Trong bối cảnh chuyển đổi số, các phương pháp học tập và công nghệ giáo dục mới liên tục được phổ biến và ứng dụng trong môi trường học tập. Trong đó, việc ứng dụng A.I vào thiết kế games dạy tiếng Anh cũng bắt đầu tìm được “vị trí” của riêng mình. Hiện tại, A.I đã có thể trở thành một trợ thủ đắc lực trong việc giảng dạy và thiết kế games tiếng Anh nếu thầy cô tận dụng được “trí tuệ” của nó. Nhằm đón đầu xu thế mới của kỷ nguyên kỹ thuật số, mời thầy cô điểm qua một vài ví dụ ứng dụng A.I vào thiết kế Games dạy tiếng Anh mà FLYER đưa ra trong bài viết sau đây.
1. Xu hướng sử dụng A.I trong trò chơi học tập kỹ thuật số?
Tại Việt Nam, trong khi A.I đã được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như ngân hàng, y tế, thương mại và giáo dục thì việc ứng dụng A.I trong lớp học vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù vậy, với sự bùng nổ mạnh mẽ của các lớp học ảo song song với lớp học truyền thống, xu hướng sử dụng A.I trong thiết kế trò chơi học tập kỹ thuật số hứa hẹn sẽ nhảy vọt trong tương lai gần.
Sự gia tăng của các lớp học ảo đã mở đường cho trò chơi kỹ thuật số, tạo tiền đề giúp trải nghiệm học tập thêm phần hấp dẫn và mang nhiều tính tương tác hơn. Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo A.I thậm chí nâng những trò chơi này lên tầm cao mới.
Khả năng của A.I trong thiết kế trò chơi học tập kỹ thuật số:
- Khả năng thích ứng theo thời gian thực: Khi học sinh tham gia trò chơi, thuật toán A.I cho phép phân tích hiệu suất của người chơi và điều chỉnh độ dễ/ khó một cách nhanh chóng sao cho phù hợp với tốc độ học tập của mỗi người.
- Phân tích dữ liệu để cải thiện nội dung giảng dạy: Dữ liệu có sẵn được A.I đo lường và phân tích không chỉ cung cấp thông tin về hiệu suất của học sinh mà còn hỗ trợ giáo viên đưa ra quyết định về nội dung giảng dạy dựa trên dữ liệu đó. Thuật toán A.I có thể xác định xu hướng và những điểm kiếm thức cần được chú trọng thêm.
- Tạo môi trường học tập năng động: A.I có thể tạo ra những hình ảnh minh họa, cuộc hội thoại, đoạn mô tả dựa trên thông tin được cung cấp. Những tính năng khác như bấm giờ, xếp hạng, tính điểm, tạo quiz,… cũng được tạo dựng nhanh chóng. Giáo viên chỉ cần dựa vào lợi thế sẵn có trong chuyên môn và tạo ra một trò chơi thực hành tiếng Anh bằng chính kiến thức và kỹ năng sư phạm của mình.
Một số nền tảng giáo dục Việt đã ứng dụng A.I thành công nhằm thiết kế games học tập và ứng dụng gamification:
- Onluyen.vn
- Phòng thi ảo FLYER
- TiengAnh123
- IOE
Xem thêm: Lợi ích của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học
2. Một số games dạy tiếng Anh thú vị có thể ứng dụng A.I để thiết kế
Để thu hút học sinh tham gia, các trò chơi tiếng Anh cần có những yếu tố như vận động, hình ảnh, âm thanh, làm việc theo nhóm, nhập vai… Và A.I hoàn toàn có thể trở thành trợ thủ đắc lực trong việc hỗ trợ tạo ra những yếu tố đó nhằm gia tăng mức độ thú vị của trò chơi.
