Band điểm 6.5 là mục tiêu của rất nhiều bạn đang luyện thi IELTS. Để chinh phục được band điểm này, bạn cần ôn tập những kiến thức ngữ pháp trọng tâm và “nạp” một lượng từ vựng phù hợp với khả năng của người có trình độ tiếng Anh ở mức Trung cấp. Trong bài viết này, FLYER sẽ tổng hợp các từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh band điểm IELTS 6.5 giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu chinh phục IELTS của bản thân, cùng tham khảo nhé!
1. Người đạt IELTS 6.5 có năng lực tiếng Anh thế nào?
Band điểm IELTS 6.5 chứng minh bạn là một “người sử dụng tiếng Anh hiệu quả” (Competent User), tương đương với trình độ Trung cấp (B2) theo khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR).
Người ở trình độ này có thể vận dụng tiếng Anh hiệu quả trong đa số các tình huống, sử dụng được các từ ngữ phức tạp mặc dù đôi khi còn mắc lỗi về ngữ pháp hoặc có cách dùng từ chưa phù hợp.
Vậy, để đạt trình độ tiếng Anh như mô tả trên, bạn sẽ cần những kiến thức ngữ pháp và từ vựng gì nhỉ? Cùng FLYER tìm hiểu nhé!
2. Sách củng cố nền tảng tiếng Anh IELTS từ 0 – 3.0
Trước khi bước vào ôn tập kiến thức trọng tâm để thi IELTS, bạn cần củng cố kiến thức nền tảng về ngữ pháp và từ vựng thì quá trình ôn luyện mới đạt hiệu quả tối ưu. FLYER gợi ý 2 đầu sách của Đại học Cambridge dành cho những người mất gốc tiếng Anh:
- Sách học từ vựng: English vocabulary in use (Elementary): Tổng hợp từ vựng trình độ Sơ cấp (IELTS 0 – 3.0)
- Sách học ngữ pháp: Essential grammar in use: Tổng hợp các chuyên đề ngữ pháp trình độ Sơ cấp.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy sách tiếng Anh hơi quá sức với mình thì có thể bắt đầu bằng cuốn Giải thích ngữ pháp tiếng Anh của cô Mai Lan Hương nhé.
3. Từ vựng & ngữ pháp IELTS band điểm 6.5
3.1. Từ vựng IELTS theo chủ đề
Để đạt band điểm IELTS 6.5, lượng từ vựng của bạn cần nằm trong khoảng 6000 – 7000 từ. Nếu mỗi ngày học đều đặn 25 – 30 từ vựng, bạn sẽ cần 8 tháng – 1 năm để nhớ hết lượng từ vựng này.
Dưới đây là 26 chủ đề từ vựng IELTS tiêu biểu (tham khảo theo sách của Cambridge) mà FLYER gợi ý đến bạn.
Một số từ đồng nghĩa IELTS band 6.5:
3.2. Từ vựng IELTS Writing
IELTS Writing task 1 đòi hỏi thí sinh vận dụng các từ vựng chuyên biệt để phân tích và mô tả dữ liệu trong các bảng biểu thật chính xác. Một số từ thường được sử dụng trong phần thi này được FLYER nêu trong các bảng sau đây:
3.2.1. Từ vựng giới thiệu biểu đồ
Từ vựng | Nghĩa |
The table/ graph/ pie chart/ bar chart/ diagram….. | Bảng/ đồ thị/ biểu đồ tròn/ biểu đồ cột/ lược đồ… |
provides information on/ about… | cung cấp thông tin về…. |
gives information about/ on….. | |
shows…. | cho thấy….. |
illustrates…. | chứng minh rằng…. |
compares….. | so sánh…. |
explain why…. | giải thích vì sao…. |
describes…. | mô tả….. |
Từ vựng IELTS writing: Introduce the graph (giới thiệu biểu đồ)
3.2.2. Từ vựng miêu tả sự tăng/ giảm
Từ vựng miêu tả sự tăng/ giảm của xu hướng được chia thành 2 nhóm từ:
- Danh từ và động từ: Nói về sự tăng/ giảm.
- Tính từ và trạng từ: Mô tả tính chất của sự tăng/ giảm nêu trên (tăng/ giảm mạnh hay nhẹ).
