5 xu hướng giáo dục năm 2023 – Học tiếng Anh thế nào để không lạc hậu?

Giáo dục truyền thống đã và đang cung cấp kiến thức hữu ích cho vô số người học, giúp họ xây dựng một nền tảng sự nghiệp vững chắc trong tương lai. Tuy nhiên, việc học tập theo phương pháp này vẫn tồn tại một số bất cập và chưa thật sự phù hợp với một số người học. Để cải thiện vấn đề này, những phương pháp học tập đầy sáng tạo mới lần lượt ra đời. Thừa hưởng sự cải tiến ở nhiều khía cạnh trong xã hội, các phương pháp này giúp bao quát những nhược điểm cần khắc phục ở cách học truyền thống. Qua bài viết này, FLYER sẽ cùng bạn bàn luận về 5 xu hướng giáo dục năm 2023 và cách bạn có thể ứng dụng chúng để học tiếng Anh hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

1. 5 xu hướng giáo dục năm 2023 và những ảnh hưởng đến việc học môn tiếng Anh

5 xu hướng giáo dục năm 2023
5 xu hướng giáo dục năm 2023

Xã hội đang thay đổi từng ngày, cùng với đó là sự đổi mới ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống đã tác động đến nền giáo dục nói chung hay cách học của mỗi cá nhân nói riêng. Học sao cho hiệu quả trong thời đại công nghệ và mọi thứ thay đổi nhanh chóng này đang là câu hỏi của nhiều người học. Để có thể trả lời cho câu hỏi này, trước tiên bạn cần nắm được 5 xu hướng giáo dục đang thịnh hành năm 2023 ngay sau đây:

1.1. Cá nhân hóa học tập (Personalized learning)

Học tập cá nhân hóa không phải là một xu hướng giáo dục mới, tuy nhiên mô hình này sẽ được phát triển mạnh hơn trong năm 2023 và những năm sắp tới. Vậy bạn có biết việc học tập cá nhân hóa khác biệt với phương pháp học truyền thống như thế nào không? 

Học tập theo phương pháp truyền thống sẽ là hình thức mà học sinh – sinh viên được giáo viên giảng dạy theo một giáo trình tiêu chuẩn. Giáo trình, lớp học và giáo viên được xem là những nhân tố theo tiêu chuẩn chung cho tất cả học sinh. Tuy nhiên, giữa những người học lại tồn tại sự khác biệt về sở thích, cách học và khả năng tiếp thu, dẫn đến việc mức độ tiếp thu kiến thức ở mỗi cá nhân là khác nhau. Chính điều này đã tạo ra điểm bất cập ở phương pháp học tập truyền thống.

Học tập cá nhân hóa mang lại trải nghiệm học tập khác hẳn, đó là một cách tiếp cận đơn giản nhưng rất hiệu quả đối với quá trình học tập. Trong đó, mỗi người học sẽ được kiểm tra năng lực đầu vào, sắp xếp vào những lớp học có trình độ tương đương kết quả mà người học đạt được ở bài kiểm tra này, và nhận được một kế hoạch học tập được điều chỉnh linh hoạt dựa trên kỹ năng, sở thích, và tốc độ học của từng cá nhân. 

Ưu điểm của học tập cá nhân hóa: 

  • Gia tăng khả năng tiếp thu và hiểu các nội dung bài giảng của người học.
  • Giúp người học học và hiểu các kiến thức theo khả năng của bản thân, từ đó mang lại tâm thế thoải mái khi học tập.

1.2. Trò chơi hóa (Gamification)

5 xu hướng giáo dục năm 2023
Trò chơi hóa (Gamification)

“Trò chơi hóa” là phương pháp giáo dục kết hợp các yếu tố trò chơi vào quá trình học tập, làm cho việc học trở nên hấp dẫn hơn. Trò chơi kỹ thuật số hoặc trò chơi vật lý đều có thể mang lại cho người học quá trình trải nghiệm bài học theo những cách mới mẻ và khác biệt. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi hóa để tăng mức độ tương tác và cạnh tranh trong lớp học, đồng thời khiến người học hào hứng với việc học tập hơn. 

Ứng dụng “gamification” trong giáo dục có thể mang lại những lợi ích sau: 

  • Khuyến khích sự sáng tạo của người học 
  • Giúp người học khám phá các nguyên tắc học tập hiệu quả, tăng khả năng thích ứng và giao tiếp cũng như cải thiện khả năng làm việc với người khác
  • Mang đến cho người học cơ hội hành động tự chủ và thể hiện năng lực
  • Hỗ trợ phát triển nhận thức ở thanh thiếu niên 
  • Tăng sự hứng thú học tập ở người học
  • Phát triển toàn diễn nhiều kỹ năng
  • Tạo sự tương tác giữa những người học với nhau
  • Nâng cao tinh thần cạnh tranh từ đó giúp tăng hiệu quả học tập.

1.3. Học tập kết hợp (Blended learning)

Học tập kết hợp (blended learning) là phương pháp ứng dụng giữa học tập trực tiếp và trực tuyến. Theo mô hình học tập này, một số người học sẽ học trực tiếp tại lớp, trong khi những người học khác tham gia lớp học ảo từ xa. Giáo viên có thể dạy cùng lúc cho cả hai đối tượng người học này bằng cách sử dụng các công cụ như hội nghị truyền hình (video conferencing). 

Khi được thực hiện đúng cách, học tập kết hợp cho phép người học tự điều chỉnh tốc độ học tập và theo dõi tiến độ học của mình. Cụ thể, hầu hết các nội dung kiến thức trực tuyến sẽ bao quát hết chương trình học trên trường lớp và các phần mở rộng. Do đó, nếu chưa hiểu hết các bài giảng trên lớp, bạn vẫn có thể ôn lại thông qua hình thức trực tuyến; trái lại, nếu đã nắm vững những kiến thức này, bạn có thể chủ động “tăng tốc” bằng cách tự tìm hiểu trước những nội dung bài học tiếp theo hoặc các phần kiến thức mở rộng được đăng tải trên các nền tảng học tập trực tuyến. Phương pháp này đồng thời cung cấp cho cả giáo viên và người học sự linh hoạt hơn. (Ví dụ, nếu người học bị cảm không thể đến lớp, họ vẫn có thể tham gia lớp học qua mạng và theo kịp bài học nhờ vào phương pháp học tập kết hợp này). 

1.4. Học tập vi mô (Microlearning)

5 xu hướng giáo dục năm 2023
Học tập vi mô (Microlearning)

Khả năng ghi nhớ kiến thức trong một buổi học của con người có giới hạn, nhất là khi những kiến thức đó không được củng cố thường xuyên. Giáo dục truyền thống lại được đánh giá là mô hình có xu hướng khiến người học quá tải với lượng kiến thức khá “khủng”. Nhược điểm này đã dẫn đến sự ra đời của một phương pháp học hoàn toàn mới, đó là phương pháp học tập vi mô (microlearning). 

Học tập vi mô, còn được gọi là học vừa sức (bite-sized learning), là hình thức học tập lặp lại cách quãng, trong đó, các bài học phức tạp được chia thành các phần nhỏ và được lặp lại, ôn tập theo từng mốc thời gian nhất định. Ví dụ, 3 ngày x 3 chu kỳ, trong đó, 3 ngày là khoảng thời gian “ngắt quãng” giữa những buổi ôn tập kiến thức, và 3 chu kỳ tức số lần mà bạn lặp lại chu trình “3 ngày ngắt quãng + một buổi ôn tập”. Khoảng cách giữa các lần ôn tập có thể tăng dần theo thời gian, tùy theo khả năng và tiến độ học tập của bạn.

Phương pháp “lặp lại cách quãng” giúp người học phân bổ tần suất ôn tập các kiến thức đã học phù hợp. Bên cạnh đó, nhờ việc tiếp xúc nhiều lần với kiến thức trong những khoảng thời gian cụ thể, các kiến thức này sẽ được đưa vào hệ thống trí nhớ dài hạn giúp người học lưu giữ thông tin lâu dài hơn. Đây là cách học phổ biến được ứng dụng ở nhiều quốc gia có nền giáo dục tiến bộ hàng đầu thế giới, cách học này mang đến cho người học khả năng tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà không bị “quá tải”, ngoài ra một số khảo sát đã chứng minh người ứng dụng học tập vi mô sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn so với cách học truyền thống.

1.5. Học tập toàn diện (Holistic learning)

Các nhà giáo dục hiện nay đang nhấn mạnh vào phương pháp giảng dạy học tập toàn diện, nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh, để từng cá nhân lớn lên trở thành những công dân có trách nhiệm, có thể đối mặt với những thách thức trong cuộc sống và có một sự nghiệp thành công. 

Nhiều trường học hiện nay nhận ra rằng người học không chỉ cần một nền tảng vững chắc với những kiến thức học thuật cốt lõi mà các em còn cần được học tập và phát triển các kỹ năng mềm (soft skills) để các em có sự hiểu biết nhân ái về thế giới chung quanh. Những kỹ năng mềm như tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng… được xem như cần phải có với tất cả học sinh sinh viên trong xã hội hiện đại và phải được trau dồi liên tục.

Ví dụ: Ngoài việc học các môn toán lý thuyết thì người học còn được tìm hiểu về toán ứng dụng, tức là cách ứng dụng các công thức toán học thật sự vào thực tiễn để tính toán tải trọng của một cây cầu, hay tính toán tỷ suất lợi nhuận của một danh mục đầu tư trong thực tế. Hoặc như người học sẽ được dạy thêm về các kỹ năng mềm trong giao tiếp bằng tiếng Anh như cách viết một email trong công việc hay các kỹ năng ứng xử khi phỏng vấn bên cạnh việc học từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh.

Học tập toàn diện có những lợi ích to lớn như cải thiện thành tích học tập, nâng cao sức khỏe tinh thần và cảm xúc, và giúp làm tăng khả năng giải quyết vấn đề của từng người học.

2. Cách học tiếng Anh phù hợp với những xu hướng mới

5 xu hướng giáo dục năm 2023
Cách học tiếng Anh phù hợp với những xu hướng mới

Vừa rồi là 5 xu hướng giáo dục thịnh hành nhất năm 2023. Vậy, bạn có thể vận dụng 5 xu hướng này vào quá trình học tiếng Anh như thế nào? Cùng FLYER tham khảo một số cách sau đây nhé!

  • Tận dụng “Personalized learning” để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân trong việc học tiếng Anh: Với phương pháp học này, bạn có thể tự kiểm tra trình độ tiếng Anh của bản thân ngay tại nhà và tự thiết kế cho bản thân một lộ trình học tiếng Anh phù hợp. Hiện nay trên Internet có vô số trang web cho phép người học tự kiểm tra trình độ tiếng Anh miễn phí, với kết quả và những phân tích điểm mạnh, yếu được cung cấp ngay tức thì. Để có được sự đánh giá khách quan và chính xác nhất nhằm lên được một lộ trình phù hợp với bản thân, bạn đừng ngần ngại mà hãy thử sức với các bài kiểm tra ở nhiều nguồn khác nhau nhé!
  • Vận dụng “gamification” trong quá trình học và luyện tập tiếng Anh, đặc biệt khi học những phần kiến thức khô khan và hàn lâm như ngữ pháp. Với tính thú vị của các trò chơi, những kiến thức này sẽ được tiếp thu và ghi nhớ một cách tự nhiên nhất, giúp bạn hạn chế tình trạng chán nản và quá tải khi phải học một lượng lý thuyết “khủng”. Để trải nghiệm “gamification” trong việc học tiếng Anh, bạn có thể thử ngay tại Phòng luyện thi ảo FLYER.
  • Chia nhỏ nội dung bài học và ôn tập theo chu kỳ: Cách học này được vận dụng phổ biến nhất trong việc học từ vựng. Trong tiếng Anh có vô số chủ đề từ vựng khác nhau, mỗi chủ đề lại chứa hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn từ vựng từ cơ bản đến nâng cao. Để học từ vựng hiệu quả, bạn cần chọn lọc và chia nhỏ số lượng từ vựng cần học theo ngày (dựa vào khả năng và trình độ của bản thân), sau đó lên kế hoạch ôn tập theo chu kỳ (tương tự xu hướng học tập vi mô) nhằm ghi nhớ từ vựng tốt hơn. 
  • Học bao quát nhiều khía cạnh: Sau khi học từ vựng và ngữ pháp, bạn nên trau dồi thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình hoặc học cách ứng dụng các kiến thức tiếng Anh đã học vào thực tế (Ví dụ: ứng dụng kiến thức tiếng Anh để có thể hát một bài hát bằng tiếng Anh, viết một email xin việc bằng tiếng Anh v.v..). Thông qua việc học bao quát nhiều khía cạnh, bạn sẽ biết được cách ứng dụng các phần kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, từ đó có nhiều động lực để học cũng như hiểu bài nhanh và hiệu quả hơn.

3. Tổng kết

Thông qua bài viết này, FLYER đã giới thiệu đến bạn 5 xu hướng giáo dục năm 2023 lần lượt là “cá nhân hóa học tập”, “trò chơi hóa”, “học tập kết hợp”, “học tập vi mô” và “học tập toàn diện”. Mỗi phương pháp trên đều có những lợi ích riêng giúp bạn gia tăng sự hứng thú và hiệu quả trong quá trình học tiếng Anh của mình. Hãy lựa chọn một vài hoặc kết hợp các phương pháp với nhau một cách thích hợp để đạt kết quả tốt nhất bạn nhé!

Phòng luyện thi ảo IELTS online giúp bạn ôn luyện “trúng & đúng”!!

✅ Truy cập kho đề thi thử IELTS chất lượng, tiết kiệm chi phí mua sách/ tài liệu đáng

✅ Trả điểm & kết quả tự động, ngay sau khi hoàn thành bài

✅ Giúp học sinh tiếp thu tiếng Anh tự nhiên & hiệu quả nhất với các tính năng mô phỏng game: thách đấu bạn bè, bảng xếp hạng,…

Trải nghiệm ngay phương pháp luyện thi IELTS khác biệt!

DD

Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ FLYER qua hotline 0868793188.

>>>Xem thêm

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Mai Duy Anh
Mai Duy Anhhttps://flyer.vn/
Tốt nghiệp đại học FPT với chứng chỉ TOEFL 100. Từng làm sáng tạo nội dung hoàn toàn bằng tiếng Anh cho thương hiệu thời trang đến từ Pháp: Yvette LIBBY N'guyen Paris và Công ty TNHH Âm Nhạc Yamaha Việt Nam. Mục tiêu của tôi là sáng tạo ra những nội dung mang kiến thức về tiếng Anh độc đáo, bổ ích nhưng cũng thật gần gũi và dễ hiểu cho nhiều đối tượng người đọc khác nhau.

Related Posts