Các bạn có đang thắc mắc thế nào là trợ động từ và trợ động từ thì được sử dụng như thế nào hay không? Trợ động từ thì có gì khác với động từ thường hay không? Hãy để FLYER giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Trợ động từ là gì?
Trợ động từ trong tiếng Anh (Auxiliary Verbs) là những từ đi kèm để bổ sung nghĩa cho động từ chính trong câu phủ định hoặc câu hỏi, hay dùng để nhấn mạnh trong các câu khẳng định. Trợ động từ sẽ được chia theo chủ ngữ hoặc thì trong câu.
Trợ động từ có thể bổ sung về tính chất, mức độ, khả năng, hình thái,… của hành động. Do vậy trợ động từ không thể thay thế cho các động từ chính (phải luôn có động từ chính đi kèm) cũng như không được dùng cùng với các loại trợ động từ khác cùng loại.
Trong tiếng Anh, có đến 12 trợ động từ như: “be, have, do, can, will, must, need, shall, ought (to), used (to), dare”. Trong đó, có 9 động từ khuyết thiếu: “can, may, must, will, shall, need, ought (to), dare và used (to)“; 3 động từ chính thông dụng nhất là “be, do, have”.
Trợ động khuyết thiếu | |
will | |
shall | |
dare | |
Trợ động từ thông dụng | be |
do | |
have |
Bảng tổng hợp 12 trợ động từ trong tiếng Anh
Trợ động từ được chia làm hai loại, trợ động từ chính (principal auxiliary verbs) và trợ động từ tình thái (modal auxiliary verbs)
2. Một số đặc điểm chung của trợ động từ
Thêm “not” sau trợ động từ để tạo thành thể phủ định của câu:
Ví dụ:
- He is here.
Anh ấy ở đây.
→ He is not here.
Anh ấy không ở đây
- Minh would help me with my homework.
Minh sẽ giúp tôi làm bài tập về nhà.
→ Minh would not help me with my homework.
Minh sẽ không giúp tôi làm bài tập về nhà.
Đảo ngữ (inversion) để tạo thành thể nghi vấn của câu:
Ví dụ:
- He is here.
Anh ấy ở đây
→ Is he here?
Có phải anh ấy ở đây không?
- Linh will go out with me.
Linh sẽ đi chơi với tôi.
→ Will Linh go out with you?
Linh sẽ đi chơi với bạn chứ?
Hình thành “câu hỏi đuôi” bằng cách dùng lại chính động từ ấy:
Ví dụ:
- They were students, weren’t they?
Họ là học sinh, phải không?
- He is a teacher, isn’t he?
Anh ấy là giáo viên, phải không?
Hình thành “câu trả lời ngắn” bằng cách dùng lại chính động từ đó:
Ví dụ:
- It will take 2 hours to drive to the hospital.
Sẽ mất 2 giờ để lái xe đến bệnh viện.
→ Yes, it will. (No, it won’t)
- There will be a party tonight.
Sẽ có một buổi tiệc tối nay.
→ Yes, it will. (No, it won’t.)
Được dùng lại trong loại “câu tỉnh lược”:
Ví dụ:
- They will spend their holidays in Japan. Will you? (= Will you spend your holiday in Japan?)
Họ sẽ nghỉ lễ ở Nhật Bản. Bạn cũng vậy chứ?
- We will attend Hoa’s wedding party. Shall you?
Chúng tôi sẽ tham gia tiệc cưới của Hoa. Bạn cũng sẽ tham gia chứ?
3. Cách dùng một số trợ động từ thông dụng nhất
3.1 Trợ động từ chính (Principal auxiliary verbs)
3.1.1 Trợ động từ “be”
Trợ động từ “be” là động từ được thêm vào động từ khác để tạo thành thể tiếp diễn hoặc thể bị động.
Nguyên thể (infinitive): | to be |
Trong thì hiện tại (present tenses): | am/is/are |
Trong thì quá khứ (past tenses): | was/were |
Trong thì hoàn thành (perfect tenses): | been |
Trợ động từ “be” trong các thì tiếp diễn và thể bị động:
Ví dụ:
- She was watching TV when we came.
Cô ấy đang xem TV khi chúng tôi đến.
- The children are playing football.
Bọn trẻ đang chơi bóng đá.
- I was invited to Lan’s wedding party.
Tôi đã được mời dự đám cưới của Lan.
“Be” là một loại động từ đòi hỏi phải có một bổ ngữ từ đi cùng để hoàn thành ý nghĩa của câu:
Ví dụ:
- Your breakfast is ready.
Bữa sáng của bạn đã sẵn sàng.
- His uncle was a famous actor.
Bác của anh ấy là một diễn viên nổi tiếng.
Khi được sử dụng như một động từ hoàn chỉnh, “be” có nghĩa là hiện hữu, tồn tại:
Ví dụ:
- I think, therefore I am.
Tôi nghĩ vì lẽ đó mà tôi tồn tại.
“Be to” dùng để diễn tả một sự thu xếp, sắp đặt; một mệnh lệnh, một yêu cầu hay diễn tả một việc mang tính chất tương lai hoặc tương lai trong quá khứ:
Ví dụ:
- The wedding is to take place on Sunday.
Hôn lễ sẽ diễn ra vào chủ nhật.
- You are to see the doctor at 5 o’clock.
Bạn sẽ gặp bác sĩ vào lúc 5 giờ.
- My brother and his wife were to come and see us this weekend, but they couldn’t come.
Vợ chồng anh tôi định đến gặp chúng tôi vào cuối tuần này, nhưng họ đã không thể đến.
“Do be” là một hình thức nhấn mạnh, làm tăng ý nghĩa thuyết phục của hành động trong câu:
Ví dụ:
- Do be careful when you cross the river.
Hãy cẩn thận khi bạn băng qua sông.
Một số thành ngữ với “Be” :
be able to: có thể, có khả năng
Ví dụ:
- I am not able to get high points.
Tôi không thể đạt điểm cao.
- He is able to speak English fluently.
Anh ấy có thể nói tiếng Anh lưu loát.
be about to: sắp sửa
Ví dụ:
- The plane is about to take off.
Máy bay sắp sửa cất cánh.
- Ly Ly is about to clean her house.
Ly Ly sắp dọn dẹp nhà.
be apt to: có khiếu, nhanh trí về
Ví dụ:
- He’s apt to Maths.
Anh ấy có khiếu về môn toán.
- Linh‘s apt to answer hard questions.
Linh có khả năng trả lời những câu hỏi khó.
be bound to: nhất định, có khuynh hướng
Ví dụ:
- Gasoline prices are bound to go up.
Giá xăng nhất định còn tăng.
- He’s late, but he‘s bound to show up soon.
Anh ấy đến muộn, nhưng anh ấy nhất định sẽ xuất hiện thôi.
be certain to: chắc chắn
Ví dụ:
- I make sure that he is certain to pass her exams.
Tôi chắc chắn rằng anh ấy chắc chắn sẽ vượt qua các kỳ thi của anh ấy.
- I am certain to help you learn English.
Tôi chắc chắn sẽ giúp bạn học tiếng Anh.
be due to: vì, do bởi, ắt hẳn, nhất định
Ví dụ:
- The bus is due to leave soon.
Chiếc xe buýt sẽ rời đi sớm.
- The team’s success was due to all the members’ effort.
Chiến thắng của cả đội là vì sự cố gắng của tất cả các thành viên.
be going to: định sẽ
Ví dụ:
- I am going to see my sister this weekend.
Tôi định sẽ đi gặp chị gái cuối tuần này.
- I’m going to get married this weekend.
Tôi sẽ kết hôn vào cuối tuần này.
be liable to: có khả năng sẽ
Ví dụ:
- He is liable to come home soon.
Anh ấy có khả năng sẽ về nhà sớm.
- She studied hard last night. She’s liable to pass the exam.
Cô ấy đã học chăm chỉ tối qua. Cô ấy có khả năng sẽ qua bài kiểm tra.
be sure to: chắn chắn, dứt khoát là
Ví dụ:
- He’s sure to be waiting outside.
Anh ấy chắc chắn đang đợi bên ngoài.
- He is sure to win the championship.
Anh ta chắc chắn giành chức vô địch.
be likely to: có vẻ như là
Ví dụ:
- They’re likely to win by several goals.
Họ có khả năng giành chiến thắng với nhiều bàn thắng.
- We are likely to win the contract.
Chúng ta có khả năng sẽ giành được hợp đồng.
be meant to: ý muốn nói là
Ví dụ:
- Are you meant to work overtime?
Bạn có ý định làm thêm giờ không?
- This restaurant is meant to be excellent.
Tiệm ăn này có tiếng là rất ngon.
be supposed to: xem là, có nhiệm vụ là
Ví dụ:
- They are supposed to bring the cameras.
Họ đáng lẽ ra phải mang theo máy ghi hình.
- You’re supposed to finish your assignment right now.
Bạn phải hoàn thành bài tập của mình ngay bây giờ.
Xem thêm: Động từ to be trong tiếng Anh: Tổng hợp ĐẦY ĐỦ NHẤT các dạng biến thể và cách sử dụng trong câu
3.1.2 Trợ động từ “do”
Trợ động từ “do” là động từ được dùng để thành lập câu hỏi, câu phủ định và dạng nhấn mạnh của các động từ không có trợ động từ.
Nguyên thể (infinitive): | to do |
Trong thì hiện tại (present tenses): | do/does |
Trong thì quá khứ (past tenses): | did |
Trong thì hoàn thành (perfect tenses): | done |
“Do” có thể đóng vai trò là:
Một động từ thường:
Ví dụ:
- He does his work well.
Anh ấy làm việc tốt.
- I do my homework every day.
Tôi làm bài tập về nhà mỗi ngày.
Một trợ động từ: Khi dùng làm trợ động từ, “do” có những cách sử dụng sau đây:
+ Dùng để hình thành thể phủ định và thể nghi vấn cho các động từ thường:
Ví dụ:
- She doesn’t like running.
Cô ấy không thích chạy bộ.
- Don’t touch me!
Đừng động vào tôi!
+ Dùng để hình thành câu hỏi đuôi khi động từ trong câu chính là một động từ thường:
Ví dụ:
- They visited France, didn’t they?
Họ đã đi thăm Pháp, phải không?
- Nam doesn’t buy fruits, does he?
Nam không mua hoa quả, phải không?
+ Dùng trong câu trả lời ngắn:
Ví dụ:
- Peter likes swimming. – So do I.
Peter thích bơi lội. – Tôi cũng thế.
- Did they go to Nha Trang? – Yes, they did.
Có phải họ đã đi đến Nha Trang? – Vâng, họ đã đi.
+ Dùng để nhấn mạnh:
Ví dụ:
- You did make me happy.
Bạn thực sự làm tôi hạnh phúc.
- He does forget to write his name in the exam.
Anh ta thực sự đã quên viết tên mình vào bài kiểm tra.
3.1.3 Trợ động từ “have”
Trợ động từ “have” là trợ động từ được dùng để tạo thể hoàn thành:
Nguyên thể (infinitive): | to have |
Trong thì hiện tại (present tenses): | have/has |
Trong thì quá khứ (past tenses): | had |
Trong thì hoàn thành (perfect tenses): | had |
Ví dụ:
- I have lived here for 3 years.
Tôi đã sống ở đây được 3 năm rồi.
- Have you finished your homework?
Bạn đã hoàn thành bài tập về nhà chưa?