Danh từ chỉ sự tăng | Danh từ chỉ sự giảm |
---|---|
an increase of (sự tăng trưởng) | a decrease in (sự giảm hụt…) |
a rise of (sự tăng trưởng) | a fall in (sự rơi vào…) |
a growth of (sự tăng trưởng) | a decline in (sự suy giảm …) |
a peak of (đỉnh cao, cao trào) | a dip in (sự chìm vào…) |
a surge of (sự nổi lên) |
Động từ chỉ sự tăng | Động từ chỉ sự giảm |
---|---|
rise (tăng) | fall (rơi, rớt xuống) |
increase (tăng trưởng) | decrease (suy giảm) |
surge (dâng trào, dâng lên) | decline (suy vong, tàn) |
peak (cao trào) | dive (phóng xuống, đâm xuống) |
grow (tăng trưởng) | dip (chìm xuống) |
rocket (tăng vọt) | plummet (giảm mạnh) |
soar (vụt lên) | |
leap (nhảy vọt) |
Tăng/ Giảm mạnh, đáng kể | Tăng/ Giảm nhẹ | ||
Trạng từ | Tính từ | Trạng từ | Tính từ |
sharply (mạnh) | sharp | gently (nhẹ) | gentle |
rapidly (liên tục) | rapid | slightly (nhẹ) | slight |
suddenly (đột ngột) | sudden | gradually (dần dần) | gradual |
abruptly (đột ngột) | abrupt | steadily (đều đặn) | steady |
dramatically (đáng kể) | dramatical | marginally (nhẹ, có giới hạn) | marginal |
markedly (rõ rệt) | marked | modestly (khiêm tốn) | modest |
significantly (đáng kể) | significant | consistently (nhất quán) | consistent |
Từ vựng IELTS writing: Trạng từ và tính từ miêu tả sự tăng/ giảm trong biểu đồ
3.2.3. Từ miêu tả sự dao động, thay đổi
Danh từ | Động từ |
---|---|
a fluctuation of | fluctuate |
a variation of | vary |
3.2.4. Từ nối để liên kết giữa các ý trong bài
Từ liệt kê | Nghĩa |
---|---|
firstly, secondly, thirdly | thứ nhất, thứ hai, thứ ba,… |
first, furthermore, finally | thứ nhất, hơn nữa, cuối cùng |
to begin, to conclude | bắt đầu, kết luận |
next | tiếp theo |
Từ vựng đưa ví dụ | Nghĩa |
---|---|
for example, for instance | ví dụ |
as follows: | như sau, sau: |
that is | đó là…. |
in this case | trong trường hợp/ ngữ cảnh này |
namely | cụ thể là |
in other words | nói cách khác |
Từ vựng khái quát hóa | Nghĩa |
---|---|
generally, in general | một cách khái quát, tổng quát |
on the whole | nhìn chung, toàn bộ |
as a rule | như một quy luật |
in most case | trong đa số trường hợp |
Từ để củng cố luận điểm | Nghĩa |
---|---|
also | cũng |
moreover | hơn nữa |
furthermore | ngoài ra, vả lại |
what is more | hơn nữa, ngoài ra |
in addition | ngoài ra |
besides | bên cạnh đó |
above all | trên hết |
as well as | cũng như |
not only… but also | không những… mà còn |
Từ vựng về sự tương đồng | Nghĩa |
likewise |
tương tự, tương đồng |
similarly | |
in the same way | |
equally |
Từ vựng IELTS writing: Similarity (sự tương đồng)
Từ vựng về sự tương phản | Nghĩa |
---|---|
conversely | ngược lại, thay vì |
in contrast | |
instead | |
on the contrary |
Từ vựng IELTS writing: Contrast (sự tương phản)
Từ vựng nói về điều hiển nhiên | Nghĩa |
clearly | rõ ràng, hiển nhiên |
obviously | |
naturally | |
of course | đương nhiên |
surely | chắc chắn |
after all | sau cùng, sau tất cả |
Từ vựng IELTS writing: State the obvious (nói điều hiển nhiên)
Từ vựng chỉ kết quả | Nghĩa |
---|---|
therefore | vì thế |
as a result | kết quả là |
consequently | hậu quả là |
because of that | vì lẽ đó, vì lý do đó |
thus | do đó |
hence | từ đó |
Kết luận | Nghĩa |
to conclude | Tóm lại, kết luận là |
in conclusion | |
to summarise | |
overall | |
in brief |
Từ vựng IELTS writing: summary (kết luận)
Bạn không cần học thuộc toàn bộ những từ vựng này vì sẽ khá mất thời gian (nhưng nếu có thể nhớ hết thì rất tốt). Thay vào đó, bạn có thể nắm vững cách dùng và ngữ nghĩa của một vài cặp từ thông dụng nhất để sử dụng chúng bất cứ khi nào.
100 từ phổ biến trong IELTS Speaking và Writing cùng các từ đồng nghĩa khác:
3.3. 18 điểm ngữ pháp IELTS 6.5 trọng tâm
Mức điểm IELTS 6.5 ở trình độ trung cấp chưa đòi hỏi quá nhiều về những kiến thức ngữ pháp nâng cao mà chú trọng hơn vào phần ngữ pháp căn bản.
Dưới đây là 18 chủ điểm ngữ pháp được ưa chuộng đối với band điểm 6.5 mà bạn có thể tham khảo:
3.3.1. 12 thì cơ bản
Thì tiếng Anh là một trong những phần kiến thức quan trọng nhất của ngữ pháp tiếng Anh bởi các loại thì này giúp bạn tạo được những câu văn có ý nghĩa về mặt thời gian.
Tiếng Anh có 12 thì, cụ thể:
Các thì hiện tại |
|
Các thì quá khứ |
|
Các thì tương lai |
|
12 thì cơ bản trong tiếng Anh
3.3.2. Trợ động từ
Trợ động từ, bao gồm các từ “be”, “do” và “have”, là loại từ dùng để bổ nghĩa cho động từ chính, thường được dùng trong câu phủ định và câu nghi vấn tiếng Anh. Trong câu phủ định, trợ động từ đi kèm “not” dùng để phủ nhận lại một điều gì đó.
Mời bạn xem 2 ví dụ sau:
- Why do you want to go home?
Vì sao bạn muốn về nhà?
-> Trong ví dụ này, trợ động từ là “do” và động từ chính là “go”.
- You’re drinking my milk! – No, I’m not!
Bạn đang uống sữa của tôi kìa! – Không, tôi đâu có uống!
-> Đối với ví dụ này, trợ động từ là “am”.
Xem thêm: Trợ động từ trong tiếng Anh
3.3.3. Mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ là mệnh đề phụ đứng sau một danh từ/ đại từ ở mệnh đề chính nhằm bổ sung nghĩa cho danh từ/ đại từ đó. Mệnh đề quan hệ được liên kết với mệnh đề chính bởi:
- Đại từ quan hệ: which, who, whom, whose, that
- Trạng từ quan hệ: when, where, why
Ví dụ:
- The woman who lives next door is my girlfriend.
Người phụ nữ sống nhà bên là bạn gái của tôi.
-> Mệnh đề quan hệ “who lives next door” đứng sau danh từ “the woman” để làm rõ nghĩa: Bạn gái tôi là người phụ nữ sống ở nhà bên chứ không phải sống ở nhà đối diện hay ở chỗ khác.
