Tân ngữ trong tiếng Anh: Tổng hợp kiến thức cần biết ĐẦY ĐỦ nhất

Tân ngữ (object) là một trong những thành phần tạo thành các mẫu câu căn bản trong trong tiếng Anh. Hiểu biết cặn kẽ về tân ngữ sẽ giúp bạn không những hiểu được nội dung văn bản tiếng Anh mà còn hình thành được tư duy viết câu chuẩn xác. Chi tiết các loại tân ngữ, cách sử dụng tân ngữ, cách đặt câu có tân ngữ trong tiếng Anh, v..v được tổng hợp một cách đầy đủ trong bài viết này của FLYER.

1. Tân ngữ trong tiếng Anh là gì?

Tân ngữ là một trong năm thành phần chính của câu, diễn tả người/hoặc vật chịu tác động hoặc nhận ảnh hưởng của hành động trong câu. Bốn thành phần câu khác bao gồm chủ ngữ, động từ, bổ ngữ và trạng ngữ.

Ví dụ:

John reads a book. (John đọc một cuốn sách)

Câu này có ba thành phần chính, bao gồm:

  • John: chủ ngữ
  • reads: động từ
  • a book: tân ngữ

Anna gives John a book. (Anna đưa cho John một cuốn sách)

Câu này cũng có ba thành phần chính, bao gồm:

  • Anna: Chủ ngữ
  • gives: động từ
  • John: tân ngữ 1
  • a book: tân ngữ 2
kiến thức cần biết về tân ngữ trong tiếng Anh đầy đủ nhất

2. Các loại tân ngữ trong tiếng Anh

Tùy theo động từ sử dụng trong câu, câu có thể không có tân ngữ, có một hoặc hai loại tân ngữ. Trong tiếng Anh, động từ có thể được phân chia thành nội động từ (intransitive verb) và ngoại động từ (transitive verb) dựa theo “nhu cầu” nó có cần sử dụng tân ngữ để trọn vẹn về nghĩa hay không.

Ví dụ:

  • The baby is sleeping. (Em bé đang ngủ)

Câu chỉ có chủ ngữ (the baby) và động từ (is sleeping) đã hoàn thiện về nghĩa bởi sleep là một nội động từ – động từ không cần tân ngữ đi sau.

Ngoài sleep, trong tiếng Anh có các nội động từ khác như run, cry, fall, fly, agree

  • She carries the baby. (Cô ấy bế em bé)

Câu có chủ ngữ (She), động từ (carries) và tân ngữ (the baby) mới hoàn thiện về nghĩa. Nếu bỏ tân ngữ, câu đổi thành “She carries” KHÔNG hoàn thiện về nghĩa bởi carry ngoại động từ – động từ cần tân ngữ đi sau.

Ngoài carry, trong tiếng Anh có các ngoại động từ khác như bring, buy, make, teach, borrow, put, place, paint, v..v Trong các phần tiếp theo của bài viết này, các động từ trong các ví dụ đều là ngoại động từ.

Động từ có thể có một hoặc hai loại tân ngữ như sau:

2.1. Tân ngữ trực tiếp

Đúng như tên gọi của nó, tân ngữ trực tiếp (direct object) là tân ngữ chịu tác động trực tiếp của động từ.

Ví dụ: She painted the fence. (Cô ấy sơn hàng rào)

Tân ngữ “the fence” chịu tác động trực tiếp của động từ “painted”.

2.2. Tân ngữ gián tiếp

Tân ngữ gián tiếp (indirect object) là tân ngữ không chịu tác động trực tiếp của động từ, mà chỉ chịu ảnh hưởng bởi động từ đó.

Ví dụ:

He baked his family some cookies. (Ông ta nướng cho gia đình mình mấy chiếc bánh quy)

his family: tân ngữ gián tiếp (chịu ảnh hưởng bởi hành động nướng: được nhận lợi ích)

some cookies: tân ngữ trực tiếp (là đối tượng bị nướng)

tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng anh
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng anh

3. Cách xác định một tân ngữ là tân ngữ trực tiếp hay tân ngữ gián tiếp

  • Tân ngữ trực tiếp bị hành động tác động lên. Vì thế, hãy đặt câu hỏi “Ai” (Who) hoặc Cái gì? (What)

Ví dụ: He baked his family some cookies.

Hỏi: Ông ta nướng cái gì?

Trả lời: some cookies.

=> Vậy some cookies là tân ngữ trực tiếp.

  • Tân ngữ gián tiếp được hưởng lợi ích hoặc chịu ảnh hưởng từ động tác. Vì thế, hãy đặt câu hỏi “Cho ai” (For/to whom)

Ví dụ: He baked his family some cookies.

Hỏi: Ông ta nướng bánh cho ai?

Trả lời: his family.

=> Vậy his family là tân ngữ gián tiếp.

tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng anh
Cách xác định một tân ngữ là tân ngữ trực tiếp hay tân ngữ gián tiếp

Xác định được tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp, bạn có thể áp dụng công thức vị trí tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp sau:

4. Trật tự của tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp

Khi trong câu có cả hai loại tân ngữ (tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp), trật tự của chúng như sau:

Chủ ngữ + động từ + tân ngữ trực tiếp + tân ngữ gián tiếp

Hoặc

Chủ ngữ + động từ + tân ngữ gián tiếp + giới từ + tân ngữ trực tiếp

Ví dụ:

He baked his family some cookies = He baked some cookies for his his family. 

Trong công thức, giới từ được sử dụng là “to” hoặc “for.” Dùng “to” khi trong câu có các động từ như:

bringlendoweshowtell
giveofferpromiseteachwrite

Dùng “for” khi trong câu có các động từ như:

buygetsavebakecook
findordermakeblamekeep

5. Cách dạng thức của tân ngữ trong tiếng Anh

Như đã nói ở trên, tân ngữ diễn tả người/hoặc vật chịu tác động hoặc nhận ảnh hưởng của hành động trong câu. Vì thế, chúng ta nhận biết tân ngữ bằng cách xem xét phần câu đi sau động từ. Tùy thuộc vào việc thành phần đó diễn tả người/vật chịu tác động trực tiếp của động từ hay nhận ảnh hưởng của động từ mà xác định đó là tân ngữ trực tiếp hay gián tiếp.

Tân ngữ có nhiều dạng thức khác nhau. Có lẽ bạn đã quen với các dạng thức tân ngữ phổ biến như danh từ (The boy broke the window) hay đại từ tân ngữ (Listen to me.) Song, tân ngữ có thể có nhiều dạng thức. Hãy cùng tìm hiểu để viết được câu có tân ngữ đa dạng trong tiếng Anh nhé!

Trong các ví dụ dưới đây, tân ngữ được nhắc đến đều được in nghiêng đậm.

5.1. Các dạng thức của tân ngữ trực tiếp

5.1.1. Tân ngữ trực tiếp là cụm danh từ

Ví dụ: The boy broke the window. (Cậu bé làm vỡ cửa sổ)

5.1.2. Tân ngữ trực tiếp là đại từ nhân xưng

Ví dụ: He helped me. (Anh ta đã giúp đỡ tôi)

Lưu ý: Bạn đã biết trong tiếng Anh có 7 đại từ làm chủ ngữ (subject pronoun). Tương ứng với các đại từ này là các đại từ làm tân ngữ (object pronoun) như trong bảng dưới đây:

Các dạng thức của tân ngữ trực tiếp

Ví dụ: “Tôi” ở vị trí tân ngữ sẽ sử dụng đại từ tân ngữ “me”.

Vì thế, sẽ nói He helped me.

Không nói: He helped I.*

5.1.3. Tân ngữ trực tiếp là mệnh đề xác định

Ví dụ: I wonder whether he did it or not. (Tôi tự hỏi không biết anh ta có làm chuyện đó hay không.)

I believe that she will win the race. (Tôi tin rằng cô ấy sẽ chiến thắng cuộc đua.)

5.1.4. Tân ngữ trực tiếp là mệnh đề không xác định có to

Ví dụ: He decided to leave early. (Anh ta quyết định rời đi sớm)

5.1.5. Tân ngữ trực tiếp là danh động từ

Ví dụ: I like going to the beach. (Tôi thích đi đến bãi biển)

5.2. Các dạng thức của tân ngữ gián tiếp

Tân ngữ gián tiếp là cụm danh từ

Ví dụ: I bought my sister a book. (Tôi mua cho chị gái tôi một cuốn sách)

Tân ngữ gián tiếp là đại từ nhân xưng

Ví dụ: I bought him a book. (Tôi mua cho anh ấy một cuốn sách)

6. Tân ngữ và câu bị động

Câu bị động là chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh lớn. Tuy nhiên, chỉ cần nắm chắc về kiến thức tân ngữ, việc chuyển đổi câu từ thể chủ động sang thể bị động không thể làm khó bạn. Trong câu chủ động, chủ ngữ là tác nhân gây ra động tác. Tuy nhiên, trong câu bị động, chủ ngữ lại là đối tượng chịu tác động/ảnh hưởng của động tác. Đối tượng này chính là tân ngữ trong câu chủ động.