Một số trò chơi đơn giản có thể ứng dụng A.I để gia tăng mức độ thú vị:
Trò chơi kỹ thuật số gợi ý | Cách chơi |
---|---|
Đố vui theo chủ đề | Tạo những câu đố vui về các chủ đề như động vật, thời tiết, nhà cửa,… bằng tiếng Anh. A.I có thể dựa vào những dữ liệu từ các lần chơi trước để tăng độ khó cho câu hỏi. |
Ghép từ với hình ảnh tương ứng | Yêu cầu người chơi ghép các từ với nghĩa tương ứng hoặc hình ảnh minh họa. A.I. có thể giúp tạo ra các cặp từ phù hợp với trình độ của người học và cung cấp các gợi ý khi cần. |
Trắc nghiệm từ vựng | Tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm từ vựng tùy chỉnh dựa trên trình độ của người chơi. Game có thể đưa ra các câu hỏi ngẫu nhiên, cung cấp phản hồi ngay lập tức và điều chỉnh độ khó dựa trên kết quả của người chơi. |
Trò chơi luyện phát âm đơn giản | Người chơi sẽ lặp lại các từ hoặc câu ngắn và A.I. sẽ đánh giá mức độ chính xác của phát âm, đưa ra gợi ý sửa lỗi một cách dễ hiểu. |
Mô phỏng thực tế | Học sinh nhập vai vào một nhân vật như nhân viên bán hàng, du khách, sinh viên,… và thực hiện các nhiệm vụ như tư vấn, hỏi đường, phỏng vấn bằng cách tham gia vào cuộc hội thoại với A.I. |
Đuổi hình bắt chữ | Cung cấp từ vựng hoặc idioms để A.I tạo ra bức ảnh minh họa tương ứng, học sinh dựa vào đó đoán ý nghĩa của bức tranh. |
Ví dụ ứng dụng A.I vào thiết kế games dạy tiếng Anh:
Xem thêm: Gợi ý 10+ trò chơi dạy tiếng Anh giúp khuấy động không khí lớp học tốt nhất
3. Công cụ ứng dụng A.I hỗ trợ thiết kế games dạy tiếng Anh
Vừa rồi là một số khả năng của A.I trong việc hỗ trợ thầy cô sáng tạo các trò chơi giảng dạy tiếng Anh. Tiếp theo, FLYER gợi ý một số công cụ A.I theo các tính năng cụ thể:
Tạo hình ảnh:
Hướng dẫn tạo hình ảnh bằng Canva AI:
Tạo video:
- Pictory AI: ~ 467.000 VNĐ/ tháng
- invideo AI:~ 492.000 VNĐ/ tháng
Hướng dẫn “text to video” trên Pictory AI (Vui lòng bật tính năng tự động nếu cần):
Tạo câu chuyện/ hội thoại/ kịch bản tương tác/ hướng dẫn trò chơi/ sửa lỗi ngữ pháp:
- Chat GPT: Miễn phí hoặc 491.000 VNĐ/ tháng
- Google Gemini: Miễn phí hoặc 489.000 VNĐ/ tháng
Tạo câu chuyện tương tác:
- Storybird: Miễn phí hoặc 122.000 VNĐ/ tháng
- AI Dungeon: Miễn phí hoặc từ 188.000 VNĐ/ tháng
Hướng dẫn tạo câu chuyện trên Storybird:
Tạo trò chơi ô chữ:
- Crossword Labs: Miễn phí
- The WordSearch: Miễn phí
Hướng dẫn tạo trò chơi ô chữ trên Crossword Labs:
Tạo trò chơi trắc nghiệm:
Công cụ A.I hỗ trợ thiết kế game trắc nghiệm
Hướng dẫn tạo bài trắc nghiệm trên Kahoot!:
Xem thêm: Phần mềm Kahoot!: Hướng dẫn dạy và học trực tuyến đầy đủ cho giáo viên và học sinh
Tạo các dạng bài tập từ vựng:
- Wordwall: Miễn phí hoặc từ 110.000 VNĐ/ tháng
Hướng dẫn tạo trò chơi từ vựng tiếng Anh với Wordwall:
4. Ví dụ ứng dụng A.I vào thiết kế games dạy tiếng Anh
Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng có cơ hội tiếp cận với công nghệ hoặc A.I. Do vậy, để làm quen với dạng công cụ hữu dụng nhưng có phần phức tạp này, thầy cô có thể bắt đầu bằng việc thiết kế những trò chơi giảng dạy tiếng Anh đơn giản nhất.