- The restaurant where we had lunch was near the bank.
Nhà hàng mà chúng ta ăn trưa ở gần ngân hàng.
–> Mệnh đề quan hệ “Where we had lunch” đứng sau danh từ “the restaurant” để làm rõ nghĩa: Nhà hàng mà chúng ta ăn trưa chứ không phải ăn tối hoặc ăn sáng.
Có 2 loại mệnh đề quan hệ, bao gồm mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định.
Ngoài ra, bạn có thể rút gọn mệnh đề quan hệ bằng “V-ing” hoặc “V-ed”.
Ví dụ:
Rút gọn bằng V-ing (câu chủ động) | Rút gọn bằng V-ed (câu bị động) |
---|---|
The woman who is talking to Tom is my boss. -> Rút gọn: The woman talking to Tom is my boss. Người phụ nữ đang nói chuyện với Tom là sếp của tôi. | The girl who was injured in the accident was taken to the hospital. -> Rút gọn: The girl injured in the accident was taken to the hospital. Cô bé bị thương trong tai nạn đã được đưa đến bệnh viện. |
3.3.4. Động từ khuyết thiếu
Động từ khuyết thiếu dùng để nói về những khả năng, yêu cầu, đề nghị, quy tắc… trong tiếng Anh. Chúng luôn đứng trước động từ chính ở dạng nguyên thể để bổ sung nghĩa cho động từ đó.
Các động từ khuyết thiếu thường gặp bao gồm: can (có thể), could (có thể), must (phải), should (nên), have to (cần phải), may/ might (có thể), need (cần), ought to (nên)…
Ví dụ:
- I can’t sleep.
Tôi không thể ngủ được.
- Where’s Ben? – He may be in his office.
Ben đâu rồi? – Có thể anh ấy đang ở trong văn phòng.
Xem thêm: Động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh
3.3.5. Câu điều kiện
Câu điều kiện dùng để diễn tả những sự việc, hành động có thể xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy ra trong điều kiện nào đó (có thể trong quá khứ, hiện tại hay tương lai). Có 2 thành phần chính trong câu điều kiện: Mệnh đề chính/ phụ và mệnh đề chứa “If”.
Mệnh đề chứa “If” có thể đứng đầu câu (có dấu phẩy ngăn cách với mệnh đề còn lại) hoặc cuối câu (không có dấu phẩy ngăn cách).
Ví dụ:
- If we take the bus, it will be cheaper.
= It will be cheaper if we take the bus.
Nếu chúng ta bắt xe buýt thì sẽ rẻ hơn.
= Sẽ rẻ hơn nếu chúng ta bắt xe buýt.
Các loại câu điều kiện phổ biến:
Loại câu điều kiện | Cách dùng | Ví dụ |
---|---|---|
Loại 0 | Nói về những sự thật hiển nhiên | If you don’t eat, you get hungry. Nếu không ăn thì bạn sẽ đói bụng. |
Loại 1 | Nói về điều kiện và kết quả tương ứng ở hiện tại hoặc tương lai (khả năng xảy ra khá cao) | If my daughter behaves well, I will buy her a new doll. Nếu con gái cư xử ngoan ngoãn thì tôi sẽ mua cho bé một con búp bê mới. |
Loại 2 | Nói về điều gì đó không thể xảy ra ở hiện tại *Nếu câu có động từ tobe thì chỉ dùng “were”. | If the weather were nice, we would have a barbecue. Nếu thời tiết đẹp, chúng ta đã sẽ có một bữa tiệc nướng rồi. -> Thực tế: Thời tiết đã không đẹp và họ không có một bữa tiệc nướng. Không dùng: |
Loại 3 | Nói về điều gì đó không có thực trong quá khứ | If I hadn’t lost your phone number, I would have called you. Nếu tớ không mất số điện thoại của cậu thì tớ đã gọi cậu rồi. -> Thực tế: Tớ đã mất số của cậu và tớ không gọi được cho cậu. |
Xem thêm: Câu điều kiện trong tiếng Anh
3.3.6. Câu bị động
Câu bị động là cấu trúc câu nhấn mạnh vào đối tượng được nhận hành động (trái với câu chủ động – loại câu tập trung hơn vào chủ thể thực hiện hành động).
Cấu trúc:
S + tobe + V-ed/ V3 (quá khứ phân từ)
Ví dụ:
Câu chủ động | Câu bị động |
---|---|
He built this house in 1999. Anh ấy xây ngôi nhà này vào năm 1999. | The house was built in 1999 by him. Ngôi nhà được xây bởi anh ấy vào năm 1999. |
Xem thêm: Câu bị động trong tiếng Anh
3.3.7. Câu tường thuật
Câu tường thuật là loại câu dùng để thuật lại lời nói của người khác. Dựa vào cách thức tường thuật, câu tường thuật được chia thành 2 loại: câu tường thuật trực tiếp (câu trực tiếp) và câu tường thuật gián tiếp (câu gián tiếp).
- Câu trực tiếp: Thuật lại nguyên văn lời nói của người khác, thường được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Câu gián tiếp: Chỉ thuật lại nội dung chính trong lời nói của người khác, không thuật lại nguyên văn nên không được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ:
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
---|---|
“I am sick,” Paul said. “Tôi không được khỏe”, Paul nói. | Paul said that he was sick. Paul nói rằng anh ấy không được khỏe. |
Trong các bài tập ngữ pháp tiếng Anh, bạn có thể bắt gặp dạng bài yêu cầu chuyển đổi câu từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp. Khi làm dạng bài này, trước tiên, bạn cần xác định thì của động từ chính. Sau đó, bạn thực hiện lùi thì theo bảng gợi ý sau:
Động từ trực tiếp | Động từ gián tiếp |
---|---|
am/ is | was |
are | were |
do/ does | did |
have/ has | had |
will | would |
can | could |
Bên cạnh việc lùi thì động từ, bạn cũng cần thực hiện nhiều bước khác như thay đổi các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, dấu câu,… (nếu có) để câu tường thuật gián tiếp thể hiện nội dung chính xác hơn.