Khi được dùng như một động từ chính trong câu, “have” có nghĩa là sở hữu:
Với ý nghĩa này, trong văn nói và trong nhiều cấu trúc văn viết, “got” được thêm vào với “have” mà không làm tăng thêm ý nghĩa.
Ví dụ:
- I have (got) a car.
Tôi có một chiếc xe.
- How many children have you (got)?
Bạn có mấy con?
Khi không mang nghĩa là sở hữu, “have” được chia ở thể phủ định và nghi vấn như các động từ thông thường khác:
Lúc này, “have” không dùng “got” ở phía sau.
Ví dụ:
- Did you have a letter from Quan?
Bạn có nhận bức thư từ Quân không?
- I don’t have much difficulty with Math.
Tôi không gặp nhiều khó khăn với môn toán.
“Have” có thể được dùng khi nhờ vả, ra lệnh ai đó làm gì:
Công thức “have” trong câu chủ động và bị động
Câu chủ động: S + (have) + O1 + V + O2
Câu bị động: S + (have) + O2 + past participle (by O1)
Ví dụ:
- My mother had me clean the floor.
Mẹ bảo tôi lau nhà.
- They have just had their house painted.
Họ vừa cho người sơn căn nhà của họ.
- Why don’t you have your hair cut?
Tại sao anh không đi cắt tóc?
“Have to” (phải, cần phải) dùng diển tả một sự cần thiết, bắt buộc:
Ví dụ:
- I had to walk to the school because I missed the bus.
Tôi phải đi bộ đến trường vì tôi đã bị lỡ xe buýt.
- I have to study hard to get high points.
Tôi phải học chăm chỉ để đạt điểm cao.
“Have to” thay thế cho “must” ở các thì mà “must” không thể dùng:
Ví dụ:
- You will have to get up early in the morning in order not to be late.
Bạn sẽ phải dậy sớm vào buổi sáng để không bị muộn làm.
- bWe had to finish the exam in 60 minutes.
Chúng tôi phải hoàn thành bài kiểm tra trong 60 phút.
3.2 Trợ động từ tình thái (Modal auxiliary verbs)
Trợ động từ tình thái hay còn gọi là trợ động từ khuyết thiếu, được dùng trước động từ nguyên thể để chỉ khả năng, sự chắc chắn, sự cho phép, nghĩa vụ,…
Chúng ta có các trợ động từ tình thái sau:
– “Can” (Có thể)
Hình thức phủ định của “can” là “cannot” (can’t). “Can” diễn tả khả năng có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
- I am busy today, but I can see you tomorrow
Hôm nay tôi bận, nhưng ngày mai tôi có thể gặp bạn.
“Can” được dùng khi xin phép và cho phép. Dùng “can’t” để từ chối sự xin phép ấy.
Ví dụ:
- You can take the toy if you want.
Con có thể lấy món đồ chơi đó nếu con muốn.
“Can” còn được dùng khi yêu cầu, đề nghị hoặc gợi ý:\.
Ví dụ:
- Can you carry my bag?
Anh cầm túi cho em nhé?
- Can you open the door?
Bạn có thể mở cửa ra không?
– “Could” (Có thể)
“Could” là hình thức quá khứ của “can”, phủ định là “could not” (couldn’t), khi “could” là trợ động từ tình thái thì nó được dùng để diễn tả điều gì đó có thể xảy ra ở hiện tại và tương lại nhưng lại không chắc chắn.
Ví dụ:
- I suppose that the story could be true.
Tôi cho rằng câu chuyện có thể là thật.
“Could” được dùng khi muốn xin phép. “Could” mang ý nghĩa lễ phép và trịnh trọng hơn “can”. Tuy nhiên, chúng ta không dùng “could/couldn’t” để diễn đạt sự cho phép và từ chối lời xin phép.
Ví dụ:
- Could we play here?