Dưới đây là một số ví dụ về cách thầy cô có thể ứng dụng A.I để thiết kế games dạy tiếng Anh mà không đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thuật:
4.1. Tạo hình ảnh minh họa cho trò chơi
- Cách ứng dụng: Sử dụng A.I để tạo ra hình ảnh minh họa cho các trò chơi về từ vựng.
- Công cụ: Canva AI, Chat GPT
- Ví dụ: Thầy cô nhập các từ khóa liên quan đến chủ đề bài học. Ví dụ: apple (quả táo), family (gia đình),… vào công cụ để A.I tự động tạo ra các hình ảnh dựa vào từ khóa đó. Những hình ảnh này có thể được sử dụng trong trò chơi ghép từ, trắc nghiệm hoặc kể chuyện.
- Đơn giản hóa: Canva cung cấp công cụ thiết kế dễ sử dụng với thao tác nhập, click chuột, giúp thầy cô dễ dàng tạo ra các hình ảnh mà không cần kỹ năng thiết kế.
4.2. Tạo video hướng dẫn hoặc video hoạt hình
- Cách ứng dụng: Tạo các video theo nhu cầu bằng A.I
- Công cụ: Pictory AI hoặc Synthesia
- Ví dụ: Chuẩn bị hướng dẫn trò chơi hoặc kịch bản cho video hoạt hình dưới dạng text (văn bản). Thầy cô có thể yêu cầu học sinh điền từ vào chỗ trống hoặc trả lời câu hỏi dựa vào nội dung của video.
- Đơn giản hóa: Các công cụ A.I cho phép tạo video từ văn bản có sẵn gồm các nhân vật ảo có thể nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Anh. Thầy cô chỉ cần nhập nội dung, chọn mẫu và xuất video.
4.3. Tạo trò chơi trắc nghiệm
- Cách ứng dụng: Sử dụng nền tảng tạo trò chơi trắc nghiệm trực tuyến để thiết kế trò chơi tương tác.
- Công cụ: Kahoot!
- Ví dụ: Thầy cô đăng nhập tài khoản vào Kahoot!, chọn dạng câu hỏi: Quiz. Sau đó, thầy cô nhập câu hỏi và đáp án, thiết lập thời gian và điểm số rồi chọn “Done”. Thầy cô cần gửi mã PIN của trò chơi để học sinh tham gia trò chơi. Do vậy, để sử dụng Kahoot! hiệu quả cần có ít nhất 2 thiết bị: 1 máy điều khiển và 1 máy tham gia.
- Đơn giản hóa: Kahoot! có giao diện thân thiện với người dùng, cho phép giáo viên thiết kế trò chơi trắc nghiệm nhanh chóng.
4.4. Tạo cuộc hội thoại
- Cách ứng dụng: Tạo các đoạn hội thoại trong bối cảnh cụ thể bằng A.I để học sinh tham gia vào trò chơi nhập vai.
- Công cụ: Chat GPT, Google Gemini
- Ví dụ: Sử dụng Chat GPT hoặc Google Gemini để tạo ra kịch bản hội thoại giữa nhiều nhân vật. Sau đó cho phép học sinh hóa thân vào các nhân vật để thực hành kỹ năng đọc to và giao tiếp.
- Đơn giản hóa: Thầy cô chỉ cần đưa ra tình huống hoặc chủ đề để A.I tự động tạo ra đoạn hội thoại mới.
4.5. Tạo bài tập Ghép từ
- Cách ứng dụng: Tạo dạng bài tập ghép từ với sự hỗ trợ của A.I.
- Công cụ: WordWall
- Ví dụ: Sử dụng WordWall để tự thiết kế trò chơi ghép từ (match up) theo mẫu có sẵn.
- Đơn giản hóa: Thầy cô chỉ cần nhập nội dung theo mẫu có sẵn để nhanh chóng tạo ra bài tập tương tác mà không cần quá nhiều kỹ năng, kỹ thuật.
4.6. Tạo câu chuyện tương tác
- Cách ứng dụng: Sử dụng A.I để tạo ra những câu chuyện học sinh có thể tham gia vào như một trò chơi nhập vai.