Xem thêm: Cách chuyển đổi câu trực tiếp sang câu gián tiếp chi tiết nhất
3.3.8. Cách đặt câu hỏi đúng
Cách đặt một câu hỏi trong tiếng Anh không giống với cách đặt câu khẳng định hay phủ định. Khi tạo câu hỏi, bạn cần đảo trợ động từ (đã được chia thì phù hợp) lên đầu câu, theo sau là chủ ngữ, động từ chính và những thành phần vị ngữ khác trong câu. Một câu hỏi cơ bản trong tiếng Anh có cấu trúc tổng quát như sau:
Trợ động từ + chủ ngữ + động từ chính + vị ngữ?
Ví dụ:
Câu khẳng định | Câu hỏi |
---|---|
Kathy is working now. Kathy đang làm việc lúc này. -> Trợ động từ “is” đứng sau chủ ngữ “Kathy”. | Is Kathy working now? Có phải Kathy đang làm việc không? -> Trợ động từ “is” đã được đảo lên đầu câu, đứng trước chủ ngữ. Không dùng: |
Ngoài dạng câu hỏi trên, trong tiếng Anh còn có loại câu hỏi Wh- sử dụng các từ để hỏi như “who”, “which”, “when”, “where”,… để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn. Đối với dạng câu hỏi này, bạn có 2 cấu trúc sau:
- Dùng trợ động từ nếu từ hỏi làm tân ngữ ngữ.
- Bỏ trợ động từ nếu từ hỏi làm chủ ngữ.
Ví dụ:
“Who” là tân ngữ | “Who” là chủ ngữ |
---|---|
Who did you phone? Bạn gọi cho ai vậy? | Who phoned you? Ai gọi cho bạn vậy? |
Sự khác biệt giữa “who” làm chủ ngữ và “who” làm tân ngữ trong câu hỏi
3.3.9. Câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi là loại câu hỏi theo sau câu khẳng định hoặc phủ định nhằm xác nhận lại thông tin nào đó. Thể của câu hỏi đuôi luôn trái ngược với thể của mệnh đề chính đứng trước nó, cụ thể:
- Mệnh đề chính (khẳng định), câu hỏi đuôi (phủ định)?
- Mệnh đề chính (phủ định), câu hỏi đuôi (khẳng định)?
Câu hỏi đuôi luôn được ngăn cách với mệnh đề chính bằng dấu phẩy.
Ví dụ:
Mệnh đề chính | Câu hỏi đuôi |
---|---|
You haven’t seen Rachel today, Cô chưa gặp Rachel hôm nay, | have you? phải không? |
It was a good film, Đó là một bộ phim hay, | wasn’t it? phải không? |
Xem thêm: Cấu trúc câu hỏi đuôi
3.3.10. Mạo từ “a/ an/ the”
Mạo từ “A/ an” có nghĩa là “một”, còn mạo từ “the” thì không mang nghĩa cụ thể.
Ví dụ:
- I had a sandwich for breakfast. The sandwich was good.
Tôi ăn một chiếc sandwich vào bữa sáng. Chiếc sandwich rất ngon.
-> Mệnh đề đầu tiên dùng “a” trước từ “sandwich” vì đây là lần đầu tiên “sandwich” được nhắc đến.
-> Mệnh đề thứ hai dùng “the” trước từ “sandwich” vì “sandwich” đã được xác định trước đó ở mệnh đề 1, người nghe đã hiểu “đây là cái sandwich mà tôi ăn vào bữa sáng”.
Để hiểu hơn về cách dùng cụ thể của “a”, “an” và “the”, bạn hãy cùng FLYER xem qua bảng dưới đây:
a/ an | the |
---|---|
Tom sat down on a bench. Tom ngồi xuống một cái băng ghế. -> “băng ghế bất kỳ” | Tom sat down on the bench in the park.T om ngồi xuống băng ghế trong công viên. -> cụ thể “băng ghế trong công viên |
We stayed at a very expensive hotel. Chúng tôi đã ở trong một khách sạn rất đắt. -> “khách sạn đắt” bất kỳ | The hotel where we stayed was very expensive. Khách sạn nơi mà chúng tôi ở rất đắt đỏ. -> cụ thể “khách sạn nơi mà chúng tôi ở” |
Is there a bank around here? Quanh đây cái ngân hàng nào không? -> “ngân hàng” không xác định | I have to go to the bank. Tôi phải đi đến ngân hàng thôi. -> “ngân hàng” cả người nói và người nghe đều đã biết. |
=> A/ an dùng trước danh từ không xác định. | => “The” dùng trước các danh từ xác định. |
Xem thêm: Mạo từ “a/ an/ the” trong tiếng Anh
3.3.11. Danh từ số ít và danh từ số nhiều
Danh từ số ít là những danh từ có số lượng là một và thường không có đuôi “s/es”. Đứng sau chúng luôn luôn là động từ số ít.
Danh từ số nhiều là những danh từ có số lượng từ hai trở lên và thường có đuôi “s/es”. Đứng sau chúng luôn luôn là động từ số nhiều.
Ví dụ:
Danh từ số ít | Danh từ số nhiều |
---|---|
This house is mine. Ngôi nhà này là của tôi. | These houses are mine. Những ngôi nhà này là của tôi. |
Một số danh từ luôn ở dạng số nhiều vì chúng có “2 phần giống nhau”, tức luôn đi theo một cặp, một đôi. Những danh từ này luôn đi kèm với động từ số nhiều:
Danh từ số nhiều đặc biệt | Nghĩa |
---|---|
trousers | cái quần |
jeans/ tights/ shorts/ pans | quần bò/ quần bó/ quần đùi/ quần tây |
pyjamas | đồ ngủ |
glasses | kính |
binoculars | ống nhòm |
scissors | cây kéo |
shoes | đôi giày |
Ví dụ:
- My trousers are too short.
Quần của tôi ngắn quá.
Ngoài ra, một số danh từ không có đuôi “s/ es” nhưng vẫn đi kèm với động từ số nhiều bởi chúng thể hiện một nhóm đông người:
Danh từ số nhiều không có đuôi “s/es” | Nghĩa |
---|---|
audience | khán giả |
committee | ủy ban |
company | công ty |
family | gia đình |
firm | hội |
government | chính phủ |
staff | nhân viên |
team | đội, nhóm |
people | mọi người, con người (nói chung) |
Ví dụ:
- The government have decided to increase taxes.
Chính phủ đã quyết định tăng thuế.
Xem thêm: Danh từ số ít và danh từ số nhiều
3.3.12. Danh từ đếm được và không đếm được
Danh từ đếm được | Danh từ không đếm được |
Có thể ở dạng số ít hoặc số nhiều (có s).
Mỗi ngày tôi ăn một quả táo.
Tôi thích ăn táo. | Chỉ tồn tại ở dạng số ít (không có s).
|
Dùng “a/ an” nếu ở dạng số ít.
| Không được dùng với a/ an (trừ khi a/ an kết hợp với các lượng từ như a bottle of, a bowl of,…)
|
Dùng “some/ any” nếu ở dạng số nhiều.
Họ hát vài bài hát.
Bạn có mua quả trứng nào không? | Có thể dùng với “some/ any”.
Chúng tôi nghe một chút nhạc.
Bạn có mua sữa không? |
Dùng “many/ few” với dạng số nhiều.
Chúng tôi không mang nhiều áo.
Tôi có chút việc phải làm. | Có thể dùng với “much/ little”.
Chúng tôi không làm nhiều việc nhà lắm.
Tôi có chút việc cần làm. |
Ví dụ, cách dùng danh từ đếm được và không đếm được
Xem thêm: Danh từ đếm được và danh từ không đếm được
3.3.13. Lượng từ
Lượng từ là những danh từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho chính danh từ đó.
Trong tiếng Anh có các lượng từ phổ biến là: much, many, little, few, a lot, plenty…
Lượng từ được chia thành 3 nhóm như bảng sau:
Đi với danh từ đếm được | Đi với danh từ không đếm được | Đi với cả 2 |
---|---|---|
many (nhiều) | much (nhiều) -> thường dùng với nghĩa tiêu cực | a lot of (rất nhiều) |
few (ít, không đủ) | little (ít, không đủ dùng) | lots of (nhiều) |
a few (ít nhưng đủ dùng) | a little (ít nhưng đủ dùng) | plenty of (nhiều) |
a large number of (số lượng lớn) | a large amount of (một số lượng lớn) | some (một chút, một vài) |
a great number of (một số lượng lớn) | a great deal of (rất nhiều) | any (bất cứ) |
every/ each (từng/ mỗi) | most/ most of (đa số, hầu hết) | |
all/ all of (tất cả) |
Ví dụ:
- I have many friends.
Tôi có nhiều bạn bè.
- I don’t spend much money.
Tôi không tiết kiệm được nhiều tiền.
- He has little time for other things other than work.
Anh ấy có rất ít thời gian cho những thứ khác ngoài công việc.
- Some cars are very expensive.
Vài chiếc xe hơi rất đắt tiền.
Xem thêm: Lượng từ trong tiếng Anh
3.3.14. Các kiểu so sánh trong tiếng Anh
Cấu trúc so sánh là cấu trúc dùng để so sánh, đối chiếu các đặc điểm của đối tượng này với đối tượng khác.
Có 4 kiểu so sánh cơ bản trong tiếng Anh:
(Chú thích:
- adj: tính từ
- N: danh từ)
Dùng tính từ ngắn (có đuôi -er) | It’s cheaper to go by train than to go by plane. Đi tàu rẻ hơn đi máy bay. | |
Dùng tính từ dài (more + adj) | Going by plane is more expensive than going by train. Đi máy bay đắt hơn đi tàu. | |
less + adj + than | Your phone is less expensive than mine. Điện thoại của bạn rẻ hơn của tôi. | |
not as + adj + as | She is not as tall as me. Cô ấy không cao bằng tôi. | |
as + adj + as | John isn’t as old as he looks. John không già như bề ngoài. | |
the same + N + as | David is the same age as me. David bằng tuổi tôi. | |
So sánh hơn nhất | Dùng tính từ ngắn (có đuôi -est) | What is the highest mountain in the world? Ngọn núi nào cao nhất thế giới? |
Dùng tính từ dài (most + adj) | This is the most difficult question ever! Đây là câu hỏi khó nhất từ trước đến nay! |
Các phép so sánh trong tiếng Anh
Xem thêm: Các kiểu so sánh trong tiếng Anh
3.3.15. Trật tự của từ trong câu
Một câu tiếng Anh hoàn chỉnh luôn có 3 thành phần: chủ ngữ (subject – S), động từ (verb – V), tân ngữ (object – O). Đôi khi câu sẽ xuất hiện các từ loại khác như tính từ hoặc trạng từ,… để bổ sung thông tin cho nội dung được nhắc đến trong câu.
Một câu tiếng Anh cơ bản thường có các thành phần và cấu trúc sau:
S + V + (O)
Trường hợp trong câu xuất hiện thêm các thành phần khác bên cạnh 3 thành phần trên, bạn có thể tham khảo một số ví dụ sau:
Trật tự của từ | Ví dụ |
---|---|
Động từ đi kèm với tân ngữ | I like chocolate. Tôi thích sô-cô-la. |
Động từ đi kèm địa điểm | I live in the countryside. Tôi sống ở nông thôn. |
Tân ngữ đứng giữa động từ và địa điểm | Don’t put your socks on the table! Đừng để tất ở trên bàn! |
Thời gian thường đứng sau địa điểm. Đôi khi thời gian có thể đứng đầu câu, ngay trước động từ | Sarah came home after the party. Sarah về nhà sau bữa tiệc. After the party Sarah came home. Sau bữa tiệc Sarah đã về nhà. |
Nếu câu chỉ có một động từ thường, trạng từ sẽ đứng trước động từ đó | She always drives to work. Cô ấy luôn luôn lái xe đi làm. |
Nếu câu có động từ tobe thì trạng từ đứng sau động từ tobe | We were very tired and we were also hungry. Chúng tôi đã rất về và cũng rất đói. |
Nếu câu có trợ động từ đứng trước động từ chính, trạng từ sẽ đứng sau động từ chính | I don’t often ride a bike. Tôi không hay đi xe đạp. |
Đôi khi, is/ will/ do không cần vị ngữ theo sau bởi người nghe có thể tự hiểu được | Tom says he isn’t tall, but I think he is (= he is tall). Tom nói rằng cậu ấy không cao, nhưng tôi nghĩ rằng cậu ấy có (cao). |
3.3.16. Giới từ chỉ nơi chốn “in/ on/ at”
Giới từ chỉ nơi chốn “in”, “on” và “at” là phần ngữ pháp khá quen thuộc và phổ biến trong bài thi IELTS và cả trong giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, do mỗi giới từ này có quá nhiều cách dùng khác nhau, có không ít bạn vẫn thường xuyên dùng nhầm các giới từ trong câu.
Để hạn chế tình trạng trên, hãy cùng FLYER củng cố lại các trường hợp cụ thể khi dùng “in”, “on”, “at” thông qua bảng dưới đây nhé!
in (trong) | Trong một không gian kín | in a room (trong phòng) in a building (trong một tòa nhà) in a box (trong cái hộp) |
Trong một không gian mở và rộng (vị trí không cụ thể) | in a garden (trong vườn) in a town (trong thị trấn) in the center (trong trung tâm) | |
Trong lòng “sông, biển,…” (có tiếp xúc với chất) | swim in the sea (bơi ngoài biển) in the river (in the river) | |
at (tại, ở) | Tại một vị trí cụ thể, phạm vi hẹp hơn | at the bus stop (ở bến xe buýt) at the door (ở cửa) at the desk (ở bàn làm việc) |
at the top of (ở phần đầu của…) at the bottom of (ở dưới đáy của..) at the end of (ở phần kết thúc của…) | ||
on (trên) | Trên các bề mặt bất kỳ | on the wall (trên tường) on the floor (trên sàn) on an island (trên đảo) |
Chỉ vị trí của một địa điểm địa lý | Is your town on the coast? Thị trấn của bạn nằm trên bờ biển phải không? | |
Chỉ phương hướng | on the left (bên trái) on the right (bên phải) | |
Số thứ tự tầng trong tòa nhà | on the first floor (trên lầu 1) |
Cách dùng giới từ chỉ nơi chốn “in, on, at”
Mời bạn so sánh sự khác biệt của “in, on, at” qua ví dụ sau:
in | at | on |
---|---|---|
I was in the back of the car when the accident happened. Tôi đang đứng trước xe khi tai nạn xảy ra. | The yard is at the back of the house. Cái sân nằm phía sau ngôi nhà. | I wrote some notes on the back of the photo. Tôi viết vài dòng sau tấm ảnh. |
-> Vị trí xung quanh một vật thế (of a car, of a house…) | -> Vị trí cụ thể | -> Vị trí trên bề mặt của 1 vật thể mỏng (phong bì, tờ giấy, tấm ảnh) |
Xem thêm: Các cụm giới từ trong tiếng Anh
3.3.17. Động từ kết hợp với “to V” và/ hoặc “V-ing”
Động từ đuôi “-ing” (V-ing) thường đóng vai trò là một tân ngữ có công dụng bổ nghĩa cho động từ chính trong câu. Loại từ này trong tiếng Anh được biết đến với tên gọi là “gerund” (danh động từ).
Các động từ luôn kết hợp với danh động từ bao gồm:
enjoy thích | I enjoy swimming. Tôi thích bơi lội. |
suggest đề nghị, gợi ý | I suggest staying at home. Tôi đề nghị ở nhà. |
stop dừng | Suddenly everybody stopped talking. Đột nhiên mọi người ngừng trò chuyện. |
finish hoàn thành, kết thúc | She has finished cleaning the house. Cô ấy đã xong việc dọn nhà. |
recommend giới thiệu, gợi ý | My dad recommended eating Vietnamese food at that restaurant. Bố tôi gợi ý ăn món Việt ở nhà hàng đó. |
admit thừa nhận | He admits breaking the window. Cậu bé đã thừa nhận việc làm vỡ cửa sổ. |
avoid tránh | She tried to avoid speaking English in the class. Cô ấy cố gắng tránh việc nói tiếng Anh ở lớp. |
imagine tưởng tượng | I imagine myself sitting on the beach. Tôi tưởng tượng bản thân mình đang ở biển. |
deny chối, phủ nhận | The man denied stealing her money. Người đàn ông phủ nhận việc lấy trộm tiền của bà ấy. |
consider cân nhắc, xem xét | Have you ever considered studying abroad? Bạn đã bao giờ cân nhắc việc đi du học chưa? |
busy bận rộn | She was too busy doing other things. Cô ấy quá bận để làm những việc khác. |
Bên cạnh dạng “V-ing” nêu trên, trong tiếng Anh lại có một số động từ khác luôn đi kèm với động từ ở dạng “to V” (động từ nguyên mẫu có “to”), chẳng hạn:
offer đề nghị | I was offered to work in Paris. Tôi được đề nghị đến Pa-ri làm việc. |
agree đồng ý | Simon was in a difficult situation, so I agreed to help him. Simon đã ở trong tình cảnh khó khăn nên tôi đồng ý giúp cậu ấy. |
refuse từ chối | I refuse to work in Paris. Tôi đã từ chối làm việc ở Pa-ri. |
decide quyết định | We have decided to move to another city. Chúng tôi đã quyết định chuyển đến thành phố khác. |
plan dự định | They planned to go on a picnic. Họ dự định sẽ đi dã ngoại. |
arrange sắp xếp | My boss arranges to meet our business partner tonight. Sếp tôi đã dàn xếp để gặp đối tác kinh doanh tối nay. |
hope hy vọng | I hope to become an influencer. Tôi hy vọng sẽ trở thành một người truyền cảm hứng. |
promise hứa | He promises to buy me a new dress. Anh ấy hứa mua cho tôi một cái đầm mới. |
forget quên | I forgot to turn off the light! Tôi quên tắt điện rồi! |
tend có khuynh hướng | She tends to talk a lot. Cô ấy có khuynh hướng nói nhiều. |
manage quản lý, kiểm soát | He always manages to finish his work on time. Anh ấy luôn kiểm soát để hoàn thành công việc đúng hạn. |
Ngoài 2 trường hợp riêng lẻ trên còn có trường hợp động từ có thể đi kèm với cả “V-ing” lẫn “to V”. Đối với trường hợp này, động từ chính có thể thay đổi ý nghĩa hoặc không dựa vào dạng động từ mà nó kết hợp (“V-ing” hay “to V”).
Một số động từ có thể đi kèm với cả “V-ing” và “to V” nhưng khác nhau về ý nghĩa ở mỗi dạng, bao gồm:
+ V-ing | + to V | |
---|---|---|
regret hối hận | hối hận vì đã làm gì I regret behaving like a child. Tôi hối hận vì đã cư xử trẻ con. | regret to say/ to tell/ to inform: tiếc vì phải nói, thông báo điều gì I regret to say that we are unable to accept your offer. Tôi rất tiếc phải thông báo rằng chúng tôi không thể chấp nhận đề nghị của bạn. |
remember nhớ | nhớ đã làm gì I clearly remember locking the door. Tôi nhớ rõ mình đã khóa cửa rồi. | nhớ phải làm gì Remember to buy some eggs. Nhớ mua vài quả trứng nhé. |
go on tiếp tục | tiếp tục làm gì đó We can’t go on living like this. Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này. | làm, nói gì đó mới The principal went on to talk about new school laws. Hiệu trưởng nói về luật học đường mới. |
- Một số từ có thể đi với cả “V-ing” hoặc “to V” mà không thay đổi về nghĩa ở mỗi dạng:
begin | bắt đầu |
start | bắt đầu |
continue | tiếp tục |
intend | dự định, có ý định |
bother | bận tâm |
Ví dụ:
- It started raining
= It started to rain.
Trời đã bắt đầu mưa.
3.3.18. Các cấu trúc tiếng Anh thông dụng
Có vô vàn cấu trúc tiếng Anh từ đơn giản đến phức tạp mà bạn có thể thường xuyên bắt gặp và/ hoặc vận dụng trong quá trình sử dụng tiếng Anh. Trong bảng dưới đây, FLYER sẽ gợi ý cho bạn một số cấu trúc phổ biến nhất ở trình độ trung cấp nhé.
Cấu trúc | Cách dùng | Ví dụ |
had better do something | hành động nên làm để tránh rủi ro trong tương lai ở một ngữ cảnh cụ thể | We’d better stop for petrol soon. The tank is almost empty. Chúng ta nên đổ xăng sớm. Bình xăng gần cạn rồi. |
it’s time (for somebody) to do something | đến lúc ai đó làm gì ngay bây giờ | It’s time for us to go home. Đến lúc chúng ta về nhà rồi. |
it’s time somebody did something | đáng lẽ ai đó đã làm gì (tình huống này chưa xảy ra ở hiện tại) | It’s time they were here. Why are they so late? Đáng lẽ họ phải ở đây rồi chứ. Sao họ đến muộn vậy? -> Họ chưa đến |
would/ wouldn’t + be + to do something | nói về một viễn cảnh hoặc hành động nào đó không có thực ở hiện tại | It would be nice to buy a new house, but we can’t afford it. Sẽ thật tuyệt khi mua nhà mới, nhưng chúng ta không đủ tiền. |
would have done | nói về một viễn cảnh hoặc hành động nào đó đáng lẽ đã xảy ra trong quá khứ, nhưng không xảy ra | I would have called him, but I didn’t. Tôi lẽ ra nên gọi anh ấy, nhưng tôi đã không làm. |
can/ could you…? | Đề nghị, nhờ vả ai đó làm gì | Could you wait a moment, please? Bạn có thể chờ một chút không? |
would you like…? | Mời ai đó ăn gì, uống gì | Would you like some coffee? Bạn có muốn một chút cà phê không? |
wish somebody luck/ all the best/ success | chúc ai đó may mắn/ thành công | Sam wished me luck with the exam. Sam đã chúc tôi may mắn với bài kiểm tra. |
wish somebody did something | mong muốn ai làm gì đó (không có thực ở hiện tại) | I wish you didn’t leave so soon. Em ước rằng anh không rời đi sớm như vậy. -> Anh đã rời đi sớm |
wish something would happen | mong muốn điều gì đó sẽ xảy ra (nhưng nó chưa/ không xảy ra) | I wish it would be sunny. Tôi ước trời sẽ nắng. -> Trời hiện không nắng |
have/ get something done | có thứ gì đó được hoàn thành bởi người khác | Lisa has the door repaired. Lisa đã có cửa được sửa. -> Cửa được sửa bởi người khác không phải Lisa |
would you mind/ do you mind doing something | nhờ vả, đề nghị ai làm gì đó | Would you mind turning off the radio? Bạn có phiền nếu tắt đài đi không? |
prefer doing something to doing something else | thích làm cái này hơn làm cái kia | I prefer living in the city to living in the countryside. Tôi thích sống ở thành phố hơn sống ở nông thôn. |
prefer to do something rather than (do) something else | I prefer to drive by motorbike rather than take a bus. Tôi thích đi xe máy hơn đi xe buýt. | |
would rather do something than do somethings else | thà làm cái này hơn là làm cái kia | I’d rather stay at home than go out. Tôi thà ở nhà còn hơn ra ngoài. |
would rather somebody did something | muốn ai đó làm gì | I’d rather Peter repaired the door today. Tôi muốn Peter sửa cánh cửa hôm nay. |
tobe used to something/ doing something | quen với cái gì/ quen làm gì đó | She isn’t used to getting up so early. Cô ấy không quen dậy sớm. We’re not used to the noise. Chúng tôi không quen với tiếng ồn. |
used to do something | từng làm gì đó | I used to walk 10 kilometers. Tôi từng đi bộ 10 cây số. |
there’s no point in doing something | chẳng ích gì khi làm gì đó | There’s no point in getting married. Chẳng ích gì khi kết hôn cả. |
it’s worth doing something | đáng để làm gì đó | It’s worth spending money on a new house. Thật đáng để chi tiền cho một ngôi nhà mới. |
have trouble/ difficulty/ a problem doing something | gặp rắc rối/ khó khăn khi làm gì đó | Did you have a problem getting a visa? |
be afraid to do something | sợ, không muốn làm gì đó vì kết quả có thể sẽ không tốt | James was afraid to tell his parents he belonged to LGBTs. Jame sợ phải nói với bố mẹ về việc mình thuộc cộng đồng LGBT. |
be afraid of something happening | sợ điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra | I’m afraid of being bitten by a snake. Tôi sợ bị rắn cắn. |
be interested in doing something | muốn làm gì đó (điều chưa làm nhưng có hứng) | Let me know if you’re interested in joining the club. Hãy cho tôi biết nếu bạn có hứng thú tham gia câu lạc bộ. |
Một số cấu trúc tiếng Anh thông dụng
4. Mất bao lâu để đạt IELTS 6.5?
Có không ít “sĩ tử” IELTS băn khoăn về việc mất bao lâu để đạt band điểm IELTS như ý. Thực tế, câu trả lời còn tùy thuộc vào trình độ hiện tại của bạn và một số yếu tố khác. Thông thường, bạn sẽ cần ít nhất 200 giờ học nghiêm túc để tăng một band điểm IELTS.
Thông thường, các giai đoạn luyện thi phổ biến được phân bổ như sau:
- Tìm hiểu về IELTS, xác định trình độ hiện tại và hình thức thi: 1 tuần
- Ôn lại kiến thức nền tảng: 3-6 tháng nếu là người mất gốc
- Làm quen với 4 kỹ năng: 2 tuần – 1 tháng
- Luyện tập sâu 4 kỹ năng: 2 – 3 tháng hoặc hơn
- Luyện đề: 2 tuần – 1 tháng trước khi thi
Như vậy, bạn cần trung bình ít nhất từ 6 tháng – 1 năm để đạt band điểm IELTS 6.5. Nếu bạn là người mất gốc tiếng Anh hoặc có mục tiêu cao hơn (từ 7.0+ trở lên) thì thời gian ôn luyện có thể tính bằng năm, bởi sự chênh lệch độ khó giữa các band điểm trong IELTS là khá lớn.
Dù vậy, vẫn có trường hợp ngoại lệ khi một số bạn có thể đạt được band điểm cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều đó thường chỉ có khả năng xảy ra khi bạn có một môi trường thực hành tiếng Anh hoàn hảo (ví dụ như đi du học) và một khả năng ngoại ngữ bẩm sinh. Vì vậy, bạn hãy tập trung vào việc ôn thi thật hiệu quả thay vì để ý đến thời gian bao lâu nhé.
Xem thêm: 4 bước học IELTS cho người mới bắt đầu
5. Tổng kết
Bài viết trên đã liệt kê các từ vựng & ngữ pháp IELTS band điểm 6.5 tiêu biểu để bạn phần nào hình dung được những kiến thức trọng tâm cần chuẩn bị trong quá trình “chinh phục” IELTS 6.5. Bên cạnh các kiến thức trong bài, trên thực tế còn vô số kiến thức khác nằm trong trình độ trung cấp mà FLYER chưa đề cập. Vì vậy, nếu bạn tự học IELTS tại nhà, đừng ngại “sắm sửa” cho bản thân thêm nhiều tài liệu học khác để không bị bỏ lỡ kiến thức nhé.
Phòng luyện thi ảo IELTS online giúp bạn ôn luyện “trúng & đúng”!!
✅ Truy cập kho đề thi thử IELTS chất lượng, tiết kiệm chi phí mua sách/ tài liệu đáng
✅ Trả điểm & kết quả tự động, ngay sau khi hoàn thành bài
✅ Giúp học sinh tiếp thu tiếng Anh tự nhiên & hiệu quả nhất với các tính năng mô phỏng game: thách đấu bạn bè, bảng xếp hạng,…
Trải nghiệm ngay phương pháp luyện thi IELTS khác biệt!
DD
Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ FLYER qua hotline 0868793188.
>>> Xem thêm: