạn bài, quản lý lớp học… Toàn bộ kỹ năng cần thiết cho việc dạy – học đều sẽ được điểm qua trong Khóa học TESOL tại TSE.

Tại đây, chỉ với 100/ 120 giờ và 70% thời lượng thực hành/ khóa, các giáo viên tương lai sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự tạo dựng một lớp học Speaking đầy hứng khởi của riêng mình, tự tin đứng lớp và trở thành người bạn đồng hành của học sinh chinh phục tiếng Anh.

Xem thêm: Quản lý tiếng ồn trong lớp: Bí quyết tạo không gian lớp học yên tĩnh

5. Câu hỏi thường gặp về trình tự dạy Speaking

Câu 1: Cần bao nhiêu thời gian để dạy Speaking hiệu quả?

1 tiết học Speaking lý tưởng có thể kéo dài 45 – 60 phút (Theo English Coach Online). Trong đó, thời gian luyện tập Speaking nên kéo dài 25 phút trở lên.
Mỗi trình độ khác nhau đòi hỏi thời lượng dạy học khác nhau.

Câu 2: Vấn đề học sinh thường gặp khi học Speaking?


Mắc lỗi ngữ pháp: thường là về các thì tiếng Anh, sử dụng từ sai bối cảnh hoặc nhầm loại từ, chưa có sự thống nhất giữa thì và động từ,…

Thiếu tự tin: Có nhiều lý do dẫn đến thiếu tự tin, một trong số đó là bởi giáo viên chưa khuyến khích học sinh nói thường xuyên.

Sợ mắc lỗi: Học sinh có thể lo sợ bản thân sẽ bị cười nhạo nếu nói sai bởi vì các em đã từng bị trước đó, hoặc nhìn thấy bạn bè của mình bị chế giễu.

Thiếu động lực: Động lực cần được thúc đẩy bởi giáo viên, bạn bè và gia đình.

Câu 3: Trình tự dạy Speaking cho trình độ từ thấp lên cao như thế nào?

Beginners: Sử dụng các bài tập đơn giản, lặp lại từ vựng/ mẫu câu và các cuộc đối thoại (dialogue). Sau đó, để giúp học sinh giao tiếp được với vốn từ và kiến thức ngữ pháp hạn chế, thầy cô cần đưa học sinh vào tình huống thực tế (như shopping hoặc giới thiệu bản thân) và để các em nhập vai bằng cách sử dụng lời nói và ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp. Lưu ý, tập trung vào thông điệp được truyền tải thay vì độ chính xác ở giai đoạn này.

Intermediate: Học viên đã nhận thức được các lỗi sai và dễ cảm thấy ngại ngùng hơn. Do vậy, thầy cô cần tiếp tục tập trung vào truyền tải thông điệp, đồng thời khuyến khích học sinh sử dụng nhiều từ vựng khác nhau thay vì những từ đơn giản như “good”, “bad” hoặc “very”. Ngoài ra, học sinh cũng nên tự thử thách bằng việc sử dụng các từ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cấu trúc câu bị động.

Advanced: Khi học sinh đã nắm vững từ vựng và ngữ pháp, thầy cô cần mở rộng và đào sâu những chủ đề có thể gặp. Độ khó của tài liệu được nâng cao. Những hoạt động như tranh luận, đóng vai, thậm chí tạo dựng một video/ podcast ngắn là những hoạt động Speaking phù hợp. Thầy cô cần tập trung vào cách phát âm tinh tế và sử dụng ngôn ngữ chính xác.

6. Tổng kết

Trình tự dạy Speaking 5 bước mà FLYER gợi ý tập trung vào các điểm chính sau:

  • Giáo viên cần chuẩn bị kỹ càng về mặt kiến thức, kỹ năng và tâm thế
  • Chú trọng vào việc thực hành Speaking thông qua các hoạt động và kỹ thuật dạy học sáng tạo
  • Duy trì không khí thoải mái, thân thiện trong lớp học
  • Không bỏ qua những vấn đề của học sinh

Thực tế, Speaking được đánh giá là một kỹ năng khó nhưng lại rất quan trọng. Suy cho cùng, mục đích cuối cùng của việc học tiếng Anh là giao tiếp, từ đó mới mở ra con đường học vấn và sự nghiệp rộng mở tại mọi quốc gia. FLYER chúc thầy cô trở thành những người nói tiếng Anh tốt, và đào tạo được nhiều học sinh giao tiếp tiếng Anh hiệu quả.

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

>>> Xem thêm:

    Đăng ký Đối tác

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Tâm Trần
    Tâm Trần
    "Muốn thay đổi vận mệnh, trước tiên hãy thay đổi tính cách".

    Related Posts