- Công cụ: Storybird, A.I Dungeon
- Ví dụ: Dùng Storybird để tạo ra một câu chuyện ngắn có hình ảnh minh họa, nơi học sinh có thể tự sáng tạo ra kết thúc câu chuyện dựa trên nội dung bài học. Mặt khác, A.I Dungeon cho phép học sinh tương tác với A.I để tiếp tục câu chuyện theo lựa chọn của mình.
- Đơn giản hóa: Thầy cô chỉ cần chọn hình ảnh và thêm văn bản trên Storybird trong khi A.I Dungeon tự động tạo ra nội dung câu chuyện dựa trên sự tương tác của học sinh.
Cách sử dụng AI Dungeon:
4.7. Tạo câu hỏi tương tác từ video
- Cách ứng dụng: Chèn các câu hỏi tương tác vào video học tập có sẵn để giúp học sinh ôn lại kiến thức.
- Công cụ: Playposit
- Ví dụ: Tải lên một video học tập và sử dụng Playposit để chèn các câu hỏi dạng trắc nghiệm, điền từ,… vào một thời điểm bất kỳ trong video. Học sinh trả lời câu hỏi khi xem video và nhận phản hồi tức thì.
- Đơn giản hóa: Playposit cung cấp giao diện có sẵn để giúp thầy cô thao tác mà không cần có kiến thức lập trình.
Hướng dẫn chèn câu hỏi vào video học tập trên Playposit:
5. Vì sao nên sử dụng A.I để thiết kế games dạy tiếng Anh?
Theo Hyperspace, các nghiên cứu chỉ ra rằng những học sinh tham gia vào các trò chơi giáo dục được thiết kế phù hợp sẽ có động lực cao hơn, cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề và tăng khả năng ghi nhớ kiến thức so với các phương pháp dạy học truyền thống. Bên cạnh đó, trò chơi có thể thúc đẩy tính hợp tác và tương tác xã hội.
Học tiếng Anh qua games mang lại hiệu quả dựa trên một số cơ sở lý thuyết sau:
Lý thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory): Nhấn mạnh rằng môi trường học tập sẽ quyết định đến hành vi của người học thông qua sự tương tác xã hội, quan sát và học tập lẫn nhau. |
Học tập dựa trên nhiệm vụ (Task-based learning): Trò chơi yêu cầu người chơi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, từ đó thúc đẩy sử dụng tiếng Anh, trí nhớ và sự hợp tác để hoàn thành mục tiêu. |
Học tập dựa trên trải nghiệm (Experiential learning): Trò chơi cung cấp trải nghiệm học tập mới mẻ thông qua việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động tiếng Anh như tương tác, đóng vai, tưởng tượng,… thay vì sách vở. Việc liên tục thực hành và phản hồi giúp học sinh dần dần cải thiện kỹ năng tiếng Anh. |
Động lực nội tại: Với hứng thú và niềm vui thực sự khi chơi trò chơi, các em có nhiều động lực để học tập và khám phá tiếng Anh sâu hơn. Bên cạnh đó, sự tò mò cũng được khơi dậy, từ đó thúc đẩy mong muốn vượt qua thử thách và đạt được mục tiêu cao hơn của học sinh. |
6. Cơ hội và thách thức khi ứng dụng A.I để thiết kế games
Mặc dù việc ứng dụng A.I vào thiết kế games dạy tiếng Anh nghe có vẻ lý tưởng, nhưng thực tế việc triển khai có thể gặp một số thách thức dễ thấy ở ngay giai đoạn đầu. Dưới đây là một số góc nhìn trực quan về cơ hội và thách thức khi sử dụng A.I:
6.1. Cơ hội
Ứng dụng A.I để thiết kế games dạy tiếng Anh có tiềm năng lớn trong việc cải thiện trải nghiệm dạy và học, đồng thời tăng cường hỗ trợ học tập tại nhà.
- Giáo dục học tập cá nhân hóa (Personalized learning): Thông qua những hướng dẫn cá nhân hóa, A.I có thể điều chỉnh nội dung và tốc độ của trò chơi để đáp ứng nhu cầu của từng học sinh. Cách tiếp cận có mục tiêu rõ ràng này đảm bảo học sinh nhận được sự hỗ trợ cần thiết để thành công trong việc học tiếng Anh.
- Tự động hóa: A.I có khả năng tự động hóa một số tác vụ nhất định, chẳng hạn như chấm điểm hay đánh giá. Điều này giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và tập trung nhiều hơn vào chất lượng giảng dạy.
- Công cụ và nền tảng có sẵn: Nhiều nền tảng (như FLYER đã giới thiệu ở phần 2) đã cung cấp công cụ tích hợp A.I để người dùng dễ dàng thiết kế games học tập mà không cần nhiều kiến thức kỹ thuật.
- Thúc đẩy học tập tại nhà: Các trò chơi cung cấp nguồn tài nguyên hấp dẫn giúp học sinh củng cố kiến thức đã học. Trò chơi học tập được hỗ trợ bởi A.I thu hẹp khoảng cách giữa trường học với gia đình, nhờ đó việc học liên tục vượt ra khuôn khổ lớp học truyền thống.
Tác động tích cực của A.I trong giáo dục:
Tác động của AI trong Giáo dục | Tính năng hỗ trợ |
---|---|
Cải thiện kết quả học tập của học sinh | Hướng dẫn cá nhân hóa theo nhu cầu, trình độ |
Giảm khối lượng công việc của giáo viên | Tự động hóa các nhiệm vụ như chấm điểm và đánh giá |
Hỗ trợ học tập tại nhà | Trò chơi giáo dục hấp dẫn giúp thu hút học sinh học tập mọi lúc, mọi nơi |
6.2. Thách thức
Song song với những cơ hội mới trong việc dạy tiếng Anh, A.I cũng gây ra nhiều tranh cãi về nhiều mặt.
- Kiến thức kỹ thuật: Dù đã có sẵn công cụ và nền tảng hỗ trợ, thầy cô vẫn sẽ gặp khó khăn trong quá trình hiểu cách vận hành của những nền tảng này. Hiện tại chưa có khóa đào tạo sử dụng A.I, thầy cô buộc phải chủ động dành thời gian nghiên cứu và thực hành ở giai đoạn đầu.
- Chi phí đắt đỏ: A.I là một trong những công nghệ mới nhất, do đó chi phí sử dụng không hề rẻ. Bỏ ra từ một trăm cho đến vài trăm nghìn một tháng chỉ dành cho việc thiết kế games sẽ cần sự cân nhắc rất lớn với phần lớn giáo viên Việt Nam. Bên cạnh đó, để được tiếp cận với A.I, cả học sinh và giáo viên đều cần có thiết bị như điện thoại thông minh hoặc máy tính.
- Lạm dụng công nghệ: Đôi khi, học sinh có thể bị thu hút vào việc giải trí khi tham gia trò chơi học tập thay vì củng cố kiến thức. Bên cạnh đó, việc dành nhiều thời gian sử dụng thiết bị công nghệ cũng gây những ảnh hưởng lớn đến mắt và sức khỏe tinh thần của các em.
- Bảo mật dữ liệu: A.I thu thập thông tin có sẵn để tạo ra trò chơi hoặc câu chuyện mới. Điều này có thể là rủi ro lớn khi thông tin riêng tư dễ dàng bị lộ ra ngoài.
7. Tổng kết
Tóm lại, việc ứng dụng A.I vào thiết kế games dạy tiếng Anh có tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy học tập tương tác và học tập cá nhân hóa. Trong những năm tới đây, vai trò của A.I trong thiết kế trò chơi giáo dục dự kiến sẽ phát triển hơn ở nhiều nơi trên thế giới. Mặt khác, để chuẩn bị cho “cuộc cách mạng” dạy và học này, thầy cô cần chuẩn bị trước một tinh thần cầu tiến và tư tưởng đổi mới nhằm đẩy mạnh việc giảng dạy tiếng Anh nói riêng và giáo dục nước nhà nói chung.
Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?
FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!
✅ Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…
✅ Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp
✅ Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…
✅ Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)
Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!
Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188
>>> Xem thêm: