Câu bị động là gì? Chinh phục câu bị động dễ dàng chỉ với 1 cấu trúc tổng quát

Từ những bài học tiếng Anh đầu tiên, đa số ai cũng được học cách sắp xếp nội dung trong câu theo thứ tự “Chủ ngữ + động từ + vị ngữ.”, trong đó, chủ ngữ là chủ thể của hành động, dùng hành động của mình (động từ) tác động lên vị ngữ. Dạng câu quen thuộc này được gọi là câu chủ động, chẳng hạn, “I bought the new computer.” Vậy bạn đã bao giờ nghe đến câu bị động? Câu bị động là gì và thường dùng trong những trường hợp nào? Cấu trúc câu bị động có điểm khác biệt gì so với câu chủ động?

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng FLYER tìm hiểu câu bị động là gì và cách chuyển câu bị động sang câu chủ động chỉ trong 2 phút nhé!

1. Câu bị động là gì?

Câu bị động (Passive voice) có cách sắp xếp nội dung khác với câu chủ động (Active voice), trong đó chủ ngữ là đối tượng chịu tác động bởi một chủ thể có thể được xác định hoặc không. Trong câu bị động, đối tượng chịu tác động được nhấn mạnh và là nội dung (cần) được quan tâm. Vì vậy, bạn có thể bỏ qua chủ thể tác động hoặc thêm chủ thể vào cụm giới từ với “by” hoặc “with”. 

Cấu trúc tổng quát của câu bị động là “be + quá khứ phân từ (V-ed/ 3)”. Trong một số tình huống giao tiếp thông thường, “be” có thể được thay thế bằng “get”.  

So với câu chủ động, câu bị động ít thông dụng hơn.

Câu bị động là gì?
Câu bị động là gì?

Tìm hiểu thêm về quá khứ phân từ.

2. Câu bị động được dùng khi nào?

Chính vì ít phổ biến hơn câu chủ động, câu bị động bị giới hạn trong một số ngữ cảnh nhất định. Một vài trường hợp có thể dùng câu bị động gồm: 

Trường hợpVí dụ
Khi bạn muốn nhấn mạnh đối tượng chịu tác động.The homework has been done
Bài tập về nhà đã được hoàn thành. 
Khi chủ thể thực hiện hành động quá chung chung, không xác định rõ được là ai. This T-shirt was sold
Chiếc áo thun này đã được bán rồi. 
Khi bạn nghĩ rằng chủ thể của hành động không quan trọng, không cần thiết hoặc không nên, không thể nhắc đến.Our house is being painted. (Nguồn: English Club)
Nhà của chúng tôi đang được sơn. 
Khi chủ thể quá rõ ràng, ai cũng biết.I am paid (by my company) weekly. (Nguồn: English Club)
Tôi được trả lương (bởi công ty tôi) hằng tuần. 
Khi bạn phát biểu hoặc đưa ra một thông báo chung.Passengers are reminded to fasten their seatbelts. (Nguồn: English Club)
Các hành khách được nhắc nhở cài dây an toàn. 
Khi bạn soạn một văn bản trang trọng hoặc mang tính khoa học.The chemicals were added to water.
Các chất hóa học đã được thêm vào nước.
Một số trường hợp dùng câu bị động
Câu bị động được dùng khi nào?_Câu bị động là gì
Câu bị động được dùng khi nào?

3. Các bước chuyển câu chủ động sang câu bị động

Để chuyển câu chủ động sang câu bị động, trước tiên, bạn cần đảm bảo một số điều sau: 

  • Câu chủ động cần có tân ngữ (Object). 
  • Động từ trong câu chủ động phải là ngoại động từ, tức động từ đi kèm với tân ngữ. 

Các bước chuyển câu chủ động sang câu bị động: 

  • Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động để chuyển thành chủ ngữ trong câu bị động.
  • Bước 2: Xác định thì của câu chủ động để chia thì động từ “tobe” trong cấu trúc câu bị động.
  • Bước 3: Chia động từ “tobe” trong câu bị động theo dạng số ít/ số nhiều dựa vào chủ ngữ đi kèm.  
  • Bước 4: Chủ ngữ trong câu chủ động có thể lược bỏ hoặc chuyển thành tân ngữ trong câu bị động và thêm giới từ “by” hoặc “with” ở trước. Trong đó, “by” được dùng với chủ thể tác động trực tiếp vào đối tượng, và “with” đi kèm với những chủ thể tác động gián tiếp (công cụ, nguyên liệu, phương tiện,…). 

Để dễ hình dung các bước trên, bạn có thể tham khảo cấu trúc chuyển đổi tổng quát như sau: 

Câu chủ độngChủ ngữđộng từvị ngữ. 
Câu bị độngChủ ngữ tobe + động từ ở dạng quá khứ phân từ  by/ with + vị ngữ (tân ngữ). 
Cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động

Ví dụ 1:

Loại câu/ Các thành phần của câuChủ ngữĐộng từVị ngữ
Câu chủ độngHe 
Anh ấy
eats 
ăn
the hamburger. 
chiếc ham-bơ-gơ. 
Câu bị độngThe hamburger 
Chiếc ham-bơ-gơ
is eaten 
được ăn
by him. 
bởi anh ấy. 
Ví dụ 1 cách chuyển câu chủ động sang bị động

Ví dụ 2:

Loại câu/ Các thành phần của câuChủ ngữĐộng từVị ngữ
Câu chủ độngI
Tôi
have bought 
vừa mua
a new laptop.
một chiếc laptop mới. 
Câu bị độngA new laptop
Một chiếc laptop mới
has been bought  
vừa được mua
by me. 
bởi tôi. 
Ví dụ 2 cách chuyển câu chủ động sang bị động

Ví dụ 3:

Loại câu/ Các thành phần của câuChủ ngữĐộng từVị ngữ
Câu chủ độngShe 
Cô ấy
gave
đưa
her friend a book.
bạn cô một quyển sách. 
Câu bị độngA book
Quyển sách
was given  
được đưa
to her friend by her. 
cho bạn của cô ấy bởi cô. 
Ví dụ 3 cách chuyển câu chủ động sang bị động
Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động_Câu bị động là gì
Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động

4. Một số lưu ý khi chuyển đổi sang câu bị động

Khi chuyển câu chủ động sang câu bị động, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Lưu ýVí dụ
Nếu trong câu có trạng từ chỉ thời gian – ví dụ: in the morning, yesterday, at 2PM,…
-> Bạn đặt những trạng từ này cuối câu, sau cụm giới từ “by” hoặc “with”. 
His mother takes him to school in the morning. (Mẹ anh ấy đưa anh đến vào buổi sáng.)
-> He is taken to school by his mother in the morning. (Anh ấy được đưa đến trưởng bởi mẹ anh vào buổi sáng.)
Nếu chủ ngữ của câu chủ động là “Nobody”, “No one”,…
-> Bạn viết lại câu bị động ở thể phủ định thêm “not”, đồng thời lược bỏ cụm giới từ “by”/ “with”.
Nobody told me about this information. (Không một ai nói tôi nghe về thông tin đó.)
-> I wasn’t told about this information. (Tôi không được nói về thông tin đó.)
Nếu chủ ngữ trong câu chủ động mang tính chung chung, không rõ ràng – chẳng hạn như “they”, “we”, “you”,… 
-> Bạn có thể lược bỏ đi.
They are cooking some food. (Họ đang nấu một vài món ăn.)
-> Some food is being cooked. (Một vài món ăn đang được nấu.)
Nếu câu chủ động có 2 tân ngữ
-> Bạn chọn tân ngữ mình muốn nhấn mạnh để chuyển thành chủ ngữ trong câu bị động.
She sent me an email. (Cô ấy đã gửi tôi một email.)
-> I was sent an email by her. (Tôi đã được gửi một email bởi cô ấy.) 
-> An email was sent to me by her.(Một email đã được gửi đến tôi bởi cô ấy.) 
Một số lưu ý khi chuyển câu chủ động sang câu bị động
Một số lưu ý khi chuyển câu chủ động sang câu bị động_Câu bị động là gì
Một số lưu ý khi chuyển câu chủ động sang câu bị động

5. Ví dụ động từ khi chuyển sang câu bị động

Để làm rõ hơn cho bạn cấu trúc câu bị động, dưới đây là ví dụ động từ “see” ở các dạng động từ và 12 thì tiếng Anh khi chuyển sang thể bị động.  

5.1. Ở các dạng động từ 

Các dạng động từĐộng từ “see” ở thể chủ độngĐộng từ “see” ở thể bị động
Động từ nguyên thể không “to”seebe seen
Động từ nguyên thể có “to”to seeto be seen
Quá khứ phân từseenbeen seen
Hiện tại phân từseeingbeing seen
Các dạng động từ “see” ở thể bị động
Các dạng động từ “see” ở thể bị động_Câu bị động là gì
Các dạng động từ “see” ở thể bị động

5.2. Ở 12 thì tiếng Anh

Thì/ Dạng thìĐơnTiếp diễnHoàn thành
Hiện tạiam/ is/ are seenam/ is/ are being seenhas/ have been seen
Quá khứwas/ were seen was/ were being seenhad been seen
Tương laiwill be seenwill be being seenwill have been seen
12 động từ “see” ở thể bị động
Các dạng động từ “see” ở thể bị động_Câu bị động là gì
Các dạng động từ “see” ở thể bị động

Sau đây, mời bạn cùng FLYER đến với phần luyện tập nhỏ để củng cố toàn bộ kiến thức vừa học nhé!

6. Luyện tập (kèm đáp án)

Welcome to your Bài tập Câu bị động

7. Tổng kết

Qua bài viết trên, bạn có thể thấy câu bị động không quá phức tạp khi chỉ có một cấu trúc tổng quát nhất – “be + V-ed/ 3” – với động từ “be” biến đổi linh hoạt theo thì, dạng động từ và chủ ngữ của câu chủ động. Khi chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động, bạn hãy ghi nhớ một số lưu ý quan trọng để vận dụng thành thạo hơn và tránh mắc phải những lỗi sai không đáng có nhé!

Cùng đăng ký tài khoản ngay tại Phòng luyện thi ảo FLYER để được vừa học vừa chơi nhiều hơn thôi nào! Chỉ với vài bước đăng ký đơn giản, bạn đã có thể bước vào khám phá thế giới đầy màu sắc thú vị của FLYER với những bộ đề “siêu xịn” kết hợp các tính năng game hấp dẫn rồi đó. Tham gia ngay cùng FLYER nha!

Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.

>>> Xem thêm:

    ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM FLYER

    ✅ Trải nghiệm miễn phí ôn luyện phòng thi ảo chuẩn quốc tế
    ✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyên...
    ✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Kim Cat
    Kim Cat
    “Anyone who stops learning is old, whether at twenty or eighty. Anyone who keeps learning stays young. The greatest thing in life is to keep your mind young.” – Henry Ford

    Related Posts