Các bước chuyển câu chủ động sang câu bị động như sau:

  • Bước 1: Xác định tân ngữ ở câu chủ động muốn chuyển thành chủ ngữ ở câu bị động
  • Bước 2: Chuyển tân ngữ đó lên đầu thành chủ ngữ
  • Bước 3: Chuyển động từ sang bị động (mẹo nhớ công thức chung: to be + Ved với to be chia ở thì nào sẽ được câu bị động ở thì đó)
  • Bước 4: Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm “by” trước nó.

Ví dụ: Câu chủ động Sarah wrote a letter.

  • Xác định tân ngữ muốn chuyển thành chủ ngữ ở câu bị động: a letter (tân ngữ trực tiếp)
  • Chuyển tân ngữ đó lên đầu thành chủ ngữ: A letter
  • Chuyển động từ sang bị động: A letter was written (to be ở thì quá khứ đơn số ít: was; wrote -> written)
  • Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm “by” trước nó: A letter was written by Sarah.
Tân ngữ trong câu bị động
Tân ngữ trong câu bị động

7. Bài tập về tân ngữ trong tiếng Anh

Bài tập tân ngữ trong tiếng Anh

Bài 1. Xác định tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong các câu sau:

1. James told his mother the news.
Tân ngữ trực tiếp:  
Tân ngữ gián tiếp:  

2. Hillary never sent Bill any emails.
Tân ngữ trực tiếp:  
Tân ngữ gián tiếp:  

3. Why did you give her that book?
Tân ngữ trực tiếp:  
Tân ngữ gián tiếp:  

4. John threw the dog a ball.
Tân ngữ trực tiếp:  
Tân ngữ gián tiếp:  

5. She told me that she knew the answer.
Tân ngữ trực tiếp:  
Tân ngữ gián tiếp:

BÀI 2: Viết lại các câu sau sao cho tân ngữ trực tiếp đứng trước tân ngữ gián tiếp.

1. My wife sent me an email.

2. He bought his mother some flowers.

3. He cooked all his friends a delicious meal.

4. John passed Adam the ball.

5. They sent their customers beautiful Christmas cards.

Bài 3. Viết lại các câu sau ở thể bị động

1. My wife sent me an email.
-> I was .

2. He bought his mother some flowers.
-> Some flowers .

3. He cooked all his friends a delicious meal.
-> All his friends were .

4. John passed Adam the ball.
-> Adam was .

5. They sent their customers beautiful Christmas cards.
-> Beautiful Christmas cards .

8. Tổng kết

Những điểm chính cần nhớ:

  • Chỉ ngoại động từ mới có tân ngữ
  • Tân ngữ diễn tả người/hoặc vật chịu tác động hoặc nhận ảnh hưởng của hành động trong câu
  • Có hai loại tân ngữ: tân ngữ trực tiếp (chịu tác động trực tiếp của động từ) và tân ngữ gián tiếp (nhận ảnh hưởng của động từ)
  • Tân ngữ có nhiều dạng thức (cụm danh từ, đại từ nhân xưng, mệnh đề…)
  • Nếu tân ngữ gián tiếp đứng trước tân ngữ trực tiếp thì không cần giới từ
  • Nếu tân ngữ trực tiếp đứng trước tân ngữ gián tiếp thì cần giới từ to/for
  • Tân ngữ của câu chủ động được chuyển thành chủ ngữ của câu bị động

Trên đây là những kiến thức cần ghi nhớ về định nghĩa, dạng thức, cách xác định tân ngữ trực tiếp và gián tiếp. Nắm chắc những điều này, bạn sẽ không còn lúng túng trong các dạng bài liên quan đến tân ngữ và có thể tự tin viết câu có tân ngữ chuẩn xác trong tiếng Anh.

Mời phụ huynh tham khảo phòng luyện thi ảo Cambridge của FLYER tại đây với lượng đề thi Cambridge, TOEFL Primary, IOE v..v được biên soạn cập nhật liên tục: https://flyer.vn/

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thuan Duong
Thuan Duonghttps://flyer.vn/
Làm việc với giáo viên bản ngữ trong các lớp tiếng Anh nhiều trình độ từ khi học đại học, hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại ĐHNN – ĐHQG Hà Nội năm 2014, mình yêu thích tìm hiểu các nền tảng & công nghệ dạy-học tiếng Anh thú vị & mang tính thực tiễn cao.

Related Posts