Chúng cháu chơi ở đây được không ạ?
=> I’m afraid you can’t.
Bác e là không được rồi.
“Could” dược dùng trong lời yêu cầu lịch sự (lịch sự và trang trọng hơn “can”) hoặc để đưa ra lời đề nghị, gợi ý.
Ví dụ:
- Could you mail this letter for me?
Bạn gửi giúp tôi là thư này được không?
– “May / Might” (Có thể, có lẽ)
“May / might” được dùng để diễn tả một điều gì đó có thể diễn ra hoặc có thể là thật trong hiện tại hoặc tương lai. Nhưng “might” mang ý nghĩa ít chắc chắn hơn “may’.
Ví dụ:
- I may go to Ho Chi Minh city next month.
Tháng tới tôi có thể sẽ đi thành phố Hồ Chí Minh.
“May” và “might” được dùng để xin phép. So với “could” và “can” thì “may” và “might” mang tính trang trọng hơn, nhưng “might” ít được sử dụng trong văn nói, chủ yếu được dùng trong câu cấu trúc câu hỏi gián tiếp. “May” thể hiện sự cho phép còn “may not” dùng để từ chối sự cho phép.
Ví dụ:
- May/Might I borrow the pen?
Tôi mượn chiếc bút được không?
=> Yes, of course you may
Đương nhiên là được rồi.
“May” được dùng trong các lời chúc trang trọng.
Ví dụ:
- May you both be very happy!
Chúc hai bạn hạnh phúc!
– “Should” (nên)
Trợ động từ “should” diễn đạt lời khuyên, sự gợi ý, sự bắt buộc nhưng không mạnh.
Ví dụ:
- You should go on a diet
Em nên tiếp tục ăn kiêng đi.
- You should study hard.
Bạn nên học hành chăm chỉ.
“Should” diễn tả mong muốn một điều gì đó xảy ra.
Ví dụ:
- It should rain tomorrow.
Tôi mong mai sẽ mưa.
Các cụm từ “had better” (tốt hơn nên), “ought to”(nên), “be supposed to” (được cho là nên) đều có nghĩa tương đương và cách dùng tương tự “should” trong cả hai trường hợp trên (với điều kiện “be” trong “be supposed to” phải chia ở thì hiện tại.
Ví dụ:
- She ought to/is supposed to/ had better bring an umbrella.
Cô ấy nên/ được cho là nên/ tốt hơn nên mang theo một chiếc ô.
– “Must” (phải)
“Must” mang nghĩa hoàn toàn bắt buộc nên mạnh hơn “should’.
Ví dụ:
- A car must have gasoline to run.
Chiếc xe này phải có xăng để chạy.
- You must complete the exercise before going out.
Bạn phải hoàn thành bài tập trước khi ra ngoài chơi.
“Must’ mang nghĩa “hẳn là”, “chắc đã” để chỉ một kết luận logic dựa trên một hiện tượng đã xảy ra.
Ví dụ:
- She’s passed the exam. She must be happy.
Cô ấy đã qua bài kiểm tra. Cô ấy hẳn là rất vui.
Xem thêm: Maybe là gì? Cách phân biệt Maybe và May be trong tiếng Anh trong 5 phút
3.3 Động từ vừa là trợ động từ tình thái, vừa là động từ thường
Các bạn lưu ý một số động từ sử dụng được theo cả hai loại là động từ thường và trợ động từ:
– Need (cần, cần phải) :
Khi là động từ thường, “need” có nghĩa là cần gì đó.
Khi là trợ động từ tình thái (modal auxiliary verb) thì “need” có nghĩa là cần làm gì đó và được dùng chủ yếu trong câu phủ định, câu hỏi, sau if và whether hoặc với các từ mang tính chất phủ định như hardly, never, nobody, only,…
Ví dụ:
- I need money.
Tôi cần tiền.
- You need to buy crayons to complete the picture.
Bạn cần mua màu vẽ để hoàn thành bức tranh.
– Dare (dám) : Tương tự như “need”, “dare” được dùng như một trợ động từ tình thái (modal auxiliary verb) trong các câu phủ định, câu hỏi, sau if và whether hoặc với các từ mang tính chất phủ định như hardly, never, nobody, only,…
Ví dụ:
- I daren’t ask her for a rise.
Tôi không dám yêu cầu bà ấy tăng lương.
– “Used to” (đã từng): Từ này trở thành động từ tình thái(modal auxiliary verb) trong các lối văn trịnh trọng(formal style).
Ví dụ:
- Used you to go to the zoo?
Bạn có thường đến sở thú không?
4. Bài tập về trợ động từ trong tiếng Anh
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc
1. You (must / should / shouldn’t) be 18 before you can drive in Vietnam.
2. You (don’t have to / mustn’t / shouldn’t) go to bed so late. It’s not good for your health.
3. You (don’t have to / mustn’t / shouldn’t) wear a school uniform in most Vietnamese universities.
4. You (must / mustn’t / needn’t) come. I can do it without you.
5. We (don’t have to / must / mustn’t) copy during exams.
6. You (don’t have to / mustn’t / shouldn’t) be tall to play football.
7. You (must / mustn’t / needn’t) be a good writer to win the contest.
8. I (can / can’t / might) go to see a movie with you tonight. I’m too busy.
9. I haven’t studied enough. I (may / may not / might) pass my English exams.
10. I (could / couldn’t / might) be here next Saturday.
11. They say it (can / could not / might) rain tomorrow.
12. He (can / might not / won’t) be able to help us. He’s not available.
13. (Can / May / Might) you come to my birthday party?
14. We should run faster or we (won’t / might not/ may) miss the bus.
15. The road is congested, so I (can / couldn’t / may) be late.
Đáp án
1. must
2. shouldn’t
3. don’t have to
4. must
5. mustn’t
6. don’t have to
7. must
8. can’t
9. may not
10. might
11. can
12. won’t
13. May
14. may
15. may
Bài 4: Điền trợ động từ thích hợp vào chỗ trống và chia ở dạng phù hợp:
5. Một số câu hỏi thường gặp về trợ động từ trong tiếng Anh
Trợ động từ trong tiếng Anh (Auxiliary Verbs) là những từ đi kèm để bổ sung nghĩa cho động từ chính trong câu phủ định hoặc câu hỏi, hay dùng để nhấn mạnh trong các câu khẳng định.
Trong tiếng Anh có 3 trợ động từ chính đó là: be, do và have.
Ngoài ra còn 9 trợ động từ khuyết thiếu, gồm: can, may, must, will, shall, need, ought (to), dare và used (to).
Trợ động từ được chia làm hai loại, trợ động từ chính (principal auxiliary verbs) và trợ động từ tình thái (modal auxiliary verbs).
Các bạn cảm thấy trợ động từ trong tiếng Anh có khó không nhỉ? Với những kiến thức đã tổng hợp bên trên, FLYER hy vọng sẽ giúp cho quá trình chinh phục trợ động từ trong tiếng Anh của các bạn phần nào dễ dàng và thú vị hơn. Chúc các bạn học tập tốt!
Hãy ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER để được trải nghiệm một phương pháp học tiếng Anh hoàn toàn mới. Thông qua những bài ôn luyện sát với thực tế, được thiết kế gắn với những trò chơi đơn giản mà vui nhộn, cùng giao diện và đồ hoạ cực kỳ bắt mắt, FLYER sẽ mang lại cho bạn những giờ phút ôn luyện tiếng Anh thật thú vị.
Trải nghiệm Phòng thi ảo FLYER MIỄN PHÍ ngay tại đây:
Để được hỗ trợ và tư vấn thêm, vui lòng liên hệ hotline của FLYER 0868793188.
>>> Xem thêm: